BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6362/TB-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 12
năm 2012
|
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG CAO ĐỨC PHÁT TẠI HỘI NGHỊ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Ngày 11 tháng 12 năm 2012, tại Văn
phòng UBND thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị phát triển thủy lợi khu vực
đồng bằng sông Cửu Long. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát, Phó trưởng
ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Nguyễn Phong Quang và Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn đồng chủ
trì Hội nghị.
Thành phần tham dự:
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Thủy sản, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài
chính, Vụ Khoa học công nghệ và MT, Cục Quản lý xây dựng công trình, Viện Khoa
học thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi, Ban Quản lý TW các dự án thủy lợi,
Ban Quản lý đầu tư và XDTL 9, Ban Quản lý đầu tư và XDTL
10).
- Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ.
- Đại diện 13 tỉnh, thành phố vùng đồng
bằng sông Cửu Long (Lãnh đạo UBND, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy
lợi, Chi cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão, Chi cục Thủy sản).
- Các cơ quan báo, đài Trung ương và địa phương.
Sau khi nghe các báo cáo chuyên đề, ý
kiến phát biểu của các đại biểu, thay mặt chủ trì Hội nghị, Bộ trưởng Cao Đức
Phát đã kết luận như sau:
Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng
sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi
khí hậu - nước biển dâng được hoàn thành trên cơ sở tập trung, quy tụ trí tuệ,
kiến thức thủy lợi của các đơn vị và các chuyên gia trong
ngành thủy lợi, cùng với sự tham gia góp ý của các Bộ, Ban, ngành, địa phương.
Quy hoạch được duyệt mang tính kế thừa quy hoạch các giai đoạn trước, trong đó có đánh giá những thành tựu đạt được, những hạn chế tồn tại, đồng
thời có xem xét các dự báo tác động nhiều chiều: định hướng phát triển kinh tế
- xã hội, kịch bản biến đổi khí hậu - nước biển dâng, tác động từ thượng nguồn,
v.v... qua đó đã đề xuất các giải pháp tổng thể về thủy lợi phục vụ phát triển
bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu - nước biển dâng theo các giai đoạn. Để
triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao các nội dung Quy hoạch đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt, đề nghị các địa phương và các cơ quan trong Bộ cần tập trung thực hiện những nội dung sau:
I. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
VÙNG ĐBSCL
- Thông báo rộng rãi đến các cơ quan,
đơn vị và toàn thể nhân dân tại địa phương biết nội dung quy hoạch để tham gia
triển khai, giám sát thực hiện quy hoạch.
- Trong năm 2013, các địa phương bố
trí kinh phí và tổ chức lập, rà soát, cập nhật bổ sung quy hoạch thủy lợi chi
tiết trên cơ sở định hướng chung tại quy hoạch tổng thể thủy
lợi đã được phê duyệt nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp
trên địa bàn (hệ thống thủy lợi nội đồng, phát triển trạm bơm điện, đê bao, bờ
bao, v.v...) từ đó xác định các nhiệm vụ ưu tiên (chương trình, dự án, tổ chức
quản lý, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, v.v...).
- Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành
Trung ương huy động nguồn lực của Nhà nước và sự tham gia của nhân dân, tập
trung đầu tư hoàn thành các công trình đang xây dựng dở dang,
hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng để sớm phát huy hiệu quả công trình.
- Rà soát việc thực hiện pháp luật
liên quan đến công tác thủy lợi (Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy
lợi; Luật Đê điều, v.v...) tăng cường củng cố hệ thống tổ chức quản lý nhà nước
về thủy lợi ở địa phương đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn.
- Rà soát bộ máy quản lý khai thác
công trình thủy lợi và đề xuất các cơ chế, giải pháp hỗ trợ tăng cường năng lực
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi.
- Triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong
đó chú trọng các sản phẩm chủ lực, như: lúa, tôm, cá tra, cây
ăn trái. Đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với
cơ cấu cây trồng và thời vụ tùy theo điều kiện cụ thể của
mỗi địa phương.
II. ĐỐI VỚI TỔNG CỤC THỦY LỢI
- Giao Viện Quy hoạch thủy lợi miền
Nam làm đầu mối giúp các địa phương triển khai xây dựng quy hoạch thủy lợi chi
tiết. Trước mắt ưu tiên lập Quy hoạch hệ thống trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ và Quy hoạch hệ thống đê bao, bờ bao phục vụ sản
xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Nghiên cứu phương án giao Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam là cơ quan thường trực của các Hội đồng
quản lý hệ thống thủy lợi liên tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trước
mắt là Hội đồng quản lý hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp. Nghiên cứu,
đề xuất mô hình quản lý phù hợp đối với các hệ thống công
trình thủy lợi liên tỉnh trong vùng.
- Tổ chức làm việc chuyên đề với các
địa phương (Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục, huyện, xã) để rà soát hệ thống tổ
chức quản lý nhà nước và hệ thống quản lý khai thác công trình thủy lợi ở các địa phương nhằm phân công phân cấp rõ ràng, đồng thời có kế hoạch củng
cố, hoàn thiện các tổ chức và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thủy lợi ở địa phương, đặc biệt là cán bộ cấp huyện,
xã.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan nghiên cứu, hướng dẫn tổ chức, hoạt động của tổ chức bộ máy
về thủy lợi ở các địa phương.
- Nghiên cứu đề
xuất hoàn thiện chính sách phát triển thủy lợi nội đồng, phát triển trạm bơm điện
gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Nghiên cứu chuyển giao mô hình tưới
tiết kiệm nước cho lúa (Nông-Lộ-Phơi)
nhằm tiết kiệm nước tưới và tăng năng suất lúa, đồng thời giảm phát thải khí mê
tan; đề xuất chính sách phù hợp để nhân rộng trong thực tế.
- Hướng dẫn các tỉnh ven biển trong
việc bảo vệ hành lang quản lý đê biển và rừng phòng hộ tuyến đê theo đúng qui định
Luật đê điều và Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
và xây dựng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quy hoạch, thiết kế,
xây dựng, quản lý khai thác công trình thủy lợi có xét đến dự báo ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu - nước biển dâng.
- Tham mưu trình Bộ văn bản đề nghị Bộ
Giao thông giao quản lý cống Tắc Thủ về địa phương.
- Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của Ban
Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các địa phương và các đại biểu tham dự để triển khai thực
hiện quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp phát
triển thủy lợi phù hợp theo tình hình thực tế các giai đoạn góp phần phát triển
kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị
liên quan biết và tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Ban Chỉ đạo
Tây Nam Bộ;
- UBND, Sở NN&PTNT 13 tỉnh ĐBSCL;
- Các Tổng cục: Thủy lợi, Thủy sản;
- Các Vụ: KH, TC, KHCN&MT;
- Cục Quản lý XDCT;
- Viện KHTL Việt Nam;
- Trường Đại học Thủy lợi;
- Các Ban: Ban CPO, Ban 9, Ban 10;
- Lưu VT, TCTL.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Việt
|