Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4466/2005/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Quang Hưng
Ngày ban hành: 01/12/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 4466/2005/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 01 tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

"SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH “VỀ VIỆC THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH, BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1122/2005/QĐ-UB NGÀY 20/4/2005 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật đất đai năm 2003. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ "Về thi hành Luật Đất đai";
- Xét đề nghị của Sở Tài Chính tại Báo cáo 2045 BC/TC-QLG ngày 17/10/2005.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định “V/v bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” ban hành kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB ngày 20/4/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2: Giao cho Sở Tài Chính hướng dẫn, giám sát, kiểm tra và xử lý trong quá trình thực hiện. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/ 01/2006, những dự án đang thực hiện dở dang thì thực hiện như sau: Những trường hợp đã được thông báo chi trả tiền bồi thường hoặc hỗ trợ thì thực hiện theo phương án bồi thường hoặc hỗ trợ đã phê duyệt, không áp dụng hoặc điều chỉnh theo bản quy định này.

Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, Thành phố, Thủ trưởng các ngành, đơn vị liên quan, và các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, P1.
- Như Điều 3.
- V0, QH. TH1
- Lưu: GPMB, VP/UB.
 H-QĐ585

T/M UBND TỈNH QUẢNG NINH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Quang Hưng

 

QUY ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1122/2005/QĐ-UB NGÀY 20/4/2005 CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định số 4466/2005/QĐ-UBND ngày 01/12/2005 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

1/ Sửa đổi Tiết 2.2.1, Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 8.

2.2.1.Trường hợp thửa đất có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18/12/1980 mà trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Khoản 1,2 và Khoản 5 Điều 50 Luật Đất Đai có ghi nhận rõ ranh giới thửa đất ở ( thổ cư ) thì toàn bộ diện tích đất đó được xác định là đất ở; Trường hợp ranh giới thửa đất chưa được xác định trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định ở Khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai, thì diện tích đất ở được xác định không quá năm (05) lần hạn mức giao đất ở do UBND tỉnh quy định, nhưng tổng diện tích được xác định là đất ở không vượt quá diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng; phần diện tích đất còn lại sau khi đã xác định là đất ở thì được xác định theo hiện trạng đang sử dụng đất.

2/ Bổ sung Khoản 7 vào Điều 8:

7. Thời gian tính thời điểm sử dụng đất quy định tại các Khoản 2, 3 và 5 Điều này là ngày ghi trong các loại giấy tờ đó.

3/ Sửa đổi Khoản 2, Điều 9:

2.Thu hồi một phần thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ là diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng tối đa chỉ bằng (=) diện tích đất ở xác định theo quy định tại Điều 8 của Quy định này trừ (-) đi diện tích xây dựng của nhà và công trình có trên đất không thu hồi.

Hộ gia đình, cá nhân chỉ được làm nhà ở trên phần diện tích đất còn lại sau khi đã thực hiện xong các quy định của Nhà nước về đất đai.

4/ Sửa đổi Khoản 3, Điều 9:

3. Hộ gia đình, cá nhân đã được bồi thường, hỗ trợ về đất ở do ảnh hưởng bởi Dự án trước nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nay lại bị thu hồi để giải phóng mặt bằng thì diện tích đất ở để bồi thường, hỗ trợ là diện tích đất thực tế bị thu hồi nhưng tối đa chỉ bằng diện tích đất ở xác định theo quy định tại Điều 8 của Quy định này trừ (-) đi diện tích đất ở đã được bồi thường, hỗ trợ ở dự án trước trừ (-) đi diện tích xây dựng của nhà và công trình có trên đất không thu hồi.

5/ Sửa đổi tiêu đề Điều 13:

Điều 13: Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp (bao gồm cả đất rừng) của hộ gia đình, cá nhân.

6/ Sửa đổi Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 13: Hỗ trợ đối với đất vườn ao liền kề đất ở trong cùng một thửa đất.

1.2. Đất vườn ao liền kề với đất ở trong khu dân cư ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cùng mục đích sử dụng còn được:

- Hỗ trợ 30% đối với phần diện tích đầu tiên tính bằng 5 lần hạn mức giao đất ở.

- Hỗ trợ 20% đối với phần diện tích còn lại.

7/ Sửa đổi tiêu đề Điều 14:

Điều 14: Bồi thường, hỗ trợ đất trống, đồi núi trọc do Nhà nước giao để trồng rừng và đất đã có rừng trồng, rừng tự nhiên do các tổ chức giao khoán để chăm sóc, bảo vệ.

8/ Bổ sung thêm Điều 14 a:

Điều 14 a: Bồi thường, hỗ trợ đất lâm nghiệp trong trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

1. Người dụng đất lâm nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng loại cây trồng do cấp có thẩm quyền cho phép, khi Nhà nước thu hồi được bồi thường về đất theo giá trị đất thực tế loại cây đã trồng trước ngày có quyết định thu hồi đất.

