ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 39/QĐ.UB
|
Long Xuyên, ngày 11 tháng 02 năm
1991
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ
NGUỒN LỢI RỪNG, NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN PHẠM VI TỈNH AN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân
được Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 11 tháng 7 năm 1989;
- Căn cứ Nghị định số 39-CP ngày 5/4/1963 của Hội đồng Chính
phủ ban hành Điều lệ tạm thời về săn bắt thú rừng.
- Căn cứ Nghị định số 160-HĐBT ngày 10/12/1984 của Chủ tịch
HĐBT về thống nhất quản lý các loại đặc sản rừng.
- Căn cứ Pháp lệnh ngày 25/4/1989 của HĐND về bảo vệ và phát
triển nguồn lợi thủy sản và Nghị định số 195-HĐBT ngày 2/6/1990 về việc thì
hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Theo đề nghị Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp.
QUYẾT - ĐỊNH:
Điều 1. -Nay ban hành kèm theo quyết định này bản qui định về bảo vệ nguồn lợi
rừng và nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang.
Điều 2. - Quyết định này có giá trị kể từ ngày ký. Các văn bản ban hành trước
đây trái với qui định này đều bãi bỏ.
Điều 3. - Giao nhiệm vụ cho Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp,
Chủ tịch UBND các cấp soạn thảo các văn bản để hướng dẫn thực hiện.
Điều 4. - Đồng chí Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở lâm
nghiệp, Chủ tịch UBND các cấp trong phạm vi quyền hạn chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này.
|
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Minh Nhị
|
BẢN QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI RỪNG VÀ
NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG.
(Ban hành kèm theo quyết định số 39/QĐ.UB ngày 11 tháng 02 năm 1991 của Ủy
ban nhân dân tỉnh An Giang).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Cây rừng, động vật rừng (sau đây gọi chung là nguồn lợi rừng) và cá,
tôm trong thiên nhiên (sau đây gọi chung là nguồn lợi thủy sản) là của toàn
dân. Nghiêm cấm các hành vi gây thiệt hại đến nguồn lợi như đốt phá, săn bắn và
đánh bằng trái phép.
Điều 2.- Các cơ quan chức năng Nông – Lâm nghiệp có trách nhiệm quản lý và bảo
vệ các nguồn lợi kể trên trong phạm vi toàn tỉnh.
Điều 3.- Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân khi khai thác
nguồn lợi rừng và thủy sản phải tuân thủ mọi quy định trong văn bản này.
Điều 4. Mọi hành vi vi phạm các quy định trong bản quy định này tùy theo mức độ
vi phạm mà xử lý bằng một trong các hình thức sau:
- Xử lý hành chính
- Truy tố trước pháp luật.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5.- Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, các đơn vị lực
lượng vũ trang và mọi công dân (sau đây gọi tắt là mọi tổ chức và công dân)
thuộc địa bàn tỉnh An Giang khi khai thác lâm sản phải được sự phê chuẩn hoặc
cho phép của cơ quan chức năng. Nghiêm cấm mọi hành vi đốt, phá các loại cây gỗ
quí như: sao, tóc, giáng hương, căm xe và các loại cây cổ thụ (kể cả cây cổ thụ
trong khu dân cư).
Điều 6.- Những hành vi vi phạm các quy định tại điều 5 bản quy định này, tùy
theo mức độ mà xử lý bằng một trong các hình thức sau:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền từ 20.000đ đến 100.000 đ
- Đình chỉ hoạt động, tịch thu dụng cụ và thu hồi sản phẩm.
- Trong trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tái
phạm sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Điều 7.- Các cơ quan, đơn vị khi khai thác lâm sản phải tuân thủ mọi quy định
của cơ quan chức năng. Tránh khai thác lãng phí, bừa bãi. Phải trang bị đầy đủ
các phương tiện bảo hiểm, vận chuyển...
Điều 8.- Mọi tổ chức và công dân khai thác không đúng mục đích, tự tiện đống,
phá cây rừng vượt ra ngoài khuôn khổ được cho phép thì tùy theo mức độ mà xử lý
bằng một trong các hình thức sau:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền từ 20.000 đ đến 100.000đ
- Đình chỉ hoạt động
- Bồi thường thiệt hại thực tế.
