TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 168/TANDTC-HTQT
V/v: đóng góp ý kiến đối với dự thảo
Thông tư liên tịch về ủy thác tư pháp trong lĩnh vực dân
sự
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2016
|
Kính
gửi:
|
- Các đồng chí Chánh án Tòa án nhân
dân cấp cao;
- Các đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương.
|
Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang
phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao xây dựng dự thảo Thông tư liên tịch
thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
ngày 15/9/2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao “Hướng
dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật
tương trợ tư pháp”.
Để có cơ sở chỉnh
lý, hoàn thiện dự thảo Thông tư liên tịch trước khi trình Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các đồng
chí chỉ đạo đơn vị mình tổ chức đóng góp ý kiến và gửi Công văn đóng góp ý kiến
về Tòa án nhân dân tối cao thông qua hộp thư điện tử:
[email protected] trước ngày
20/8/2016.
Tòa án nhân dân tối cao giao Vụ Hợp
tác quốc tế theo dõi, đôn đốc và báo cáo với Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao về
chất lượng, tiến độ gửi Công văn đóng góp ý kiến đối với dự thảo dự thảo Thông
tư liên tịch của các Tòa án nhân dân cấp cao và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương./.
Nơi nhận:
- Như trên (để thực hiện);
- Đ/c Chánh án TANDTC (để b/c);
- Đ/c Nguyễn Thúy Hiền, PCA
TANDTC (để b/c);
- Cổng TTĐT của TANDTC (để
đăng);
- Lưu: VHTQT, VP (TANDTC).
|
TL. CHÁNH ÁN
VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
Ngô Cường
|
BỘ TƯ PHÁP - BỘ
NGOẠI GIAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
----------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
|
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA LUẬT
TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp số
08/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 92/2008/NĐ-CP
ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Tương trợ tư pháp;
Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án
nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn áp dụng một số quy định tương trợ tư pháp
về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng
một số quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện tương trợ
tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong công
tác tương trợ tư pháp về dân sự.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có
liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam với nước
ngoài.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ
ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy
thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài là yêu cầu bằng
văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.
2. Ủy
thác tư pháp của nước ngoài tại Việt Nam là yêu cầu bằng
văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự.
3. Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực
tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự bao gồm:
a) Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực
hiện ủy thác tư pháp về dân sự của Việt Nam:
- Đương sự quy định tại Điều
152 của Bộ luật tố tụng dân sự;
- Cá nhân, tổ chức có yêu cầu thi
hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài làm phát sinh ủy thác tư pháp ra
nước ngoài
b) Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực
hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam là cá nhân, tổ chức
nước ngoài có yêu cầu ủy thác tư pháp về dân sự với Việt Nam.
4. Người có nghĩa vụ nộp chi phí thực
hiện ủy thác tư pháp về dân sự phải nộp phí, lệ phí và chi phí thực tế thực hiện
ủy thác tư pháp về dân sự, trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên có quy định khác.
5. Công ước Tống đạt là Công ước La
Hay năm 1965 về Tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong
lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.
6. Kênh tống đạt chính là cách thức gửi
giấy tờ cần được tống đạt thông qua Cơ quan Trung ương của nước được yêu cầu
theo quy định từ Điều 2 đến Điều 7 của Công ước Tống đạt.
7. Kênh lãnh sự gián tiếp là cách thức
gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan đại diện lãnh sự của nước yêu cầu
và cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định tại đoạn 1 Điều 9 của Công ước Tống đạt.
8. Kênh ngoại giao gián tiếp là cách
thức gửi giấy tờ cần được tống đạt thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của nước
yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu theo quy định tại đoạn 2 Điều 9 của Công ước Tống đạt.
9. Kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp
là cách thức gửi giấy tờ cần được tống đạt cho người nhận thông qua cơ quan đại
diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước gửi mà không thông qua cơ quan có thẩm
quyền của nước nhận theo Điều 8 của Công ước Tống đạt.
