Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 42/2012/NĐ-CP quản lý sử dụng đất trồng lúa

Số hiệu: 42/2012/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 42/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 11 tháng 05 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại các vùng trồng lúa trên cả nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất lúa khác.

2. Đất chuyên trồng lúa nước là đất đang trồng hoặc có đủ điều kiện trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

3. Đất lúa khác bao gồm đất lúa nước chỉ trồng được một vụ lúa nước trong năm và đất lúa nương.

4. Đất lúa nương là đất có các điều kiện phù hợp cho trồng lúa nương.

5. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là các hoạt động đưa vào trong đất các chất độc hại, vi sinh vật và ký sinh trùng có hại làm thay đổi kết cấu, thành phần các chất của đất, làm ảnh hưởng không có lợi đến sản xuất lúa, chất lượng lúa gạo, sức khỏe của con người và động vật.

6. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất lúa bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn … làm đất giảm độ phì và mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, dẫn đến giảm năng suất lúa.

7. Làm biến dạng mặt bằng đất trồng lúa là các hoạt động làm thay đổi mặt bằng của ruộng lúa, làm ruộng lúa không đồng đều về kết cấu, thành phần dinh dưỡng và hệ vi sinh vật dẫn đến không trồng lúa được.

Chương 2.

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 4. Nguyên tắc lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa

1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa là một nội dung trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2. Hạn chế tối đa việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp; khuyến khích việc khai hoang mở rộng diện tích đất trồng lúa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước.

3. Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ cho phép chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.

4. Đất chuyên trồng lúa nước phải được bảo vệ nghiêm ngặt trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; chỉ được điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chuyên trồng lúa nước trong trường hợp phải chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp quy định tại Khoản 3 Điều này và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa phải được giám sát, kiểm tra chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đất trồng lúa đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ và nâng cao chất lượng đất.

6. Kế hoạch sử dụng đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trồng lúa trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

7. Thực hiện dân chủ, công khai trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Điều 5. Quản lý việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

1. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước:

a) Phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng;

b) Phải có phương án sử dụng đất tiết kiệm tối đa, thể hiện trong thuyết minh tổng thể của dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;

c) Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này phải có phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.

2. Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất lúa khác:

a) Chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm phải phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương và không ảnh hưởng tới mục đích trồng lúa sau này;

b) Chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

c) Chuyển đất lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này.

3. Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước: Trường hợp chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất.

4. Thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa khác:

a) Hộ gia đình, cá nhân khi chuyển đất lúa khác sang trồng cây hàng năm phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ngoài trường hợp quy định tại Điểm a, khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép trước khi Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất.

Điều 6. Trách nhiệm của người sử dụng đất trồng lúa

1. Sử dụng đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

2. Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất.

3. Canh tác đúng kỹ thuật, thực hiện luân canh, tăng vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất; cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

4. Người sử dụng đất trồng lúa thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Trách nhiệm của người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

1. Thực hiện đúng các quy định về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây hàng năm phải thực hiện:

a) Theo đúng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của địa phương;

b) Không làm biến dạng mặt bằng, không làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học của đất để khi cần thiết vẫn gieo trồng lúa được;

c) Không làm hư hỏng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng đã được đầu tư trên đất đó.

3. Khi chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản:

a) Áp dụng các biện pháp để bảo vệ độ phì đất; phòng, chống ô nhiễm, thoái hóa môi trường đất, nước;

b) Nếu di chuyển hoặc làm hư hỏng các kết cấu hạ tầng trên diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng, phải có trách nhiệm khắc phục kịp thời, không làm ảnh hưởng tới sản xuất lúa của khu vực liền kề.

4. Khi chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, nếu chủ đầu tư không thực hiện dự án, thực hiện dự án không đúng tiến độ để đất hoang hóa sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai.