2. Người sử dụng đất quy định tại Khoản 1 điều này, nhưng tự chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc trồng loại cây không được cấp có thẩm quyền cho phép, khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện bồi thường, hỗ trợ như sau:

2.1. Đất trồng cây lâu năm ( kể cả cây ăn quả) được bồi thường là đất lâm nghiệp;

2.2. Đất trồng cây hàng năm ( bao gồm cả dứa, chuối...) nếu không bị các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp xã trở lên lập biên bản về trồng cây trái với mục đích sử dụng đất thì không đựơc bồi thường về đất, nhưng được hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất tính bằng 30% giá đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng đất được giao. Trường hợp bị các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp xã trở lên lập biên bản về trồng cây trái mục đích sử dụng đất thì không được bồi thường, không được hỗ trợ.

9/ Bổ sung Ý 2 vào Khoản 1, Điều 17:

Đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở ( đất vườn, ao liền kề đất ở) nằm dưới hành lang đường điện cao thế được bồi thường về đất do bị hạn chế khả năng sử dụng đất. Mức bồi thường tính bằng 50% giá của lọai đất đó và chỉ bồi thường phần diện tích đất nằm dưới hành lang an toàn đường điện.

10/ Sửa đổi, bổ sung Điểm 6.1, Khoản 6, Điều 18:

6.1. Diện tích đo hiện trạng để giải phóng mặt bằng nhỏ hơn diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà phần diện tích đất thiếu này đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế hàng năm với Nhà nước thì phần diện tích thiếu đó được hỗ trợ bằng 70% theo đơn giá bồi thường đất nông nghiệp, theo hạng đất đã nộp thuế. Nếu không nộp thuế hàng năm cho Nhà nước, chỉ được hỗ trợ 50% theo giá bồi thường đất nông nghiệp theo hạng đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

11/ Bổ sung vào Khoản 2, Điều 19:

2. Đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp khi bị thu hồi tạm thời ( còn gọi là đất mượn trong thời gian thi công) được bồi thường bằng 20% giá trị đất cùng hạng cho năm thứ nhất (riêng đất nông nghiệp bị thu hồi tạm thời để xây dựng các đường ống ngầm, đường cáp ngầm có thời gian thu hồi dưới 6 tháng chỉ được bồi thường bằng 10% giá trị đất cùng hạng, thời gian thu hồi từ 6 tháng đến 12 tháng thì bồi thường bằng 20% giá trị đất cùng hạng). Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm được bồi thường thêm 5% giá trị đất bị thu hồi, nhưng tổng giá trị bồi thường không vượt quá 100% giá trị đất bị thu hồi.

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tạm thời nêu trên chỉ áp dụng đối với dự án giao thông, đê điều và đất mượn trong quá trình thi công xây dựng các công trình công nghiệp, công trình dân dụng (nếu có). Riêng đất nông nghiệp dưới hành lang an toàn lưới điện vì không thu hồi tạm thời nên không được bồi thường, hỗ trợ. Tài sản trên đất bị thiệt hại do kéo dây tải điện hoặc quá trình thi công lưới điện làm lỡ vụ thì được bồi thường theo thiệt hại thực tế.

12/ Bổ sung thêm Khoản 3 vào Điều 24:

3. Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản theo phương pháp nuôi công nghiệp, giá trị tài sản xây dựng trên đất là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng đầm nuôi trồng thuỷ sản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức bồi thường tài sản này được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 21 Quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

Đất nuôi trồng thuỷ sản quy định tại điều này khi Nhà nước thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo mức giá đất nuôi trồng thuỷ sản thấp nhất (đất bãi triều, đất hồ đầm nội địa hạng 6) do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định.

13/ Bổ sung thêm Khoản 4 vào Điều 24:

4. Trường hợp các hộ sử dụng đất được giao khoán, cho thuê, đấu thầu đã hết thời hạn sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi, nếu các công trình kiến trúc xây dựng theo đúng quy hoạch, thiết kế và sử dụng đúng mục đích thì được hỗ trợ 30% giá trị tài sản.

14/ Sửa đổi nội dung Khoản 1, Điều 27:

1/ Bồi thường thiệt hại về cây rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

1.1. Trường hợp Nhà nước giao hoặc cho thuê đất trống đồi núi trọc để hộ gia đình, cá nhân tự trồng rừng bằng vốn không có nguồn gốc từ nguồn Ngân sách Nhà nước thì khi Nhà nước thu hồi đất được bồi thường 100% giá trị cây rừng.