Điều 4. Áp dụng
pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự
1. Pháp luật nước ngoài được áp dụng
theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tương trợ tư pháp khi
có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều ước quốc tế về tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này;
b) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó;
c) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật
nước ngoài không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Tòa
án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật
nước ngoài. Trong trường hợp không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều
này hoặc việc áp dụng pháp luật nước ngoài không thực hiện được, Bộ Tư pháp trả
lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc thông báo để Bộ
Ngoại giao trả lời đối với các yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài được gửi
qua kênh ngoại giao.
Điều 5. Áp dụng
nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự
Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam có thể
từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho nước ngoài trên cơ sở nguyên
tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài
theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp
trong những trường hợp sau:
1. Khi có căn cứ cho thấy phía nước
ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam;
2. Việc thực hiện tương trợ tư pháp
đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Điều 6. Chi phí
thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
1. Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp
về dân sự của Việt Nam ra nước ngoài bao gồm phí, lệ phí và chi phí thực tế
phát sinh khi thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc gia liên quan.
2. Mức thu, cơ quan có thẩm quyền thu
và trình tự thu nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự được thực hiện theo
quy định pháp luật về phí, lệ phí.
3. Căn cứ vào nội dung yêu cầu ủy
thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự ra nước
ngoài bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí dịch thuật, công chứng, chứng
thực hồ sơ ủy thác tư pháp;
b) Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư
pháp ở nước ngoài;
c) Chi phí lấy lời khai, thu thập tài
liệu, giấy tờ, giám định, định giá tài sản ở nước ngoài;
d) Chi phí khác (nếu có) theo quy định
của pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia liên quan.
4. Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp
về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam bao gồm phí, lệ phí và chi phí thực tế
phát sinh khi thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Căn cứ vào nội dung yêu cầu ủy
thác tư pháp cụ thể, chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài tại
Việt Nam bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tống đạt hồ sơ ủy thác tư
pháp do tổ chức, cá nhân có chức năng tống đạt thực hiện theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
b) Chi phí giám định, định giá tài sản,
xem xét, thẩm định tại chỗ;
c) Chi phí khác (nếu có) theo quy định
của pháp luật Việt Nam.
7. Chi phí thực tế thực hiện ủy thác
tư pháp về dân sự quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều này được thu nộp theo
quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư liên tịch này.
Điều 7. Thu, nộp
chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam ra nước ngoài
1. Các chi phí thực tế phát sinh
trong nước do người có nghĩa vụ nộp thanh toán trực tiếp cho người cung cấp dịch
vụ.
2. Đối với chi phí thực tế do cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài thu:
a) Trường hợp chi phí thực tế đã xác
định được trước theo quy định của phía nước ngoài tại thời điểm cơ quan có thẩm
quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam lập hồ sơ, người có nghĩa vụ nộp chi
phí ủy thác tư pháp về dân sự phải thanh toán trực tiếp chi phí này với cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam.
b) Trường hợp chi phí thực tế chưa
xác định được hoặc đã xác định được nhưng cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
chưa yêu cầu nộp tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền ủy thác tư pháp của Việt
Nam lập hồ sơ thì người có nghĩa vụ nộp phải nộp tạm ứng 3.000.000 đồng (Ba triệu
đồng) tại Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
Khi có thông báo của cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài về chi phí thực tế, Cơ quan tiếp nhận thông báo có trách
nhiệm gửi thông báo này theo quy trình thông báo kết quả ủy thác tư pháp quy định
tại Điều 14 của Thông tư liên tịch này. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể
từ khi nhận được thông báo, Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của
Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam có trụ sở và người
có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự. Trong mười (10) ngày làm việc,
kể từ ngày nêu trong thông báo, người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về
dân sự có trách nhiệm thanh toán chi phí này tại Cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp chi phí thực tế cao hơn số tiền tạm ứng thì người có nghĩa vụ nộp
chi phí ủy thác tư pháp về dân sự phải nộp bổ sung. Trường hợp chi phí thực tế
ít hơn số tiền tạm ứng thì Cơ quan thi hành án dân sự trả lại cho người có
nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự. Sau khi người có nghĩa vụ thanh
toán, Cơ quan thi hành án dân sự nộp ngay khoản đã thu cho cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài và thông báo lại cho cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư
pháp của Việt Nam và người có nghĩa vụ nộp về công việc đã thực hiện.
