ỦY BAN DÂN TỘC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 436/UBDT-CSDT
V/v triển khai nội dung giám
sát của Quốc hội khóa XIII
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2015
|
Kính
gửi: Ủy ban thường
vụ Quốc hội
Thực hiện Văn bản số 1465/VPCP-V.III
ngày 03/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát
chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa
XIII đến năm 2015. Ủy ban Dân tộc đã xây
dựng 02 báo cáo:
- Báo cáo tình hình thực hiện Nghị
quyết số 76/2014/QH13, ngày 24/6/2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục
tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 (kèm theo văn bản).
- Báo cáo tình hình thực hiện Nghị
quyết số 539/NQ-UBTVQH13, ngày 30/10/2012 về kết quả giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về đất ở, đất sản xuất
cho đồng bào dân tộc thiểu số (kèm theo văn bản).
Về thực hiện nghị quyết của Quốc hội,
kết luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội về
hoạt động chất vấn: Ủy ban Dân tộc đã trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 36 của
Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 3/2015. Theo yêu cầu của Quốc hội, báo cáo
tổng hợp đến hết năm 2014 nên Ủy ban Dân
tộc không đưa nội dung, đã trả lời chất vấn tại báo cáo này.
Ủy ban Dân tộc trân trọng báo cáo Ủy ban
thường vụ Quốc hội.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Hội đồng Dân tộc Quốc hội;
- Ủy ban các vấn đề XH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm (để b.cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng, PCN;
- Website của UBDT;
- Lưu VT, CSDT (3).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Sơn Phước Hoan
|
BÁO CÁO
TÌNH
HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 539/NQ-UBTVQH13 NGÀY 30/10/2012 VỀ KẾT
QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT CHO
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ.
(Kèm theo văn bản số: 436/UBDT-CSDT ngày 13/5/2015 của Ủy ban Dân tộc)
Căn cứ nội dung Nghị quyết số
539/NQ-UBTVQH13, ngày 30/10/2012 về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách,
pháp luật về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy ban Dân tộc
đã chủ động phối hợp với các Bộ ngành và
địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết. Dưới đây là những đánh giá về kết
quả thực hiện:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
539/NQ-UBTVQH13.
1. Các số liệu, chỉ tiêu tình hình
liên quan đến vấn đề trước khi thực hiện Nghị quyết.
1.1. Thực trạng về thiếu đất ở,
đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong những năm qua.
- Chính sách về hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất được thực hiện từ năm
2002, đến giai đoạn 2009 - 2011: Có khoảng 347.457 hộ
thiếu đất sản xuất và đất ở. Trong đó, số hộ thiếu đất sản xuất là 142.444 hộ,
thiếu đất ở là 39.526 hộ, số hộ có nhu cầu nhận khoán
khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng là 15.533 hộ, số lao động có nhu cầu được đào tạo
nghề để chuyển đổi ngành nghề là 136.801 lao động/ 136.801 hộ, số lao động có
nhu cầu đi xuất khẩu lao động 13.153 lao
động/13.153 hộ.
- Giai đoạn 2012 - 2015:
Sau nhiều năm thực hiện chính sách hỗ
trợ đất ở, đất sản xuất trên địa bàn các tỉnh thực hiện theo các Quyết định
134, 1592, 755, 74, 29, đến nay vẫn còn khoảng 360.167 hộ thiếu đất sản xuất và
đất ở, trong đó: 37.199 hộ thiếu đất ở; 355.943 hộ thiếu đất sản xuất; 238.975
hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề; 72.733 hộ có nhu cầu giao khoán bảo vệ và trồng rừng với 258.463 ha; 8.461
lao động đi xuất khẩu lao động; nhu cầu tổ chức ĐCĐC cho khoảng 29.000 hộ đồng bào dân
tộc thiểu số.
1.2. Nguyên
nhân thiếu đất ở; đất sản xuất trong vùng
dân tộc thiểu số và miền núi.
Đa số đồng bào dân tộc thiểu số cư
trú ở khu vực miền núi và cao nguyên, mặc dù vùng đất này có diện tích lớn,
nhưng diện tích canh tác đất nông nghiệp ít chủ yếu đất có độ dốc lớn, nhiều
núi đá, địa hình phức tạp, thường bị thiên tai, lũ ống, lũ quét, lở đất, khí
hậu khắc nghiệt, đất ngày càng nghèo kiệt bạc màu, đất không có nguồn nước...
Một bộ phận người dân còn tập quán du canh, du cư phát nương làm rẫy, ít quan
tâm đến thâm canh, bảo vệ đất để canh tác ổn định lâu dài và chưa quan tâm đến
việc xác định chủ quyền sử dụng đất.
Dân số ở vùng dân tộc và miền núi
tăng nhanh cả về mặt tự nhiên và cơ học. Chỉ tính riêng khu vực Tây Nguyên sự
có mặt đồng bào Kinh từ đồng bằng lên và các dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc
vào (chủ yếu là các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Mông, Mường...) đã làm cho số lượng
dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên tăng từ 15 dân tộc năm 1976 lên 43 dân tộc vào
năm 2005, đến nay đã gần đủ 54 dân tộc.
Tình trạng mua bán chuyển nhượng đất
đai ở nhiều nơi mà người mua thường là dân cư mới đến bên bán thường là người
dân tộc thiểu số tại chỗ, vì vậy làm phát sinh tình trạng một bộ phận dân tộc tại
chỗ lâm vào cảnh thiếu đất sản xuất hoặc trở thành người làm thuê cho các dân
tộc mới đến hoặc phải phá rừng làm rẫy.
Loại đất được mua bán chủ yếu là đất
sản xuất. Đối tượng được chuyển nhượng thường là dân tộc mới đến, bao gồm dân
di cư tự do, dân kinh tế mới, cán bộ nhà nước và người có tiền từ các tỉnh,
thành phố từ đồng bằng lên.
Phát triển nông, lâm trường: Triển
khai chủ trương của nhà nước về phát huy thế mạnh nông-lâm, ngay sau năm 1975
đến những năm đầu thập niên 1980 hàng loạt nông lâm trường quốc doanh nhanh
chóng được thành lập, bao gồm các nông trường cà phê, cao su, chè, dâu tằm,
chăn nuôi, các liên hiệp xí nghiệp nông, lâm trường khác nhau do Trung ương,
các tỉnh và các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn quản lý.
Toàn bộ đất
sản xuất được đưa vào nông, lâm trường quốc
doanh, do trình độ của lao động dân tộc thiểu số còn hạn chế không đáp ứng được
nên đã ra khỏi nông, lâm trường nhưng không được trả lại đất, đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất và phân hóa đất đai.
Quá trình quy hoạch phát triển đô
thị, xây dựng các dự án hạ tầng, đường giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây
dựng khu công nghiệp, khai thác khoáng
sản, xây dựng các công trình an ninh quốc phòng... cũng gây ảnh hưởng, xáo trộn
lớn về đất
ở, giảm nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
Các giải pháp tạo quỹ đất từ việc thu
hồi đất của các dự án, doanh nghiệp, nông, lâm trường kém hiệu quả, sử dụng
chưa đúng mục đích để cấp cho các hộ
nghèo thiếu đất đạt kết quả thấp.
2. Hoạt động chỉ
đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết
2.1. Ban hành các Quyết định,
văn bản chỉ đạo, thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2012 - 2014.
- Để triển khai thực hiện Nghị quyết
539/NQ-UBTVQH13, Ủy ban Dân tộc đã tham
mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 539/NQ-UBTVQH13
ngày 30/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội. Tại Quyết định số 352/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phân công nhiệm vụ cụ
thể cho 9 Bộ ngành TW và UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW thực hiện Nghị quyết 539/NQ-UBTVQH.
- Trong giai đoạn 2012 - 2014, thực
hiện nhiệm vụ phân công Ủy ban Dân tộc đã
phối hợp với các Bộ ngành và địa phương
đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về một số chính sách hỗ trợ
liên quan đến đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo như:
Quyết định 755/QĐ-TTg; Quyết định 29/2013/QĐ-TTg; Quyết định 33/2013/QĐ-TTg.
Các Bộ ngành khác theo từng lĩnh vực phụ trách có liên quan đến hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng tham mưu Thủ tướng Chính phủ
ban hành các văn bản: Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi
trường); Quyết định số 57/QĐ-TTg về phê duyệt kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng
giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 1776/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình bố
trí dân cư vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do,
khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn); Quyết định 67/2010/QĐ-TTg và 48/2014/QĐ-TTg
(Bộ Xây dựng) hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở và nhà phòng tránh bão, lụt; Quyết
định giao đất giao rừng ...
Ngoài ra, còn có các chính sách đặc
thù khác liên quan đến hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu
số, thực hiện theo vùng, miền, khu vực thuộc các chương trình, dự án do các Bộ,
ngành và địa phương ban hành.
Để hướng dẫn, cụ thể hóa các Quyết
định trên, Ủy ban Dân tộc và các Bộ ngành
đã xây dựng các thông tư, văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa các Quyết định của Thủ
tướng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Giai đoạn 2012 - 2014, có khoảng hơn 10
văn bản của các Bộ ngành TW ban hành, riêng Ủy
ban Dân tộc, xây dựng 03 thông tư cụ thể:
+ Thông tư số 03/2013/TT-UBDT hướng
dẫn thực hiện Quyết định 29/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở
và việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013-2015.
