UBND TỈNH ĐỒNG THÁP
BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 200/KH-BCĐXDNTM
|
Đồng Tháp, ngày 17
tháng 12 năm 2015
|
KẾ
HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Căn cứ Kết luận số
97-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 5 năm 2014 về một số chủ trương, giải
pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Chỉ thị số
18/CT-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Thông báo số
39/TB-VPCP ngày 04 tháng 02 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận
của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị trực tuyến về tình hình,
kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2014, nhiệm vụ
giải pháp năm 2015 và định hướng về kế hoạch 05 năm 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số
911/QĐ-UBND.HC ngày 06 tháng 10 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về
việc ban hành Đề án xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010
- 2020;
Căn cứ kết quả thực
hiện Chương trình giai đoạn 2011 - 2015,
Ban Chỉ đạo Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xây dựng kế hoạch thực hiện giai
đoạn 2016 - 2020 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
1. Kết quả thực hiện
1.1. Về công tác chỉ
đạo, điều hành
Đã hình thành bộ máy
chỉ đạo và quản lý Chương trình đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm: Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp huyện trên 12 huyện, thị xã, thành phố; Ban Chỉ đạo
và Ban Quản lý cấp xã trên 119 xã nông thôn và các Ban Phát triển ấp. Bộ máy
chỉ đạo, điều hành các cấp hoạt động dựa trên quy chế hoạt động, kế hoạch công
tác cụ thể và được củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động thường xuyên qua hàng
năm. Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Tỉnh được thành lập dưới hình thức Văn phòng
Điều phối đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển
nông thôn), Ban Chỉ đạo cấp huyện có bộ phận thường trực giúp việc đặt tại
phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, phòng Kinh tế thị xã,
thành phố. Tỉnh đã triển khai thực hiện Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày
04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ trong việc thống nhất bộ máy giúp việc điều
phối NTM các cấp.
1.2. Công tác tuyên
truyền, vận động
Được cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ Tỉnh đến cơ sở đã tích cực tuyên
truyền, vận động thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với đối tượng, nhất là
người dân. Nhờ đó, nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng nông
thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt. Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong
trào rộng khắp, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Người dân ngày càng tin tưởng, tích
cực, chủ động tham gia xây dựng quê hương với nhiều cách làm sáng tạo, góp phần
huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
Năm 2011, Ủy ban nhân
dân tỉnh đã tổ chức Lễ xuất quân xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015,
30 xã điểm đã ký kết giao ước thi đua đến năm 2015 đạt 19 tiêu chí nông thôn
mới.
Hàng năm, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể đã thể hiện tốt vai trò nòng cốt trong công tác tuyên
truyền, vận động đoàn viên, hội dân, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với
xây dựng nông thôn mới”. Phát huy hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trên
báo, đài và báo điện tử.
1.3. Công tác kiểm
tra, giám sát:
Bên cạnh chương trình
kiểm sát, giám sát của Trung ương, hàng năm Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, huyện đều có tổ chức Đoàn kiểm tra, giám
sát kết quả thực hiện Chương trình ở các địa phương, qua đó đã kịp thời phát
hiện, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện ở cơ sở.
1.4. Kết quả huy động
nguồn lực
Trong những năm qua,
Tỉnh đã tập trung chỉ đạo tăng cường nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn
mới, nhất là phát huy nguồn nội lực tại chỗ. Ngoài nguồn vốn Trung ương phân bổ
hàng năm trực tiếp cho Chương trình, Tỉnh đã bố trí, lồng ghép nhiều nguồn vốn
để thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cụ thể như hỗ trợ trực tiếp cho 30 xã
điểm: 03 tỷ đồng/xã/năm; thực hiện lồng ghép từ các nguồn vốn ngân sách tập
trung, sự nghiệp kinh tế của Tỉnh, huyện; các chương trình MTQG, dự án đầu tư
khu vực nông thôn; vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, xổ số kiến thiết; chỉ đạo
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tại Tỉnh chủ trì, huy động nguồn vốn tín
dụng ưu tiên cho 30 xã điểm hàng năm.
