TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5960-1995
CHẤT LƯỢNG ĐẤT – LẤY MẪU
HƯỚNG DẪN VỀ THU THẬP, VẬN CHUYỂN VÀ
LƯU GIỮ MẪU ĐẤT ĐỂ ĐÁNH GIÁ CÁC QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VI SINH VẬT HIẾU KHÍ
TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM
Soil quality – Sampling
Guidance on the collection, handling
and storage of soil for the assessment of aerobic microbial processes in the
laboratory.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn về thu thập, vận chuyển và
lưu giữ bảo quản mẫu đất để sau đó tiến hành thử nghiệm dưới điều kiện hiếu khí
tại phòng thí nghiệm.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO 11461 Chất lượng đất – Xác định hàm lượng nước của đất
được tính toán trên cơ sở thể tích – Phương pháp khối lượng.
3. Định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau
3.1. Hiếu khí (aerobic): Điều kiện mà trong đó có sẵn
oxy phân tử.
3.2. Yếm khí (anaerobic): Điều kiện mà trong đó không
có ô xy phân tử.
3.3. Hàm lượng nước có trong đất (Soil Water Content):
Khối lượng nước trên đơn vị khối lượng đất được sấy khô bằng tủ sấy (105 oC)
4. Trình tự
4.1. Chọn vị trí lấy mẫu
Các vị trí lấy mẫu tại các khu vực lấy mẫu cần phải được lựa
chọn theo mục đích nghiên cứu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu có thể được thì vị trí lấy mẫu cần được đánh dấu sao cho
chúng có thể được dùng cho các thử nghiệm so sánh hoặc để lấy mẫu lại
4.2. Mô tả khu vực lấy mẫu
Việc lựa chọn một khu vực lấy mẫu đất tùy thuộc vào mục đích
của từng nghiên cứu cụ thể, nên cần có các hiểu biết về lịch sử của khu vực đất
đai được lấy mẫu. Khu vực lấy mẫu cần phải được mô tả một cách chính xác và
cung cấp cả lịch sử của địa điểm đó nữa. Các chi tiết về thảm thực vật bao phủ
đất, các điều kiện về hóa học và sinh học hoặc sự cố ô nhiễm cần phải được ghi
chép lại và viết vào báo cáo.
4.3. Điều kiện lấy mẫu.
Mẫu đất để tiến hành nghiên cứu trong điều kiện của phòng
thí nghiệm, nếu có thể được, thì được lấy ở hiện trường nơi đất có hàm lượng
nước không gây khó khăn cho việc rây đất. Việc tiến hành lấy mẫu cần tránh
trong lúc hoặc ngay sau lúc đất bị hạn (hơn 30 ngày), bị đông lạnh, hoặc bị
ngập lụt. Nếu thử nghiệm để phục vụ cho việc giám sát đất thì mới chấp nhận lấy
mẫu với điều kiện hiện có của hiện trường.
4.4. Phương pháp lấy mẫu.
Kỹ thuật lấy mẫu tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Nếu yêu
cầu lấy mẫu đất canh tác hiếu khí thì thông thường mẫu được lấy ở chiều sâu tối
đa là 20 cm. Bất cứ thực vật, lớp rác từ cây cối, gỗ… nào hoặc các động vật
sống trong đất đều phải nhặt bỏ để giảm đến mức ít nhất việc bổ sung các bon
hữu cơ mới vào trong đất. Thành phần hữu cơ sinh ra từ rễ cây và các nguồn khác
có thể gây ra những thay đổi không thể đoán trước được trong hoạt động và thành
phần của hệ vi sinh vật trong đất. Nếu đất tự nhiên có những chỗ bằng phẳng thì
mẫu đất cần lấy ở những nơi bằng phẳng đó.
4.5. Đánh dấu mẫu.
Thùng đựng mẫu cần phải được dánh dấu rõ ràng rành mạch và
được phân định sao cho từng mẫu một có thể liên hệ được với vị trí của khu vực
mẫu đã được lấy. Cần tránh sử dụng các thùng đựng mẫu có thể hấp thụ mất nước
từ mẫu đất hoặc tiết ra các chất, ví dụ như dung môi, chất dẻo hóa vào trong
mẫu đất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mẫu cần được vận chuyển theo cách thức sao cho giảm được tới
mức thấp nhất sự thay đổi hàm lượng nước trong đất và mẫu cần được giữ trong
tối, tiếp xúc với không khí dễ dàng. Nói chung mẫu đựng trong 1 túi polyetylen
thắt hơi lỏng là đáp ứng được yêu cầu này. Các điều kiện môi trường khắc nghiệt
cần phải tránh: đất nên giữ càng lạnh càng tốt nhưng quan trọng là không được
làm cho đất đông cứng, bị khô cứng hoặc trở nên sũng nước.