1.2. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng ở vùng phòng hộ; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, bảo vệ môi trường sinh thái; rừng sản xuất thì được bồi thường như sau:

1.2.1. Đối với cây trồng chính.

a. Trường hợp nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đã trồng bằng vốn Ngân sách Nhà nước thì được bồi thường bằng tỷ lệ %giá trị cây trồng. Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường như sau:

- Rừng tự nhiên: 10% giá trị cây trồng.

- Rừng trồng lấy gỗ 20%, rừng trồng lấy nhựa 15% giá trị cây trồng.

b. Trường hợp tự bỏ 100% vốn hoặc được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cây giống trồng rừng thì được bồi thường 100% giá trị cây rừng, và chỉ áp dụng đối với rừng trồng.

c. Hộ gia đình, cá nhân nhận khoán cùng đầu tư với bên giao khoán (cùng góp vốn) thì căn cứ hợp đồng góp vốn giữa hai bên để xác định giá trị bồi thường cho mỗi bên.

1.2.2. Đối với cây phụ trợ, cây trồng xen.

a. Cây phụ trợ, cây trồng xen đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng Nhà nước quy định, thì được bồi thường 100% giá trị cây trồng.

b. Nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật quy định thì không được bồi thường. Tuỳ từng trường hợp cụ thể Uỷ ban Nhân dân cấp huyện xem xét tính hỗ trợ nhưng tối đa chỉ bằng 30% giá trị cây trồng.

1.3. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ ; rừng tự nhiên quy hoạch là rừng sản xuất ; rừng sản xuất là rừng trồng bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước; rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ đầu nguồn để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh khi Nhà nước thu hồi thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ như sau:

1.3.1. Đối với cây trồng chính.

a. Cây lấy gỗ được bồi thường:

- 20% giá trị cây rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.

- 30% giá trị cây rừng sản xuất là rừng trồng.

b. Được nhận 40% giá trị bồi thường sản phẩm là tre.

1.3.2. Đối với cây phụ trợ, cây trồng xen.

a. Cây phụ trợ, cây trồng xen đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật trồng rừng quy định thì được bồi thường 100% giá trị cây trồng.

b. Nếu cây trồng không đúng quy trình kỹ thuật quy định thì không được bồi thường. Tuỳ từng trường hợp cụ thể Uỷ ban Nhân dân cấp huyện xem xét hỗ trợ, nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 30% giá trị cây trồng.

1.4. Về xử lý thu nộp Ngân sách Nhà nước đối với cây rừng phải bồi thường.

Tổng tiền bồi thường cây rừng trồng, rừng tự nhiên quy định tại Điểm 1.2 và Điểm 1.3 Khoản 1 điều này sau khi trừ (-) đi tiền bồi thường hoặc hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, số tiền còn lại xử lý như sau:

1.4.1. Đối với rừng Nhà nước đã giao vốn rừng cho các Lâm trường, các tổ chức kinh tế thì số tiền còn lại trên hoàn trả cho Lâm trường, các tổ chức kinh tế được giao vốn rừng.

1.4.2. Đối với rừng Nhà nước chưa giao vốn rừng cho các Lâm trường thì số tiền trên nộp vào Ngân sách tỉnh.

15/ Sửa đổi Khoản 3, Điều 27:

3. Trước khi tổ chức nhận tiền bồi thường về cây rừng quy định tại Khoản 2 Điều này thì phải khấu trừ khoản thuế nộp Nhà nước. Khoản tiền thuế khấu trừ này được nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.

16/ Sửa đổi Điểm 5.2, Khoản 5, Điều 27 :

5.2. Cây trồng sau thông báo quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền, cây mọc dại, cây trồng bị bỏ dại, cây trồng dưới tán của cây khác (bao gồm cả dứa và dược liệu).

17/ Sửa đổi Điều 28:

1. Bồi thường vật nuôi thuỷ sản theo mức giá quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:

1.1. Trường hợp các loài thuỷ sản đang trong giai đoạn nuôi dưỡng chưa đến thời kỳ thu hoạch:

1.1.1. Bồi thường 100% giá trị đối với vật nuôi thuỷ sản mới thả chưa trở thành thương phẩm.

1.1.2. Bồi thường vật nuôi thuỷ sản thương phẩm:

a. Bồi thường 30% giá trị vật nuôi thuỷ sản thương phẩm đối với người có vật nuôi được giao đất nuôi trồng thủy sản tại vị trí khác.

b. Bồi thường 50% giá trị vật nuôi thuỷ sản thương phẩm đối với người có vật nuôi không được giao đất nuôi trồng thuỷ sản tại vị trí khác.

1.1.3. Hỗ trợ 50% theo mức bồi thường quy định tại tiết 1.1.1 và 1.1.2 trên đối với vật nuôi bị ảnh hưởng quá trình thi công trong phạm vi 20 m kể từ chỉ giới thu hồi đất, và chỉ áp dụng đối với trường hợp thửa đất (đầm, ao, hồ) bị phá dỡ toàn bộ đê (bờ) cống.

