Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 235/QĐ-BTTTT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Thành Hưng
Ngày ban hành: 09/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

MBỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 235/QĐ-BTTTT

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này những thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Trung tâm Thông tin (để đưa tin);
- Lưu: VT, P.KSTTHC(02), DTTL.26

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

(Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử)

STT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan thực hiện

Mã số TTHC trong CSDL quốc gia về TTHC

I. Thủ tục hành chính cấp trung ương (06 thủ tục hành chính)

1

Cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử

PTTH&TTĐT

Cục QL PTTH&TTĐT

 

2

Cấp lại Giấy phép hoạt động báo chí điện tử

PTTH&TTĐT

Cục QL PTTH&TTĐT

 

3

Sửa đổi bổ sung Giấy phép hoạt động báo chí điện tử

PTTH&TTĐT

Cục QL PTTH&TTĐT

 

4

Cấp Giấy phép chuyên trang của báo chí điện tử

PTTH&TTĐT

Cục QL PTTH&TTĐT

 

5

Cấp lại Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử

PTTH&TTĐT

Cục QL PTTH&TTĐT

 

6

Sửa đổi bổ sung Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử

PTTH&TTĐT

Cục QL PTTH&TTĐT

 

II. Thủ tục hành chính cấp địa phương (Không có).

 

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

1. Thủ tục

Cấp lại giấy phép hoạt động báo chí điện tử

- Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp phép hoạt động báo điện tử sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan, tổ chức nhận được phản hồi về việc cấp phép hoạt động báo điện tử trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cách thức thực hiện;

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Qua đường Bưu điện.

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

Tờ khai đăng ký xin cấp phép hoạt động báo điện tử;

- Đề án về việc thành lập báo điện tử ( Mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý, nội dung, hình thức, phương hướng hoạt động và tổ chức thực hiện, nhân sự, kỹ thuật, nguồn tài chính);

- Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản;

- Bảng tổng hợp đội ngũ phóng viên, biên tập viên;

- Sơ yếu lý lịch của lãnh đạo cơ quan báo chí;

- Danh sách và lý lịch trích ngang của các lãnh đạo báo và nhân sự phụ trách các phòng, ban nghiệp vụ;

- Bảng tổng hợp đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công nhân viên, kỹ thuật viên;

- Bản in trang chủ (Homepage) và trang 1 của các chuyên trang và chuyên mục chính;

- Quyết định thành lập cơ quan;

- Quyết định về việc cấp phát tên miền Việt Nam;

Số lượng hồ sơ: 02 (bộ) bản chính.

- Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tuyên giáo Trung ương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

a) Tờ khai đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử

Trường hợp cơ quan chủ quản không phải là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử;

c) Đề án hoạt động báo chí điện tử của cơ quan chủ quản phê duyệt.

d) Dự kiến danh sách tổng hợp nhân sự: Lãnh đạo cơ quan báo chí điện tử, trưởng các phòng ban chuyên môn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ kỹ thuật của cơ quan báo chí điện tử.

đ) Sơ yếu lý lịch lãnh đạo cơ quan báo chí điện tử (tổng biên tập, phó tổng biên tập).

e) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xác nhận có đủ điều kiện về trụ sở, trang thiết bị, nhân sự và các điều kiện khác theo quy định theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các tổ chức đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử ở địa phương.

g) Bản in mầu giao diện trang chủ báo chí điện tử, trang chủ chuyên trang của báo chí điện tử.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Phải phù hợp với quy hoạch báo chí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều kiện về nhân sự:

a) Có người đủ các điều kiện sau đây để bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí điện tử:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ;

Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

b) Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động của báo, tạp chí điện tử.

c) Trường hợp cơ quan báo chí điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam để thể hiện nội dung thông tin, phải có đủ phóng viên, biên tập viên thành thạo về ngôn ngữ đó để đảm bảo việc xuất bản và phải có lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đó.

3. Xác định rõ tên gọi của báo chí điện tử dự kiến đề nghị cấp giấy phép; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí điện tử.

4. Phải sử dụng ít nhất một tên miền.vn còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tại thời điểm xin cấp phép.

5. Xây dựng quy trình quản lý phù hợp với mô hình hoạt động báo chí điện tử.

6. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật theo hồ sơ đề nghị cấp phép.

7. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí điện tử và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với các tổ chức đứng tên đề nghị cấp phép thành lập báo chí điện tử của địa phương.

8. Đối với các tổ chức tôn giáo, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử và những trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật báo chí ngày 28/12/1989

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Internet.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

2. Thủ tục

Cấp lại giấy phép hoạt động báo chí điện tử

- Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp phép sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan, tổ chức nhận được phản hồi về việc cấp phép hoạt động báo điện tử trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ.

- Cách thức thực hiện;

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Qua đường Bưu điện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;

b) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xác nhận có đủ điều kiện tiếp tục hoạt động báo chí điện tử theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các cơ quan báo chí ở địa phương;

c) Bản sao Giấy phép hoạt động báo chí điện tử và các văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép của cơ quan báo chí điện tử đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

d) Tờ khai đề nghị cấp Giấy phép hoạt động báo chí điện tử .