Điều 8. Bảo vệ và cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa

1. Nghiêm cấm các hành vi:

a) Gây ô nhiễm, làm thoái hóa, làm biến dạng mặt bằng của đất dẫn đến không trồng lúa được;

b) Bỏ hoang đất chuyên trồng lúa nước từ 12 tháng trở lên và đất lúa khác từ 2 năm trở lên không vì lý do thiên tai bất khả kháng.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này, phải có phương án sử dụng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để cải tạo các vùng đất trồng lúa kém chất lượng, đất trồng trọt khác tại địa phương; hoặc nộp kinh phí để tổ chức thực hiện phương án nêu trên tại địa phương khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trồng lúa khi phát hiện các nguy cơ hoặc các hành vi gây hại đến chất lượng đất, làm ô nhiễm, thoái hóa đất cần áp dụng các biện pháp để phòng chống và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền biết và xử lý.

Điều 9. Phát triển quỹ đất trồng lúa

1. Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và đầu tư khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để phát triển quỹ đất trồng lúa.

2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này, phải có phương án thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt, để bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất tại địa phương; hoặc nộp kinh phí để tổ chức thực hiện phương án nêu trên tại địa phương khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương 3.

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA

Điều 10. Hỗ trợ ngân sách cho địa phương sản xuất lúa

1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Đối với các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương từ 2012 - 2015, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành còn được ngân sách trung ương hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương để sản xuất lúa như sau:

a) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;

b) Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm đối với đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

3. Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ căn cứ vào số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ cho các cấp chính quyền địa phương thực hiện hỗ trợ cho sản xuất lúa.

5. Các địa phương sản xuất lúa ngoài được hưởng các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này còn được hưởng các chính sách khác của Nhà nước theo quy định hiện hành.

Điều 11. Chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa

Ngân sách nhà nước thực hiện hỗ trợ người sản xuất lúa như sau:

1. Hỗ trợ sản xuất lúa hàng năm:

a) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước;

b) Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

2. Hỗ trợ sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh:

a) Hỗ trợ 70% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại trên 70%;

b) Hỗ trợ 50% chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật khi sản xuất lúa bị thiệt hại từ 30 - 70%.

3. Hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa:

a) Hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; mức chi phí do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định;

b) Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang;

c) Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước.

4. Ưu tiên hỗ trợ chi phí bảo hiểm sản xuất lúa theo quy định.

5. Cơ chế hỗ trợ:

a) Đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí;

b) Đối với các địa phương có khoản điều tiết từ các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% thì được hỗ trợ 50% kinh phí;

c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương.

6. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa ngoài được hưởng các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều này còn được hưởng các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước theo quy định hiện hành.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chủ trì chỉ đạo tổ chức sản xuất lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.

2. Chủ trì hướng dẫn xây dựng các phương án quy định tại khoản 2 Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

3. Tổ chức thực hiện khen thưởng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Điều 13. Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và Bộ, ngành có liên quan xác định nhu cầu sử dụng đất của các ngành, trong đó xác định rõ nhu cầu sử dụng đất từ đất trồng lúa, diện tích đất trồng lúa chuyển mục đích sử dụng.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nội dung, phương pháp điều tra đánh giá, hệ thống tiêu chí và bảng phân hạng đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa quy định tại Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 5 Nghị định này.

3. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước cần phải bảo vệ nghiêm ngặt.

4. Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu về đất trồng lúa và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất trồng lúa trước ngày 31 tháng 12 năm 2015.

5. Hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa của các địa phương.

6. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất trồng lúa tại địa phương.

Điều 14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc phân bổ vốn đầu tư hỗ trợ cho các địa phương và người sản xuất lúa.

2. Huy động, cân đối trình Chính phủ quyết định nguồn vốn đầu tư để thực hiện các chính sách về quản lý, bảo vệ đất trồng lúa và sản xuất lúa theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 15. Bộ Tài chính

1. Cân đối nguồn ngân sách chi thường xuyên để hỗ trợ cho các địa phương và người sản xuất lúa.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương sản xuất lúa.