1.1.4. Người có đất nuôi trồng thuỷ sản bị thu hồi, ngoài tiền bồi thường quy định ở trên còn được hưởng toàn bộ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản trên đất bị thu hồi.

1.2. Trường hợp thuỷ sản nuôi trồng đã đến thời kỳ thu hoạch.

Hỗ trợ chi phí thu hoạch là 200đ/m2 mặt nước nuôi thả đúng mật độ tiêu chuẩn.

1.3. Đối với thuỷ sản là con giống bố mẹ, chỉ hỗ trợ chi phí di chuyển bằng 20% giá trị thuỷ sản là con giống bố mẹ.

2. Mức giá bồi thường: Tính chung cho đầm nuôi thuỷ sản gồm: tôm, cua, rau câu, cá…

2.1. Đối với đầm lớn nuôi quảng canh:

2.1.1 Diện tích đầm trên 10 ha: 1.200đ/m2 mặt nước.

2.1.2 Diện tích đầm đến 10 ha: 1.500đ/m2 mặt nước.

2.2. Đối với đầm nhỏ nuôi thâm canh (diện tích dưới 5.000m2):

2.2.1 Thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (tôm sú, cá song, cua): 3.000đ/m2 mặt nước.

2.2.2 Các loại thuỷ sản khác: 2.500đ/m2 mặt nước.

2.3. Đối với ngao sò nuôi trên bãi triều: 1.000đ/m2 mặt nước.

2.4. Cá giống: 3.000đ/ m2 mặt nước.

2.5. Cá thịt: 2.500đ/ m2 mặt nước.

2.6 Mức giá quy định tại Khoản 2 này là giá bồi thường thuỷ sản nuôi theo đúng mật độ tiêu chuẩn quy định của ngành Thuỷ sản. Trường hợp nuôi thả dưới mật độ tiêu chuẩn thì giá bồi thường tính bằng mức giá quy định trên nhân (x) với tỷ lệ (%) mật độ thực tế so với mật độ tiêu chuẩn.

3. Đối với các loài thuỷ sản nuôi trong lồng, bè... và thuỷ sản dễ di chuyển như rùa, ba ba... thì được bồi thường chi phí di chuyển bằng 5% giá trị vật nuôi phải di chuyển nhưng tối đa 500.000đ/lồng bè tiêu chuẩn đối với trường hợp người có vật nuôi được giao mặt nước nuôi trồng thuỷ sản mới.

4. Không bồi thường, không hỗ trợ đối với thuỷ sản thả nuôi sau ngày thông báo quyết định thu hồi đất của cấp có thẩm quyền.

18/ Sửa đổi Khoản 2, Điều 30:

2. Hỗ trợ di chuyển quy định Tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định số 1122/2005/NĐ - CP ( và hỗ trợ tiền thuê nhà ở) được quy định như sau:

2.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân được bồi thường toàn bộ nhà ở phải xây dựng nhà ở mới thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở trong thời gian xây nhà mới theo mức quy định dưới đây:

2.1.1. Hộ gia đình và cá nhân tự bố trí tái định cư được hưởng mức hỗ trợ 01 lần tính cho 1 hộ chính chủ:

Khu vực hành chính

Hộ độc thân (01 người )

Hộ từ 02 đến 04 người

Hộ từ 04 người trở lên

a/ Khu vực nội thị

 

 

 

a.1. Nội TP Hạ Long

4.000.000 đ

10.000.000 đ

12.000.000 đ

a.2. Nội thị 3 thị xã: Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái

3.000.000 đ

7.000.000 đ

8.500.000 đ

a.3. Nội các thị trấn

2.500.000 đ

5.500.000 đ

7.000.000 đ

b/ Khu vực nông thôn

2.000.000 đ

4.500.000 đ

5.500.000 đ

2.1.2. Hộ gia đình, cá nhân được tái định cư tại khu tái định cư do Nhà nước đầu tư xây dựng theo dự án được duyệt thực hiện hỗ trợ tiền thuê nhà trong thời gian xây dựng nhà mới như sau:

a/ Mức hỗ trợ 01 tháng cho một hộ chính chủ là:

Khu vực hành chính

Hộ độc thân ( 01 người )

Hộ từ 02 đến 04 người

Hộ từ 04 người trở lên

a.1. Khu vực nội thị

 

 

 

a.1.1 Nội TP Hạ Long

400.000 đ

1.000.000 đ

1.200.000 đ

a.1.2. Nội thị 3 thị xã: Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái

300.000 đ

700.000 đ

850.000 đ

a.1.3. Nội các thị trấn

250.000 đ

550.000 đ

700.000 đ

a.2 Khu vực nông thôn

200.000 đ

450.000 đ

550.000 đ

b/ Thời gian tính tiền hỗ trợ:

b.1. Đối với hộ gia đình tự xây dựng nhà thời gian tính tiền hỗ trợ kể từ ngày bàn giao mặt bằng đến ngày nhận đất tại khu tái định cư cộng (+) thêm 04 tháng.

b.2. Đối với hộ gia đình tới ở nhà tái định cư do Nhà nước xây dựng thời gian tính tiền hỗ trợ kể từ ngày bàn giao mặt bằng đến ngày thông báo nhận nhà ở tại khu tái định cư .

