Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Số hiệu: 59/2012/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 23/07/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 59/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

Chính phủ ban hành Nghị định về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về nội dung, hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Điều 3. Mục đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 4. Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Khách quan, công khai, minh bạch.

2. Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

3. Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

4. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

5. Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

Điều 5. Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

3. Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Điều 6. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

3. Căn cứ điều kiện cụ thể và yêu cầu của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp huy động Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có đủ điều kiện tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên.

Chương 2.

NỘI DUNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Điều 7. Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:

1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;

3. Tình hình tuân thủ pháp luật.

Điều 8. Nội dung xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết.

2. Tính thống nhất, đồng bộ của văn bản.

3. Tính khả thi của văn bản.

Điều 9. Nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật

1. Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật.

2. Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật.

3. Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.

Điều 10. Nội dung xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật

1. Tính kịp thời, đầy đủ trong thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.

2. Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.

3. Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chương 3.

HOẠT ĐỘNG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Điều 11. Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tổng hợp thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ báo cáo của các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này theo các nội dung sau đây:

a) Số lượng, hình thức và tên văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; số lượng, hình thức và tên văn bản ban hành chậm tiến độ và lý do chậm tiến độ; số lượng văn bản không thống nhất, không đồng bộ và tính khả thi không cao;

b) Nội dung, hình thức tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện; thực trạng về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, các điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật;

c) Tình hình hướng dẫn áp dụng pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

d) Tình hình xử lý vi phạm pháp luật.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp.

Tổ chức, cá nhân có thể trực tiếp cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật hoặc qua Trang thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp phải được kiểm tra, đối chiếu trước khi sử dụng để đánh giá tình hình thi hành pháp luật.

Điều 12. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 5 Nghị định này nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật

1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp điều tra, khảo sát theo yêu cầu của tình hình thi hành pháp luật về từng lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cụ thể thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.

2. Hoạt động điều tra, khảo sát có thể được thực hiện theo cơ chế cộng tác viên.

Điều 14. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Căn cứ kết quả thu thập thông tin, kết quả kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

a) Ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

b) Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tập huấn, phổ biến pháp luật; bảo đảm về tổ chức, biên chế, kinh phí và các điều kiện khác cho thi hành pháp luật;

c) Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực;

d) Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;

đ) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;

e) Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

Ủy ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ tiêu thống kê quốc gia làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định này.

3. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.

5. Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trước ngày 15 tháng 11.

6. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2. Ban hành Chỉ tiêu thống kê ngành làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định này.

3. Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

5. Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

6. Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trước ngày 15 tháng 10.

Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại địa phương.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân.

3. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

4. Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

5. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trước ngày 15 tháng 10.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Điều 18. Phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012.

2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, công báo;
- Lưu: Văn thư, PL (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 59/2012/ND-CP

Hanoi, July 23, 2012

 

DECREE

ON MONITORING LAW EXECUTION SITUATION

Pursuant to the Law on Organization of the Government, of December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Organization of People's Councils and People's Committees, of November 26, 2003;

At the proposal of the Minister of Justice,

The Government promulgates the Decree on monitoring law execution situation.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Decree provides for contents and activities of law execution situation monitoring and responsibilities of state agencies for law execution situation monitoring.

Article 2. Subjects of application

This Decree applies to ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels involved in monitoring law execution situation.

Article 3. Purposes of law execution situation monitoring

The law execution situation monitoring aims to consider and assess the actual situation of law execution and to propose measures raising the effectiveness of law execution and improving the legal system.

Article 4. Principles of law execution situation monitoring

1. Objectivity, publicity and transparency.

2. Regularity, comprehensiveness and with priority, focus.

3. Combination of monitoring law execution situation based field and based locality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Mobilization of participation of political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations and people.

Articles 5. Scope of responsibilities for law execution situation monitoring

1. The Ministry of Justice shall monitor law execution situation in nationwide.

2. Ministries and ministerial-level agencies shall monitor law execution situation in sectors and fields under their management. Government-attached agencies shall monitor law execution situation in their assigned fields.

Legal departments of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and units under their ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, advising and assisting ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies in monitoring law execution situation.

Agencies and units under ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall advise and assist ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies in monitoring law execution situation in their assigned fields.

3. People's Committees at all levels shall monitor law execution situation within their management in localities.

Provincial-level Justice Departments, district-level Justice Divisions and commune-level civil status and judicial officers shall assume the prime responsibility for and coordinate with specialized agencies of district-and provincial-level People's Committees and specialized officers of commune-level People's Committees in monitoring law execution situation within their management in localities.

Specialized agencies of provincial- and district-level People's Committees and specialized officers of commune-level People's Committees shall advise and assist People's Committees at the same level in monitoring law execution situation in their assigned fields.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. The participation of organizations and individuals in monitoring law execution situation

1. Organizations and individuals have the right to participate in monitoring law execution situation.

2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall facilitate and encourage organizations and individuals to participate in monitoring law execution situation.

3. Based on specific conditions and requirements of law execution situation monitoring, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall mobilize the Vietnam Lawyers Association, the Vietnam Bar Federation and Bar Associations, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry, societies, associations, research organizations, training organizations and specialists and scientists being eligible to participate in monitoring law execution situation as collaborators.

Chapter II

CONTENTS OF LAW EXECUTION SITUATION MONITORING

Article 7. Contents of law execution situation monitoring

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall monitor law execution situation on the basis of consideration, assessment of the following contents:

1. Promulgation of legal documents detailing implementation of law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Law observance situation.