Lũy kế vốn huy động
thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới từ 2010 - 2015: 33.570,985
tỷ đồng, trong đó:
- Vốn huy động thuộc
ngân sách nhà nước: 5.067,508 tỷ đồng, (chiếm 15%) bao gồm:
+ Nguồn vốn trực tiếp
cho chương trình: 580,24 tỷ đồng, bao gồm: ngân sách Trung ương: 71,55 tỷ
đồng và ngân sách địa phương: 508,69 tỷ đồng;
+ Vốn Trái phiếu
Chính phủ: 172 tỷ đồng;
+ Vốn lồng ghép từ
các chương trình, dự án khác: 4.315,268 tỷ đồng;
- Vốn huy động ngoài
ngân sách nhà nước: 28.503,477 tỷ đồng (chiếm 85%) bao gồm:
+ Vốn tín dụng:
27.265,668 tỷ đồng (bao gồm lũy kế doanh thu cho vay trực tiếp tại 30 xã
điểm nông thôn mới với đạt 26.517 tỷ đồng từ 2011-2015; cho vay để xây dựng nhà
ở thuộc Chương trình cụm tuyến dân cư 748,668 tỷ đồng);
+ Vốn huy động từ
doanh nghiệp: 519,379 tỷ đồng;
+ Vốn huy động đóng
góp của cộng đồng dân cư, vốn khác: 718,43 tỷ đồng.
1.5. Kết quả thực
hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới
Tính đến tháng
11/2015, toàn tỉnh có 25 xã đạt chuẩn NTM (trong đó đã xét công nhận 19 xã), 8
xã đạt từ 16-18 tiêu chí, 16 xã đạt từ 13 - 15 tiêu chí, 58 xã đạt từ 10 - 12
tiêu chí, còn lại 12 xã đạt từ 7 - 9 tiêu chí. Ước cuối năm 2015, có 28 xã đạt
chuẩn xã nông thôn mới, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu của Tỉnh đề ra; đạt và vượt 3,53%
so với chỉ tiêu chung 20% của cả nước (theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ).
1.6. Kết quả thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm
a. 100% số xã đã hoàn
thành quy hoạch, đề án xây dựng NTM; sản xuất nông nghiệp tiến dần sang sản
xuất quy mô lớn, gắn kết với tiêu thụ (điển hình mô hình liên kết SX lúa…);
b. Phát triển hạ tầng
kinh tế - xã hội: sau 05 năm thực hiện, Chương trình đã góp phần phát triển
nhanh hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, nổi bật là
đầu tư phát triển giao thông nông thôn, thủy lợi, điện; đã góp phần tạo tiền đề
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Xét theo tiêu chí
nông thôn mới, tính đến 30/11/2015, đã có 46,22% số xã đạt tiêu chí 2 về Giao
thông (dự kiến cuối năm 2015, đạt 53,78% ); 98,32% số xã đạt tiêu chí 3 về Thủy
lợi (dự kiến cuối năm 2015, đạt 98,32%); 91,6% số xã đạt tiêu chí 4 về Điện (dự
kiến cuối năm 2015, đạt 94,96%); 41,18% số xã đạt tiêu chí 5 về Trường học (dự
kiến cuối năm 2015, đạt 42,86%); 25,21% số xã đạt tiêu chí 6 về Cơ sở vật chất
văn hóa (dự kiến cuối năm 2015, đạt 25,21%); 64,71% số xã đạt tiêu chí 7 về Chợ
(dự kiến cuối năm 2015, đạt 76,47%); 100% số xã đạt tiêu chí 8 về Bưu điện (dự
kiến cuối năm 2015, đạt 100%) và 57,14% số xã đạt chí 9 về Nhà ở (dự kiến cuối
năm 2015, đạt 63,03%).
c. Về phát triển sản
xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
Với quyết tâm đẩy
mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống
cho người dân. Trong 05 năm duy trì và phát triển, hàng chục mô hình sản xuất
nông nghiệp trên cây trồng, vật nuôi, gắn với sản xuất tiêu thụ và xây dựng
nhãn hiệu hàng hóa ngày được quan tâm, đưa vào thực hiện trên diện rộng. Đặc
biệt mô hình cánh đồng liên kết sản xuất lúa phát triển với quy mô ngày càng
lớn1.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông
dân; củng cố và phát triển các HTX, THT thông qua các chương trình, chính sách
liên quan. Thực hiện tốt đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.