2.2. Trường hợp nhà ở được bồi thường một phần, phần còn lại vẫn sử dụng được (không bồi thường hết) thì được trợ cấp 01 lần tính cho hộ chính chủ với mức trợ cấp:

- Hộ độc thân ( hộ chỉ có 01 người):                    1.000.000 đ;

- Hộ có từ 02 đến 4 người:                                 3.000.000 đ;

- Hộ có từ trên 04 người:                                    4.000.000 đ.

Mức trợ cấp trên áp dụng đối với cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn.

19/ Sửa đổi Điểm 1.4, Khoản 1, Điều 31:

1.4. Giá gạo để tính hỗ trợ ổn định đời sống là giá gạo tẻ thường sử dụng phổ biến tại địa phương và là giá trung bình của tháng xác định tiền hỗ trợ trong phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cơ do Sở Tài chính thông báo.

20/ Bổ sung Điểm 1.5 vào Khoản 1, Điều 31:

1.5. Nhân khẩu để tính hỗ trợ quy định tại Điểm 1.1,1.2,1.3 Khoản 1, Điều 31 bản Quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/ QĐ - UB là nhân khẩu thực tế có tên trong sổ hộ khẩu hộ gia đình thời điểm Nhà nước có Quyết định thu hồi đất và được chính quyền cấp phường, xã xác nhận.

21/ Bổ sung Tiết 2.1.4 vào Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 31:

2.1.4. Trường hợp mức hỗ trợ bình quân cho một lao động doanh nghiệp xác định theo quy định tại Tiết 2.1.1, 2.1.2, 2.1.3 Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 31 Quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/ QĐ - UB nhỏ hơn mức hỗ trợ cho người lao động của doanh nghiệp không có thu nhập sau thuế quy định tại Điểm 2.1a dưới đây thì tính bằng mức hỗ trợ cho người lao động của doanh nghiệp không có thu nhập sau thuế.

22/ Bổ sung Điểm 2.1a vào Khoản 2, Điều 31:

2.1a. Đối với doanh nghiệp không có thu nhập sau thuế thì mỗi lao động có hợp đồng lao động trước ngày có quyết định thu hồi đất phải ngừng việc do ảnh hưởng của dự án, được hỗ trợ bằng 75% mức lương cơ bản tối thiểu của khối hành chính sự nghiệp trong thời gian tối đa 6 tháng kể từ ngày người lao động ngừng việc để bàn giao mặt bằng.

e) Bổ sung thêm Khoản 3: Quy định về chính sách hỗ trợ đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng phải phá dỡ nhà ở.

23/ Bổ sung Khoản 3 vào Điều 31:

3. Hỗ trợ ổn định đời sống cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng phải phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất.

3.1. Di chuyển khỏi nơi ở cũ đến nơi ở mới thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng 360 kg gạo/một nhân khẩu.

3.2. Di chuyển đến nơi ở mới không thuộc xã, phường đặc biệt khó khăn thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng 180 kg gạo/một nhân khẩu.

3.3. Trường hợp phải phá dỡ nhà ở nhưng không phải di chuyển đến nơi ở mới (tái định cư tại chỗ) thì được hỗ trợ ổn định đời sống bằng 90 kg gạo/một nhân khẩu.

24/ Bổ sung thêm Khoản 4 vào Điều 32 :

4. Diện tích đất nông nghiệp để tính hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 32 Quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh là diện tích đất nông nghiệp được giao theo quy định tại Điều 70, Điều 71 Luật Đất đai và áp dụng cho những nhân khẩu thuộc đối tượng được giao đất quy định tại Khoản 2 Điều 70 Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Tỷ lệ (%) diện tích đất nông nghiệp được giao quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 Quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh là tỷ lệ (%) giữa diện tích các loại đất nông nghiệp bị thu hồi của dự án so với tổng diện tích các loại đất nông nghiệp được giao. Trong đó tỷ lệ (%) diện tích đất thu hồi của dự án sau là tỷ lệ(%) tính theo diện tích cộng dồn dự án đang thực hiện với tất cả các dự án trước.

