BỘ
VĂN HOÁ, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
3620/QĐ-BVHTTDL
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ TÀI
SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔNG CỤC THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số
185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Nghị định số
52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân cấp quản
lý ngân sách và tài sản nhà nước đối với các Tổng cục thuộc Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch”.
Điều 2.
Quyết định này thay thế Quyết định số 4922/QĐ-BVHTTDL
ngày 25 tháng 12 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký. Vụ Kế hoạch, Tài chính là đơn vị đầu mối theo dõi việc
tổ chức và thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể
thao, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính và Thủ
trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, KHTC, CTH(10).
|
BỘ
TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh
|
QUY ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH VÀ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC TỔNG
CỤC THUỘC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
(Ban hành theo Quyết định số 3620/QĐ-BVHTTDL ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích, đối tượng, phạm vi phân cấp quản lý
1. Mục đích: Để thống nhất quản
lý công tác tài chính của Bộ, nâng cao tính chủ động điều hành và trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước,
tăng cường kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả ngân sách và tài sản
của nhà nước theo đúng quy định hiện hành.
2. Đối tượng: Tổng cục Thể dục
thể thao và Tổng cục Du lịch (gọi tắt là các Tổng cục) thuộc Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch.
3. Phạm vi phân cấp:
Lập kế hoạch, dự toán, quyết
toán và quản lý ngân sách nhà nước (chi thường xuyên và chi đầu tư), quản lý
tài sản, quyết toán ngân sách của các Tổng cục và các đề án thuộc các Chương
trình quốc gia khi được Bộ trưởng ủy quyền thẩm định, phê duyệt đề án.
Điều 2.
Nguyên tắc phân cấp quản lý
1. Phân cấp quản lý ngân sách và
tài sản nhà nước cho các Tổng cục trong phạm vi của Quyết định này là việc Bộ
trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch uỷ quyền cho Tổng cục trưởng Tổng cục Thể
dục thể thao và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch được ra các quyết định về lập
kế hoạch và quản lý ngân sách (chi thường xuyên và chi đầu tư), quản lý tài sản,
quyết toán ngân sách và báo cáo hàng năm của Tổng cục.
2. Tuân thủ đúng Luật Ngân sách
nhà nước, các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và các văn bản pháp lý
có liên quan.
3. Tạo điều kiện thuận lợi, tăng
tính chủ động và trách nhiệm của các Tổng cục trong thực hiện, điều hành vốn,
quản lý kinh phí, tài sản nhà nước. Trên cơ sở giao thẩm quyền quyết định gắn với
trách nhiệm của Tổng cục, nhiệm vụ công việc được giao của nội dung được phân cấp,
đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, công việc được giao.
4. Ngân sách nhà nước được Bộ quản
lý thống nhất, công khai, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với
trách nhiệm. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động
trong công tác quản lý ngân sách của các đơn vi trực thuộc.
5. Phân cấp phải thực hiện đúng
nguyên tắc cải cách thủ tục hành chính và tuân thủ theo các quy định hiện hành.
Chương II
NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN
LÝ
Điều 3.
Trách nhiệm của các Tổng cục
1. Lập, phân bổ, quyết định giao
và điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước hàng năm:
a) Lập dự toán Ngân sách nhà nước:
trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các Tổng cục hướng dẫn
xây dựng dự toán hàng năm cho các đơn vị dự toán trực thuộc Tổng cục; Tổng hợp
dự toán thu chi ngân sách nhà nước của Tổng cục báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch;
b) Giao dự toán: Sau khi có Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao dự toán thu chi
ngân sách cho các Tổng cục, Tổng cục phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các
đơn vị trực thuộc theo quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện theo quy định của
Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Thẩm định, phê duyệt đề
cương, dự toán kinh phí của các đơn vị trực thuộc Tổng cục; các đề án, dự án
thuộc Chương trình quốc gia do Tổng cục chủ trì thực hiện theo đúng trình tự,
thủ tục và quy định hiện hành;
d) Điều chỉnh kinh phí: Tổng cục
quyết định điều chỉnh đối với kinh phí thường xuyên, kinh phí tự chủ của các
đơn vị trực thuộc trong phạm vi ngân sách được giao theo các quy định hiện
hành;
e) Đối với kinh phí không thường
xuyên, kinh phí không tự chủ, khi có nhu cầu điều chỉnh giữa các đơn vị trực
thuộc các Tổng cục, báo cáo Bộ xem xét quyết định.
2. Quản lý, mua sắm tài sản:
a) Các Tổng cục quản lý, điều
chuyển, thanh lý tài sản cố định của các đơn vị trực thuộc đối với những tài sản
thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng. Riêng đối với trụ sở làm việc, tài sản
gắn liền với đất đai (bao gồm cả quyền sử dụng đất), ô tô các loại, tài sản có
nguyên giá theo sổ kế toán có giá trị từ 1 tỷ đồng (một tỷ đồng) trở lên/1 đơn
vị tài sản do Bộ trưởng quyết định;
b) Việc xử lý đối với các tài sản
trước thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007, giao các Tổng cục tổng hợp, báo cáo
Bộ trưởng xem xét quyết định;
c) Phê duyệt, quản lý thực hiện
việc mua sắm tất cả các trang thiết bị thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp (không
bao gồm ô tô). Đối với việc mua sắm các trang thiết bị có giá trị trên 3 tỷ đồng
(ba tỷ đồng) trở lên/1 lần mua sắm (1 lần thực hiện) phải xin ý kiến của Bộ trước
khi phê duyệt.