Hết thời hạn mười (10) ngày làm việc,
nếu người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về dân sự không thực hiện
thanh toán chi phí, Cơ quan thi hành án dân sự căn cứ vào thông báo về chi phí
thực tế của nước ngoài, thực hiện thanh toán cho phía nước ngoài từ khoản tiền
tạm ứng và thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy
thác tư pháp và người có nghĩa vụ nộp chi phí ủy thác tư pháp về công việc đã
thực hiện và khoản tiền còn thiếu hoặc thừa. Sau khi người có nghĩa vụ nộp chi
phí ủy thác tư pháp thanh toán phần còn thiếu với Cơ quan thi hành án dân sự,
Cơ quan thi hành án dân sự nộp phần chi phí này cho Cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài.
3. Ngay sau khi hoàn thành việc tạm ứng
hoặc thanh toán chi phí thực tế, người có nghĩa vụ nộp phải nộp biên lai tạm ứng
hoặc biên lai thanh toán cho Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp về
dân sự để hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch
này.
Điều 8. Thu, nộp
chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài tại Việt Nam
1. Trường hợp các chi phí thực tế đã
xác định được tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy
thác tư pháp thì Cơ quan này phải thông báo cho người có yêu cầu ủy thác tư
pháp nộp chi phí thực tế cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi Cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp.
2. Trường hợp chi phí thực tế chưa
xác định được tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy
thác tư pháp, trong thời hạn tối đa là hai mươi (20) ngày, kể từ ngày thụ lý hồ
sơ ủy thác của nước ngoài, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của
nước ngoài thông báo về mức chi phí, phương thức và thời hạn
nộp. Quy trình thông báo về việc thu, nộp chi phí được thực hiện theo quy trình
thông báo kết quả ủy thác tư pháp của nước ngoài quy định tại Điều 20 Thông tư
liên tịch này.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ
ngày hết thời hạn trong thông báo mà người có nghĩa vụ nộp không nộp chi phí thực
tế phát sinh, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp thông báo về việc
không thực hiện được ủy thác tư pháp và trả lại hồ sơ cho Cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài.
Chương II
THỰC HIỆN ỦY
THÁC TƯ PHÁP CỦA VIỆT NAM
Điều 9. Thẩm quyền
yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam
1. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy
thác tư pháp của Việt Nam là Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao;
Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh; Viện kiểm sát
nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan cấp dưới trực thuộc Tòa án
nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp
tỉnh, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trong quá trình giải quyết vụ việc
dân sự, thi hành án dân sự có phát sinh ủy thác tư pháp thì lập hồ sơ theo quy
định tại Điều 11 Luật tương trợ tư pháp và Điều 10 Thông tư
liên tịch này, gửi tới cơ quan cấp trên có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của
Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện theo thủ tục chung.
3. Ngoài Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
ủy thác tư pháp của Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều này thì Thừa phát lại
được phép thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện theo
quy định của pháp luật.