25/ Bổ sung thêm Khoản 5 vào Điều 32:

5. Đất nông nghiệp Nhà nước giao cho hộ gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chính chủ (bố, mẹ…). Khi thế hệ thứ hai trở đi (các con, cháu…) tách hộ khẩu riêng nhưng không làm thủ tục tách giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ra khỏi diện tích đất ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho hộ chính chủ thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho hộ các thế hệ không phải chính chủ theo quy định dưới đây khi Nhà nước thu hồi đất:

5.1. Người mới tách hộ khẩu (không phải chính chủ) nếu tại thời điểm Nhà nước thu hồi đất mà vẫn đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên thửa đất mang tên hộ chính chủ và có xác nhận của Uỷ ban Nhân dân cấp xã thì được bồi thường, hỗ trợ về mất đất nông nghiệp theo diện tích đất hộ chính chủ thực tế chia (cho) hộ không phải hộ chính chủ.

5.2. Người mới tách hộ (không phải chính chủ) nếu tại thời điểm thu hồi đất không còn trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên thửa đất mang tên chính chủ, khi Nhà nước thu hồi đất không được hưởng chính sách, chế độ bồi thường, hỗ trợ.

26/ Bổ sung Khoản 6 vào Điều 32:

6. Số lao động để xác định mức hỗ trợ tối đa quy định ở Khoản 1, Khoản 2 Điều này là số lao động được giao đất và trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại thời điểm thu hồi đất.

27/ Bổ sung, sửa đổi Điều 33:

Điều 33: Hỗ trợ cho người bị thu hồi đất nông nghiệp ngoài độ tuổi lao động và học sinh, sinh viên đang đi học của hộ gia đình có đất nông nghiệp được Nhà nước giao bị thu hồi:

1. Mức hỗ trợ: Người chưa đến tuổi lao động (trẻ em), học sinh, sinh viên đang đi học và người quá tuổi lao động (ngưòi già) tại thời điểm thu hồi đất có tên trong sổ hộ khẩu cùng với sổ hộ khẩu của người được giao đất thì được hỗ trợ như sau:

1.1. Trẻ em dưới 15 tuổi (tính theo tháng kể từ tháng sinh không phân biệt ngày sinh), học sinh đang đi học và người đang học các trường trung học, cao đẳng, đại học và dạy nghề từ một năm trở lên được hỗ trợ bằng 30% mức hỗ trợ người trong độ tuổi quy định tại Điều 32 bản quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

1.2. Người già (trên độ tuổi quy định tại Khoản 1 Điều 32 bản quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB) được hỗ trợ bằng 70% mức hỗ trợ người trong độ tuổi quy định tại Điều 32 bản quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

2. Quy định về phương pháp tính mức hỗ trợ đối với lao động ngoài độ tuổi và học sinh, sinh viên trong trường hợp mức hỗ trợ cho một lao động trong độ tuổi nhỏ hơn mức hỗ trợ tối đa.

2.1. Trường hợp tổng mức hỗ trợ tính theo mét vuông đất thu hồi tính bình quân cho một lao động trong độ tuổi lao động thấp hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Điều 32 bản quy định kèm theo Quyết định số 1122/2005/QĐ-UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh thì mức hỗ trợ người ngoài độ tuổi lao động và học sinh, sinh viên tính như sau:

2.1.1. Mức hỗ trợ bình quân cho lao động trong độ tuổi tính bằng (=) tổng diện tích đất nông nghiệp các loại được Nhà nước giao bị thu hồi nhân với (x) đơn giá hỗ trợ (mức hỗ trợ tính theo mét vuông) quy định cho 1m2 đất nông nghiệp từng loại bị thu hồi chia (:) cho số lao động trong độ tuổi lao động của hộ được giao đất.

2.1.2. Mức hỗ trợ cho người ngoài độ tuổi:

a. Đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, mức hỗ trợ tính bằng 30% mức hỗ trợ bình quân cho 1 lao động trong độ tuổi quy định tại Tiết 2.1.1 trên.

b. Người ngoài độ tuổi, mức hỗ trợ tính bằng 70% mức hỗ trợ bình quân cho 1 lao động trong độ tuổi quy định tại Tiết 2.1.1 trên.

c. Người ngoài độ tuổi lao động được hưởng chính sách hỗ trợ quy định trên là người có tên trong sổ hộ khẩu của người chính chủ tại thời điểm kiểm đếm.

28/ Sửa đổi, bổ sung Điểm 2.1, Khoản 2, Điều 36:

2. Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng:

2.1. Người sử dụng đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất trên 30% diện tích đất được giao (Tính diện tích giao sổ đỏ), nếu bàn giao đúng tiến độ Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện quy định thì được thưởng như sau:

2.1.1. Đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm mức 1.000đ/m2 nhưng tối đa không quá 1.000.000 đ/ hộ chính chủ.

