UBND
TỈNH LÂM ĐỒNG
SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG-SỞ XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
568/STTTT-SXD
|
Đà
Lạt, ngày 19 tháng 06 năm 2008
|
HƯỚNG DẪN
VỀ
VIỆC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH TRẠM THU, PHÁT SÓNG THÔNG TIN DI
ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Nghị định số
16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về “Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình”; và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về
việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP”;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Thông tin và
Truyền thông v/v “Hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trạm thu,
phát sóng thông tin di động ở các đô thị”; và Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày
14/02/2007 của Bộ Xây dựng v/v “Hướng dẫn một số nội dung về giấy phép xây
dựng”;
Căn cứ Quyết định số
18/2008/QĐ-UBND ngày 02/6/2008 của UBND Tỉnh v/v “Quy định khu vực phải xin
phép và thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng các trạm thu, phát sóng thông tin di
động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”;
Căn cứ Quyết định số
36/2005/QĐ-UB ngày 04/02/2005 của UBND Tỉnh v/v “Ban hành quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng Lâm Đồng”; và Quyết định
số 643/QĐ-UB ngày 14/3/2008 của UBND Tỉnh v/v “Thành lập Sở Thông tin và Truyền
thông Lâm Đồng”;
Liên Sở Thông tin & Truyền
thông và Sở Xây dựng hướng dẫn nội dung, quy trình cấp giấy phép xây dựng đối
với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Giải thích từ ngữ
Trạm thu, phát sóng thông tin di
động (sau đây gọi tắt là trạm BTS) được chia thành 02 loại:
+ Trạm BTS loại 1: Là công trình
xây dựng bao gồm nhà trạm và cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động được
xây dựng trên mặt đất.
+ Trạm BTS loại 2: Là cột ăng ten
thu, phát sóng thông tin di động và thiết bị phụ trợ được lắp đặt trên
các công trình đã được xây dựng.
2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài có nhu cầu đầu tư xây dựng và lắp đặt công trình trạm BTS trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật có liên quan
và theo đúng nội dung hướng dẫn này.
3. Mục đích, yêu cầu
3.1. Nhằm giảm thiểu thủ tục
hành chính và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về xây dựng đối với công
trình trạm BTS; tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh việc xây dựng, lắp đặt các
trạm BTS phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tại
Địa phương.
3.2. Việc xây dựng, lắp đặt
các trạm BTS trong mọi trường hợp phải bảo đảm an toàn cho công trình và công
trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không
gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe cho cộng đồng; tuân thủ quy hoạch xây
dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
II. QUY ĐỊNH VỀ GIẤY PHÉP XÂY
DỰNG
1. Khu vực phải xin giấy phép
xây dựng
1.1. Đối với trạm BTS loại
1: Phạm vi khu vực phải xin Giấy phép xây dựng là tất cả các địa bàn trên toàn
tỉnh.
1.2. Đối với trạm BTS loại
2: Phạm vi khu vực phải xin Giấy phép xây dựng bao gồm:
a) Khu vực sân bay, khu vực an
ninh, quốc phòng.
b) Khu vực Trung tâm huyện, Thị xã
Bảo Lộc và Thành phố Đà Lạt. Cụ thể như sau:
+ Đối với huyện Đơn Dương, Lâm Hà,
Lạc Dương, Đam Rông, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên: Phạm vi khu vực phải
xin phép xây dựng được xác định trong bán kính 02 km, tính từ trụ
sở UBND Huyện.
Riêng đối với các Thị trấn không
phải Huyện lỵ: Phạm vi khu vực phải xin giấy phép xây dựng được xác định trong bán
kính 02 km, tính từ trụ sở UBND Thị trấn;
+ Đối với các huyện Đức Trọng, Di
Linh: Phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng được xác định trong bán kính
03 km, tính từ trụ sở UBND Huyện;
+ Đối với Thị xã Bảo Lộc và Thành phố
Đà Lạt: Phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng được xác định trong ranh
giới hành chính của các phường.
c) Khu vực dọc theo các tuyến đường
Quốc lộ, đường cao tốc và nằm ngoài phạm vi quy định tại điểm a, b, khoản
1.2 nêu trên: Phạm vi khu vực phải xin phép xây dựng tính từ tim
đường ra mỗi bên là 200 mét.
2. Yêu cầu đối với thiết kế trạm
BTS loại 2
2.1. Trước khi thiết kế phải
khảo sát, kiểm tra bộ phận chịu lực của công trình để xác định vị trí lắp đặt
cột ăng ten và thiết bị phụ trợ.
2.2. Thiết kế kết cấu và thi
công cột ăng ten phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của công trình, điều kiện tự
nhiên, khí hậu của khu vực để đảm bảo khả năng chịu lực, an toàn và ổn định
công trình và cột ăng ten sau khi lắp đặt.