So với tiêu chí nông
thôn mới, đến cuối tháng 11 năm 2015 đã có 40,34% số xã đạt tiêu chí 10 về thu
nhập (ước cuối năm 2015, đạt 43,7%); 80,67% số xã đạt tiêu chí về hộ nghèo (ước
cuối năm 2015, đạt 88,24%); 80,67% số xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc
làm thường xuyên (ước cuối năm 2015, đạt 89,08%); 87,39% số xã đạt tiêu chí về
hình thức tổ chức sản xuất (ước cuối năm 2015, đạt 94,96%).
d. Về giáo dục, y tế,
văn hóa và môi trường
Về Giáo dục: Thực
hiện tốt các kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2011 - 2015, trong đó chú ý thực hiện kế hoạch nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi. Cuối tháng 11 năm 2015, đã có 98,32% số xã đạt tiêu chí 14 về Giáo
dục (ước cuối năm 2015, đạt 98,32%).
Y tế: triển khai tốt
Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế
tăng dần. Cuối tháng 6 năm 2015, có 58,82% số xã đạt tiêu chí 15 về Y tế (ước
cuối năm 2015 đạt tỷ lệ 67,23%).
Văn hóa: phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước được chú trọng nâng cao
chất lượng gắn với “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn thôn mới”. Nhìn chung, hàng
năm các chỉ tiêu về phong trào xây dựng đời sống văn hóa đều đạt và vượt so với
kế hoạch đề ra. Cuối tháng 11 năm 2015, đã có 79,83% số xã đạt tiêu chí 16 về
Văn hóa (ước cuối năm 2015 đạt 88,24%).
Môi trường nông thôn
ngày càng được cải thiện, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh, làng nghề, cơ sở
chăn nuôi đạt chuẩn môi trường ngày càng tăng, tỷ lệ hộ dân, trường học được
cung cấp nước sạch được nâng dần qua hàng năm. Ý thức người dân về bảo vệ môi
trường cộng đồng được nâng cao. Hàng năm, các xã đều phát động phong trào trồng
cây xanh, vệ sinh môi trường. Cuối tháng 11 năm 2015, đã có 40,34% số xã đạt
tiêu chí 17 về Môi trường (ước cuối năm 2015 đạt 47,9%).
đ. Về hệ thống tổ
chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội
- Về hệ thống tổ chức
chính trị xã hội vững mạnh: công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ
cán bộ được quan tâm, nhiều nơi đã luân chuyển tăng cường cán bộ về xã. Các
Đảng bộ, chính quyền đạt “trong sạch, vững mạnh”, các đoàn thể chính trị đạt
danh hiệu tiên tiến được giữ vững; nhất là cấp ủy cơ sở đã có sự chủ động trong
quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, lựa
chọn và kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, những yêu cầu, nguyện vọng
chính đáng của nhân dân. Nhờ vậy, người dân phấn khởi, tin tưởng và tham gia
tích cực xây dựng nông thôn mới, uy tín của Đảng ngày càng được nâng cao. Kết
quả đến cuối tháng 11 năm 2015, có 41,18% số xã đạt tiêu chí số 18 (ước cuối
năm 2015 đạt tỷ lệ 46,22%).
- Về an ninh trật tự
xã hội: công
tác vận động quần chúng nhằm củng cố, nâng cao chất lượng phong trào toàn dân
bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn được tăng cường chặt chẽ, nhờ vậy, an ninh trật tự
xã hội vùng nông thôn luôn được giữ vững, nhất là các xã vùng biên giới. Cuối
tháng 11 năm 2015, đã có 97,48% số xã đạt tiêu chí số 19 (ước cuối năm 2015 đạt
tỷ lệ 98,32%).
