Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1961/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Minh Đăng
Ngày ban hành: 31/12/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1961/QĐ-UB

Vĩnh Yên, ngày 31 tháng 12 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 19/08/1991;

- Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 09/03/1995 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng và Chỉ thị 177/TTg ngày 20/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Xét đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tại tờ trình số 137/ TT-KL ngày 25/9/1997,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Điều 2: Giao Chi cục kiểm lâm, phối hợp với các ngành liên quan, các cấp tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện quyết định này.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, những quy định trước đây của UBND tỉnh trái với quyết định này đều bãi bỏ. Các ông: Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các cấp, các chủ rừng, các cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

TM/ ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
CHỦ TỊCH




Nguyễn Minh Đăng

 

QUY ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH VỀ PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1961/QĐ-UB ngày 31/12/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy định này quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về PCCCR, các lĩnh vực khác: cấp dự tính dự báo PCCCR, quản lý bảo vệ rừng, giao đất rừng.. không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.

Điều 2: Rừng là tài nguyên quý của đất nước, là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với kinh tế, quốc phòng và đời sống nhân dân, cho nên bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm của các cấp, các ngành và mỗi công dân.

Điều 3: UBND các cấp nơi có rừng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện PCCCR trong phạm vi địa phương mình. Lực lượng kiểm lâm làm tham mưu giúp chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện việc PCCCR. Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR. Các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội, các cơ quan đơn vị vũ trang đóng trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm lâm và giúp đỡ chủ rừng trong công tác PCCCR. Chủ rừng phải thực hiện các quy định về PCCCR và phải chịu trách nhiệm về rừng do mình quản lý bị cháy do nguyên nhân chủ quan gây ra.

Điều 4: PCCCR phải chú trọng biện pháp lâm sinh, đồng thời với thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ khác. Để PCCCR có hiệu quả phải dự báo được khả năng xuất hiện và phát triển của cháy rừng (gọi tắt là cấp dự báo cháy rừng - có quy định riêng).

Điều 5: Nghiêm cấm mọi hành vi đốt rừng, mang theo vật liệu dễ cháy nổ vào rừng. Cấm các hành vi dùng lửa trái quy định trong khu vực rừng dễ cháy.

Chương II

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CẤP, CÁC NGÀNH

Điều 6: Trách nhiệm của Kiểm lâm

- Kiểm lâm là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo PCCCR các cấp, có trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện chỉ đạo thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn. Khi cháy rừng xảy ra, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện được huy động lực lượng, trưng dụng phương tiện cần thiết phục vụ cho chữa cháy rừng.

- Dự báo chính xác, thông báo kịp thời cấp dự báo cháy rừng đến Ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, phối hợp với đài PTTH, báo địa phương để đưa thông tin cấp dự báo, cấp báo động PCCCR trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Quy hoạch các vùng trọng điểm dễ cháy rừng, xây dựng kế hoạch, quy trình và huấn luyện nghiệp vụ về PCCCR. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở và chủ rừng xây dựng, thực hiện phương án PCCCR hàng năm.

- Thẩm định thiết kế các công trình về PCCCR và các biện pháp PCCCR trong các khâu trồng rừng, chăm sóc rừng, tu bổ vệ sinh rừng...

- Thường xuyên thực hiện việc tuyên truyền phổ biến các quy định PCCCR. Phối hợp với cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện việc tuyên truyền phổ biến, với các cơ quan chức năng có liên quan để kiểm tra, thanh tra việc thực hiện PCCCR.

- Tổ chức hướng dẫn xây dựng lực lượng PCCCR cơ sở, cung cấp những trang bị, phương tiện cần thiết cho việc PCCCR, là nòng cốt trong việc chữa cháy rừng.

- Trực tiếp phối hợp với các ngành, các cấp điều tra làm rõ nguyên nhân cháy rừng, đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm về PCCCR.

Điều 7: Trách nhiệm của chủ rừng

a- Trách nhiệm chung của chủ rừng:

- Xây dựng phương án PCCCR ( do cấp có thẩm quyền phê duyệt ) và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đó.

- Chủ động trang bị những phương tiện cần thiết, hiện đại, tổ chức lực lượng nghiệp vụ và lực lượng quần chúng tại chỗ về PCCCR.

- Xây dựng các công trình phòng cháy bằng các đường băng trắng, băng xanh và công trình phòng cháy khác.

- Trồng rừng tập trung phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như trồng rừng hỗn loài, theo băng và phải thiết kế thi công công trình phòng cháy.