3. Điều kiện khi lắp đặt trạm
BTS loại 2 nằm ngoài phạm vi khu vực phải xin giấy phép xây dựng
Đối với trạm BTS loại 2 nằm ngoài
phạm vi khu vực phải xin giấy phép xây dựng thì chủ đầu tư không phải xin giấy
phép xây dựng, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau:
3.1. Có hợp đồng thuê đặt
trạm với chủ công trình;
3.2. Có thiết kế đảm bảo yêu
cầu theo quy định tại khoản 2, mục II của văn bản này;
3.3. Đảm bảo độ cao tĩnh
không cho hoạt động bay, quản lý, bảo vệ vùng trời theo quy định của pháp luật;
3.4. Tuân thủ yêu cầu tiếp
đất, chống sét, phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành;
3.5. Có văn bản thông báo
cho UBND xã (theo mẫu) nơi lắp đặt trạm ít nhất 07 ngày trước khi khởi
công.
4. Hồ sơ xin giấy phép xây dựng
4.1. Hồ sơ xin giấy phép xây
dựng đối với trạm BTS loại 1, gồm:
a) 01 Đơn xin giấy phép xây dựng (theo
mẫu);
b) 01 bộ photo Quyết định
phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật của Chủ đầu tư;
c) 01 bản chính Văn
bản thỏa thuận của Sở Thông tin & Truyền thông về lĩnh vực quản lý nhà nước
chuyên ngành;
d) 01 bộ photo Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất (nếu thuộc sở hữu riêng) hoặc Hợp đồng thuê đất (nếu
thuộc sở hữu công); đính kèm trích lục bản đồ lô đất, phù hợp các quy định
về quản lý đất để xây dựng công trình.
đ) 04 bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công được chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt (theo quy định), thể hiện các thành
phần sau:
+ Sơ đồ vị trí xây dựng, tỷ lệ
1/5.000 ¸ 1/10.000;
+ Họa đồ hiện trạng địa hình khu
đất, tỷ lệ 1/500 (ghi rõ số lô, thửa, ranh đất, kích thước lộ giới, khoảng
lùi, tình trạng hiện có trên lô đất và vùng giáp cận với lô đất).
+ Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500
(có kích thước định vị công trình).
+ Mặt bằng các tầng, mặt bằng mái,
các mặt đứng chính và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/100, 1/50. Nếu
phạm vi xây dựng công trình phải san lấp đất để tạo mặt bằng, thì
bản vẽ cắt ngang qua công trình phải thể hiện rõ toàn bộ cao trình san lấp đất
so với cao trình đất tự nhiên, cùng với thiết kế chi tiết giải pháp san lấp
đất, xây dựng kè chắn đất (nếu có).
+ Mặt bằng móng và sơ đồ hệ thống,
điểm đấu nối kỹ thuật (cấp điện, cấp thoát nước) - tỷ lệ 1/100, 1/200.
e) 01 bộ photo Giấy đăng ký
hoạt động kinh doanh của tổ chức tư vấn thiết kế; Chứng chỉ hành nghề của Kiến
trúc sư và Kỹ sư xây dựng là chủ trì thiết kế chính
công trình. (Nếu công trình có quy mô phức tạp, hoặc chuyên ngành kỹ thuật
viễn thông, cơ quan cấp phép sẽ yêu cầu bổ sung Chứng chỉ hành nghề của các Kỹ
sư bộ môn kỹ thuật khác có liên quan).
4.2. Hồ sơ xin giấy phép xây
dựng đối với trạm BTS loại 2 nằm trong khu vực phải xin giấy phép xây
dựng, gồm:
a) 01 Đơn xin giấy phép xây dựng (theo
mẫu);
b) 01 bộ photo Quyết định
phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật của Chủ đầu tư;
c) 01 bản chính Văn bản thỏa
thuận của Sở Thông tin & Truyền thông về lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên
ngành;
d) 01 bộ photo Giấy chứng
nhận quyền sở hữu công trình hiện có;
đ) 01 bộ photo Hợp đồng thuê
công trình để lắp đặt Trạm BTS (nếu chủ đầu tư Trạm BTS không phải là chủ sở
hữu công trình hiện có);
e) 04 bộ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi
công được chủ đầu tư thẩm định và phê duyệt (theo quy định), thể hiện
các thành phần sau:
+ Sơ đồ vị trí xây dựng, tỷ lệ
1/5.000 ¸ 1/10.000;
+ Bản vẽ Tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500
(có kích thước định vị công trình).
+ Mặt bằng các tầng, mặt bằng mái,
các mặt đứng chính và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/100, 1/50. (Trong
đó thể hiện rõ phần công trình BTS và các chi tiết liên kết kỹ thuật với kiến
trúc hiện có).
g) 01 bộ photo Giấy đăng ký
hoạt động kinh doanh của tổ chức tư vấn thiết kế; Chứng chỉ hành nghề của Kiến
trúc sư và Kỹ sư xây dựng là chủ trì thiết kế chính công trình. (Nếu
công trình có quy mô phức tạp, hoặc chuyên ngành kỹ thuật viễn thông, cơ quan
cấp phép sẽ yêu cầu bổ sung Chứng chỉ hành nghề của các Kỹ sư bộ môn kỹ thuật
khác có liên quan).