4.7. Xử lý đất
Đất cần được xử lý càng nhanh càng tốt sau khi lấy mẫu. Thực
vật, động vật sống trong đất và đá sỏi cần phải loại bỏ trước khi rây qua rây
cỡ lỗ 2 mm để tạo thuận lợi cho sự trao đổi khí giữa các hạt đất và vì thế kiến
nghị đất cần được duy trì ở tình trạng hiếu khí. Đồng thời cũng cần loại bỏ đá
sỏi nhỏ, động vật và các mẫu vụn thực vật ra khỏi đất. Vật chất hữu cơ như lớp
đất mà màu, than bùn sẽ khó lọt qua rây cỡ lỗ 2 mm và cần phải rây với rây cỡ
lỗ 5mm ở điều kiện ướt. Công việc này cần đến sự thao tác thủ công và chất
lượng của các vật liệu lọt qua rây phụ thuộc vào người thực hiện rây. Khi rây
mà đất bị quá ướt, nếu có điều kiện, thì rải đất ra và thổi nhẹ không khí vào
đất để tạo điều kiện cho đất được khô đều. Đất cần được bóp vụn bằng tay và
thỉnh thoảng đảo đều để tránh lớp đất bề mặt bị quá khô. Thông thường công việc
này được thực hiện ở điều kiện nhiệt độ không khí xung quanh. Nếu cần làm khô
đất thì không nên làm khô quá mức cần thiết để tạo thuận lợi cho công việc rây
đất. Nếu cần lưu giữ mẫu đất lâu hơn thì phương pháp xử lý cần xem xét theo các
thông số được đưa ra trong 4.8 và 4.9.
4.8. Điều kiện lưu giữ bảo quản mẫu đất:
Mẫu cần được bảo quản ở chỗ tối với nhiệt độ 4 oC
± 2 oC, tiếp xúc dễ dàng với không khí.
Đựng mẫu vào trong một túi chất dẻo thắt hơi lỏng hoặc đựng
trong một túi tương tự như vậy nói chung là phù hợp với yêu cầu đã nói. Cần
phải cẩn thận để đảm bảo rằng khối lượng đất được lưu giữ không quá nhiều để
không cho phép điều kiện yếm khí xảy ra dưới đáy của dụng cụ đựng mẫu. Đất cần
phải được xử lý (xem 4.7) trước khi lưu giữ để đảm bảo cho điều kiện hiếu khí
ổn định. Một điều quan trọng là không được để cho đất bị đông cứng, bị khô hoặc
trở nên sũng nước trong thời gian lưu giữ. Mẫu đất không được để chồng lên
nhau.
4.9. Thời gian lưu giữ bảo quản mẫu đất.
Sử dụng mẫu đất sau khi lấy mẫu càng sớm càng tốt. Cần phải
giảm đến mức thấp nhất mọi nguyên nhân làm chậm trễ việc vận chuyển mẫu. Nếu
phải lưu giữ mẫu là điều không thể tránh khỏi thì đất không được lưu giữ quá 3
tháng trừ phi mẫu đất còn cho thấy các dấu hiệu hoạt động của vi sinh vật trong
đất. Hoạt tính của quần thể vi sinh vật đất giảm xuống do kéo dài thời gian lưu
giữ mẫu, ngay cả khi giữ mẫu ở nhiệt độ thấp, và tốc độ giảm này phụ thuộc vào
thành phần của đất và hệ vi sinh vật.
4.10. Ủ mẫu sơ bộ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo chi tiết về lấy mẫu phụ thuộc vào đối tượng lấy mẫu,
nhưng nói chung các số liệu sau cần phải đưa vào báo cáo:
a. Lấy mẫu tuân theo TCVN 5960-1995;
b. Địa điểm lấy mẫu (Đủ chính xác để một người khác tìm ra
mà không cần có hướng dẫn gì thêm);
c. Sự mô tả toàn diện của các chi tiết và nét đặc trưng
tương ứng của địa điểm lấy mẫu.
d. Lịch sử của địa điểm lấy mẫu, bao gồm việc sử dụng đất
trước đây và bất kỳ sự cố nào đã được biết hoặc các phụ gia sinh học hay hóa
học dự định đưa vào đất;
e. Thời gian lấy mẫu;
f. Điều kiện thời tiết vào thời điểm hay ngay trước lúc lấy
mẫu bao gồm nhiệt độ không khí, mưa, ánh nắng mặt trời, mây v.v…
g. Vị trí chính xác nơi mẫu được lấy.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
i. Mẫu có cần hoặc không cần sấy trước khi rây hay không;
j. Bất cứ yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới kết quả thử nghiệm
sau này.