2. Đánh giá chung
2.1. Những ưu điểm
Chương trình xây dựng
nông thôn mới đã khẳng định được là chủ trương hợp lòng dân nên sớm đi vào cuộc
sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, hệ thống chính trị vào cuộc một cách đồng
bộ và quyết liệt đẩy mạnh triển khai Chương trình, nhận thức về xây dựng nông
thôn mới của cán bộ và người dân đã có chuyển biến tích cực.
Bộ mặt nông thôn trên
địa bàn Tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực đáng khích lệ. Sự thay đổi đầu tiên
là hạ tầng giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ, hệ thống thủy lợi được nâng
cấp tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển sản xuất. Đời sống vật chất,
tinh thần của người dân cũng được nâng cao thông qua các chương trình, dự án
giảm nghèo, phát triển sản xuất.
Có sự quyết tâm của
cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp đã chủ động hơn trong
xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Công tác rà soát, bổ
sung văn bản chỉ đạo, triển khai Chương trình của Trung ương, của Tỉnh luôn kịp
thời. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện chương trình
nông thôn mới các cấp được tăng cường thực hiện.
Nhờ vậy, kết quả thực
hiện thời gian qua được đánh giá khả quan, tương đối cao; xét bộ tiêu chí nông
thôn mới có đến 15/19 tiêu chí đạt và vượt so với chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn
2011-2015 , 04 tiêu chí chưa đạt kế hoạch (tiêu chí Trường học ước đạt 91%,
tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa ước đạt 95%, tiêu chí Y tế 74,7% kế hoạch, tiêu
chí Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh 87% kế hoạch).
2.2. Những hạn chế
chủ yếu
Công tác chỉ đạo,
quản lý chương trình lúc ban đầu còn nhiều lúng túng, việc quản lý và điều hành
không đồng bộ và thiếu chặt chẽ.
Công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện Chương trình ở một số nơi chưa
được quan tâm, nội dung thực hiện chưa đạt yêu cầu dẫn đến hiệu quả thấp, mức
độ đồng thuận và đóng góp xây dựng nông thôn mới không cao.
Việc hoàn thiện, bổ
sung và ban hành cơ chế, chính sách chậm so với yêu cầu, phải bổ sung nhiều lần
cũng như việc điều chỉnh một số tiêu chí trong thời gian vừa qua đã gây rất
nhiều khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.
Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, các
hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh
sản xuất hàng hóa. Việc mở rộng, gắn “liên kết” giữa đầu vào và đầu ra trong
dây chuyền sản xuất hàng hóa nông sản vẫn còn nhiều hạn chế, chịu ảnh hưởng tác
động của tình hình thị trường chung.
Khối lượng công trình
hạ tầng nông thôn được đầu tư trong xây dựng nông thôn mới có phát triển nhưng
số lượng công trình đáp ứng được các chuẩn, quy chuẩn của nông thôn mới thấp,
chưa tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung, đặc biệt tại các
xã vùng sâu, vùng xa và biên giới. Nguồn vốn thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới; do nhu cầu vốn đầu tư
lớn (đặc biệt tiêu chí về Giao thông, tiêu chí Trường học và Cơ sở vật chất văn
hóa cần đến nguồn vốn từ ngân sách nhà nước).
Ngoài ra, cơ chế lồng
ghép, cơ chế huy động nguồn lực, cơ chế đầu tư cho từng hạng mục chưa rõ ràng,
cụ thể nên một số địa phương có điều kiện về nguồn lực nhưng còn có tư tưởng
trông chờ, ỉ lại vào sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước nên kết quả triển khai
chương trình còn hạn chế.
Trong kế hoạch thực
hiện hàng năm của từng địa phương còn tập trung, quan tâm quá nhiều đến việc
đầu tư phát triển cơ sở vật chất mà thiếu sự quan tâm đến các vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển văn hóa - xã hội văn minh và bảo vệ môi trường sinh
thái; nhất là việc gìn giữ, bảo tồn được bản sắc văn hóa, phát triển các làng
nghề truyền thống.
II. ĐỊNH HƯỚNG KẾ
HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
1.
Mục tiêu
- Đối với huyện đạt
chuẩn NTM: phấn đấu đến năm 2020, có 02 đơn vị huyện cơ bản đạt chuẩn nông thôn
mới (huyện Tháp Mười và thành phố Sa Đéc).