3. Hướng dẫn cơ chế, chính sách hỗ trợ, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương, hỗ trợ chi thường xuyên cho các địa phương sản xuất lúa theo quy định của Nghị định này và các văn bản khác có liên quan.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy định việc nộp, quản lý và sử dụng kinh phí quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

Điều 16. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Thực hiện các nội dung về quản lý, sử dụng đất trồng lúa của địa phương theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2. Tổ chức công bố công khai và quản lý chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa của địa phương đã được xét duyệt; xác định ranh giới diện tích đất trồng lúa, đặc biệt đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chính phủ về việc bảo vệ diện tích, chỉ giới, chất lượng đất trồng lúa theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được phê duyệt.

4. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, quyết định chính sách hỗ trợ khác ngoài quy định tại Nghị định này để quản lý và sử dụng đất trồng lúa có hiệu quả.

5. Hàng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương.

6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất trồng lúa của địa phương.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.

2. Các quy định về quản lý và sử dụng đất trồng lúa trái với quy định của Nghị định này đều bị bãi bỏ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 42/2012/ND-CP

Hanoi, May 11, 2012

 

DECREE

ON MANAGEMENT AND USE OF RICE-FARMING LAND

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Land Law dated November 26, 2003;

Pursuant to the Resolution No. 17/2011/QH13 dated November 22, 2011, on the land use plan till 2020 and the national five-year (2011-2015) land use plan;

At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

The Government promulgates the Decree on management and use of rice-farming land.

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 1. Scope of regulation

This Decree stipulates the management and use of rice-farming land in rice-growing areas nationwide.

Article 2. Subjects of application

Domestic agencies, organizations, households and individuals and foreign organizations and individuals involved in the management and use of rice-farming land.

Article 3. Explanation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. Rice-farming land means land having the conditions suitable for rice cultivation, comprising wet-rice farming land and other rice-farming land.

2. Wet-rice farming land means land currently under wet-rice cultivation or having the conditions for growing two or more wet-rice crops a year.

3. Other rice-farming land include land for growing only one wet-rice crop a year and land for growing upland rice.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Contamination of rice-farming land means the introduction into land hazardous substances and harmful microorganisms and parasites, which consequently changes the structure and compositions of soil, adversely affecting rice production and quality and human and animal health.

6. Degradation of rice-farming land means activities causing drought or erosion, washout, acidification, salinization, aluming, drought… which result in fertility deficiency and nutrient imbalance of rice-farming land, consequently reducing rice yield.

7. Deformation of the rice-farming land terrain means activities which change the terrain of a rice field, making the field uneven in terms of structure, composition, nutrients and microorganism system and consequently unsuitable for growing rice.

Chapter II

MANAGEMENT AND USE OF RICE-FARMING LAND

Article 4. Principles of making and management of planning and plans on rice-farming land use

1. Planning and plan on rice-farming land use constitute a part of land use planning and plan.

2. To limit to the utmost the use of wet-rice farming land for non-agricultural purposes; to encourage land reclamation and expansion for rice farming and improvement of other rice-farming land into wet-rice farming land.

3. Upon land use planning and plan, only permitting the use of wet-rice farming land only for national defense or security purposes or for national or public interest and such use is subject to the competent state agencies' approval.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Planning and plans on rice-farming land use are subject to strict supervision and inspection, assuring proper, economical and efficient use of rice-farming land and protection and improvement of land quality.

6. Plans on rice-farming land use must consist with the approved planning on rice-farming land use during the planning period and land use plans.

7. To ensure democracy and publicity in the implementation of the planning and plans on rice-farming land use.

Article 5. Management of change of the use purpose of rice-farming land

1. Conditions for change of the use purpose of wet-rice farming land:

a/ Conforming with approved land use planning and plans and obtaining the competent state agencies’ permission;

b/ There must be a plan on most economical use of land, which is shown in the overall project description approved by competent state agencies;

c/ Organizations and persons allocated or leased by the State the land for non-agricultural use from the wet-rice farming land under Clause 3, Article 4 of this Decree must have plans to use the surface soil and offset the area of wet-rice farming land used for other purposes under Clause 2, Article 8, and Clause 2, Article 9, of this Decree.

2. Conditions for change of the use purpose of other rice-farming land:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Transferring other rice-farming land for plantation of perennial plantation, animal breeding or aquaculture complies with regulation at Point a, Clause 1 of this Article;

c/ Transferring other rice-farming land for non-agricultural purposes complies with Points a and b, Clause 1 of this Article.