Điều 10. Hồ sơ ủy
thác tư pháp của Việt Nam
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp phải có các
văn bản quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể
như sau:
a) Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác
tư pháp về dân sự theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự
quy định tại Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp được lập theo Mẫu
số 02A ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trường hợp ủy thác tư pháp được
thực hiện theo kênh chính của Công ước Tống đạt, văn bản ủy thác tư pháp được lập
theo Mẫu số 02B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác (nếu có);
d) Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ
cho việc thực hiện ủy thác tư pháp.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp được cơ quan
có thẩm quyền lập theo cách thức sau đây:
a) Các văn bản tại điểm a, b, c khoản
1 Điều này phải do người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có yêu cầu ủy thác tư
pháp ký và được lập thành hai (02) bộ;
b) Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác
tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập phải là bản chính và các văn bản, giấy tờ,
tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản
sao. Bản sao và bản dịch của các văn bản, giấy tờ, tài liệu này phải được chứng
thực hợp lệ theo quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản
sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
Đối với các giấy tờ không phải của cơ
quan có thẩm quyền lập hoặc xác nhận thì cơ quan có thẩm quyền, nơi lập hồ sơ ủy
thác tư pháp phải đối chiếu bản sao các giấy tờ này với bản gốc và đóng dấu xác
nhận;
c) Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư
pháp cho nhiều đương sự có nội dung ủy thác khác nhau hoặc có địa chỉ khác nhau
hoặc khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư
pháp cho từng đương sự và từng nội dung ủy thác.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập
hồ sơ không xác định được ngôn ngữ chính thức hoặc ngôn ngữ khác mà được nước
được yêu cầu chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp gửi văn bản
đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp, Bộ Ngoại
giao phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông tin về
ngôn ngữ tương trợ tư pháp. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận
được trả lời của phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho cơ
quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam.
Điều 11. Điều kiện
hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam
Hồ sơ ủy thác tư pháp hợp lệ khi có đủ
các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập
theo đúng quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch này;
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập
theo ngôn ngữ quy định tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp
phí, lệ phí theo quy định hiện hành và nộp chi phí hoặc tạm ứng chi phí thực hiện
ủy thác tư pháp về dân sự theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch này.
Điều 12. Trình tự,
thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Tư pháp
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam do
cơ quan có thẩm quyền gửi đến, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác
tư pháp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư liên
tịch này và thực hiện các công việc sau đây:
1. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy
đủ và hợp lệ thì thực hiện một trong các thủ tục sau:
a) Chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên;
b) Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao
trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều ước quốc tế về
tương trợ tư pháp về dân sự hoặc trường hợp hồ sơ được chuyển qua kênh ngoại
giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp theo quy định của Công ước Tống đạt.
2. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp
không đầy đủ hoặc không hợp lệ theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư
liên tịch này, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đã gửi hồ
sơ ủy thác tư pháp và nêu rõ lý do.
Điều 13. Trình tự,
thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam tại Bộ Ngoại giao và cơ
quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài.
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm vào sổ
hồ sơ ủy thác tư pháp của Việt Nam và chuyển hồ sơ cho cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ ủy thác tư pháp do Bộ Tư pháp chuyển đến.
2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy
thác tư pháp của Việt Nam và chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp cho Cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được
hồ sơ ủy thác tư pháp.
3. Việc thực hiện tống đạt theo kênh
ngoại giao, lãnh sự trực tiếp theo Công ước Tống đạt cho công dân Việt Nam hoặc
công dân nước ngoài nếu nước đó không phản đối hoặc pháp luật nước đó cho phép
thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 14. Thông
báo kết quả, tiến độ thực hiện ủy thác tư pháp của Việt Nam
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài
liệu kèm theo (nếu có) về Bộ Ngoại giao.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) do Cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về, Bộ Ngoại giao chuyển văn bản thông
báo và tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm
quyền của nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), Bộ Tư pháp gửi văn bản
thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài liệu kèm theo (nếu có) cho
cơ quan có thẩm quyền Việt Nam yêu cầu ủy thác.
4. Trường hợp cơ
quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của Việt Nam có văn bản yêu cầu Bộ
Tư pháp đề nghị Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông báo về tình hình thực
hiện ủy thác tư pháp thì việc gửi văn bản đề nghị Cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài thông báo về tình hình thực hiện ủy thác và thông báo việc trả lời của cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện như quy trình thực hiện ủy thác tư
pháp của Việt Nam.
Điều 15. Xử lý kết
quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp của
Việt Nam
1. Việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp
để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp
để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật thi hành
án dân sự.
3. Việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp
để giải quyết yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương III
THỰC HIỆN ỦY THÁC TƯ
PHÁP CỦA NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Thẩm
quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy
thác tư pháp về dân sự của nước ngoài là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong quá
trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể
yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định
pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp ủy thác tư pháp về dân sự
của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự, cơ quan
có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài là Cơ quan thi hành án
dân sự cấp tỉnh.