- Đối với xã NTM:
phấn đấu đến năm 2020, 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.
- Bình quân chung số
tiêu chí đạt chuẩn NTM/xã là 17 tiêu chí và không còn xã đạt dưới 13 tiêu chí.
- Phấn đấu duy trì
kết quả xã đạt chuẩn nông thôn mới được công nhận trong giai đoạn 2011 - 2015;
- Thu nhập bình quân
đầu người vùng nông thôn đến năm 2020 bằng 2 lần so với năm 2015.
- 97,5% dân cư nông
thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.
2.
Những nhiệm vụ chủ yếu (xem biểu 1 kèm theo)
2.1. Tập trung phát
triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm
2020, có 100% số xã đạt tiêu chí 8 về Bưu điện; 99% số xã đạt tiêu chí 3 về
Thủy lợi, tiêu chí 4 về Điện; 85% số xã đạt tiêu chí 7 về Chợ; 80% số xã đạt
tiêu chí 9 về Nhà ở; 70% số xã đạt tiêu chí 2 về Giao thông; 55% số xã đạt tiêu
chí 5 về Trường học và 50% số xã đạt tiêu chí 6 về Cơ sở vật chất văn hóa.
- Nội dung thực hiện:
Tiếp tục thực hiện
việc lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn để hoàn thiện hạ tầng nông thôn theo chuẩn xã nông thôn mới.
Ưu tiên đầu tư thực
hiện Chương trình xây dựng NTM đối với các công trình trọng điểm, mang tính
then chốt tại các xã phấn đấu đạt chuẩn, nhất là các xã biên giới.
2.2. Phát triển sản
xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn, nâng cao thu nhập cho người dân
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020,
thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn cao gấp 02 lần so với năm 2015; có
70% số xã đạt tiêu chí 10 về Thu nhập, 90% số xã đạt tiêu chí 11 về Hộ nghèo
(theo chuẩn mới) và 100% số xã đạt tiêu chí 12 về Tỷ lệ lao động có việc làm
thường xuyên và tiêu chí 13 về Hình thức tổ chức sản xuất.
- Nội dung thực hiện:
Đẩy mạnh khuyến khích
phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn, mô hình có hiệu quả. Mỗi địa phương
xác định mô hình chủ lực (cây trồng, vật nuôi), xây dựng kế hoạch, phương thức
sản xuất trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giảm
chi phí sản xuất.
Tăng cường liên kết
giữa doanh nghiệp với các HTX, THT sản xuất và nông dân để hình thành các vùng
sản xuất nông nghiệp chuyên canh, có quy mô lớn, gắn kết sản xuất với tiêu thụ.
Đẩy mạnh ứng dụng
khoa học công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất ở nông thôn trên cơ sở tiếp tục
thực hiện chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM theo Quyết định
số 27/QĐ-TTg ngày 05/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ, các chương trình giống,
khuyến nông…
Nâng cao chất lượng
đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động,
ngành nghề nông thôn nhằm giảm lực lượng lao động trong nông thôn, tăng bình
quân diện tích sản xuất nông nghiệp/hộ.
Thực hiện có hiệu quả
kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức hợp tác trong nông nghiệp
giai đoạn 2016 - 2020.
Đổi mới chính sách
tín dụng: tích cực huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư để tập
trung cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn
mới.
2.3. Bảo vệ môi
trường nông thôn
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm
2020, có 75% số xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường.
- Nội dung thực hiện:
Kết hợp các nguồn vốn
để hỗ trợ, vận động các gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng nước sạch, xây dựng
các công trình vệ sinh thiết yếu: nhà vệ sinh, nhà tắm, hầm biogas (đối với hộ
chăn nuôi).
Xây dựng cảnh quan
môi trường xanh - sạch - đẹp; vận động, hướng dẫn người dân nông thôn cải tạo
vườn tạp, sửa chữa hàng rào, khơi thông cống rảnh quanh nhà, xử lý rác thải
đúng quy định, trồng cây xanh quanh nhà.