+ Thông tư liên tịch số
04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số
755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở
xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn
+ Thông tư liên tịch
06/2013/TTLT-UBDT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 33/2013/QĐ-TTg tiếp tục
thực hiện Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân
tộc thiểu số đến năm 2015
2. Đôn đốc xây
dựng báo cáo, thẩm tra tổng hợp các đề án do địa phương đề xuất.
- Thực hiện nhiệm vụ được phân công
tại Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 23/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ; để có cơ
sở tổng hợp, đề xuất và xây dựng chính sách đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
DTTS trong thời gian tới, Ủy ban Dân tộc
đã ban hành văn bản số 750/UBDT-CSDT ngày 16/8/2013 và 356/UBDT-CSDT ngày
15/4/2015 về đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW báo cáo kết quả thực hiện
Quyết định 352/QĐ-TTg. Đến nay có 4 Bộ và 14 tỉnh có báo cáo.
- Để đảm bảo các quy định chung về
việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách, bố trí nguồn lực, quản lý, chỉ
đạo thực hiện các đề án hỗ trợ trực tiếp đất
ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, Ủy
ban Dân tộc đã thẩm tra, tổng hợp báo
cáo của từng địa phương theo từng chính sách hỗ trợ như sau:
+ Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho
đồng bào DTTS nghèo theo Quyết định 755/QĐ-TTg, gồm đề án của 45 tỉnh, trong đó
29 tỉnh đã phê duyệt đề án chính thức.
+ Tổng hợp nhu cầu hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, giải quyết việc làm cho đồng
bào DTTS nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết
định số 29/2013/QĐ-TTg, gồm các báo cáo tổng hợp, rà soát nhu cầu vốn của 13
tỉnh.
+ Dự án sắp xếp ổn định định canh
định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh du cư theo Quyết định số
33/2013/QĐ-TTg và 1342/QĐ-TTg, với tổng số 297 dự án của 144 huyện thuộc 35
tỉnh.
Ngoài các đề án, báo cáo nêu trên còn
có những đề án thuộc các chương trình, dự án tái định cư của các công trình
thủy lợi, thủy điện và các dự án thuộc khu kinh tế quốc phòng, dự án đầu tư cơ
sở hạ tầng, dự án giao đất giao rừng... thuộc các Bộ, ngành phê duyệt theo thẩm
quyền, cũng được thẩm tra theo quy định.
3. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách
giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2012 đến
nay.
Hằng năm theo chức năng, nhiệm vụ
được giao, các Bộ ngành thường xuyên tổ chức các đoàn đi địa phương kiểm tra,
đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện
chính sách về đất ở, đất sản xuất. Cụ thể:
- Đã tổ
chức 20 đoàn công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định
755, 29 và 33 tại 27 tỉnh.
- Tổ chức 04 đoàn thanh tra tại 04
tỉnh về bố trí đất ở, đất sản xuất tại tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk và Phú Yên; tình
hình thực hiện định canh định cư cho đồng bào DTTS tại tỉnh Yên Bái.
- Tham gia cùng đoàn giám sát của
Quốc hội kiểm tra tình hình thu hồi đất của các nông lâm trường cho người DTTS
nghèo chưa có và thiếu đất sản xuất tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên
và Sơn La.
Kết quả các cuộc giám sát, kiểm tra,
thanh tra của các Bộ ngành cho thấy việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất cho đồng bào DTTS đã được các cấp, các ngành từ Trung ương triển khai
thực hiện. Chính sách được tuyên truyền phổ biến đến cơ sở và người dân. Việc
tổ chức bình xét đối tượng để đưa vào danh sách hỗ trợ đã được các thôn, bản
thực hiện theo quy định, không để xảy ra khiếu kiện, thắc mắc. Tuy địa phương
gặp nhiều khó khăn về ngân sách và thiếu quỹ đất để giao cho các hộ DTTS nhưng
phần lớn các tỉnh đều quan tâm, tạo mọi điều kiện để giải quyết đất ở, đất sản
xuất cho đồng bào.
Tuy vậy, vẫn còn một số địa phương do
quỹ đất ở, đất sản xuất không còn hoặc do giá đất thực tế cao hơn định mức hỗ
trợ nên chủ yếu tập trung giải quyết hỗ trợ nước sinh hoạt, chưa thực hiện nội
dung hỗ trợ đất ở và đất sản xuất. Công tác điều tra, khảo sát và quy hoạch bố
trí đất sản xuất chưa sát với thực tế. Một số địa phương không bố trí vốn đối
ứng để thực hiện chính sách (trừ các tỉnh tự cân đối được ngân sách), triển
khai xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện các chính sách liên quan đến hỗ trợ đất
sản xuất, đất ở còn chậm. Chỉ tính riêng việc xây dựng đề án thực hiện Quyết
định 755/QĐ-TTg (giai đoạn 2013 -2015), đến nay mới có 30 /53 tỉnh phê duyệt đề
án thực hiện chính sách của địa phương; có một số địa phương tổ chức xây dựng
Đề án rất chậm điển hình như Điện Biên, Gia Lai, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An.
Đối với các tỉnh thuộc khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, việc triển khai thực hiện Quyết định 29 còn rất chậm, phụ
thuộc vào việc điều nguồn vốn dư từ thực hiện Quyết định 74 sang thực hiện
Quyết định 29. Một số tỉnh không triển khai được vì không có vốn điều chuyển.
Đối với các dự án định canh định cư
cho đồng bào DTTS, qua kết quả kiểm tra thực tế cũng còn một số dự án ĐCĐC chưa
làm tốt công tác quy hoạch, bố trí đủ mặt bằng đất ở lâu dài, đất sản xuất diện tích ít và chất lượng kém
hoặc rất xa nơi ở như: Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Bình Định. Một số tỉnh do
quỹ đất còn nên việc hỗ trợ đất, đặc biệt là đất sản xuất cho người dân được thực hiện khá tốt, ngay cả khi dự án chưa
hoàn thành các hộ dân đã đến nhận đất ở và sản xuất như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình
Phước, Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ. Nhìn chung, mặc dù còn một số
điểm/dự án ĐCĐC chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nhưng các điểm/dự án ĐCĐC
hoàn thành đã ổn định được nơi ở, hình thành những điểm dân cư tập trung phù hợp với quy hoạch nông thôn mới, được đầu
tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, giao thông thuận lợi, đồng bào dễ dàng
tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.
b) Công tác sơ kết, tổng kết:
Căn cứ thời gian thực hiện của từng
chính sách, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành được giao chủ trì tiến
hành sơ kết, tổng kết theo quy định.
Thời gian từ 2012 đến nay, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức sơ kết 5 năm thực
hiện Quyết định 33/2007/QĐ-TTg và phối hợp
với các Bộ ngành đề xuất Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg để tiếp tục thực chính sách hỗ trợ
định canh định cư cho đồng bào DTTS còn du canh du cư. Năm 2015 là năm cuối
thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS theo các
Quyết định số 755, 29 và 33. Ủy ban Dân
tộc đã thành lập Ban chỉ đạo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chính
sách dân tộc nhiệm kỳ 2011 – 2015, chuẩn bị cho công tác tổng hợp, xây dựng báo
cáo tổng kết thực hiện chính sách dân
tộc. Dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết
các chính sách giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất chương trình, chính sách dân
tộc giai đoạn 2016 - 2020 vào quý IV/2015.
3. Kết quả triển
khai thực hiện Nghị quyết 539/NQ-UBTVQH13 của Ủy
ban Dân tộc.
3.1. Thực hiện nhiệm vụ được
phân công tại Quyết định 352/QĐ-TTg.
Theo nhiệm vụ được phân công tại
Quyết định 352/QĐ-TTg, Ủy ban Dân tộc
được phân công 4 nhiệm vụ:
- Xây dựng chính sách về hỗ trợ đất
sản xuất, chuyển đổi nghề và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời
sống khó khăn giai đoạn 2012 - 2016.
- Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện
định canh định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2013 - 2020.
- Chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo ở các xã, thôn, bản ĐBKK vùng dân
tộc và miền núi đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020.
- Chính sách đầu tư hỗ trợ ổn định
dân cư đối với đồng bào DTTS di cư tự do.
Qua nghiên cứu báo cáo tổng hợp của
các tỉnh và kiểm tra tình hình thực tế
tại các tỉnh, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp
với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách giải quyết đất
ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ
ban hành các chính sách sau:
- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã,
thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của
Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở
và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn
vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết
định số 29/2013/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách tiếp tục thực hiện hỗ
trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm
2015 theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 4/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Hiện nay Ủy ban Dân tộc đang xây dựng Đề án xây dựng cơ chế tập trung
nguồn lực để thực hiện các chính sách hiện hành nhằm ổn định đời sống cho đồng
bào di cư tự do phía Lào trao trả. Dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
trong quý II/2015.
Đối với 2 chính sách hỗ trợ hộ cận
nghèo, hộ thoát nghèo ở các xã, thôn, bản
ĐBKK vùng dân tộc và miền núi đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020 và đầu tư
hỗ trợ ổn định dân cư đối với đồng bào DTTS di cư tự do: Do để tránh chồng
chéo, trùng lặp với các chính sách khác của các Bộ ngành đã ban hành có cùng
nội dung, đối tượng và địa bàn thực hiện, Ủy ban
Dân tộc đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép không triển khai.
3.2. Kết quả
thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất do Ủy ban Dân tộc quản lý.
Sau 10 năm thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đã có 210.587/1.027.723
hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ đất sản
xuất, đất ở (trong đó có 99.248 hộ được hỗ trợ đất ở, 111.339 hộ được hỗ trợ
đất sản xuất). Riêng giai đoạn 2012 - 2014 thực hiện hỗ trợ được 10.156 hộ về
đất ở và 19.449 hộ về đất sản xuất.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả đạt
được từ các năm trước, Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS
đến năm 2015 nhằm ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất góp phần giảm nghèo
bền vững vùng dân tộc và miền núi. Tuy vậy, giai đoạn 2012 - 2014 kết quả đạt
được của các chính sách còn thấp do nguồn lực không đủ. Tổng ngân sách Trung
ương hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ
dân tộc thiểu số từ 2012 - 2015 là: 2.777,15 tỷ đồng. Tính từ năm 2002 đến nay
đã cấp khoảng 9.047,780 tỷ đồng /tổng nhu
cầu khoảng 30.000,0 tỷ đồng (tổng hợp theo các Quyết định 134/2004/QĐ-TTg,
1592/QĐ-TTg, Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg, 755/QĐ-TTg, 29/2013/QĐ-TTg). Kết quả
cụ thể như sau:
a) Thực hiện chính sách hỗ trợ
định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg và 1342/QĐ-TTg.
Tính đến hết năm 2014, Trung ương đã
cấp cho 35 tỉnh 1.945 tỷ đồng, đạt 71% tổng số vốn đã được duyệt tại Quyết định
số 1342/QĐ-TTg (trong đó: vốn đầu tư phát triển 1.223 triệu đồng, đạt 67%; vốn
sự nghiệp 722 triệu đồng, đạt 82%).
Sau 7 năm thực hiện, các tỉnh đã hoàn
thành 43/44 điểm dự án ĐCĐC xen ghép và 119/252 dự án ĐCĐC tập trung, thực hiện
dở dang 01 điểm xen ghép và 90 dự án tập trung, 32 dự án chưa được bố trí vốn
thực hiện, 11 dự án đề nghị không triển khai do không bố trí được mặt bằng,
không có quỹ đất. Đến nay các tỉnh đã hoàn thành ĐCĐC cho 19.908 hộ với 89.143
khẩu, đạt 67% kế hoạch được phê duyệt.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc
thiểu số đã góp phần tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu gắn với quy
hoạch xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm
nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và bảo vệ an ninh quốc
phòng vùng dân tộc và miền núi; qua đó ổn định đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số, hạn chế tình trạng di cư tự do.
Tuy nhiên, hiện còn khoảng 3.248 hộ
thụ hưởng Chính sách thuộc 61 dự án ĐCĐC tập trung nhưng chưa nhận được hỗ trợ
chuyển về ĐCĐC và còn khoảng 20.837 hộ thuộc các tỉnh Tây Nguyên chưa được bố
trí, sắp xếp ổn định, còn ở rải rác, phân tán nên đời sống không ổn định, chưa
có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nảy sinh tâm
lý bất an, rất cần sự hỗ trợ để ổn định và thoát
nghèo.
b) Thực hiện chính sách hỗ trợ đất
ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ
nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg.
Theo số liệu tổng hợp đề án 755 đã
phê duyệt của các tỉnh, tổng số hộ dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất là
114.322 hộ, tổng số hộ muốn chuyển đổi nghề do thiếu đất sản xuất là 195.060 hộ
(trong đó có 122.327 hộ cần chuyển đổi nghề, mua sắm công cụ sản xuất và 72.733
hộ có nhu cầu giao khoán bảo vệ và trồng
rừng); 8.461 lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và 61.154 lao động muốn
học nghề; 588.360 hộ có nhu cầu được hỗ trợ nước
sinh hoạt.
Qua 2 năm thực hiện, ngân sách Trung
ương đã cấp 952,6 tỷ đồng/ tổng nhu cầu 11.754,98 tỷ đồng (đạt 8,1%). Đến hết
năm 2014, các tỉnh chỉ mới thực hiện hỗ trợ
2.099 hộ với 4.193 ha đất sản xuất (đạt 1,8%), chuyển đổi ngành nghề cho 868 hộ
(đạt 0,7%), nước sinh hoạt cho 16.820 hộ và hoàn thành 177 công trình nước sinh
hoạt tập trung (đạt 3%). Do gặp nhiều khó khăn nên kết quả thực hiện Quyết định
755/QĐ-TTg còn thấp. Một số địa phương chưa tích cực triển khai thực hiện chính
sách (không bố trí vốn đối ứng thực hiện chính sách, xây dựng đề án chậm...).
Dự kiến đến hết 2015, kết quả thực hiện chính sách không đạt mục tiêu, yêu cầu
theo Quyết định 755 đã duyệt.
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ
giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo,
đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015.
Theo báo cáo của các địa phương, vùng
đồng bằng sông Cửu Long còn hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, 4.335 hộ có nhu
cầu chuộc lại đất sản xuất và 26.142 hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề tạo việc làm.
Do điều kiện ngân sách khó khăn đến
nay Quyết định 29/2013/QĐ-TTg chưa được cấp vốn. Thủ tướng Chính phủ cho phép
điều chuyển nguồn vốn còn dư từ Quyết định 74/2008/QĐ-TTg sang thực hiện Quyết
định 29/2013/QĐ-TTg là 352,55 tỷ đồng/tổng nhu cầu vốn là 578,227 tỷ đồng. Hiện
nay một số tỉnh không có kinh phí điều chuyển và một số tỉnh thiếu kinh phí,
khó khăn trong triển khai thực hiện chính sách. Đến hết năm 2014 trong toàn khu
vực đồng bằng Sông Cửu Long mới có tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu thực
hiện Quyết định 29, đã hỗ trợ được 2.043 hộ có đất ở (đạt 27,63%), 237 hộ được
chuộc đất sản xuất (đạt 5,5,%), 307 hộ được vay vốn tạo việc làm và phát triển
sản xuất, 849 lao động được đào tạo nghề (đạt 1,2%). Kinh phí giải ngân được 81,77
tỷ đồng. Phần lớn các tỉnh còn lại tập trung vào công tác rà soát các đối tượng
được thụ hưởng; chính sách và xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
II. Những vấn đề
còn khó khăn, hạn chế.
- Hiện nay còn khoảng 70.631 hộ thiếu
đất ở và 146.874 hộ thiếu đất sản xuất; 194.192 hộ cần chuyển đổi nghề và
24.099 hộ cần vay vốn chuyển đổi nghề do thiếu đất sản xuất.
- Do thiếu vốn và phân bổ kéo dài từ
năm 2009 - 2015, đến nay các dự án định canh định cho đồng bào DTTS mới hoàn
thành được 107/252 dự án; số dự án tập trung đang thực hiện dở dang còn lớn
(102 dự án) chưa chuyển dân về ĐCĐC để ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc
thiểu số. Một số tỉnh chưa làm tốt công tác quy hoạch khi lập dự án, đặc biệt
là bố trí đất sản xuất, nên có một số dự án ĐCĐC đầu tư kém hiệu quả. Qua 7 năm
thực hiện, đối tượng, danh mục và tổng mức vốn các dự án đã được phê duyệt có
điểm không còn phù hợp (do trượt giá và
một số dự án phát sinh thêm hạng mục đầu tư). Vốn cấp không đủ, không đồng bộ,
bố trí đầu tư dàn trải, thiếu tập trung nên nhiều dự án và công trình thực hiện
còn dở dang, dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Đến nay, vốn sự nghiệp đã
đạt 82% nhưng vốn đầu tư mới bố trí đạt 67%, trong khi một phần vốn sự nghiệp
chỉ giải ngân được khi các dự án ĐCĐC tập trung được đầu tư hoàn thành.
- Các tỉnh triển khai thực hiện chính
sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất còn chậm do gặp nhiều khó khăn trong thực hiện;
Kết quả đạt được còn thấp. Nhiều địa phương không còn quỹ đất để cấp, nhiều
nơi, đất khai hoang để cấp cho đồng bào không còn hoặc còn nhưng phải đầu tư
nhiều kinh phí; đất phân tán, rải rác ở nơi xa, thường là đất xấu nhiều sỏi đá
hoặc thiếu nước, sản xuất khó khăn, kém hiệu quả. Có nơi giá đất quá cao, với
mức hỗ trợ theo quy định không thể thực
hiện được.
Các giải pháp khác để thay thế đất
sản xuất bằng chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giao khoán bảo vệ và trồng rừng các địa phương triển
khai hiệu quả còn thấp. Việc thu hồi đất của các nông lâm trường giao cho các
hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn.
Một số địa phương chưa tích cực trong
việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số như: không bố trí vốn đối ứng để thực hiện chính sách (trừ các
tỉnh tự cân đối được ngân sách), triển khai
xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện các chính sách liên quan đến hỗ trợ đất sản xuất,
đất ở còn chậm.
- Năm 2015 là năm kết thúc một loạt
các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
cho đồng bào DTTS nhưng ngân sách nhà nước cấp còn rất thấp so với nhu cầu thực
hiện chính sách. Cụ thể vốn cấp thực hiện Quyết định 33/2013/QĐ-TTg đạt 71%,
Quyết định 755/QĐ-TTg đạt 8,1%, Quyết định 29/2013/QĐ-TTg không được bố trí vốn
phải sử dụng kinh phí dư từ Quyết định 74/2008/QĐ-TTg sang triển khai thực hiện.
Vốn cấp không đủ, không đồng bộ, chưa
kịp thời là nguyên nhân chính khiến cho việc triển khai thực hiện các chính
sách dân tộc ở địa phương gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả thực hiện các
chính sách không cao. Các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
DTTS đến hết 2015 không đạt được mục tiêu đã duyệt.
- Sự phối
hợp giữa các bộ, ngành địa phương trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất vẫn còn hạn chế.
III. Nguyên nhân
của những khó khăn, hạn chế.
1. Việc thực hiện Chính sách được
triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; địa hình hiểm trở, chia cắt phức
tạp; trong những năm qua thường xảy ra thiên tai như: rét đậm, rét hại, bão lũ
nghiêm trọng. Một bộ phận người dân còn tập quán du canh, du cư phát nương làm
rẫy, ít quan tâm đến thâm canh, bảo vệ đất để canh tác ổn định lâu dài và chưa
quan tâm đến việc xác định chủ quyền sử dụng đất.
2. Vùng đặc biệt khó khăn có mặt bằng
dân trí thấp; đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ xã, thôn, bản còn nhiều bất
cập.
3. Quá trình xây dựng chính sách
không xác định được nguồn vốn, các chính sách thực hiện theo nhiệm kỳ dẫn đến
chính sách không đạt được mục tiêu đề ra, giảm hiệu quả đầu tư hỗ trợ.
4. Chính sách đề ra mục tiêu cao,
nhưng định mức hỗ trợ chưa tương xứng với mục tiêu đề ra và chưa đáp ứng nhu
cầu thực tế.
IV. Giải pháp, kiến nghị thực hiện
chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất trong thời gian tới
1. Giải pháp.
- Tiếp tục thực hiện các chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số.
- Ở những vùng dân cư thiếu tập
trung, cần xây dựng mới quy hoạch dân cư theo các kế hoạch dài hạn, quy hoạch
lại đất ở, đất sản xuất cho vùng dân tộc thiểu số gắn với phương hướng phát
triển sản xuất.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá lại thực
trạng tình hình sử dụng đất của các nông, lâm trường ở mỗi địa phương; trên cơ
sở đó rà soát, điều chỉnh lại Đề án sắp
xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh của từng tỉnh, thành
phố theo hướng: Thực hiện giao khoán khoanh
nuôi, bảo vệ và trồng rừng. Thu hồi đất chưa sử dụng, sử dụng không đúng mục
đích và giải thể các nông, lâm trường, các công ty tư nhân thuê đất sử dụng
không hiệu quả hoặc để hoang hóa để bàn giao cho địa phương quản lý và giao cho
các hộ dân tộc tại chỗ thiếu đất sử dụng.
- Xây dựng các dự án ổn định dân cư,
tránh tình trạng di cư tự phát theo hướng đầu tư đủ nguồn lực phát triển kinh
tế - xã hội cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi có dân thiếu đất sản xuất,
đất ở, có di dân tự phát, nâng cao đời sống cho đồng bào.
- Tăng cường công tác đào tạo nghề và
giải quyết việc làm cho người lao động thuộc các hộ nghèo thiếu đất sản xuất.
- Tiếp tục thu hút lao động tại chỗ
làm công nhân trong các nông lâm trường sản xuất kinh doanh tốt.
- Thực hiện chương trình di dân nội
tỉnh, nội vùng để giảm bớt áp lực thiếu đất và di cư tự phát sang các vùng khác.
2. Một số kiến
nghị
- Đề nghị Quốc hội cần ưu tiên ngân
sách để bố trí cho các chính sách đang thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc
thiểu số và miền núi nói chung và các chính sách dân tộc nói riêng. Đối với
những chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội liên
quan đến an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi cần được ưu tiên vốn để
giải quyết trong thời gian ngắn, không để kéo dài.
- Hiện nay số hộ đồng bào dân tộc
thiểu số thiếu đất ở, sản xuất theo các Quyết định 755/QĐ-TTg, 29/2013/QĐ-TTg
còn rất lớn đề nghị tiếp tục thực hiện các chính sách và sửa đổi cho phù hợp
với giai đoạn tiếp theo nhằm giải quyết đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc
làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Sau năm 2015, một số chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý sẽ hết hiệu lực như: Chính
sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, Chính sách hỗ trợ
đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho
hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở theo Quyết định số 755/QĐ-TTg,
Chính sách hỗ trợ định canh, định cư cho đồng bào DTTS theo Quyết định số
33/2013/QĐ-TTg, Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho
đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013
- 2015 theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg,... Nhưng mục tiêu của các chính sách
trên vẫn chưa hoàn thành, nhu cầu bố trí lại dân cư, định canh định cư, hỗ trợ
đất sản xuất, dạy nghề, chuyển đổi nghề, vốn vay tín dụng của đồng bào DTTS còn
rất lớn. Nhằm tránh trùng chéo và nâng cao hiệu quả chính sách, giảm đầu mối văn
bản quản lý chính sách; kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng “Chương
trình hỗ trợ có mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi
giai đoạn 2016 - 2020 trên cơ sở tích hợp các chính sách hết hiệu lực nhưng mục
tiêu còn lớn, sửa đổi bổ sung chính sách hiệu quả thấp (Quyết định
102/2009/QĐ-TTg do Ủy ban Dân tộc quản
lý).
- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc thực
hiện các chính sách an sinh xã hội vùng dân tộc và miền núi triển khai theo
hướng trung hạn và dài hạn, xác định phân kỳ đầu tư cụ thể, đảm bảo cho các địa
phương có khả năng cân đối nguồn lực, tiến độ thực hiện và đánh giá, giám sát
đối với từng chính sách. Đồng thời cần bố trí đủ nguồn lực đầu tư theo kế hoạch
được duyệt cho các chính sách đã được ban hành, để chương trình, chính sách
triển khai thực hiện đúng tiến độ, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Ưu tiên bố
trí các nguồn vốn đồng bộ, kịp thời tạo điều kiện cho địa phương chủ động thực
hiện các chính sách.
Kiên quyết thu hồi đất chưa sử dụng,
sử dụng không đúng mục đích và giải thể các nông, lâm trường, các công ty tư
nhân thuê đất sử dụng đất không hiệu quả (đã nhiều năm không có lãi) hoặc để
hoang hóa để bàn giao cho địa phương quản lý và giao cho các hộ dân tộc tại chỗ
thiếu đất sử dụng.
- Đề nghị các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cần tập trung giải quyết, thu hồi diện tích đất tranh chấp,
lấn chiếm. Đối với trường hợp đã sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất, chưa có đất sản xuất thì xem xét giao đất, cấp Giấy chứng nhận cho
người đang sử dụng đất. Có biện pháp quản lý để hạn chế tình trạng mua bán
chuyển nhượng đất đai trong đồng bào dân tộc; có chính sách thu hút lao động
tại chỗ làm công nhân trong các nông, lâm trường sản xuất kinh doanh tốt.
BÁO CÁO
TÌNH
HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 76/2014/QH13 NGÀY 24/6/2014 VỀ ĐẨY MẠNH
THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020.
(Kèm theo văn bản số 436/UBDT-CSDT ngày 13/5/2015 của Ủy ban Dân tộc)
Căn cứ nội dung Nghị quyết
76/2014/QH13, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các Bộ ngành tập trung chỉ đạo 09
chính sách do Ủy ban Dân tộc được giao
chủ trì. Dưới đây là những đánh giá về kết quả thực hiện:
I. Kết quả đạt được:
1. Tình hình liên quan đến thực
hiện mục tiêu giảm nghèo và công tác chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện
Nghị quyết.
Các chính sách dân tộc đã góp phần
tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền
núi. Theo báo cáo của các địa phương, tỷ lệ giảm nghèo vùng DTTS&MN từ năm
2012 đến năm 2014 bình quân đạt khoảng 3%/năm, riêng các xã đặc biệt khó khăn
giảm trên 3,5%/năm. Dự kiến đến hết năm 2015, tỷ lệ giảm nghèo ở các xã đặc
biệt khó khăn không đạt được mục tiêu đề ra theo Nghị quyết 10/2011/QH13
(4%/năm).
Trên cơ sở kế hoạch rà soát, sửa đổi,
bổ sung cơ chế các chính sách dân tộc theo hướng bền vững, Ủy ban Dân tộc đã tiến hành rà soát, nghiên
cứu, đánh giá kết quả và hiệu quả của các chính sách dân tộc trong những năm
vừa qua. Hệ thống các chính sách đối với địa bàn vùng dân tộc và miền núi từ
năm 2006 đến nay được thể chế qua gần 160 văn bản quy phạm pháp luật gồm: 14
Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 văn bản về
phê duyệt các đề án, chính sách; 26 văn bản liên tịch giữa các Bộ, cơ quan
ngang Bộ và 51 văn bản của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Ngoài ra, trên cơ sở tình
hình thực tế, các địa phương đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều chính sách
thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi.
Đối với chính sách giảm nghèo, Ủy ban
Dân tộc được phân công quản lý, theo dõi Chương trình phát triển kinh tế xã hội
các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi (Chương trình 135). Theo chức
năng, Ủy ban Dân tộc cũng trực tiếp theo
dõi triển khai một số chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
và miền núi, hỗ trợ đối với các hộ dân tộc thiểu số nhằm xóa đói giảm nghèo
như: Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân
tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết
định số 755/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm
cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg; Chính sách cho vay
vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012-2015 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện
định canh định cư (ĐCĐC) theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg và Quyết định số
33/2013/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng
khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg; Chính sách cấp một số loại báo, tạp
chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2472/QĐ-TTg; Đề án
“Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” theo
Quyết định số 1672/QĐ-TTg; Chính sách đối với người
có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số
56/2013/QĐ-TTg.
Trong những năm vừa qua, việc triển
khai xây dựng và thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách giảm nghèo do Ủy ban Dân tộc được
phân công chủ trì luôn đảm bảo tốt công tác phối
hợp giữa các Bộ ngành trong quản lý, chỉ đạo, điều hành; phân cấp mạnh cho
địa phương từ khâu xác định nhu cầu, lập kế hoạch đến triển khai thực hiện. Hiện
nay, Ủy ban Dân tộc đang tiếp tục phối hợp với các Bộ ngành và địa phương để:
- Chuẩn bị tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện chính sách dân tộc nhiệm kỳ 2011 - 2015.
- Nghiên cứu, sắp xếp, điều chỉnh
chính sách dân tộc theo hướng tập trung nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo,
trùng lắp.
- Đổi mới có hiệu quả cơ chế điều
hành, chủ trì, phân công, phân cấp, phối hợp trong công tác giảm nghèo. Trên cơ
sở Luật Đầu tư công và thực hiện xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, Ủy ban Dân tộc đang tiếp tục phối hợp các Bộ ngành hoàn thiện cơ chế điều
hành các Chương trình, chính sách trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi nhằm
tăng cường phân cấp cho địa phương, cơ sở và cộng đồng, tăng cường và tập trung
nguồn lực cho địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi.
Kết quả đạt được cụ thể đối với từng chính sách giảm nghèo như sau:
2. Kết quả
thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQGGNBV
- Chương trình 135 được thực hiện từ
năm 1999 và hoàn thiện dần đến năm 2006-2011, gồm 4 hợp phần. Từ năm 2012 -
2013, Chương trình 135 được chuyển thành Dự án 2 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn bản đặc biệt khó
khăn của Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững. Giai đoạn năm 2014
- 2015: Chương trình 135 được thực hiện theo Quyết định 551/QĐ-TTg gồm hai hợp
phần: hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chương trình thực hiện trên địa bàn
2.331 xã, và 3.059 thôn thuộc địa bàn 415 huyện, 52 tỉnh, trong đó bao gồm:
1.729 xã đặc biệt khó khăn, 412 xã biên giới và 190 xã ATK.
Cơ chế quản lý thực hiện theo Thông
tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-NNPTNT-XD ngày 18/11/2013 của liên
Bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch - Đầu tư,
Tài chính, Nông nghiệp và PTNT, Xây dựng.
- Kết quả thực hiện: Kinh phí đầu tư
hỗ trợ: Ngân sách trung ương đầu tư, hỗ trợ cho 2.295 xã và 3.448 thôn, ngân
sách địa phương đầu tư cho 36 xã và 61 thôn. Trong 2 năm 2014-2015, ngân sách
trung ương đã bố trí được 7.790,5/ 12.100 tỷ đồng bằng 64.38% theo định mức
được phê duyệt. Huy động nguồn vốn hỗ trợ từ tổ chức quốc tế được 365 tỷ đồng. Kết quả cụ thể như sau:
+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Tổng vốn giao là 2.030/ 3.146,7 tỷ đồng bằng 64,51%
so với định mức phê duyệt. Các địa phương đã thực hiện hỗ trợ giống, cây, con,
hỗ trợ mua sắm máy móc trang thiết bị, công cụ phát triển sản xuất, chế biến,
hỗ trợ vắc xin tiêm phòng gia súc gia cầm, tổ chức tập huấn về khuyến nông,
khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật cho thực hiện các dự án, mô hình phát triển
sản xuất...
+ Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Tổng số vốn giao là 5.760/ 8.953,8 tỷ đồng bằng 64,33% so với định mức phê
duyệt. Đến nay các địa phương đã tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng được 6.221
công trình, trong đó, khởi công mới 3.287 công trình; chuyển tiếp 1.532 công
trình; trả nợ các công trình đã hoàn thành 461 công trình, duy tu, bảo dưỡng
905 công trình.
Về duy tu, bảo dưỡng công trình: ngân
sách trung ương đã bố trí 361,5 tỷ đồng (bằng 6,3% vốn xây dựng cơ sở hạ tầng)
từ nguồn vốn sự nghiệp. Việc duy tu bảo dưỡng chủ yếu do xã làm chủ đầu tư và
được giao cho các nhóm thợ thuộc cộng đồng dân cư trực tiếp thực hiện.
- Đánh giá kết quả thực hiện: Chương
trình 135 cùng với các chương trình, chính sách khác đã góp phần tích cực vào
giảm tỷ lệ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn, từ tỷ lệ hộ nghèo và cận
nghèo là 55% (năm 2012), đến nay còn khoảng 45%, bình quân mỗi năm giảm 3,5%/
năm; hệ thống điện, đường, trường, trạm được cải thiện rõ rệt, bước đầu đáp ứng
yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chương trình đã thực hiện phân cấp,
trao quyền mạnh cho cơ sở: Theo kết quả
báo cáo, đến nay có gần 100% xã làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản
xuất, duy tu bảo dưỡng và trên 50% số xã làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc tăng cường
phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các công trình, dự án đã phát huy vai trò chủ
động; từng bước nâng cao năng lực thực hiện cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Với sự đầu tư hỗ trợ của Chương trình
135 và các nguồn hỗ trợ khác, dự kiến đến hết năm 2015 có trên 200 xã đạt từ 10
tiêu chí nông thôn mới trở lên và có khoảng 80 xã hoàn thành mục tiêu của
Chương trình.
3. Kết quả thực hiện các chính
sách dân tộc nhằm mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững vùng dân tộc và miền núi
3.1. Chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg và 1342/QĐ-TTg.
Tình hình di cư tự do của đồng bào
dân tộc thiểu số phân chia theo vùng như sau:
- Di cư tự do ở vùng Tây Bắc từ 2005
đến năm 2014: Theo Báo cáo chưa đầy đủ của 13/14 tỉnh vùng Tây Bắc có khoảng
13.671 hộ với 71.149 khẩu. Trong đó, di cư đi ngoài tỉnh: 6.177 hộ với 30.450
khẩu, nội tỉnh: 534 hộ với 2.483 khẩu, di cư sang Lào: 403 hộ với 2.399 khẩu.
- Di cư tự do ở Tây Nguyên từ 2005
đến năm 2014: Số liệu báo cáo của 5 tỉnh trọng điểm có dân đến nhiều (Đắk Lắk,
Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng), tổng số dân di cư tự do đến địa bàn là
18.920 hộ/ 72.934 khẩu. Các tỉnh có dân di cư tự do đi nhiều gồm: Hà Giang, Cao
Bằng, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La. Dân di cư tự do đến các tỉnh Tây
Nguyên gồm nhiều dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan,
Thái, Mông, Mường...
Phần lớn (khoảng 70%) những người di
cư tự do vì lý do kinh tế, tập trung vào một số nguyên nhân sau: Do đời sống
khó khăn, nghèo đói, thiếu đất và nước
sản xuất, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều yếu kém. Trình độ nhận thức
của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, còn
một số phong tục tập quán lạc hậu; Do tác động của
thiên tai, xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản và các công trình phúc lợi khác...
nhưng thực hiện chưa tốt chính sách tái định cư; Việc tuyên truyền, vận động,
giáo dục nhân dân về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước chưa
sâu rộng nên đồng bào dân tộc thiểu số dễ bị lợi dụng, lôi kéo di cư tự do;
- Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ
định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo 33/2013/QĐ-TTg và
1342/QĐ-TTg
Tính đến hết năm 2014, Trung ương đã
cấp cho 35 tỉnh 1.945 tỷ đồng, đạt 71% tổng
số vốn đã được duyệt tại Quyết định số 1342/QĐ-TTg (trong đó: vốn đầu tư phát
triển 1.223 triệu đồng, đạt 67%; vốn sự nghiệp 722 triệu đồng, đạt 82%).
Sau 7 năm thực hiện, các tỉnh đã hoàn
thành 43/44 điểm dự án ĐCĐC xen ghép và
119/252 dự án ĐCĐC tập trung, thực hiện dở dang 01 điểm xen ghép và 90 dự án tập trung, 32 dự án chưa được bố trí
vốn thực hiện, 11 dự án đề nghị không triển khai do không bố trí được mặt bằng,
không có quỹ đất. Đến nay các tỉnh đã hoàn thành ĐCĐC cho 19.908 hộ với 89.143
khẩu, đạt 67% kế hoạch được phê duyệt.
Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ
di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần tăng cường đầu
tư cơ sở hạ tầng thiết yếu gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế -
xã hội, môi trường và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng dân tộc và miền núi; qua
đó ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế tình trạng di cư tự
do.
Tuy nhiên, hiện còn khoảng 3.248 hộ
thụ hưởng Chính sách thuộc 61 dự án ĐCĐC tập trung nhưng chưa nhận được hỗ trợ
chuyển về ĐCĐC và còn khoảng 20.837 hộ thuộc các tỉnh Tây Nguyên chưa được bố
trí, sắp xếp ổn định, còn ở rải rác, phân tán nên đời sống không ổn định, chưa
có nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nảy sinh tâm lý bất an, rất cần sự hỗ trợ để ổn
định và thoát nghèo.
3.2. Chính sách hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở
xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg.
Theo số liệu tổng hợp đề án 755 đã phê duyệt của các tỉnh, tổng số hộ dân tộc
thiểu số còn thiếu đất sản xuất là 114.322 hộ, tổng số hộ chuyển đổi nghề do
thiếu đất sản xuất là 195.060 hộ (trong đó có 122.327 hộ chuyển đổi nghề, mua
sắm công cụ sản xuất và 72.733 hộ có nhu cầu giao khoán bảo vệ và trồng rừng); 8.461 lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động và 61.154 lao động cần học
nghề; 588.360 hộ có nhu cầu được hỗ trợ
nước sinh hoạt.
Qua 3 năm thực hiện, ngân sách Trung
ương đã cấp 952,6 tỷ đồng/tổng nhu cầu của địa phương 11.754,98 tỷ đồng (đạt
8,1%). Đến hết năm 2014, các tỉnh đã thực hiện hỗ trợ cho 2.909 hộ với 4.193 ha
đất sản xuất, chuyển đổi ngành nghề cho 868 hộ, nước sinh hoạt cho 16.820 hộ và
hoàn thành 177 công trình nước sinh hoạt tập trung; kinh phí giải ngân được
184.891 tỷ đồng. Do gặp nhiều khó khăn nên kết quả thực hiện Quyết định
755/QĐ-TTg còn thấp. Một số địa phương chưa tích cực triển khai thực hiện chính
sách (không bố trí vốn đối ứng thực hiện chính sách, xây dựng đề án chậm...).
Dự kiến đến hết 2015, kết quả thực hiện chính sách không đạt mục tiêu, yêu cầu
theo Quyết định 755 đã duyệt.
3.3. Chính sách hỗ trợ giải quyết
đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào
dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai
đoạn 2013 - 2015.
Theo báo cáo của các địa phương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn hộ dân
tộc thiểu số thiếu đất ở, 4.335 hộ có nhu cầu chuộc lại đất sản xuất và 26.142
hộ có nhu cầu chuyển đổi nghề tạo việc làm.
Do điều kiện ngân sách khó khăn đến
nay Quyết định 29/2013/QĐ-TTg chưa được
cấp vốn. Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chuyển nguồn vốn còn dư từ Quyết
định 74/2008/QĐ-TTg sang thực hiện Quyết định 29/2013/QĐ-TTg là 352,55 tỷ
đồng/tổng nhu cầu vốn là 578,227 tỷ đồng. Hiện nay một số tỉnh không có kinh
phí điều chuyển và một số tỉnh thiếu kinh phí rất khó khăn trong triển khai
thực hiện chính sách. Đến hết năm 2014 trong toàn khu vực đồng bằng Sông Cửu
Long mới có tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu thực hiện Quyết định 29. Đã hỗ
trợ cho 2.043 hộ có đất ở, 237 hộ được chuộc đất sản xuất, 307 hộ được vay vốn
tạo việc làm và phát triển sản xuất, 849 lao động được đào tạo nghề. Kinh phí
giải ngân được 81,77 tỷ đồng. Phần lớn các tỉnh còn lại tập trung vào công tác
rà soát các đối tượng được thụ hưởng chính sách và xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3.4. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo
vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg.
Qua 5 năm thực hiện, tổng ngân sách
nhà nước giao cho 57 tỉnh để thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người
dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn từ năm 2010-2014 là 2.965.638 triệu đồng. Kinh
phí hỗ trợ được cân đối trong chi thường xuyên của ngân sách địa phương hàng
năm. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các tỉnh được thụ hưởng chính sách, tổng
kinh phí thực hiện trong 5 năm (2010-2014) là 2.770.348 /2.965.638 triệu đồng,
đã hỗ trợ cho 31.047.909 lượt người, đạt
93,4% kế hoạch; trong đó hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt đã thực hiện là
1.823.025 triệu đồng, chiếm 65,8% và kinh phí hỗ trợ theo hình thức cấp bằng
hiện vật là 947.323 triệu đồng chiếm 34,2% tổng kinh phí thực hiện.
Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu của đối tượng thụ hưởng, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hình thức và danh mục hỗ trợ đảm bảo yêu cầu và điều kiện thực tế của
mỗi địa phương. Trong số 57 tỉnh thực hiện chính sách có 34 tỉnh thực hiện bằng
hình thức cấp tiền mặt, 5 tỉnh thực hiện bằng hình thức cấp hiện vật và 18 tỉnh
chọn hình thức cả cấp tiền mặt và hiện vật. Với nguồn kinh phí được giao, các
địa phương đã nhanh chóng triển khai xuống các cấp cơ sở để hỗ trợ trực tiếp
cho đồng bào nhất là hình thức hỗ trợ tiền mặt. Đối với các tỉnh lựa chọn hình
thức hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật hầu hết đã hỗ trợ theo đúng danh mục hỗ trợ
hiện vật quy định tại Quyết định 102 là giống cây trồng, giống vật nuôi, thuốc
thú y, muối iốt. Tuy vậy, bên cạnh mặt tích cực, cũng còn có một số tỉnh để xảy
ra hiện tượng hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi chưa kịp thời, không đúng thời
vụ, dẫn đến hiện tượng người dân nhận được hỗ trợ nhưng không sử dụng được, gây
lãng phí. Trong 5 năm qua, kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ
nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102 với định mức còn thấp nhưng hiệu quả
từ việc thực hiện chính sách là thiết thực.
3.5. Chính sách cho vay vốn phát
triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 -
2015 theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg
Giai đoạn 2012-2015, tổng nhu cầu
thực hiện chính sách là 2.195,808 tỷ đồng
để cho 274.476 hộ vay vốn phát triển sản xuất.
Do ngân sách nhà nước khó khăn,
Quyết định 54/2012/QĐ-TTg chưa được cấp vốn. Thủ tướng Chính phủ
cho phép điều chuyển nguồn vốn còn dư, thu hồi của Quyết định 32/2007/QĐ-TTg
sang thực hiện Quyết định 54. Kết quả thực hiện: Năm 2013 - 2014 Ngân hàng
chính sách xã hội thu hồi được 153,213 tỷ đồng (đạt 7% nhu cầu) để cho 20.074
hộ vay vốn phát triển sản xuất. Hiện còn 254.402 hộ có nhu cầu vay vốn nhưng
chưa được vay do chưa có nguồn vốn. Số kinh phí thực hiện chính sách còn thiếu
là 2.035,216 tỷ đồng.
Quyết định 54 được ban hành với lãi
suất 0,1%/tháng đã tạo bước chuyển đáng kể trong nhận thức của người dân từ
hình thức cho không chuyển sang cho vay với lãi suất ưu đãi, từ đó nâng cao ý
thức tự lực, nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Hầu hết các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn sử dụng vốn đúng mục
đích, có hiệu quả thiết thực. Đến hạn thu hồi vốn, các địa phương đã thu hồi
lại vốn vay, tỷ lệ rủi ro thấp.
3.6. Đề
án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ
Lao” theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg
- Sau 3 năm thực hiện, tổng vốn TW đã
cấp cho 3 tỉnh thực hiện Quyết định 1672/QĐ-TTg là 241,84 tỷ đồng/1.042,811 tỷ
đồng (đạt 23,19% kế hoạch vốn duyệt).
- Kết quả thực hiện: Tổng số công trình dự kiến hoàn thành đưa vào
sử dụng trong giai đoạn 2013 - 2015 là 27 công trình, với tổng số vốn là 160 tỷ đồng. Trong đó: Tỉnh Điện
Biên: 5 công trình, vốn đầu tư 36 tỷ đồng; Tỉnh Lai Châu: 14 công trình, vốn
đầu tư 92 tỷ đồng; Tỉnh Hà Giang: 8 công trình, vốn đầu tư 32 tỷ đồng.
Hiện nay tỉnh Điện Biên và Hà Giang
đã cơ bản hoàn thiện thiết kế kỹ thuật của các công trình, điều chỉnh phù hợp với thực tế, nên mức vốn đầu tư tăng so
với dự kiến; tỉnh Lai Châu hiện nay vẫn đang tiến hành rà soát và thiết kế kỹ thuật
cho các hạng mục công trình đầu tư, chưa
đáp ứng tiến độ thực hiện. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào các dân
tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ ổn định
sản xuất, đời sống sinh hoạt của đồng bào từng bước được nâng cao. Việc tiếp
cận, thụ hưởng các dịch vụ công như y tế, giáo dục, văn hóa trở nên thuận tiện
hơn.
II. Những vấn đề còn khó khăn, hạn
chế
1. Khó khăn, hạn chế chung:
- Về thực trạng kinh tế - xã hội:
+ Địa bàn triển khai Chương trình 135 và các chính sách dân tộc là
địa bàn khó khăn nhất, là lõi nghèo của cả nước, nơi tập trung 50% số hộ nghèo
của cả nước, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn trên 45%. Cơ sở hạ tầng còn thấp
kém, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân; là nơi tập trung
đông đồng bào dân tộc thiểu số, là vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Xuất phát điểm thấp nên có xu hướng chênh
lệch lớn về khoảng cách phát triển giữa vùng dân tộc và miền núi với các vùng
khác của cả nước, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về an ninh, chính trị.
+ Tập quán và năng lực sản xuất của
đồng bào chưa đáp ứng theo xu thế phát triển. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động, nông thôn chậm.
+ Việc kết nối sản xuất với thị
trường chưa đáp ứng được yêu cầu; đào tạo nghề và giải quyết việc làm; cung cấp
kiến thức, thông tin tiếp cận thị trường, tín dụng còn nhiều hạn chế.