2. Ngoài Cơ quan có thẩm quyền thực
hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều
này thì Thừa phát lại được phép thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự của nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền của cơ quan thực hiện ủy
thác tư pháp về dân sự theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Nơi người được
tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có
trụ sở, chi nhánh của tổ chức đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài.
b) Nơi người được triệu tập làm chứng,
người giám định cư trú, làm việc.
c) Nơi thực hiện việc thu thập, cung
cấp chứng cứ;
Điều 17. Hồ sơ ủy
thác tư pháp của nước ngoài
Hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài
gồm những văn bản sau đây:
1. Các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp;
2. Bản chính hoặc bản sao biên lai nộp
lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện
hành về lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự.
Điều 18. Nhận và
kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ ủy thác
tư pháp của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp
mà Việt Nam và nước đó là thành viên hoặc theo kênh chính, kênh ngoại giao gián
tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp của Công ước Tống đạt.
Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được hồ
sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chuyển hồ sơ và
các tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ khi nhận được hồ sơ.
Trường hợp cơ quan đại diện của Việt
Nam ở nước ngoài nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan này có
trách nhiệm chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Ngoại giao
trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ để Bộ Ngoại
giao chuyển cho Bộ Tư pháp theo quy định tại đoạn trên.
2. Trong thời hạn mười (10) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, Bộ Tư pháp vào
sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của
hồ sơ và thực hiện một trong các công việc sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,
Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của
nước ngoài quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch này.
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc
không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
và nêu rõ lý do.
Điều 19. Trình tự,
thủ tục và thời hạn thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, cơ quan có thẩm
quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp và
thực hiện một trong các công việc sau đây:
a) Tiến hành tiếp nhận để thực hiện ủy
thác tư pháp trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong
trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết;
c) Trường hợp cần bổ sung thông tin,
tài liệu liên quan hoặc việc thực hiện ủy thác làm phát sinh chi phí thực tế,
trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày xác định được thông tin, tài
liệu cần bổ sung hoặc chi phí thực tế phát sinh, cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài để bổ sung thông tin, tài liệu hoặc nộp chi phí thực tế theo Điều 8 Thông
tư liên tịch này.
2. Kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam áp dụng các phương thức sau đây
để thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn mà cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài yêu cầu:
a) Theo quy định của pháp luật tố tụng
dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự tương tự như các vụ việc trong nước.
b) Theo phương thức đặc biệt trên cơ
sở yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp các cơ quan có thẩm
quyền tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đã quyết định áp dụng pháp luật nước
ngoài nhưng phương thức đặc biệt không thực hiện được trên thực tế thì cơ quan
có thẩm quyền thực hiện phải thông báo lại ngay cho Bộ Tư pháp để trả lời cho
cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy trình trả kết quả thực hiện ủy
thác tư pháp của nước ngoài.
3. Trường hợp Cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài không xác định rõ yêu cầu thực hiện thì thời hạn thực hiện không được
vượt quá 03 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thụ lý hồ sơ.
Quá thời hạn này, cơ quan có thẩm quyền
của Việt Nam vẫn chưa thực hiện được ủy thác tư pháp thì cơ quan này phải thông
báo lại cho Bộ Tư pháp lý do của việc chưa thực hiện được để trả lời cho cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy trình trả kết quả thực hiện ủy thác
tư pháp của nước ngoài.
4. Trường hợp việc thực hiện ủy thác
tư pháp làm phát sinh chi phí thực tế, Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chỉ
thực hiện sau khi đã thu đủ chi phí thực tế.
Điều 20. Trình tự,
thủ tục và thời hạn thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày thực hiện xong phương thức quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch
này, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện
ủy thác tư pháp theo Mẫu số 03 được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này với
số lượng hai (02) bản và tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều này, Bộ Tư pháp gửi thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có)
cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế
hoặc cho Bộ Ngoại giao đối với trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi thông
qua Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) từ Bộ Tư
pháp, Bộ Ngoại giao gửi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp đó cho cơ quan có thẩm
quyền của nước yêu cầu hoặc cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài nếu hồ
sơ được gửi qua cơ quan này.