2.4. Xây dựng đời
sống văn hóa nông thôn
- Mục tiêu: Nâng cao đời sống văn
hóa, tinh thần cho người dân, tạo động lực cho xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu
đến năm 2020, có 95% số xã đạt tiêu chí 16 về Văn hóa.
- Nội dung thực hiện:
Hoàn thiện hệ thống
cơ sở vật chất văn hóa, thể thao thiết thực với người dân ở các ấp, tạo điều
kiện để phát triển các hoạt động văn hóa thể thao trên địa bàn nông thôn.
Đẩy mạnh, đa dạng hóa
công tác văn hóa, văn nghệ, thể thao phục vụ tốt nhu cầu giải trí, hướng đến
cuộc sống văn minh, hiện đại.
2.5. Giữ vững an
ninh, trật tự xã hội nông thôn
- Mục tiêu: Đấu tranh ngăn chặn
và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn an ninh, trật tự
xã hội ở nông thôn. Đến năm 2020, có 95% số xã đạt tiêu chí 19 về An ninh, trật
tự xã hội.
- Nội dung thực hiện:
tiếp
tục thực hiện có hiệu quả các văn bản hướng dẫn của ngành, Quy ước An ninh,
trật tự xã hội được giữ vững đến từng hộ gia đình đạt yêu cầu tiêu chí 19 của
Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
2.6. Nâng cao chất
lượng, hiệu quả của hệ thống tổ chức chính trị xã hội
- Mục tiêu: Phấn đấu đến năm
2020, có 85% số xã đạt tiêu chí 18 về Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững
mạnh.
- Nội dung thực hiện:
Tiếp
tục thực hiện và phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền phát triển văn hóa, xã
hội, môi trường. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp đạt chuẩn
theo kế hoạch hàng năm.
2.7. Các nhiệm vụ
khác
a. Nâng cao chất
lượng công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch huyện đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu
ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.
b. Phát triển giáo
dục - đào tạo ở nông thôn: Phấn đấu đến năm 2020, có 98% số xã đạt tiêu chí 14
của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Tiếp tục củng cố, duy trì, giữ vững phổ
cập giáo dục trung học cơ sở, thực hiện hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ em 5 tuổi theo tiến độ của kế hoạch thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi (ban hành kèm theo Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 14/6/2011 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp). Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp và đảm bảo chất
lượng dạy chương trình giáo dục thường xuyên trong trường phổ thông nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học
trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Thực hiện tốt chế độ chính sách đúng,
kịp thời theo quy định tạo điều kiện cho học sinh đến trường, giảm tình trạng
bỏ học.
c. Phát triển y tế,
chăm sóc sức khỏe cho người dân: Phấn đấu đến năm 2020, có 95% số xã đạt tiêu
chí 15 về Y tế. Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng phục
vụ, chăm sóc sức khỏe cho người dân nông thôn.
d. Tiếp tục tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy, năng lực quản lý, điều hành, tổ chức phối hợp và
huy động các nguồn lực của chính quyền các cấp trong thực hiện chương trình xây
dựng NTM.
3. Giải pháp thực
hiện
3.1. Tiếp tục đẩy mạnh
công tác tuyên truyền vận động sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và
nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về mục tiêu, ý nghĩa, giải pháp thực hiện
chương trình xây dựng NTM. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Đồng Tháp chung sức xây
dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đánh giá hiệu quả các
hình thức tuyên truyền, vận động mang lại để nhân rộng, phát huy trên diện
rộng.
3.2. Kiện toàn, nâng
cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp
Tiếp tục kiện toàn
Ban Chỉ đạo các cấp, nhất là sau Đại hội Đảng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng thành viên.
Thành lập lại bộ máy
giúp việc Ban Chỉ đạo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số
1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014.
3.3. Tiếp tục quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; huy
động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc bảo
đảm an ninh, trật tự; đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ
quốc; củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức quần chúng làm
công tác giữ gìn an ninh, trật tự cơ sở.
3.4. Tiếp tục hoàn
thiện cơ chế chính sách thực hiện Chương trình
- Hoàn thiện, ban
hành cơ chế chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020.
