BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 524/BNN-VP
V/v xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo
quy định của Nghị định 43/2011/NĐ-CP.
|
Hà Nội,
ngày 22 tháng 01 năm
2013
|
Kính
gửi:
|
- Các Tổng cục: Lâm nghiệp, Thủy
lợi, Thủy sản;
- Các Cục trực thuộc Bộ;
- Các Vụ: Tài chính, Tổ chức cán bộ, Hợp tác quốc tế, Khoa học công nghệ và
Môi trường;
- Ban Đổi mới và Quản lý doanh nghiệp nông nghiệp;
- Trung tâm Khuyến nông quốc gia.
|
Thực hiện văn bản số 3601/BTTTT-UDCNTT
ngày 25/12/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng lộ trình cung
cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Nghị định 43/2011/NĐ-CP, trong đó
có hướng dẫn chi tiết một số nội dung như sau:
1. Về phương pháp xây dựng lộ
trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến
1.1. Cơ sở để xác
định danh mục các dịch vụ công trực tuyến ưu tiên triển khai
a) Căn cứ vào Danh mục nhóm các dịch vụ
công được ưu tiên cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tại Quyết định số
1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010.
b) Căn cứ vào thực tế số lượng
hồ sơ tiếp nhận và xử lý đối với từng thủ tục hành chính trong các
năm trước.
c) Căn cứ vào hiệu quả sử dụng đối với
các dịch vụ công trực tuyến đã triển khai trên trang/cổng thông
tin điện tử, đặc biệt là các dịch vụ mức độ 3 và 4 (kết quả thực tế sử dụng đối
với Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất
lượng NLS & TS).
d) Căn cứ vào kết quả thăm dò ý
kiến trên trang/cổng thông tin điện tử do cơ
quan thực hiện đối với các dịch vụ muốn ưu tiên thực hiện.
đ) Căn cứ vào danh
mục các dịch vụ công mới nảy sinh, chưa được triển khai trực tuyến (nếu có).
1.2. Đánh giá mức độ sẵn sàng cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến
a) Đánh giá mức độ
sẵn sàng hạ tầng: hạ tầng mạng, hạ tầng máy chủ, lưu
trữ thông tin, khả năng kết nối Internet; hạ tầng cho đảm bảo an toàn, an ninh
thông tin, xác thực điện tử.
b) Đánh giá mức độ
sẵn sàng về nhân lực: nhận thức và quyết tâm của lãnh đạo, nhân lực công nghệ thông tin, nhân lực tham gia xử lý
trực tuyến.
c) Đánh giá nguồn
lực tài chính: nguồn
kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, duy trì và xử lý dịch vụ công trực tuyến (nguồn
ngân sách nhà nước, tài trợ, hợp tác công tư, thuê dịch vụ, thu phí sử dụng
dịch vụ, ...)
d) Đánh giá mức độ
phức tạp của dịch vụ: độ phức tạp của quy trình nghiệp
vụ, độ phức tạp của dữ liệu và xác thực dữ liệu, thời gian xây dựng dịch vụ.
đ) Đối với các dịch vụ cần xử lý
liên thông giữa nhiều cơ quan: đánh giá khả năng
sẵn sàng kết nối liên thông giữa các hệ thống công nghệ thông tin của các cơ
quan.
e) Đánh giá mức độ
sẵn sàng tham gia dịch vụ công trực
tuyến của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ việc sử dụng dịch vụ công trực
tuyến.
2. Xác định lộ trình cung cấp
dịch vụ công trực tuyến cho từng dịch vụ, nhóm dịch vụ
2.1. Xác định thứ
tự ưu tiên triển khai cho từng dịch vụ công trực tuyến: xem xét xác định thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc ưu tiên:
- Dịch vụ có nhiều khách hàng (số lượng
hồ sơ đăng ký nhiều);
- Dịch vụ có độ phức tạp triển khai vừa
phải;
- Dịch vụ được triển khai tại các cơ quan
có mức độ sẵn sàng cao;
- Dịch vụ có tỉ lệ khách hàng có mức độ
sẵn sàng tham gia dịch vụ cao (có máy tính, có trình độ tin học cơ bản....);
- Sẵn sàng có nguồn đầu tư.
2.2. Căn cứ danh mục
và thứ tự ưu tiên của các dịch vụ cần triển khai, dự kiến thời gian triển khai
đối với từng dịch vụ, xác định lộ trình cung cấp cụ thể đối với từng dịch vụ hoặc nhóm dịch vụ.
Từ phương pháp xây dựng và cách xác định
lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên đây, đề
nghị các đơn vị xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực
tuyến của đơn vị, trên cơ sở xác định các dịch vụ hoặc
nhóm dịch vụ công trực tuyến ưu tiên triển khai và đặt ra các mốc thời gian
triển khai, cụ thể theo hướng dẫn tại khung, bảng kèm theo
(Phụ lục: Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Biểu danh mục các dịch vụ công trực tuyến phải cung cấp giai đoạn
2011-2015).
File mềm Phụ lục, Biểu mẫu được đăng tải
trên chuyên trang cải cách hành chính của Bộ tại địa chỉ:
http://cchc.omard.gov.vn, đề nghị đơn vị sử dụng biểu mẫu trong file mềm để tổng hợp thống kê, báo cáo.