- Trong mùa hanh khô phải tuần tra, canh gác lửa rừng ở những khu rừng trọng điểm dễ cháy. Khi xảy ra cháy phải tổ chức cứu chữa ngay và báo cho Ban chỉ đạo PCCCR các cấp hỗ trợ.

- Phải chịu trách nhiệm về rừng của mình quản lý bị cháy hoặc của chủ rừng khác do bị cháy lan.

b- Đối với vườn Quốc gia Tam đảo:

Ngoài trách nhiệm chung của chủ rừng nói tại khoản (a) điều 7, Vườn quốc gia Tam Đảo còn có trách nhiệm:

- Xây dựng các chòi canh lửa, các chốt của rừng khu vực rễ cháy để ngăn chặn và phát hiện kịp thời cháy rừng.

- Có các bảng nội quy, biển báo cấm sử dụng lửa trái phép và các biện pháp phòng cháy khác.

- Các khu rừng trọng điểm dễ cháy, khu vực có điểm du lịch, dịch vụ có biện pháp tích cực, hiệu quả làm giảm nguồn vật liệu cháy (biện pháp lâm sinh hoặc đốt có điều khiển vào đầu mùa khô hanh).

- Hàng năm phải hợp đồng với các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn về phương án phối hợp chữa cháy rừng.

Điều 8: Trách nhiệm của Công an tỉnh:

- Chỉ đạo ngành Công an và thường xuyên phối hợp với ngành Kiểm lâm hướng dẫn chủ rừng về lập phương án PCCCR, về trang bị phương tiện, thiết bị chuyên dùng PCCR, kiểm tra việc thực hiện các quy định về PCCCR.

- Cùng với Kiểm lâm huấn luyện nghiệp vụ kỹ thuật PCCCR cho chủ rừng và lực lượng PCCCR ở cơ sở, tham gia cứu chữa cháy rừng khi cần thiết.

- Tổ chức điều tra hoặc phối hợp vớ cơ quan kiểm lâm, các ngành, các cấp có liên quan để điều tra, xác minh về nguyên nhân cháy rừng, xử lý hoặc đề nghị xử lý những hành vi vi phạm về PCCCR.

Điều 9: Trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi có rừng:

1. UBND huyện thị xã nơi có rừng:

- Tổ chức chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi người trên địa bàn hiểu biết về tác dụng to lớn của rừng, tác hại của cháy rừng, để mọi người tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.

- Chỉ đạo các Ban chỉ đạo PCCCR của cấp huyện, xã và các ngành, các tổ chức trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ PCCCR trên địa bàn huyện.

- Phê duyệt phương án PCCCR của huyện, xã.

- Gắn công tác PCCCR với chỉ đạo thực hiện giao đất, khoán rừng, chấm dứt nạn đốt phá rừng làm nương rẫy, lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo điều hành phối hợp giữa các xã, các ngành của huyện trong việc PCCCR; huy động kịp thời lực lượng, phương tiện cần thiết để chữa cháy rừng.

2- UBND xã, thị trấn:

- Mỗi xã, thị trấn nơi có rừng phải có Ban chỉ đạo PCCCR và thành lập 1 tổ xung kích chữa cháy rừng được huấn luyện về nghiệp vụ, trang bị dụng cụ cần thiết để khi xảy ra cháy rừng huy động được kịp thời.

- Đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện để chủ rừng thực hiện và phối hợp thực hiện đầy đủ các quy định về PCCCR.

- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện các quy định về PCCCR và tích cực PCCCR ở địa phương.

- Trực tiếp phát lệnh báo động cấp I, II, tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tham gia chữa cháy rừng.

- Phối hợp với chủ rừng và các cơ quan có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý các vi phạm về PCCCR.

Điều 10: Chi cục kiểm lâm chủ động phối hợp với đài phát thanh truyền hình, báo địa phương có biện pháp tổ chức thực hiện việc đưa thông tin chính xác kịp thời về cấp dự báo, báo động cháy rừng trong suốt mùa hanh khô. Hàng tháng có chương trình tuyên truyền phổ biến các quy định về PCCCR và bảo vệ rừng; Biểu dương những tập thể cá nhân có thành tích, phê phán những tập thể cá nhân chấp hành chưa tốt các quy định về PCCCR.

Điều 11: Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1) Các cơ quan có hoạt động về du lịch, dịch vụ ở khu nghỉ mát Tam đảo, danh thắng Tây thiên và các cơ quan đóng ở gần rừng phải thực hiện các quy định về PCCCR; chịu sự hướng dẫn, huy động của Ban chỉ đạo PCCCR và của lực lượng kiểm lâm yêu cầu chữa cháy rừng, phải có nội quy về PCCCR thường xuyên, phổ biến cho mọi người trong cơ quan, đơn vị và du khách biết để chấp hành, phải chịu trách nhiệm về hậu quả cháy rừng do những hoạt động của mình gây ra.