Article 8. Contents of considering and assessing the promulgation of legal documents detailing implementation of law

1. Timeliness and completeness of the promulgation of detailing legal documents.

2. Consistency and synchronism of legal documents.

3. Enforceability of legal documents.

Article 9. Contents of considering and assessing the assurance of conditions for law execution

1. Timeliness, sufficiency, appropriateness and effectiveness of law training and dissemination.

2. Suitability of the organizational apparatus and the satisfying extent of human resource for law execution situation.

3. The satisfying extent of funds and material facilities for assurance of law execution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Timeliness and sufficiency in law execution of state agencies and competent persons.

2. Accuracy and consistency in guidance on law application and in law application of state agencies and competent persons.

3. Extent of law observance of agencies, organiza­tions and individuals.

Chapter III

THE OPERATION OF MONITORING LAW EXECUTION SITUATION

Article 11. Collection information on law execution situation

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall summarize information on law execution situation of the state agencies specified in Articles 16 and 17 of this Decree according to the following contents:

a/ Quantity, forms and titles of legal documents detailing implementation of law; quantity, forms and titles of legal documents promulgated behind schedule, and reasons for such delay; quantity of contradictory, inconsistent and unenforceable legal documents;

b/ Contents and forms of law training and dissemination have conducted; actual situation of the organizational apparatus, personnel and conditions on funds and material facilities to ensure law execution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Handling of violations.

2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall collect information on law execution situation published in the mass media or supplied by organizations and individuals.

Organizations and individuals may supply information on law execution situation directly or through websites of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels.

The information published in the mass media or supplied by organizations and individuals must be checked and verified before they are used for assessment of law execution situation.

Article 12. Inspection of law execution situation

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall inspect law execution situation within the scope of their responsibilities specified in Article 5 of this Decree aiming to promptly detect difficulties and problems in law execution and limitations, insufficiency of the legal system.

2. Agencies, organizations and individuals being subject to examination shall comply with requests of inspection agencies as prescribed by law.

Article 13. Investigation and survey of law execution situation

1. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall investigate and survey at the request of the law execution situation in each field or locality or specific subjects through survey questionnaires, talk shows, direct interviews or other appropriate forms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Handling of law execution situation monitoring results

1. Based on result of information collection and results of law execution situation inspection, investigation and survey, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall handle according to their competence or shall propose competent agencies or persons to handle results of law execution situation monitoring according to the following contents:

a/ To promptly and fully promulgate legal documents detailing implementation of law;

b/ To take measures to raise the effectiveness of law training and dissemination; to ensure the organizational apparatus, personnel, funds and other conditions for law execution;

c/ To promptly organize the execution of effective legal documents;

d/ To take measures to ensure accuracy and consistency in guidance on law application and in law application;

dd/ To amend, supplement and promulgate newly legal documents;

e/ To take other measures to raise the effectiveness of law execution situation and improve the legal system.

2. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall process results of law execution situation monitoring at the request of the Ministry of Justice or a ministry or ministerial-level agency in scope of sectors and fields under their management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

THE RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES FOR LAW EXECUTION SITUATION MONITORING

Article 15. Responsibilities of the Ministry of Justice

1. To submit to competent agencies for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on law execution situation monitoring.

2. To submit to the Prime Minister for promulgation the National Statistical Norm System as a basis for considering and assessing law execution situation in according to this Decree.

3. To guide, urge and inspect ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees in monitoring law execution situation.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and relevant agencies and organizations in, monitoring law execution situation in nationwide and in fields under scope of interdisciplinary management with difficulties and problems of execution in practice.

5. Annually, before November 15, to report on law execution situation monitoring in nationwide to the Prime Minister.

6. To perform the responsibilities specified in Article 16 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To direct, guide, urge and inspect their attached agencies and units in monitoring law execution situation.

2. To promulgate the branch statistical norm system as a basis for considering and assessing law execution situation as prescribed in this Decree.

3. To issue and implement their plans on law execution situation monitoring.

4. To process results of law execution situation monitoring as prescribed in Article 14 of this Decree.

5. To ensure conditions for law execution situation monitoring.

6. Annually, before October 15, to report on law execution situation monitoring to the Ministry of Justice.

Article 17. Responsibilities of People's Committees at all levels

1. To direct, guide, urge and inspect specialized agencies of People's Committees at the same level and subordinate People's Committees in monitoring law execution situation in their localities.

2. To issue and implement their plans on law execution situation monitoring.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To ensure conditions for law execution situation monitoring.

5. Annually, before October 15, provincial- level People's Committees shall report on law execution situation monitoring to the Ministry of Justice.

Commune- and district-level People's Committees shall report on law execution situation monitoring at the request of their immediate superior People's Committees.

Article 18. Coordination in law execution situation monitoring

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees at all levels shall coordinate with People's Procuracies, People's Courts, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations and other related organizations in monitoring law execution situation.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19. Funds for law execution situation monitoring

Law execution situation monitoring of agencies and units at a level shall be funded by the state budget of the same level and be included in annual budget estimates of those agencies and units. The estimation and allocation of funds comply with the State Budget Law and its detailing and guiding documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Decree comes into effect on October 01, 2012.

2. The Minister of Justice shall guide and inspect the implementation of this Decree.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People's Committees at all levels shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 59/2012/ND-CP of July 23, 2012, on monitoring law execution situation

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.193

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.34.211
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!