2.1.2. Đối với đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản mức 100đ/m2 nhưng tối đa không quá 1.000.000đ/ hộ chính chủ.

2.1.3. Mức thưởng quy định tại tiết 2.1.1, tiết 2.1.2 Điểm 2.1 này chỉ áp dụng đối với hộ chính chủ ( theo tên người ghi trong sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và người được cho, được thừa kế hợp pháp ).

29/ Sửa đổi Khoản 2, Điều 37:

2. Khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư theo Quy định tại Điều 1 của bản quy định Kèm theo Quyết định số 1122/ QĐ - UB. Nếu dự án có nhu cầu sử dụng đất để bố trí tái định cư thì ngay sau khi dự án đầu tư được phê duyệt, Chủ đầu tư phải làm việc thống nhất với Uỷ ban Nhân dân cấp huyện các nội dung liên quan đến đầu tư xây dựng khu tái định cư: Số hộ phải bố trí tái định cư, quy mô đầu tư, địa điểm và nhu cầu về đất đai xây dựng khu tái định cư… làm cơ sở cho Uỷ ban Nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu tái định cư theo quy định tại Khoản 1, Điều 37 này.

30/ Bổ sung thêm Khoản 2a sau Khoản 2, Điều 37:

2a. Căn cứ vào yêu cầu về số hộ dân tái định cư, quy mô đầu tư hạ tầng kỹ thuật và tình hình thực tiễn dân cư địa phương (phong tục, tập quán…) tổ chức được Nhà nước giao làm chủ đầu tư dự án tái định cư, phải tổ chức triển khai các bước công việc thực hiện dự án từ lập quy hoạch chi tiết, khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng khu tái định cư… và bàn giao khu tái định cư cho Uỷ ban Nhân dân cấp huyện nơi có đất tái định cư quản lý và bố trí tái định cư. Khu tái định cư phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, đúng thiết kế kỹ thuật do cấp có thẩm quyền phê duyệt, có điều kiện về cơ sở hạ tầng bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

31/ Sửa đổi Khoản 3, Điều 37:

3. Sau khi dự toán từng hạng mục công trình thuộc dự án khu tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm ứng lần đầu bằng 30% giá trị dự toán được duyệt cho tổ chức là chủ đầu tư dự án tái định cư; Các lần tiếp theo ứng vốn đầu tư theo nhu cầu thực tế triển khai công việc. Nhà nước sẽ hoàn trả vốn đầu tư xây dựng khu tái định cư sau khi nghiệm thu bàn giao công trình.

32/ Sửa đổi Khoản 4, Điều 37:

4. Ủy ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức bố trí tái định cư cho hộ gia đình, cá nhân được vào khu tái định cư theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 197/2004/NĐ - CP; hoàn tất các thủ tục về cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cho các hộ gia đình tới ở khu tái định cư trong thời gian sớm nhất; Đôn đốc các đối tượng tái định cư thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo quy định hiện hành.

33/ Sửa đổi Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 38:

1.1. Hộ gia đình, cá nhân được bố trí tới ở vào khu tái định cư phải là người được bồi thường về đất ở và phải di chuyển khỏi nơi ở cũ đến nơi ở mới, kể cả trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa làm nhà ở hoặc có nhà nhưng chưa đến ở, khi Nhà nước thu hồi đất ở mà diện tích đất còn lại không đủ để tái định cư tại chỗ thì được bố trí đất ở tại khu tái định cư.

34/ Sửa đổi Khoản 3, Điều 38:

3. Thu tiền sử dụng đất đối với người được bố trí tái định cư và hỗ trợ cho người tự tìm nơi tái định cư:

3.1. Các hộ gia đình, cá nhân được giao đất tại khu tái định cư thực hiện nộp tiền sử dụng đất và các khoản nghĩa vụ tài chính với Nhà nước về đất đai theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3.2. Hỗ trợ bằng tiền cho trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất ở bị thu hồi phải di chuyển chỗ ở mới ngoài khu đất tái định cư do cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và đầu tư xây dựng:

3.2.1. Tái định cư tại chỗ (không phân biệt ở nông thôn hay đô thị): Hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở mới trên diện tích đất ở còn lại chưa thu hồi hoặc trên đất của mình đang sử dụng tiếp giáp với thửa đất ở bị thu hồi được hỗ trợ:

- Đất ở còn lại đủ điều kiện xây dựng nhà ở: 15.000.000đ/hộ chính chủ.

- Đất ở còn lại không đủ điều kiện xây dựng nhà ở: 17.000.000đ/hộ chính chủ.