Điều 9.- Các loại chim, thú như: hổ, beo, hươu, heo rừng, vượn, khỉ, công, trĩ,
gà lôi, sếu, vịt trời, diệc, cò... và các loài chim khác là động vật quí hiếm.
Nghiêm cấm việc dùng các loại vũ khí, các loại lưới, bẫy, chất độc, thuốc tím
và dụng cụ khác để săn bắt thú rừng nhất là sếu cổ trụi, công, trĩ, gà lôi,
hươu, nai, mang, mển.
Điều 10.- Nguồn lợi thủy sản là tài sản của toàn dân, cho nên việc
đánh bắt phải tuân thủ những quy định sau:
a- Nghiêm cấm việc đắng bắt, buôn bán cá ròng ròng (cá lóc
con), cá linh non (riêng cá linh non từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch).
b- Nghiêm cấm việc dùng tất cả các phương tiện để đánh bắng
tôm cá ở ven sông, đồng ruộng, kinh mương từ tháng 5 đến tháng 6 âm lịch vì là
thời kỳ thủy sản sinh sản.
c- Nghiêm cấm việc đánh bắt thủy sản bằng các phương tiện có
tính chất độc hại (kể cả phương tiện ngoài phạm vi tỉnh) và hủy diệt có tính
chất đại trà như chất nổ, chất độc, giựt điện.
d- Từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch cấm dùng các loại lưới kéo
có mắt lưới (2a) bằng và nhỏ hơn 10mm, các bè, đáy chặn ngang sông trong thời
kỳ này và chất chà trên các kênh rạch.
e- Các ngư trường thuộc xã Vĩnh xương, Vĩnh hòa, Tân an (Phú
Châu) được dùng các loại lưới xúc, vớt cá tra bột.
Điều 11.- Các tổ chức, công dân có phương tiện đánh bắt, săn bắn vi phạm các
điều khoản quy định tại điều 9, điều 10 bản quy định này sẽ bị xử lý bằng một
trong các hình thức sau:
- Cảnh cáo
- Phạt tiền từ 20.000đ đến 50.000đ
- Tịch thu công cụ đánh bắt.
- Nghiêm trọng hoặc tái phạm sẽ bị truy tố trước pháp luật.
Điều 12.- Các đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp khi sản xuất phải có biện
pháp xử lý nước thải. Tránh đường dẫn nước thải qua sông, rạch, kinh, mương.
Các hành vi vi phạm điều này gây hậu quả cho môi trường, môi sinh sẽ bị truy tố
trước pháp luật.
Chương III
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 13.
a. Các cơ quan, tổ chức, người đang thi hành công vụ có
quyền xử phát các hành vi vi phạm, các quy định trong bản quy định này:
- Cơ quan kiểm lâm
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các cấp
- Công an.
b- Người đại diện cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội có thẩm
quyền xử phạt là thủ trưởng các cơ quan đơn vị quy định tại khoản a điều này.
Điều 14.- Thẩm quyền xử phạt.
- Các ngành Cảnh sát, kiểm lâm đang thi hành nhiệm vụ mà
phát hiện những vi phạm được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 20.000đ.
- Chủ tịch UBND Xã, phường, thị trấn, trưởng công an xã,
phường, thị trấn được phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50.000đ. Tước quyền sử dụng
công cụ khai thác, đánh bắt và tịch thu các loại bị cấm.
- Chủ tịch UBND các huyện, thị, Trưởng công an huyện, thị
trở lên được áp dụng tất cả các hình thức phạt trong bản quy định này.
Điều 15.- Thủ tục xử phạt các hành vi vi phạm bản qui định này áp dụng các điều
khoản tại chương IV pháp lệnh xử phạt hành chánh.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16.- Giám đốc Sở Nông nghiệp, Sở Lâm nghiệp, Sở Công an, Chủ
tịch UBND các cấp căn cứ vào chức năng, quyền hạn của mình phối hợp ban hành
văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 17.- Giao nhiệm vụ cho các cơ quan thông tin văn hóa, các đoàn thể quần chúng,
tổ chức tuyên truyền nội dung bản quy định và các bản hướng dẫn thực hiện bằng
các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài...