QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG MỘT PHẦN CÔNG NĂNG LÒNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ NGOÀI
MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1611 /2009/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm
2009 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về cấp phép sử dụng một
phần lòng đường, vỉa hè ngoài mục đích giao thông tại các tuyến đường phố; quy
định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản
lý và sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè ngoài mục đích giao thông công cộng.
2. Quy định này không áp dụng đối với các khu
vực tổ chức đi bộ, phố ẩm thực, chợ đêm.
3.
Đối với hoạt động đào lòng đường, vỉa hè để xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công
trình ngầm, công trình bên trên vỉa hè phải thực hiện theo quy định đối với
công tác đào và hoàn trả mặt đường, vỉa hè hiện hành.
4.
Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng; lắp đặt biển chỉ dẫn giao thông, bảng
quảng cáo; bố trí trồng cây xanh; lắp đặt nhà chờ xe buýt, thùng rác công cộng
trên vỉa hè phải thực hiện theo các quy định của Quy chuẩn xây dựng và quy định
về thiết kế vỉa hè, bảo đảm mỹ quan đô thị, không cản trở và không ảnh hưởng
đến an toàn giao thông đô thị.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Áp
dụng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc sau đây:
1.
Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý lòng đường và vỉa hè tại
các tuyến đường phố.
2.
Các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè tại các tuyến
đường phố.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong
Quy định này, các từ ngữ dưới đây được giải thích như sau:
1.
Đường phố là: đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
2.
Lòng đường là: bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó
vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.
3.
Hè phố (hay vỉa hè): là bộ phận của đường đô thị, phục vụ chủ yếu cho người đi bộ
và kết hợp là nơi bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG VỈA HÈ NGOÀI
MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
Điều 4. Phạm vi sử dụng vỉa hè
1.
Đối với vỉa hè có mặt cắt ngang rộng trên 3,5m, phạm vi cho phép sử dụng tạm thời
vỉa hè ngoài mục đích giao thông có với mặt cắt ngang lớn nhất là 2,0 m tính từ
mép bó vỉa trở vào phía xây dựng nhà, công trình khác (không phải phía lòng
đường). Việc cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè phải đảm bảo trật tự, ngăn nắp
trên suốt chiều dài từng đoạn tuyến hoặc suốt tuyến đường.
Trường
hợp sử dụng vỉa hè để xây dựng, lắp đặt, sửa chữa các công trình ngầm và công trình
bên trên, phạm vi vỉa hè được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo bề rộng
phần vỉa hè còn lại không nhỏ hơn 1,5m để đảm bảo lưu thông cho người đi bộ.
2.
Đối với vỉa hè có mặt cắt ngang nhỏ hơn 3,5m việc cấp phép sử dụng ngoài mục đích
giao thông chỉ được xem xét đối với các hoạt động quy định tại Điều 5, Điều 6,
Điều 9 Quy định này, đồng thời phải đảm bảo lưu thông cho người đi bộ.
3.
Khu vực vỉa hè được cấp phép sử dụng tạm thời phải đảm bảo không cản trở lối ra
vào đường ngõ; không nằm trước mặt tiền của các công trình văn hóa, giáo dục, thể
thao, y tế, tôn giáo, cơ quan ngoại giao, công sở.
4.
Việc sử dụng vỉa hè phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, không làm hư hỏng kết
cấu vỉa hè, không chăng dây, cắm cọc, dựng bạt, để ô dù phải tạo lối đi thông
thoáng cho người đi bộ và không ảnh hưởng đến tầm nhìn lưu thông của người sử
dụng các phương tiện giao thông.
Điều 5. Hoạt động tổ chức việc cưới, việc tang
1.
Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời một phần vỉa hè phục vụ cho việc
cưới, việc tang, lễ hội phải làm đơn báo cáo trước khi thực hiện với Ủy ban
nhân dân phường, thị trấn nơi cư trú (không phải cấp phép). Nội dung ghi rõ mục
đích, diện tích và thời gian sử dụng tạm thời vỉa hè.
2.
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát
các hộ gia đình, cá nhân trong việc sử dụng tạm thời một phần vỉa hè cho việc cưới,
việc tang, lễ hội không ảnh hưởng về giao thông cho người, phương tiện giao
thông và trật tự mỹ quan đô thị.
Điều 6. Hoạt động phục vụ thi công xây dựng, sửa chữa công
trình
Giao
Sở Giao thông vận tải cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè cho hoạt động phục vụ thi
công xây dựng, sửa chữa công trình trên nguyên tắc không gây cản trở cho người
tham gia giao thông, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và trật tự mỹ quan đô
thị. Trong trường hợp việc tập kết vật liệu xây dựng có nhu cầu mặt bằng lớn,
vượt quá phạm vi cho phép sử dụng tạm thời vỉa hè quy định tại Điều 4 của Quy
định này, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, xem xét cụ thể tại hiện trường về
việc cấp phép sử dụng tạm thời diện tích vượt quá phạm vi cho phép để phục vụ
hoạt động trên. Thời gian cho phép chỉ được thực hiện từ 21 giờ ngày hôm trước
đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, sau đó phải trả lại vỉa hè vượt quá phạm vi cho
phép.
Điều 7. Hoạt động trông giữ xe
Căn
cứ quy hoạch khu vực, tuyến đường do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định. Giao
Sở Giao thông vận tải cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè từng vị trí cụ thể trên các
đường phố đồng thời quản lý việc cấp phép khu vực trông coi, giữ xe trên vỉa hè
và thu phí theo quy định.
Các
điểm trông giữ xe trên vỉa hè có thu phí phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ,
vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường
của hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây dựng
dọc tuyến đường đó.
Điều 8. Hoạt động kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa
Căn
cứ theo quy hoạch khu vực, tuyến đường do Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định,
Ủy ban nhân dân các quận, huyện lập danh mục tuyến đường, điểm kinh doanh dịch vụ,
buôn bán hàng hóa pháp theo quy định của pháp luật cho phép trình Sở Giao thông
vận tải xem xét cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè từng vị trí cụ thể trên các
đường phố đồng thời quản lý việc cấp phép trên vỉa hè và thu phí theo quy định.
Điều 9. Các hoạt động xã hội
Trong
trường hợp hoạt động xã hội như là: tổ chức diễu hành, thể dục thể thao, công chiếu,
truyền thông, biểu diễn…(hoạt động hướng ra cộng đồng và được pháp luật cho
phép) được tiến hành trên mặt bằng rộng (bao gồm cả một phần lòng đường) cơ quan,
tổ chức, đơn vị tiến hành hoạt động xã hội phải được sự đồng ý và thống nhất
bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải về phương án đảm bảo an toàn giao thông
trước khi tiến hành tổ chức các hoạt động xã hội.
Điều 10. Hoạt động để xe 2 bánh tự quản trước cửa nhà
Căn
cứ theo danh mục khu vực, tuyến đường do Uỷ ban nhân dân thành phố quy định. Giao
Uỷ ban nhân dân các quận, huyện thông báo hướng dẫn nhân dân để xe 2 bánh tự
quản trước cửa nhà đầu xe hướng vào phía nhà, đuôi xe hướng ra ngoài đường phía
trên bó vỉa. Giao Sở Giao thông vận tải phối hợp với Uỷ ban nhân dân các quận,
huyện kiểm tra giám sát việc thực hiện.
Điều 11. Sử dụng lòng đường đô thị làm nơi đỗ xe ô tô
1.
Căn cứ quy hoạch khu vực, tuyến đường do Uỷ ban nhân dân thành phố quy định, giao
Sở Giao thông vận tải cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường từng vị trí cụ thể
trên các đường phố, lắp đặt biển báo, sơn kẻ vạch khu vực cho phép đỗ xe ô tô,
quản lý việc cấp phép và thu phí theo quy định trên các tuyến đường đô thị.
2.
Việc sử dụng lòng đường đô thị làm nơi đỗ xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a)
Về chiều rộng lòng đường:
-
Đối với đường hai chiều: lòng đường tối thiểu là 10,5m thì cho phép đỗ xe ô tô một
bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép đỗ xe ô tô hai bên.
-
Đối với đường một chiều: lòng đường tối thiểu là 7,5m thì cho phép đỗ xe ô tô bên
phải phần xe chạy.
b)
Về vị trí cho phép đỗ xe ô tô dưới lòng đường không chắn ngang lối ra vào đường
ngõ, các công trình nhà cao tầng, khu vực siêu thị, chợ và trung tâm thương mại,
các công trình văn hóa, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, cơ quan ngoại giao,
công sở.
c)
Việc đỗ xe ô tô dưới lòng đường không gây cản trở cho các phương tiện giao thông;
không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ
quan, hộ gia đình hai bên đường phố.
3.
Khi sử dụng lòng đường đô thị làm nơi đỗ xe có thu phí, ưu tiên đối với tổ chức,
cơ quan, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, công trình xây
dựng dọc tuyến đường đó.
4.
Việc sử dụng tạm thời lòng đường phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường, không
làm hư hỏng kết cấu mặt đường và không ảnh hưởng đến tầm nhìn lưu thông của người
sử dụng các phương tiện giao thông.
Chương III
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, PHÍ CẤP PHÉP SỬ DỤNG MỘT PHẦN LÒNG
ĐƯỜNG, VỈA HÈ NGOÀI MỤC ĐÍCH GIAO THÔNG
Điều 12. Thời hạn cấp phép
1.
Thời gian cấp phép: Việc cấp phép được thực hiện trong thời hạn 7 ngày làm việc
kể từ ngày cơ quan cấp phép nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp phép, cơ
quan cấp phép phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp phép.
2.
Giấy phép có 2 bản chính, 01 bản cho tổ chức, cá nhân xin cấp phép và có trách nhiệm
xuất trình cho các cơ quan liên quan khi kiểm tra; Cơ quan cấp phép lưu 01 bản
đồng thời báo cho các bên liên quan: Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân nơi cư trú tổ chức, cá nhân xin cấp phép, Thanh tra Xây dựng, đơn vị
quản lý đường hè.
Điều 13. Nội dung hồ sơ cấp phép
Hồ
sơ gồm một (01) bộ.
(1)
Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo Mẫu 1 kèm theo Quy định này.
(2)
Bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng
tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường. Bản vẽ xác định rõ vị trí sử dụng, kích thước
sử dụng theo Mẫu 2 kèm theo Quy định này.
(3)
Bản sao hợp lệ văn bản pháp lý khác (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức,
cá nhân xin cấp phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường.
Trường
hợp thi công xây dựng, sửa chữa công trình yêu cầu phải có bản sao giấy phép xây
dựng hoặc sửa chữa do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Điều 14. Gia hạn giấy phép
1.
Việc gia hạn giấy phép được thực hiện một lần trong thời gian không quá 6 tháng.
Hết thời gian gia hạn, tổ chức, cá nhân còn nhu cầu sử dụng tạm thời vỉa hè,
lòng đường thì phải làm thủ tục cấp phép mới.
2.
Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gia hạn giấy phép nộp hồ sơ tại Sở Giao thông vận tải.
Hồ sơ gồm:
(1)
Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép sử dụng tạm thời của tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử
dụng một phần vỉa hè, lòng đường theo Mẫu 4 kèm theo Quy định này.
(2)
Giấy phép đã được cấp.
3.
Trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày làm việc, Sở Giao thông vận tải có trách
nhiệm gia hạn giấy phép cho tổ chức, cá nhân, đồng thời thông báo bằng văn bản đến
Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân phường, thị trấn (địa bàn nơi
tổ chức, cá nhân xin cấp phép), Thanh tra Xây dựng địa phương, đơn vị quản lý
đường, hè.
Điều 15. Thu phí cấp phép
1.
Phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè được thực hiện theo Nghị quyết của Hội
đồng nhân dân thành phố.
2.
Phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè không bao gồm chi phí hoàn trả lại hiện
trạng lòng đường, vỉa hè.
3.
Việc thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè được thực hiện đối với tất cả các
trường hợp phải xin cấp phép sử dụng.
Chương IV
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Đối với Sở Giao thông vận tải:
1.
Chủ trì phối hợp với Công an thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện thống nhất
quy hoạch và khu vực, tuyến đường được cấp phép, trình Uỷ ban nhân dân thành
phố quyết định.
2.
Đề xuất các tuyến đường không được đỗ xe 2 bánh trước cửa nhà trình Uỷ ban nhân
dân thành phố phê duyệt.
3.
Cấp phép sử dụng tạm thời vỉa hè, lòng đường, quản lý việc cấp phép và thu phí sử
dụng tạm thời một phần vỉa hè, lòng đường đối với các tổ chức, cá nhân tại Điều
6, 7, 8, 11 Quy định này.
4.
Sơn kẻ đường, lắp đặt biển chỉ dẫn phạm vi sử dụng vỉa hè, lòng đường.
5.
Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện và thường
xuyên báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.
Điều 17. Đối với Công an thành phố, Sở Tài chính, các sở ban
ngành khác
1.
Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ theo luật quy định và Uỷ ban nhân dân thành phố
giao trong công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, quản lý trật tự đường hè
2.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức thực
hiện nghiêm các nội dung theo Quy định này.
Điều 18. Đối với Ủy ban nhân dân các cấp
1.
Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được Uỷ ban nhân dân thành phố giao trong công
tác quản lý trật tự an toàn giao thông, quản lý trật tự đường hè
2.
Tổ chức, sắp xếp những người buôn bán nhỏ, bán hàng ăn, uống, làm các dịch vụ sửa
chữa vào các phố nhỏ, ngõ phố và các khu vực khác ngoài vỉa hè các tuyến đường
chính. Có biện pháp tổ chức, tuyên truyền đến từng hộ gia đình và nhân dân về
chủ trương của thành phố trong công tác quản lý trật tự đường hè.
3.
Đề xuất cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè
ngoài mục đích giao thông đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm thường xuyên việc
sử dụng nêu trên.
Điều 19. Đối với các cơ quan thông tin đại chúng
1.
Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình,
cá nhân thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng lòng đường, vỉa hè theo Quy
định này.
2.
Phổ biến kịp thời các thông tin liên quan đến nếp sống văn minh đô thị, an toàn
giao thông và vệ sinh môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 20. Tổ chức, cá nhân được cấp phép sử dụng tạm thời lòng
đường, vỉa hè
1.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng lòng đường,
vỉa hè và các nội dung yêu cầu ghi trong giấy phép.
2.
Thực hiện nghĩa vụ đóng phí sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè trên các tuyến đường
được quy định.
3.
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường khu vực lòng đường, vỉa hè
được cấp phép sử dụng tạm thời.
4.
Quá trình sử dụng một phần công năng lòng đường, vỉa hè ngoài mục đích giao thông;
các tổ chức, đơn vị, cá nhân gây hư hại lòng đường, vỉa hè thì phải bồi thường
theo nguyên trạng trước khi cấp phép theo quy định.