- Tiếp tục rà soát,
sửa đổi bổ sung để ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình; tăng cường phân cấp cho cấp
xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực hiện.
3.5. Huy động các
nguồn lực xã hội và cân đối đủ nguồn lực
Dự kiến huy động, lồng
ghép các nguồn lực giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 22.274 tỷ đồng; trong đó: Ngân
sách Trung ương hỗ trợ 2.476 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.305,5 tỷ đồng; vốn
huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác 179,87 tỷ đồng; vốn huy
động từ cộng đồng dân cư 500 tỷ đồng; vốn tín dụng 16.818 tỷ đồng; vốn từ các
nguồn khác 994,5 tỷ đồng (xem biểu 2 kèm theo).
Tiếp tục ưu tiên bố
trí ngân sách địa phương các cấp và huy động, lồng ghép các nguồn lực thực hiện
chương trình. Trong đó, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương các cấp cho các xã
phấn đấu đạt chuẩn, các xã biên giới; tăng cường bố trí ngân sách huyện, xã cho
các xã diện còn lại, bình quân 500 triệu đồng/xã.
Các cơ quan quản lý
về Chương trình MTQG chủ động làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để xin hỗ
trợ thêm vốn đầu tư trên địa bàn.
Huy động vốn đầu tư
của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;
doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư và được
ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật.
Các khoản viện trợ
không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho
các dự án đầu tư.
Phát huy vai trò chủ
thể của người dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo theo
phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”.
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự
án cụ thể phải được Hội đồng nhân dân xã thông qua: đất đai, hoa màu, vật kiến
trúc, ngày công lao động, hiện vật, bằng tiền mặt…
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình xây
dựng nông thôn mới tỉnh
Phối hợp với Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và sở, ngành Tỉnh tổ chức thực hiện
thông tin, tuyên truyền Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM
của tỉnh đạt hiệu quả cao.
Chủ trì nghiên cứu,
đề xuất bổ sung, sửa đổi tiêu chí, cơ chế chính sách thực hiện Chương trình.
Chủ trì, phối hợp với
các cơ quan liên quan tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện các chương trình,
dự án đầu tư thuộc Chương trình xây dựng NTM.
Chủ trì, phối hợp với
các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình cho từng năm; thực hiện chế độ theo
dõi, báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, năm về Ban Chỉ đạo
tỉnh.
2.
Các Sở, ngành tỉnh có liên quan
Theo chức năng, nhiệm
vụ của đơn vị chịu trách nhiệm tiếp tục rà soát, bổ sung và sửa đổi những nội
dung của các văn bản hướng dẫn đã ban hành cho phù hợp với các nội dung của
Chương trình; hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch và thực hiện
các nội dung thuộc Chương trình.
Tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình xây dựng NTM theo chức năng,
nhiệm vụ của ngành giai đoạn 2016 - 2020.
3.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Triển khai xây dựng
kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn giai
đoạn 2016 - 2020, lập kế hoạch chi tiết cho từng năm; thực hiện chế độ báo cáo
định kỳ về tình hình thực hiện cho Ban Chỉ đạo tỉnh.
Tập trung chỉ đạo các
xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới đến 2020, duy trì các xã đạt chuẩn nông
thôn mới năm 2015, xây dựng các giải pháp thực hiện khả thi, phù hợp với thực
tế địa phương.
Tập trung triển khai
thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư gắn với xây dựng NTM".
Chỉ đạo Ban Chỉ đạo
xã xây dựng kế hoạch triển khai chương trình giai đoạn 2016 - 2020; huy động
các nguồn lực và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nội dung của Chương trình theo
chỉ đạo và hướng dẫn của Ban Chỉ đạo tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp huyện, Văn phòng
Điều phối và tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo TW
Chương trình XDNTM;
-
TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- TT/BCĐCTMTQGXDNTM Tỉnh;
- Thành viên BCĐ CTMTQGXDNTM Tỉnh;
- BCĐ CTMTQGXDNTM các huyện, TX, TP;
- VPĐP Tỉnh;
- Lưu:
VT, NC/KTN.nth.
|
KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Nguyễn Thanh Hùng
|
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|