3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng:
Các Tổng cục thẩm định, phê duyệt
và quản lý thực hiện đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của các đơn vị trực
thuộc có quy mô không quá 30 tỷ đồng (quy mô nhóm C). Trước khi các Tổng cục
quyết định phê duyệt phải được Bộ trưởng chấp thuận về chủ trương trong các trường
hợp sau:
a) Dự án sử dụng vốn đầu tư xây
dựng cơ bản tập trung có quy mô vốn lớn hơn 5 tỷ đồng;
b) Dự án sử dụng kinh phí sự
nghiệp có quy mô vốn lớn hơn 3 tỷ đồng.
c) Đối với dự án đầu tư có nội
dung quan trọng theo yêu cầu của Bộ trưởng.
4. Quyết toán ngân sách:
a) Kiểm tra, phê duyệt quyết
toán tài chính, thông báo quyết toán, công khai dự toán, tổ chức thực hiện công
tác kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Tổng cục, đồng thời lập báo cáo quyết
toán chung trình Bộ thẩm định, phê duyệt. Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm
của các Tổng cục phải gửi Bộ trước ngày 01 tháng 9 hằng năm. Báo cáo quyết toán
vốn đầu tư theo niên độ đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định
của Bộ Tài chính.
b) Các Tổng cục chịu trách nhiệm
trước Bộ trưởng và pháp luật về quyết toán toàn bộ ngân sách của các đơn vị trực
thuộc Tổng cục từ trước ngày 31 tháng 12 năm 2007, báo cáo Bộ.
c) Quyết toán các đề án, dự án
thuộc các Chương trình quốc gia khi được Bộ giao chủ trì và được Bộ ủy quyền chủ
trì phối hợp với Bộ, ngành liên quan và các đơn vị trong Bộ theo đúng các quy định
hiện hành về chế độ định mức và niên độ quyết toán.
5. Chế độ kiểm tra, báo cáo:
a) Các Tổng cục có trách nhiệm
thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về quản lý ngân sách, tài sản theo quy định hiện
hành. Đối với các quyết định của Tổng cục trưởng được thừa uỷ quyền của Bộ trưởng,
Tổng cục phải gửi Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách liên quan để báo cáo và Vụ Kế
hoạch, Tài chính để phối hợp;
b) Phối hợp với Vụ Kế hoạch, Tài
chính trong việc kiểm tra, giám sát theo quy định các nội dung được phân cấp.
Điều 4.
Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch, Tài chính
1. Hướng dẫn lập và tổng hợp kế
hoạch ngân sách hàng năm:
a) Hằng năm, căn cứ vào hướng dẫn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Tài chính có trách nhiệm
hướng dẫn các Tổng cục lập kế hoạch, dự toán ngân sách; thẩm định kế hoạch, dự
toán của các Tổng cục, trình Bộ trưởng xem xét, quyết định;
b) Báo cáo Bộ trưởng về điều chỉnh
ngân sách, dự toán của các Tổng cục. Đề xuất đối với các điều chỉnh vượt quá thẩm
quyền của các Tổng cục tại điểm d, khoản 1, Điều 3 của Quy định này;
2. Quản lý, mua sắm tài sản:
a) Nghiên cứu, đề xuất báo cáo Bộ
trưởng các đề xuất về quản lý, mua sắm tài sản của các Tổng cục trường hợp vượt
quá thẩm quyền quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 3 của Quy định này;
b) Tổng hợp báo cáo Bộ trưởng việc
xử lý đối với các tài sản trước thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2007 của các Tổng
cục nêu tại điểm b, khoản 2, Điều 3 của Quy định này.
3. Quản lý vốn đầu tư xây dựng
cơ bản tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư:
Nghiên cứu, đề xuất trình Bộ trưởng
xem xét quyết định về chủ trương đầu tư các dự án của các Tổng cục sử dụng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản tập trung có quy mô vốn lớn hơn 5 tỷ đồng, dự án sử dụng
kinh phí sự nghiệp có quy mô vốn lớn hơn 3 tỷ đồng và dự án có nội dung quan trọng
theo yêu cầu của Bộ trưởng.
4. Chế độ kiểm tra, báo
cáo :
a) Theo dõi đôn đốc tổng hợp báo
cáo của các Tổng cục về quản lý ngân sách, tài sản theo quy định hiện
hành ;
b) Chủ trì tổ chức kiểm tra,
giám sát theo quy định các nội dung về quản lý ngân sách, tài sản đã phân cấp
cho các Tổng cục.