5. Nội dung và thẩm quyền cấp
giấy phép xây dựng
5.1. Nội dung giấy phép xây
dựng các trạm BTS (theo mẫu);
5.2. Sở Xây dựng thực hiện
việc tiếp nhận hồ sơ, quản lý và cấp giấy phép xây dựng tất cả các trạm BTS
loại 1 và trạm BTS loại 2 (thuộc khu vực quy định phải xin giấy phép xây dựng)
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày
tiếp nhận đủ hồ sơ (theo quy định).
6. Cấp giấy phép xây dựng và thu
lệ phí
6.1. Giấy phép xây dựng (theo
mẫu quy định) được lập thành 03 bản chính, 01 bản cấp cho chủ đầu tư, 01
bản gởi Sở Thông tin & Truyền thông, 01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy phép xây
dựng.
6.2. Cơ quan cấp giấy phép
xây dựng gửi bản sao giấy phép cho UBND phường, xã, thị trấn nơi công trình xây
dựng, và các cơ quan có liên quan để biết, phối hợp kiểm tra, theo dõi việc xây
dựng công trình.
6.3. Cơ quan cấp giấy phép
thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng (theo quy định của Bộ Tài chính):
100.000 đồng / 01 Giấy phép + lệ phí thẩm định thiết kế kỹ thuật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Xây dựng:
1.1. Chủ trì, phối hợp với
Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và
thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng Trạm BTS.
1.2. Phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có
liên quan hiểu rõ mục đích, yêu cầu của việc xây dựng, lắp đặt các trạm BTS.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
2.1. Chủ trì, phối hợp với
Sở Xây dựng và các tổ chức đầu tư xây dựng để lập kế hoạch phát triển mạng
thông tin di động trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2. Thường xuyên tổ chức
kiểm tra, thanh tra, giám sát việc lắp đặt của các trạm BTS theo đúng nội dung
đã cấp giấy phép xây dựng; kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân khi phát hiện có
vi phạm quy định về xây dựng, lắp đặt trạm BTS theo chức năng và thẩm quyền
được Nhà nước quy định.
2.3. Chủ trì tổ chức tuyên
truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân có liên quan hiểu rõ mục đích, yêu
cầu của việc xây dựng, lắp đặt các trạm BTS.
3. UBND các Huyện, Thị xã Bảo
Lộc và Thành phố Đà Lạt:
3.1. Chỉ đạo các Phòng chức
năng có liên quan và UBND cấp xã tổ chức việc kiểm tra, xử lý vi phạm và báo
cáo tình hình xây dựng, lắp đặt các trạm BTS trên địa bàn về Sở Xây dựng, Sở
Thông tin và Truyền thông để theo dõi kịp thời và phối hợp quản lý.
3.2. Ban hành quyết định
đình chỉ việc thi công xây dựng, lắp đặt trạm BTS; hoặc quyết định cưỡng chế
buộc tháo dỡ công trình theo thẩm quyền, khi phát hiện xây dựng, lắp đặt sai
nội dung thiết kế, giấy phép đã cấp hoặc không có giấy phép xây dựng theo đúng
quy định.
4. Các tổ chức, cá nhân hoạt
động đầu tư, xây dựng, lắp đặt trạm BTS:
4.1. Xuất trình hồ sơ, giấy
tờ có liên quan đến việc xây dựng, lắp đặt trạm BTS cho cơ quan chức năng kiểm
tra, thanh tra khi có yêu cầu.
4.2. Thực hiện đúng các nội
dung của quy định này và các văn bản khác có liên quan; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về những vi phạm do không thực hiện đúng các quy định của pháp luật
và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (nếu có) do việc vi phạm gây ra.
5. Hiệu lực thi hành:
5.1. Văn bản này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
5.2. Trong quá trình tổ chức
thực hiện hướng dẫn này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, cá nhân và tổ chức có liên
quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng và Sở Thông tin & Truyền thông để
được hướng dẫn chi tiết hoặc tổng hợp xin ý kiến của cấp có thẩm quyền để giải
quyết.
KT.GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG
Nguyễn Đình Tạo
|
KT.GIÁM
ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
SỞ XÂY DỰNG
Trần Văn Việt
|
Nơi nhận:
+ UBND tỉnh (B/cáo);
+ Bộ Xây dựng (B/cáo);
+ Bộ Thông tin & Truyền thông (b/cáo);
+ UBND các huyện, TX, TP;
+ Phòng Quản lý đô thị Đà Lạt, Bảo Lộc;
+ Phòng Công thương các Huyện;
+ Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện, TX, TP;
+ Báo, Đài PTTH Lâm Đồng;
+ Lưu VT Sở: SXD & STTTT.
|
|