Chú ý:
1. Xác định độ đơn giản, phức tạp của dịch vụ:
- Mức độ đơn giản:
+ Có hồ sơ đơn giản (chỉ gồm: đơn, tờ
khai theo mẫu, giấy chứng nhận, giấy xác nhận); số lượng
giấy tờ ít.
+ Quá trình giải quyết chỉ do một đơn
vị thực hiện, hoặc lấy ý kiến đơn vị khác bằng văn bản.
+ Mức độ phức tạp:
+ Có hồ sơ phức tạp: ngoài hồ sơ như dịch
vụ đơn giản, còn thêm tài liệu như: thiết kế, phương án,
hồ sơ kỹ thuật, giấy xác nhận….; số lượng giấy tờ nhiều.
+ Quá trình giải quyết do 2 đơn vị trở lên phối hợp thực hiện (đồng giải quyết).
2. Năm 2013: Bộ đã có chủ trương lựa chọn một số thủ tục hành chính để thực hiện thí
điểm cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở một số đơn vị (Tổng cục Lâm nghiệp, Cục
Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản
và thủy sản). Tuy nhiên, khuyến khích các đơn vị khác tham gia thực hiện DVCTT
mức độ 3, 4 trong năm 2013.
3. Dịch vụ công trực tuyến có thể thực
hiện ngay mức độ 4, không nhất thiết phải thực hiện mức độ 3 trước.
Văn bản phê duyệt lộ trình cung cấp dịch
vụ công trực tuyến của các đơn vị gửi về Văn phòng cải cách hành chính (Văn
phòng Bộ) trước ngày 22/02/2013. File mềm gửi về Văn phòng theo địa chỉ: [email protected]./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Vũ Văn Tám (để
b/c);
- Chánh Văn phòng Bộ (để b/c);
- Lưu: VT, VPCCHC.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. CHÁNH VĂN PHÒNG
PHÓ VĂN PHÒNG
Trần Quốc Tuấn
|
PHỤ LỤC
MẪU LỘ
TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
(Ban hành kèm theo Công văn số 524/BNN-VP ngày 22/01/2013 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
Hà Nội,
ngày tháng năm 2013
|
LỘ TRÌNH CUNG CẤP
DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
Theo quy định tại
Nghị định 43/2011/NĐ-CP
I. Thông tin chung
1. Mức độ sẵn sàng thực hiện
dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4
- Sự quyết tâm của lãnh đạo
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Công chức có trình độ CNTT,
chuyên trách
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Công chức thực hiện TTHC có khả năng
thực hiện DVCTT
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Có mạng máy tính nội bộ
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Có kết nối
Internet
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Có máy chủ hoạt động thường xuyên
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Kết nối hệ thống giữa các đơn
vị trực thuộc tại cơ quan
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Kết nối hệ thống giữa các đơn vị trực
thuộc ngoài cơ quan (vùng, địa phương)
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Có sử dụng phần mềm đảm bảo an ninh
mạng
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Đã sử dụng chữ ký số (xác thực điện
tử)
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Kinh phí sẵn sàng cho sử dụng
DVCTT
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Nguồn kinh phí
|
Có
|
□
|
Chưa □
|
- Các dịch vụ giải quyết TTHC được thu
phí, lệ phí
|
Toàn bộ □
|
Phần lớn □
|
Một phần □
|
Chưa □
|
- Mức độ sẵn sàng của tổ chức, cá nhân
được hưởng lợi từ DVCTT
|
Trên 50% □
|
30-50% □
|
Dưới 30% □
|
Chưa biết □
|
2. Số lượng thủ tục hành chính
thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị
- Tổng số thủ tục hành chính:
- Số thủ tục hành
chính thực hiện tại đơn vị:
- Số thủ tục hành chính thực hiện tại
cấp tỉnh:
- Số thủ tục hành chính thực hiện tại
cấp huyện:
- Số thủ tục hành chính thực hiện tại
cấp xã:
- Số thủ tục hành chính thực hiện tại
cơ quan, đơn vị khác:
- Số đơn vị thực hiện thủ tục hành chính
trực thuộc đơn vị: Tổng số:
+ Đơn vị trực thuộc tại cơ quan (Cục,
Phòng...):
+ Đơn vị thuộc cơ quan đóng tại địa
phương (Trung tâm, Chi cục vùng, Trạm...):
3. Đơn vị có thủ tục hành chính
thuộc đối tượng thực hiện theo Quyết định 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ
tướng Chính phủ
II. Danh mục các dịch vụ công
trực tuyến phải cung cấp trong giai đoạn 2011 - 2015 (Theo mẫu kèm theo)
III. Đề xuất, kiến nghị
- Đào tạo, tập huấn về DVCTT:
- Hỗ trợ kinh phí:
- Hỗ trợ hạ tầng:
- Hỗ trợ phần mềm: Nên xây dựng phần mềm
chung của Bộ □
Xây dựng phần mềm riêng cho đơn vị □
- Hướng dẫn:
- Chữ ký số (chứng thực điện tử):
- …………….
Nơi nhận:
- …….
- Văn phòng Bộ (VPCCHC);
- Lưu: …
|
(Thủ trưởng đơn
vị)
(Ký tên, đóng dấu)
|