3.2.2. Tái định cư tại nơi ở mới:

Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển khỏi nơi ở cũ tự tìm đất ở nơi ở mới hoặc được Nhà nước giao đất ở ngoài khu tái định cư xây dựng theo quy hoạch được duyệt, được hỗ trợ:

a. Khu vực nông thôn: 20.000.000đ/ hộ chính chủ.

b. Khu vực đô thị: Được hỗ trợ bằng 10% giá trị đất ở bị thu hồi mức hỗ trợ tối thiểu là 20.000.000 đ/ hộ chính chủ, nhưng tối đa không quá 35.000.000 đ/ hộ chính chủ.

35/ Sửa đổi Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 41:

2.4. Hàng năm lập kế hoạch nguồn kinh phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, mức tối đa là 2% ( hai phần trăm) trên tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn. Căn cứ vào kế hoạch nguồn kinh phí và quy mô, tính chất, đặc điểm của từng loại dự án Uỷ ban Nhân dân cấp huyện phê duyệt dự toán chi phí cho công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Điều 48, Nghị định số 197/2004/NĐ - CP. Điều hành việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán khoản kinh phí này theo quy định.

36/ Sửa đổi Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 42:

1.1.Thẩm định, trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung các đơn giá bồi thường công trình xây dựng, cây trồng, vật nuôi ngoài danh mục Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã quy định, theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện trên cơ sở kết quả thẩm định của các Sở chuyên ngành.

37/ Sửa đổi Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 42:

2.3.Thẩm định để gửi Sở Tài chính thẩm định lần cuối trình Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt giá bồi thường công trình xây dựng (ngoài danh mục UBND tỉnh đã quy định) thuộc ngành mình đảm nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.

38/ Sửa đổi Điểm 6.1, Khoản 6, Điều 42:

6.1. Thẩm định đơn giá bồi thường các công trình xây dựng, vật nuôi (ngoài danh mục UBND tỉnh đã quy định) thuộc ngành mình đảm nhiệm theo đề nghị của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện gửi Sở Tài chính thẩm định lần cuối trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt.

39/ Bổ sung thêm nội dung vào Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 45:

2.4. Các tài liệu: Bản đồ hiện trạng xác định diện tích, chỉ giới hiện trạng khu đất thu hồi trên cơ sở nền bản đồ địa chính (nếu có) được Uỷ ban Nhân dân cấp xã xác nhận; Kế hoạch thực hiện và các chính sách, đơn giá áp dụng được niêm yết công khai trong suốt thời gian thực hiện tại nơi làm việc của Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trụ sở của Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi. Trong thời gian niêm yết, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trụ sở của Uỷ ban Nhân dân cấp xã phải phân công cán bộ thu thập ý kiến đóng góp, phản ảnh của các tổ chức, cá nhân.

40/ Sửa đổi Điểm 4.1, Khoản 4, Điều 45:

4.1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc (kể từ ngày kiểm đếm xong), căn cứ các tài liệu: Biên bản kiểm đếm, bản kê khai và xác nhận hồ sơ, Hội đồng bồi thường cấp huyện phải lập và thẩm định xong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

41/ Sửa đổi Điểm 4.2, Khoản 4, Điều 45:

4.2. Sau khi thẩm định xong, Hội đồng bồi thường cấp huyện niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã thẩm định tại Trụ sở UBND cấp xã hoặc nơi Hội đồng bồi thường cấp huyện làm việc tại địa phương, đồng thời gửi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ( 01 bộ photocopy) cho hộ dân kiểm tra góp ý kiến trong thời hạn 03 ngày. Sau 03 ngày không có ý kiến thì Hội đồng bồi thường cấp huyện trình Uỷ ban Nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp có ý kiến tham gia, Hội đồng bồi thường cấp huyện nghiên cứu chỉnh sửa lại phương án theo đúng khối lượng biên bản kiểm đếm, xác nhận hồ sơ và chính sách, đơn giá Nhà nước ban hành và tiếp tục lấy ý kiến của các hộ dân. Thời hạn lấy lại ý kiến là 02 ngày.

42/ Sửa đổi điểm 4.3, Khoản 4, Điều 45:

4.3. Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Hội đồng bồi thường cấp huyện thẩm định và các hộ dân không có ý kiến trong thời hạn không quá 03 ngày, Uỷ ban Nhân dân cấp huyện phải phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

43/ Bổ sung Khoản 7 vào Điều 45:

7. Tổ chức bảo vệ tiến hành kiểm đếm: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân cố tình cản trở không cho tổ công tác kiểm đếm đất đai, tài sản trên đất bị thu hồi thì Uỷ ban Nhân dân cấp huyện tổ chức bảo vệ kiểm đếm với sự chứng kiến của đại diện các cơ quan nội chính cấp huyện nếu thấy cần thiết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4466/2005/QĐ-UBND ngày 01/12/2005 sửa đổi Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh kèm theo Quyết định 1122/2005/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.850

DMCA.com Protection Status
IP: 18.188.154.238
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!