+ Năng lực cán bộ cấp xã còn yếu.
- Về nguồn lực: Năm 2015 là năm kết
thúc một loạt các chính sách, nguồn lực đầu tư cho Chương trình 135 và các
chính sách dân tộc mặc dù được quan tâm nhưng vẫn còn thấp so với định mức được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Cụ thể vốn cấp thực hiện Chương trình 135 đạt
64,38%, Quyết định 33/2013/QĐ-TTg đạt 71%, Quyết định 1672/QĐ-TTg đạt 23,19%,
Quyết định 755/QĐ-TTg đạt 8,1%, Quyết định 29/2013/QĐ-TTg và 54/2012/QĐ-TTg
chưa được bố trí vốn phải sử dụng kinh phí còn dư từ Quyết định 74/2008/QĐ-TTg
và thu hồi từ Quyết định 32/2007/QĐ-TTg sang triển khai thực hiện.
Vốn cấp không đủ, không đồng bộ, chưa
kịp thời là nguyên nhân chính khiến cho việc triển khai thực hiện các chính
sách dân tộc ở địa phương gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả thực hiện các
chính sách không cao. Phần lớn các chính sách đến cuối năm 2015 hết hiệu lực,
không đạt được mục tiêu đã duyệt.
2. Khó khăn, hạn chế của các
chương trình, chính sách dân tộc.
- Chương trình 135: Việc huy động nguồn lực tăng thêm cho Chương trình 135 còn hạn chế. Sự
hỗ trợ của các nhà tài trợ đã giảm dần, số lượng nhà tài trợ giảm từ 7 nhà tài
trợ của giai đoạn trước xuống còn 2 nhà tài trợ, nguồn lực hỗ trợ giảm từ 367 triệu USD (tương đương 6.240
tỷ đồng) xuống còn 38,3 triệu Euro (khoảng 1.072 tỷ đồng). Giai đoạn 2012-2015,
Chương trình 135 là thành phần của CTMTQGGNBV quy định tại Quyết định số
1489/QĐ-TTg nên vừa phải thực hiện cơ chế chung cho CTMTQGGNBV và cơ chế riêng
cho Chương trình 135.
Chưa tạo được cơ chế đặc thù trong
đầu tư, gây khó khăn cho cộng đồng tham gia xây dựng công trình cơ sở hạ tầng,
tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn
các xã, thôn ĐBKK cũng như đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung của Chương
trình trên địa bàn đặc biệt khó khăn, đặc biệt là các nội dung liên quan đến
Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công... Với những khó khăn, hạn chế trên đây, dự
kiến Chương trình 135 sẽ không đạt một số mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn
2012-2015.
- Chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào dân tộc
thiểu số theo Quyết định 33/2013/QĐ-TTg và 1342/QĐ-TTg:
Một số tỉnh chưa làm tốt công tác quy
hoạch khi lập dự án, đặc biệt là bố trí đất sản xuất, nên có một số dự án ĐCĐC
đầu tư chưa đạt hiệu quả cao. Số đối tượng và danh mục dự án ĐCĐC, tổng mức vốn
các dự án đã được phê duyệt đến nay qua hơn 5 năm nên có điểm không còn phù hợp
do trượt giá và một số dự án phát sinh thêm hạng mục đầu tư, khối lượng công
trình. Nguồn kinh phí cấp từng năm còn hạn chế, trong khi vốn bố trí dàn trải,
thiếu tập trung, chưa đồng bộ nên nhiều dự án và công trình thực hiện còn dở dang,
dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Việc bố trí vốn sự nghiệp và vốn đầu tư
của Trung ương hàng năm chưa phù hợp. Đến nay, vốn sự nghiệp đã đạt 82%
nhưng vốn đầu tư mới bố trí đạt 67%, trong khi một phần vốn sự nghiệp chỉ giải
ngân được khi các dự án ĐCĐC tập trung được đầu tư hoàn thành.
- Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số theo các Quyết định
755/QĐ-TTg và 29/2013/QĐ-TTg.
Kết quả đạt được còn thấp, nhiều địa
phương không còn quỹ đất để cấp, nhiều nơi, đất khai hoang để cấp cho đồng bào
không còn hoặc còn nhưng phải đầu tư nhiều kinh phí; đất phân tán, rải rác ở
nơi xa, thường là đất xấu nhiều sỏi đá hoặc thiếu nước, sản xuất khó khăn, kém
hiệu quả. Có nơi giá đất quá cao, với mức hỗ trợ theo quy định không thể thực
hiện được.
Việc bố trí kinh phí để hỗ trợ đất ở,
đất sản xuất còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu theo kế hoạch: Quyết định 755, giai
đoạn 2013 - 2015, mới bố trí được 952,6 tỷ đồng/ 11.754,908 tỷ đồng, đạt khoảng
8% nhu cầu theo kế hoạch của địa phương. Quyết định 29 phải sử dụng vốn còn dư
từ Quyết định 74 sang thực hiện, đến nay vẫn còn một số tỉnh không có vốn chưa
triển khai thực hiện chính sách được.
Các giải pháp khác để thay thế đất
sản xuất bằng chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giao khoán
bảo vệ và trồng rừng các địa phương triển khai hiệu quả còn thấp. Việc thu hồi
đất của các nông lâm trường giao cho các hộ dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất
triển khai chậm và gặp nhiều khó khăn.
Một số địa phương chưa tích cực trong
việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào
dân tộc thiểu số như: không bố trí vốn đối ứng để thực hiện chính sách (trừ các
tỉnh tự cân đối được ngân sách), triển khai xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện
các chính sách liên quan đến hỗ trợ đất sản xuất, đất ở còn chậm.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo
vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg: Đến
nay định mức và danh mục mặt hàng hỗ trợ không phù
hợp với thực tế. Ủy ban Dân tộc đã
xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
102/2009/QĐ-TTg trình Thủ tướng Chính phủ
theo hướng nâng định mức, mở rộng danh mục mặt hàng hỗ trợ và giao quyền cho UBND các tỉnh quyết định danh mục các mặt hàng
hỗ trợ cho phù hợp với nhu cầu và tình
hình thực tế tại các địa phương. Nhưng do điều kiện kinh tế nhà nước còn khó khăn, Thủ tướng đã chỉ đạo việc sửa
đổi, bổ sung Quyết định 102/2009/QĐ-TTg
sẽ được thực hiện sau khi Quốc hội có Báo cáo kết quả giám sát chương trình
giảm nghèo, các chính sách hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo trong đó có
Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt
khó khăn vay vốn phát triển sản xuất: Mức cho vay vốn
thấp, 8 triệu đồng/hộ, chưa đủ nguồn lực cho người dân mở rộng sản xuất. Tuy
quyết định được ban hành từ năm 2013 nhưng chưa được bố trí kinh phí, việc
triển khai quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào vốn thu hồi nợ từ Quyết định 32.
Tổng số kinh phí đã thu hồi từ Quyết định 32 từ 2013 - 2014 chỉ được 153,213 tỷ
đồng/2.195,808 tỷ đồng theo kế hoạch đã duyệt (đạt 0,6%). Hiện còn 254.402 hộ
có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay do chưa có nguồn vốn. Số kinh phí thực
hiện chính sách còn thiếu là 2.035,216 tỷ đồng. Mức cho vay thấp, vốn cấp chưa
có đã ảnh hưởng đến tiến độ vay vốn của các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn.
III. Nguyên
nhân của những khó khăn hạn chế:
- Việc thực hiện Chính sách được triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó
khăn; địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp; trong những năm qua thường xảy ra
thiên tai dịch bệnh như: rét đậm, rét hại, bão lũ nghiêm trọng, dịch bệnh trên
cây trồng, vật nuôi. Một bộ phận người dân còn tập quán du canh, du cư phát
nương làm rẫy, ít quan tâm đến thâm canh, bảo vệ đất để canh tác ổn định lâu
dài và chưa quan tâm đến việc xác định chủ quyền sử dụng đất.
- Vùng đặc biệt khó khăn có xuất phát
điểm thấp; trình độ của người dân, đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ xã,
thôn, bản còn nhiều bất cập.
- Quá trình quy hoạch phát triển đô
thị, xây dựng các dự án hạ tầng, đường giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây
dựng khu công nghiệp, khai thác khoáng
sản, xây dựng các công trình an ninh quốc phòng... cũng gây ảnh hưởng, xáo trộn
lớn về đất ở, giảm nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp, môi trường sống
của người dân. Các giải pháp tạo quỹ đất từ việc thu hồi đất của các dự án,
doanh nghiệp, nông, lâm trường kém hiệu quả, sử dụng chưa đúng mục đích để cấp
cho các hộ nghèo thiếu đất đạt kết quả thấp.
- Công tác tuyên truyền chủ trương,
chính sách dân tộc và Chương trình 135 còn hạn chế. Không có nội dung hỗ trợ
nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân.
- Việc cân đối, bố trí vốn cho Chương
trình chưa đảm bảo theo các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt. Vốn cấp
không đủ, không kịp thời, thiếu đồng bộ, phải kéo dài thời gian thực hiện hoặc thực hiện dở dang, khó khăn cho địa
phương.
- Quá trình xây dựng chính sách không
xác định được nguồn vốn, các chính sách thực hiện theo nhiệm kỳ dẫn đến chính
sách không đạt được mục tiêu đề ra, giảm
hiệu quả đầu tư hỗ trợ.