3. Competence to decide on the change of the use purpose of wet-rice farming land: In case of transferring the wet-rice farming land to the use of non-agricultural purposes under Clause 3, Article 4 of this Decree, the provincial-level People's Committees shall report it to the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and submission to the Prime Minister for permission before the People's Committees of competent levels decide on the change.

4. Competence to decide on the transfer of the use purpose of other rice-farming land:

a/ Households or individuals upon transferring other rice-farming land for plantation of annual crops shall report such to commune-level People's Committees;

b/ Apart from the case provided at Point a, upon changing the use purpose of other rice-farming land, the People's Committees of central-run provinces and cities shall report it to the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and submission to the Prime Minister for permission before People's Committees of competent levels decide on the transfer of use purpose.

Article 6. Responsibilities of users of rice-farming land

1. To use land for the proper purpose under the planning and plans on rice-farming land use approved by the competent authorities..

2. To use land economically without fallowing, contaminating and degrading it.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To perform their rights and obligations during the land use term under the land law and other relevant laws.

Article 7. Responsibilities of land users when transferring the use purpose of rice-farming land

1. To comply with provisions on conditions for the transfer of the use purpose of rice-farming land as prescribed under Article 5 of this Decree.

2. Upon transfer of other rice-farming land to the plantation of annual crops, the land users must:

a/ To comply with the local planning on plant restructuring;

b/ To neither deform the land terrain nor change the physical and chemical properties of soil to ensure rice farming when necessary;

c/ Not damage irrigation and inner-field transport works built on such land.

3. Upon transferring other rice-farming land to the plantation of perennial crops or conducting aquaculture:

a/ To take measures to protect soil fertility and prevent and control contamination and degradation of the ground and water environments;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Upon transfer of other rice-farming land for non-agricultural purposes, if the investors who fail to implement projects or to implement projects according to schedule and leave land fallow shall be recovered the land under the land law.

Article 8. Protection and improvement of rice-farming land quality

1. To strictly prohibit acts of:

a/ Contaminating or degrading land or deforming the land terrain, consequently making rice farming impossible:

b/ Fallowing wet-rice farming land for 12 or more months and other rice-farming land for two or more years for reasons other than unforeseen natural disasters.

2. Organizations or persons allocated or leased by the State wet-rice farming land for use for non-agricultural purposes under Clause 3, Article 4 of this Decree shall adopt plans to use the surface soil of the cultivation layer, which must be approved by competent authorities, in order to improve rice-farming land of poor quality and other arable land in localities; or pay expenses for the implementation of such plans in other localities under the guidance of the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. The organizations, households and individuals using rice-farming land detect risks of or acts of harming land quality or contaminating or degrading land shall take prevention and control measures and promptly notify them to competent agencies for handling.

Article 9. Development of rice-farming land fund

1. People's Committees at all levels shall, based on approved land use planning and plans, adopt policies to encourage, support and invest in land reclamation, restoration and improvement for rice-farming land development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter III

SUPPORT POLICIES FOR PROTECTION AND DEVELOPMENT OF RICE-FARMING LAND

Article 10. Budget support for rice-producing localities

1. Based on areas of rice-farming land, state budget funds shall be prioritized to support localities in rice production (including funds for investment and regular spending) through state budget allocation quotas decided by competent authorities under the State Budget Law.

2. For the years of the 2012-2015 local budget stabilization period, in addition to the state budget supports under current regulations, the targeted supports from the central budget shall be added to local budgets for rice production as follows:

a/ VND 500,000/ha/year, for wet-rice farming land;

b/ VND 100,000/ha/year, for other rice-farming land other than upland rice land which is spontaneously expanded not under planning and plans on rice-farming land use.

3. Areas of rice-farming land eligible for support shall be determined based on land statistics of the year preceding the budget allocation planning year of provinces and centrally-run cities announced by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. Provincial-level People's Committees shall allocate budget funds to local administrations for support of rice production.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Support policies for rice producers

State budget funds shall be supported to rice producers as follows:

1. Support for annual rice production:

a/ VND 500,000 ha/year for organizations, households or individuals producing rice on wet-rice farming land;

b/ VND 100,000 ha/year for organizations, households or individuals producing rice on rice-farming land other than upland rice land which is spontaneously expanded not under planning and plans on rice-farming land use.

