UBND TỈNH HÀ GIANG
SỞ XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 243/HD-SXD
V/v hướng dẫn phân
loại đô thị
|
Hà Giang, ngày 13 tháng 10 năm 2008
|
Kính gửi: UBND các huyện, thị xã
Căn cứ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 của Chính phủ
về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2002-TTLT-BXD-TCCBCP ngày 08/3/2002 của Bộ Xây
dựng - Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn về phân loại
đô thị và cấp quản lý đô thị.
Căn cứ công văn số 2997/UBND-GTXD ngày 06/10/2008 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc phân loại đô thị.
Sở Xây dựng Hà Giang hướng dẫn UBND các huyện, thị xã lập hồ sơ trình duyệt đề
án phân loại đô thị với các nội dung như sau:
I. PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
1. Đô thị loại IV phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên
ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ
70% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng
bộ và hoàn chỉnh.
- Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.
* Đối với miền núi, tỷ lệ trên được điều chỉnh bằng 70% mức
tối thiểu; Các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng tiêu chuẩn mật
độ dân số bình quân được điều chỉnh bằng 50% mức tối thiểu.
(Quy định tại điều 12 - Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày
05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị).
2. Đô thị loại V phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên
ngành về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao
thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của một huyện hoặc một cụm xã;
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ
65% trở lên;
- Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa
đồng bộ và hoàn chỉnh.
- Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên;
- Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.
* Đối với miền núi, tỷ lệ trên được điều chỉnh bằng 70% mức
tối thiểu; Các đô thị có chức năng nghỉ mát, du lịch, điều dưỡng tiêu chuẩn mật
độ dân số bình quân được điều chỉnh bằng 50% mức tối thiểu.
(Quy định tại điều 13 - Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày
05/10/2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị).
II. NỘI DUNG, TRÌNH TỰ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
1. Đối với đô thị loại IV được tiến hành như sau:
- UBND các huyện, thị xã lập đề án, trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua trước khi gửi Sở Xây dựng thẩm định.
- Sở Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi trình UBND
tỉnh.
- UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua đề án
bằng Nghị quyết trước khi trình Bộ Xây dựng.
- Bộ Xây dựng thẩm định và Quyết định công nhận loại đô thị.
2. Đối với đô thị loại V được tiến hành như sau:
- UBND các huyện, thị xã lập đề án, trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp thông qua trước khi gửi Sở Xây dựng thẩm định.
- Sở Xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi trình UBND
tỉnh .
- UBND tỉnh xem xét quyết định công nhận loại đô thị.
(Khoản 1, phần II - Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001
của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị).
III. HỒ SƠ, THỦ TỤC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ
1. Đô thị loại IV
1.1. Phần thuyết minh:
a) Tờ trình của UBND huyện về việc phân loại đô thị.
b) Đề án phân loại đô thị với những nội dung chủ yếu sau:
- Lý do và sự cần thiết phải xếp loại đô thị.
- Khái quát quá trình lịch sử.
- Đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và cơ sở phân loại
đô thị.
- Tóm tắt quy hoạch chung đô thị, trong đó trình bày chi
tiết nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 năm) và các biện pháp khắc phục các
tồn tại, yếu kém.
- Tổng hợp các chỉ tiêu phân loại đô thị.
- Kiến nghị, tổ chức thực hiện.
1.2. Các bản vẽ thu nhỏ gồm:
- Sơ đồ vị trí đô thị trong hệ thống đô thị của tỉnh.
- Bản đồ hiện trạng xây dựng và địa giới hành chính của đô
thị.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị dài hạn.
- Bản đồ quy hoạch xây dựng đợt đầu (5 năm).
- Các phụ lục, biểu bảng minh họa.
1.3. Các văn bản kèm theo:
- Tờ trình của UBND tỉnh về việc phân loại đô thị.
- Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh thông qua đề án phân loại đô
thị.
- Ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan (nếu xét thấy cần
thiết).
- Các văn bản khác (nếu có).
1.4. Một băng video hoặc đĩa hình về tình hình phát triển đô
thị xin xếp loại (thời lượng khoảng 30 phút).
2. Đô thị loại V
2.1. Thuyết minh, các bản vẽ thu nhỏ:
- Nội dung quy định tại mục 1.1; 1.2 phần III, trường hợp
không có quy hoạch chung có thể sử dụng quy hoạch chi tiết làm căn cứ lập đề
án.
2.2. Các văn bản kèm theo:
- Tờ trình của UBND huyện về việc phân loại đô thị.
- Nghị quyết của HĐND Huyện thông qua đề án phân loại đô thị.
- Báo cáo kết quả thẩm định Đề án của Sở Xây dựng.
- Các văn bản khác (nếu có).
2.3. Một băng video hoặc đĩa hình về tình hình phát triển đô
thị xin xếp loại (thời lượng khoảng 30 phút)
* Lưu ý: + Hiện nay, hệ thống đô thị loại IV, loại V (trung tâm các huyện lỵ,
thị trấn huyện lỵ) tỉnh Hà Giang đều trong tình trạng chưa có quyết định công
nhận xếp loại đô thị, vì vậy cần làm thủ tục phân loại đô thị trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt. Các huyện có thể sử dụng quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ đã
được phê duyệt (kể cả các quy hoạch đã lập từ trước năm 2000), làm căn cứ lập
đề án.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị UBND các
huyện, thị phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng để cùng giải quyết./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh
(Báo cáo);
- Như kính gửi;
- Lưu: VT-QH.
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Đặng Văn Dung
|