- Chính sách đề ra mục tiêu lớn,
nhưng định mức, nguồn lực hỗ trợ chưa tương xứng, thời
gian thực hiện ngắn so với mục tiêu, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
- Một bộ phận người dân chưa thực sự
nắm bắt cơ hội để vươn lên thoát nghèo,
nâng cao chất lượng đời sống. Việc hướng dẫn người dân thực hiện sinh kế hộ ở
các địa bàn đặc biệt khó khăn chưa được
quan tâm đúng mức.
IV. Giải pháp,
kiến nghị thực hiện chương trình, chính sách dân tộc trong thời gian tới.
1. Giải pháp
thực hiện các chương trình, chính sách
giảm nghèo.
1.1. Đối với Chương trình 135
giai đoạn 2016 - 2020
* Đề xuất xây dựng Chương trình
135 giai đoạn 2016 - 2020 thành Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội tổng hợp trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và
miền núi:
Để khắc phục những khó khăn, hạn chế
nêu trên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng DTTS&MN; Thực hiện
Nghị quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo
bền vững đến năm 2020, Chỉ thị 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập kế
hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, Ủy
ban Dân tộc kiến nghị hoàn thiện Chương trình 135 thành Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp trên địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền
núi với lý do: Là Chương trình mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020, Chương trình
sẽ khắc phục được một số khó khăn khi là Chương trình thành phần của CTMTQGGNBV
như hiện nay. Khắc phục về sự chồng chéo trong cơ chế quản lý; việc tổ chức
triển khai, kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình; việc huy động nguồn lực
hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thuận lợi hơn..., đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn trên địa bàn đặc biệt khó khăn.
Chương trình sẽ tập trung đầu tư giải
quyết những khó khăn, bức xúc nhất trong phát triển kinh tế, xã hội gồm: Sinh
kế bền vững, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập của người
dân; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường hạ tầng kinh tế, xã hội
phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh tại xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.
Từ các vấn đề trên, Chương trình 135
giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm 3 hợp phần sau:
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất.
+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng xã,
thôn.
+ Tập huấn nâng cao năng lực cho cán
bộ cơ sở và người dân thụ hưởng Chương trình.
- Mục tiêu cụ thể của Chương trình:
+ Góp phần tăng thu nhập bình quân
đầu người của các hộ nghèo trên địa bàn thực hiện Chương trình năm 2020 gấp 3,5 lần so với năm 2011, tương đương 26
triệu đồng/người/năm.
+ Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở xã,
thôn ĐBKK 4%/năm.
+ Đến năm 2020: cơ bản các xã, thôn,
bản có đường giao thông đi lại thuận lợi quanh năm; 100% trung tâm xã, hộ gia
đình có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất; các công
trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây
hàng năm; trên 50% trạm y tế xã được chuẩn hóa; các công trình hạ tầng giáo
dục, văn hóa... được quan tâm đầu tư.
+ Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 30%
số xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 hoàn thành các mục tiêu Chương
trình đã đề ra và ra khỏi diện đầu tư của Chương trình.
- Đối tượng thụ hưởng: Các xã, thôn,
bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã
biên giới, xã an toàn khu (đối tượng thụ hưởng như Chương trình 135 hiện nay).
* Giải pháp thực hiện Chương trình
135 giai đoạn 2016-2020
- Nhóm giải pháp về cơ chế quản lý:
+ Xây dựng cơ chế quản lý, điều hành
Chương trình 135 và các chính sách giảm nghèo khác giai đoạn 2016-2020 theo
hướng thống nhất, tạo điều kiện cho việc lồng ghép nguồn lực thực hiện trên
cùng một địa bàn hoặc cùng một đối tượng thụ hưởng; đảm bảo tính linh hoạt, phù
hợp với đặc thù của từng địa phương và những thay đổi của thực tiễn; đáp ứng
được yêu cầu khuyến khích xã, thôn, đặc biệt khó khăn và người nghèo tự chủ vươn lên thoát
nghèo, tạo sự ưu đãi đối với hộ mới thoát
nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững.
- Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện:
Giao Ủy
ban Dân tộc là cơ quan chỉ đạo phân cấp mạnh cho địa phương tổ chức
triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình 135. Các Bộ ngành, địa
phương có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban
Dân tộc triển khai đồng bộ các nội dung, mục tiêu của Chương trình theo chức
năng, nhiệm vụ được giao.
- Nhóm giải pháp về huy động nguồn
lực: Tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước đảm bảo
thực hiện các nội dung của Chương trình như kế hoạch được phê duyệt. Tăng
cường, khuyến khích huy động nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế, cộng đồng xã
hội và người dân cho thực hiện Chương trình. Chú trọng kiểm tra, kiểm soát,
đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn thực hiện Chương trình, đảm bảo đối tượng
thụ hưởng Chương trình sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả, hạn
chế tình trạng vốn bố trí trong năm không sử dụng hết phải chuyển nguồn sang
năm sau, không để nợ đọng; nghiêm túc thực hiện cơ chế dân chủ, công khai minh
bạch theo phương thức xã có công trình, dân có việc làm tăng thêm thu nhập
trong thực hiện Chương trình.
1.2. Đối với các chính sách dân
tộc:
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả
thực hiện một số chính sách dân tộc, với mục tiêu tập trung chính sách, nguồn
lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp, tiếp tục thực hiện các chính sách sẽ
hết hiệu lực vào năm 2015 nhưng đối tượng thụ hưởng và mục tiêu còn lớn do
nguồn lực cấp chưa đủ, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương
nghiên cứu, đánh giá và đề xuất, xây dựng Chương trình mục tiêu đặc thù hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 -
2020 trên cơ sở tích hợp các chính sách theo các Quyết định: Quyết định 755,
Quyết định 29, Quyết định 33, Quyết định 54, Quyết định 102 và thiết kế thành các
hợp phần:
- Hỗ trợ đời sống: Giải quyết những
vấn đề căn bản để đảm bảo đời sống cho đồng bào dân tộc. Đất ở, nhà ở, nước
sinh hoạt là những nhu cầu thiết yếu;
- Hỗ trợ sinh kế: giải quyết tư liệu
sản xuất cho đồng bào, nâng cao năng lực sản xuất, tạo sinh kế để các dân tộc
ổn định và nâng cao đời sống, vươn lên thoát
nghèo;
- Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư
vùng khó khăn, biên giới giai đoạn 2016-2020: hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu
số có nơi ở ổn định, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, hạn chế tình
trạng du canh du cư, di cư tự do, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh
thái và giữ gìn an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Hỗ trợ tín dụng: Tạo điều kiện cho
các hộ dân tộc thiểu số nghèo được vay vốn ưu đãi để giải quyết những vấn đề
thiết yếu như sửa chữa nhà ở, mua đất sản xuất và bước đầu có vốn để phát triển
sản xuất, tăng thu nhập đảm bảo đời sống, tiến tới thoát nghèo.
2. Đề xuất,
kiến nghị thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020.
Ủy ban Dân tộc xin đề xuất với Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 một
số nội dung như sau:
1. Về các chính
sách:
- Hoàn thiện Chương trình 135 theo
Quyết định 551/QĐ-TTg, bổ sung thêm 1 hợp phần tập huấn nâng cao năng lực cộng
đồng và cán bộ cơ sở thụ hưởng Chương trình.
- Chính sách giải quyết cơ bản tình
trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất
hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ
nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất; kết hợp đào
tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất, đồng thời giải quyết tình trạng
di dân không theo quy hoạch ở một số địa phương. Chính sách này được thực hiện
trên cơ sở tích hợp các chính sách theo các quyết định: QĐ 755, QĐ 29, QĐ 33,
QĐ 54, QĐ 102 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện và xây dựng các
chính sách cho vùng DTTS&MN theo chức năng như: Rà soát, đánh giá tiêu chí
phân định vùng dân tộc & miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2012 -
2015 và điều chỉnh, bổ sung cho giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết đẩy mạnh phát
triển nguồn nhân lực các DTTS đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây dựng
các đề án: Cơ chế tập trung Nguồn lực để thực hiện các chính sách hiện hành
nhằm ổn định đời sống cho đồng bào di cư tự do phía Lào trao trả; Phát triển
kinh tế - xã hội các dân tộc rất ít người giai đoạn 2014 - 2020; Tăng cường vai
trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS đối với công tác dân tộc và thực
hiện chính sách dân tộc; Xác định địa bàn cư trú các dân tộc thiểu số Việt Nam;
Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân
tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2016-2020; Chính sách hỗ trợ thông tin báo
chí tuyên truyền vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn biên
giới, hải đảo giai đoạn 2016 - 2020; Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế về
công tác dân tộc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ....
2. Việc bố trí
nguồn lực và cơ chế thực hiện:
Bố trí đủ nguồn lực cho các chính
sách đã được ban hành theo thực tế giai đoạn 2016-2020.
3. Về cơ chế
quản lý, điều hành
Để khắc phục chồng chéo của giai đoạn
vừa qua, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho đánh giá lại việc xác định chức
năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành nhằm đảm bảo theo hướng liên thông từ Trung
ương đến địa phương. Riêng lĩnh vực công tác dân tộc, đề nghị xem xét điều
chỉnh cho thống nhất quản lý Chương trình 30a và Chương trình 135 do một cơ quan chủ trì, kiến nghị giao cho Ủy ban Dân tộc.