đ) Danh sách tổng hợp nhân sự: Lãnh đạo cơ quan báo chí, lãnh đạo các phòng ban chuyên môn, đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của cơ quan báo chí điện tử

e) Báo cáo đánh giá hoạt động của báo chí điện tử.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính

- Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tuyên giáo Trung ương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Tờ khai đăng ký xin cấp lại hoạt động báo điện tử 

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Phải phù hợp với quy hoạch báo chí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều kiện về nhân sự:

a) Có người đủ các điều kiện sau đây để bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí điện tử:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ;

Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

b) Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động của báo, tạp chí điện tử.

c) Trường hợp cơ quan báo chí điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam để thể hiện nội dung thông tin, phải có đủ phóng viên, biên tập viên thành thạo về ngôn ngữ đó để đảm bảo việc xuất bản và phải có lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đó.

3. Xác định rõ tên gọi của báo chí điện tử dự kiến đề nghị cấp giấy phép; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí điện tử.

4. Phải sử dụng ít nhất một tên miền.vn còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tại thời điểm xin cấp phép.

5. Xây dựng quy trình quản lý phù hợp với mô hình hoạt động báo chí điện tử.

6. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật theo hồ sơ đề nghị cấp phép.

7. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí điện tử và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với các tổ chức đứng tên đề nghị cấp phép thành lập báo chí điện tử của địa phương.

8. Đối với các tổ chức tôn giáo, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử và những trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật báo chí ngày 28/12/1989

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Internet.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

3. Thủ tục

Sửa đổi bổ sung giấy phép hoạt động báo chí điện tử

- Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan, tổ chức nhận được phản hồi về việc cấp phép trong khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện;

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Qua đường Bưu điện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản của cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí điện tử nêu rõ lý do và nội dung đề nghị thay đổi.

b) Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động báo chí điện tử.

c) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xác nhận có đủ điều kiện hoạt động theo nội dung đề nghị thay đổi theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các cơ quan báo chí điện tử ở địa phương.

* Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung những nội dung: giao diện trang chủ, trụ sở chính, tên miền gồm có:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan báo chí điện tử;

b) Mẫu giao diện trang chủ dự kiến thay đổi (đối với trường hợp cơ quan báo chí điện tử đề nghị thay đổi cách trình bày giao diện trang chủ);

c) Các tên miền đề nghị thay đổi (đối với trường hợp cơ quan báo chí điện tử đề nghị thay đổi, bổ sung tên miền).

* Trường hợp thay đổi lãnh đạo cơ quan báo chí điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về báo chí.

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính

- Thời hạn giải quyết:

15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tuyên giáo Trung ương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Tờ khai đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động báo chí điện tử

 

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Phải phù hợp với quy hoạch báo chí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều kiện về nhân sự:

a) Có người đủ các điều kiện sau đây để bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí điện tử:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ;

Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

b) Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động của báo, tạp chí điện tử.

c) Trường hợp cơ quan báo chí điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam để thể hiện nội dung thông tin, phải có đủ phóng viên, biên tập viên thành thạo về ngôn ngữ đó để đảm bảo việc xuất bản và phải có lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đó.

3. Xác định rõ tên gọi của báo chí điện tử dự kiến đề nghị cấp giấy phép; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí điện tử.

4. Phải sử dụng ít nhất một tên miền.vn còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tại thời điểm xin cấp phép.

5. Xây dựng quy trình quản lý phù hợp với mô hình hoạt động báo chí điện tử.

6. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật theo hồ sơ đề nghị cấp phép.

7. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí điện tử và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với các tổ chức đứng tên đề nghị cấp phép thành lập báo chí điện tử của địa phương.

8. Đối với các tổ chức tôn giáo, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử và những trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật báo chí ngày 28/12/1989

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Internet.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

4. Thủ tục

Cấp giấy phép chuyên trang của báo chí điện tử

- Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp phép sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan, tổ chức nhận được phản hồi về việc cấp phép trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện;

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Qua đường Bưu điện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan chủ quản;

b) Tờ khai đề nghị cấp phép chuyên trang báo chí điện tử

c) Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động báo chí điện tử;

d) Đề án xây dựng chuyên trang báo chí điện tử .

đ) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xác nhận có đủ điều kiện hoạt động chuyên trang (đối với các cơ quan báo chí điện tử thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

e) Bản in mầu giao diện trang chủ của chuyên trang.

g) Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng tên miền (đối với trường hợp chuyên trang có tên miền riêng).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính

- Thời hạn giải quyết:

30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tuyên giáo Trung ương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Tờ khai đăng ký cấp phép hoạt động chuyên trang báo chí điện tử

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Phải phù hợp với quy hoạch báo chí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều kiện về nhân sự:

a) Có người đủ các điều kiện sau đây để bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí điện tử:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ;

Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

b) Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động của báo, tạp chí điện tử.

c) Trường hợp cơ quan báo chí điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam để thể hiện nội dung thông tin, phải có đủ phóng viên, biên tập viên thành thạo về ngôn ngữ đó để đảm bảo việc xuất bản và phải có lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đó.