2) Ngoài các cơ quan nói tại khoản 1 điều 11, các tổ chức, cá nhân khác khi vào rừng và hoạt động ở gần rừng phải chấp hành quy định về PCCCR.

3) Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:

Phát hiện lửa rừng, cháy rừng và kịp thời báo ngay cho chủ rừng hoặc cơ quan có trách nhiệm nơi gần nhất. Chấp hành sự huy động và tích cực chữa cháy rừng khi cần thiết cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực về những thông tin của vụ cháy rừng mà mình biết rõ.

4) Các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn có trách nhiệm thực hiện việc PCCCR, tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị mình chấp hành các quy định về PCCCR. Ngoài ra theo khả năng của đơn vị mà hỗ trợ các chủ rừng, Nhà nước về PCCCR, bằng các hợp đồng phối hợp thực hiện phương án chữa cháy rừng.

Điều 12: Kinh phí PCCCR.

- Hàng năm Sở Tài chính vật giá cân đối kinh phí cho công tác PCCCR từ nguồn kinh phí sự nghiệp lâm nghiệp để chi cho việc tổ chức xây dựng lực lượng, mua sắm trang thiết bị, xây dựng công trình PCCCR, tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ khen thưởng, bồi dưỡng cho người có công tham gia PCCCR theo chế độ.

- Đối với diện tích trồng rừng hàng năm, kinh phí PCCCR được tính trong dự toán thiết kế.

- Đối với rừng và đất lâm nghiệp tổ chức cá nhân nhận khoán thì chủ rừng và người nhận khoán phải lập kế hoạch kinh phí PCCCR trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13: Thành lập Ban chỉ đạo PCCCR các cấp:

- Ở cấp tỉnh và cấp huyện: Do Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, lãnh đạo cơ quan kiểm lâm làm phó Ban thường trực, các thành viên: các ngành có liên quan. Chi cục kiểm lâm là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo PCCCR của tỉnh chỉ đạo việc thực hiện các hoạt động về PCCCR.

- Ở xã, thị trấn nơi có rừng: Do phó chủ tịch UBND xã làm trưởng Ban, các thành viên là trạm kiểm lâm khu vực, đại diện các chủ rừng đóng trên địa bàn xã.

Ban chỉ đạo PCCCR các cấp có trách nhiệm giúp UBND cấp mình trong việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc PCCCR, huy động lực lượng, phương tiện kịp thời tham gia chữa cháy rừng và chỉ đạo điều tra nguyên nhân, khắc phục hậu quả xảy ra cháy rừng.

Điều 14: Chế độ báo cáo

Thực hiện chế độ báo cáo theo hệ thống Ban chỉ đạo 3 cấp (xã - huyện - tỉnh).

- Báo cáo thường xuyên (báo cáo tháng ), từ ngày 25 đến ngày 28 Ban chỉ đạo xã báo cáo Ban chỉ đạo huyện, từ ngày 28 đến 30 Ban chỉ đạo huyện báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh.

- Báo cáo đột xuất: ngay khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng và Ban chỉ đạo địa phương đó phải báo cáo về Ban chỉ đạo cấp trên; đồng thời huy động mọi lực lượng cứu chữa.

- Báo cáo thường xuyên và đột xuất của Ban chỉ đạo xã gửi về hạt kiểm lâm huyện, của Ban chỉ đạo huyện gửi về Chi cục kiểm lâm (là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo PCCCR tỉnh) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Trung ương.

Điều 15: Khen thưởng và kỷ luật.

- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc PCCCR được xét khen thưởng. Người nào tham gia chữa cháy rừng mà bị thiệt hại về tài sản, sức khoẻ hoặc tính mạng được xem xét trợ cấp và hưởng các chế độ đãi ngộ theo quy định hiện hành.

- Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định về PCCCR hoặc cố tình bao che cho kẻ đốt rừng, gây cháy rừng thì tuỳ theo đối tượng, mức độ sẽ bị kỷ luật, bồi thường thiệt hại, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Quá trình thực hiện có những vướng mắc phát sinh các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân đề xuất ý kiến (qua Chi cục kiểm lâm) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét bổ sung kịp thời./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1961/QĐ-UB ngày 31/12/1997 về quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành về phòng cháy, chữa cháy rừng do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


954

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.71.239
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!