2. Support for rice production damaged by natural disasters or pests:

a/ Support of 70% of expenses for fertilizer and plant protection drugs, for rice production suffering damage of over 70%;

b/ Support of 50% of expenses for fertilizer and plant protection drugs, for rice production suffering damage of between 30% and 70%.

3. Support for reclamation and improvement of rice-farming land:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Support of 100% of rice seeds in the first year of rice production on newly reclaimed land;

c/ Support of 70% of rice seeds in the first year of rice production on other rice-fanning land improved into wet-rice fanning land.

4. To prioritize support of expenses for rice production insurance under regulations.

5. Support of mechanism:

a/ Support of 100% of expenses, for localities receiving additional funds balanced from the central budget;

b/ Support of 50% of expenses, for localities contributing more than 50% of its revenues to the central budget;

c/ Other localities shall use local budgets for supporting rice producers.

6. In addition to rice production support policies provided in Clauses 1,2,3 and 4 of this Article, the rice producers are entitled to other support policies of the State under current regulations.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. The Ministry of Agriculture and Rural Development

1. To assume the prime responsibility for directing and organizing rice production and plant restructuring on rice-farming land under this Decree and other relevant documents.

2. To assume the prime responsibility for guiding the formulation of the plans provided in Clause 2, Article 8, and Clause 2, Article 9, of this Decree.

3. To commend organizations, households and individuals that properly manage and use rice-farming land.

Article 13. The Ministry of Natural Resources and Environment

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction, the Ministry of Transport and ministries and sectors concerned in determining land use demands of sectors, clearly specifying demands for use of rice-farming land and areas of rice-farming land subject to the transfer of use purpose.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding survey and assessment contents and methods, and criteria and classification of rice-farming land nationwide; to verify the change of the use purpose of rice-farming land under Clause 3, and Point b, Clause 4, Article 5 of this Decree.

3. To guide provincial-level People's Committees in determining the boundaries of rice-farming land areas, particularly wet-rice farming land that need serious protection.

4. To complete the formation of a database on rice-farming land and the grant of certificates of rice-farming land use before December 31, 2015.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and ministries and sectors concerned in inspecting and examining the management and use of rice-farming land in localities.

Article 14. The Ministry of Planning and Investment

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, allocating investment support funds to localities and rice producers.

2. To raise, balance and propose the Government to decide on investment funds for the implementation of policies on management and protection of rice-farming land and rice production under this Decree and other relevant legal documents.

Article 15. The Ministry of Finance

1. To balance budget funds for regular spending to support localities and rice producers.

2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development in allocating budget funds to rice-producing localities.

3. To guide support mechanisms and policies, norms on central budget allocations and regular spending supports for rice-producing localities under this Decree and other relevant documents.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in guiding regulations on payment, management and use of the expenses provided in Clause 2, Article 8, and Clause 2, Article 9, of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To implement provisions on management and use of rice-farming land of their localities under this Decree and other relevant legal documents.

2. To publicly announce and strictly manage the approved local planning and plans on rice-farming land use; to determine the boundaries of rice-farming land areas, particularly wet-rice farming land that should be strictly protected.

3. Chairmen of People's Committees of centrally-run provinces and cities shall take responsibility before law and the Government for the protection of areas, boundaries and quality of rice-farming land under approved planning and plans on rice-farming land use.

4. Based on specific local conditions, to decide on support policies other than the provisions in this Decree for effective management and use of rice-farming land.

5. To annually report on the management and use of rice-farming land in their localities to the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Agriculture and Rural Development.

6. To inspect and examine the management and use of rice-farming land in their localities.

Article 17. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on July 1, 2012.

2. The regulations on management and use of rice-farming land which are contrary to this Decree are all annulled.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 42/2012/ND-CP of May 11, 2012, on management and use of rice-farming land

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.223

DMCA.com Protection Status
IP: 2402:1f00:8000:800::6b3
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!