3. Xác định rõ tên gọi của báo chí điện tử dự kiến đề nghị cấp giấy phép; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí điện tử.

4. Phải sử dụng ít nhất một tên miền.vn còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tại thời điểm xin cấp phép.

5. Xây dựng quy trình quản lý phù hợp với mô hình hoạt động báo chí điện tử.

6. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật theo hồ sơ đề nghị cấp phép.

7. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí điện tử và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với các tổ chức đứng tên đề nghị cấp phép thành lập báo chí điện tử của địa phương.

8. Đối với các tổ chức tôn giáo, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử và những trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật báo chí ngày 28/12/1989

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Internet.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

5. Thủ tục

Cấp lại giấy phép chuyên trang của báo chí điện tử ( thủ tục thực hiện như việc cấp mới)

- Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp phép sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan, tổ chức nhận được phản hồi về việc cấp phép trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện;

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Qua đường Bưu điện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Công văn đề nghị của cơ quan chủ quản;

- Tờ khai đề nghị cấp phép;

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí điện tử;

- Đề án về chuyên trang báo chí điện tử;

- Văn bản xác nhận của Sở TTTT địa phương có đủ điều kiện cấp phép;

- Bản in mầu giao diện của chuyên trang;

- Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng tên miền;

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính

- Thời hạn giải quyết:

15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tuyên giáo Trung ương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Tờ khai đăng ký xin cấp phép hoạt động chuyên trang báo chí điện tử

 

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Phù hợp các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật báo chí ngày 28/12/1989

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Internet.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

Lĩnh vực Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử

6. Thủ tục

Sửa đổi, bổ sung giấy phép chuyên trang của báo chí điện tử

- Trình tự thực hiện:

- Cơ quan, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thẩm định hồ sơ và trình Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp phép sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tuyên giáo Trung ương.

- Cơ quan, tổ chức nhận được phản hồi về việc cấp phép trong khoảng thời gian 10 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện;

- Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Qua đường Bưu điện 

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Văn bản đề nghị của cơ quan báo chí điện tử nêu rõ nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung;

b) Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động báo chí điện tử, Giấy phép chuyên trang báo chí điện tử đã được cấp;

c) Văn bản của Sở Thông tin và Truyền thông địa phương xác nhận đủ điều kiện hoạt động theo nội dung thay đổi (đối với các cơ quan báo chí thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) bản chính

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Ban Tuyên giáo Trung ương

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):

- Tờ khai đăng ký sửa đổi bổ sung giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Phải phù hợp với quy hoạch báo chí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Điều kiện về nhân sự:

a) Có người đủ các điều kiện sau đây để bổ nhiệm tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí điện tử:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

Có trình độ lý luận chính trị cao cấp trở lên;

Đã qua lớp đào tạo về nghiệp vụ quản lý báo chí được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ;

Có Thẻ nhà báo đang còn hiệu lực do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;

Không trong thời gian thi hành hình thức kỷ luật từ khiển trách trở lên.

b) Có đủ nhân sự dự kiến để hình thành lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn và có đủ đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã được cấp Thẻ nhà báo bảo đảm cho hoạt động của báo, tạp chí điện tử.

c) Trường hợp cơ quan báo chí điện tử sử dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam để thể hiện nội dung thông tin, phải có đủ phóng viên, biên tập viên thành thạo về ngôn ngữ đó để đảm bảo việc xuất bản và phải có lãnh đạo cơ quan báo chí hoặc người được lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về nội dung có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đó.

3. Xác định rõ tên gọi của báo chí điện tử dự kiến đề nghị cấp giấy phép; tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của cơ quan báo chí điện tử.

4. Phải sử dụng ít nhất một tên miền.vn còn thời hạn sử dụng tối thiểu 6 tháng tại thời điểm xin cấp phép.

5. Xây dựng quy trình quản lý phù hợp với mô hình hoạt động báo chí điện tử.

6. Đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật theo hồ sơ đề nghị cấp phép.

7. Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chứng nhận có đủ điều kiện để hoạt động báo chí điện tử và phù hợp với quy hoạch phát triển báo chí của địa phương đối với các tổ chức đứng tên đề nghị cấp phép thành lập báo chí điện tử của địa phương.

8. Đối với các tổ chức tôn giáo, Viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành đề nghị cấp phép hoạt động báo chí điện tử và những trường hợp đặc biệt khác sẽ do Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, quyết định.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật báo chí ngày 28/12/1989

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12/6/1999

- Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí

- Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Interrnet và thông tin điện tử trên Internet.

- Thông tư số 33/2011/TT-BTTTT ngày 1/11/2011 của Bộ Thông tin và truyền thông quy định chi tiết về việc cấp giấy phép hoạt động báo chí điện tử, giấy phép chuyên trang báo chí điện tử.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 235/QĐ-BTTTT ngày 09/02/2012 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.909

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.63.123
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!