4. Trong thời hạn năm (05) ngày làm
việc kể từ ngày nhận được thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) từ Bộ ngoại
giao, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp
đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu.
5. Trường hợp Cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài yêu cầu thông báo về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp thì trình tự
nhận, gửi và trả lời yêu cầu này được thực hiện như trình tự nhận, gửi và thông
báo kết quả ủy thác tư pháp của nước ngoài. Thời hạn thực hiện tại từng cơ quan
có thẩm quyền của Việt Nam là 05 ngày làm việc.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 21. Trách
nhiệm của Bộ Tư pháp
1. Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả
thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư pháp của Việt Nam trong
trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã ký kết điều ước quốc tế về tương trợ
tư pháp về dân sự;
2. Cập nhật điều ước quốc tế về tương
trợ tư pháp về dân sự có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông
tin điện tử của Bộ Tư pháp;
3. Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn
ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên
quan của nước ngoài đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư
pháp về dân sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về
dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp. Các thông
tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại
giao trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước
ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định từ chối
áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Các thông tin này được đăng trên trang thông
tin điện tử của Bộ Tư pháp;
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan.
Điều 22. Trách
nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Kiểm tra, đôn
đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư
pháp của Việt Nam trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa ký kết điều
ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự, thực hiện ủy thác tống đạt văn bản
tố tụng đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, kênh ngoại giao gián tiếp, kênh
lãnh sự gián tiếp, kênh ngoại giao, lãnh sự trực tiếp theo Công ước Tống đạt;
2. Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn
ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên
quan của nước ngoài nơi ủy thác của Việt Nam được gửi đến mà Việt Nam và nước
đó chưa ký kết điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự. Các thông tin
này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại
giao đồng thời được gửi cho Bộ Tư pháp để cập nhật chung.
3. Cung cấp thông tin về chi phí thực
hiện ủy thác tư pháp ở nước ngoài theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam; hỗ trợ chuyển tiền thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự cho cơ quan, tổ
chức ở nước ngoài trong những trường hợp đặc biệt;
4. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc
xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt
Nam.
5. Thông báo tình hình thực hiện ủy
thác tư pháp của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài thuộc thẩm quyền,
tình hình thực hiện ủy thác tống đạt văn bản tố tụng đối với công dân Việt Nam ở
nước ngoài cho Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc khi Bộ Tư pháp có đề nghị.
6. Công khai, cập nhật địa chỉ và đầu
mối liên lạc về ủy thác tư pháp của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài
trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan.
Điều 23. Trách
nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
1. Đôn đốc các Tòa án có thẩm quyền
thực hiện tương trợ tư pháp theo quy định của Thông tư liên tịch này và các quy
định của pháp luật có liên quan;
2. Phối hợp với Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại
giao hướng dẫn các Tòa án có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự và
rà soát, tổng kết tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự;
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan.
Điều 24. Trách
nhiệm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
1. Thực hiện ủy thác tư pháp theo
đúng quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên
quan;
2. Thông báo cho người có nghĩa vụ về
mức và phương thức nộp, tiền tạm ứng chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp,
thông tin về mức tạm ứng và phương thức tạm ứng hoặc thu nộp chi phí ủy thác tư
pháp theo quy định của Thông tư liên tịch này;
3. Cập nhật về tình hình thực hiện
yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao theo định
kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu;
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 25. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực
kể từ ngày... và thay thế Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
của Luật Tương trợ tư pháp, trừ Chương III thực hiện ủy thác tư pháp cho công
dân Việt Nam ở nước ngoài thông qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Việc thực hiện tống đạt văn bản giấy
tờ theo quy định của Công ước Tống đạt hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này
được áp dụng kể từ ngày Công ước này có hiệu lực với nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
2. Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC
ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự
của Luật Tương trợ tư pháp tiếp tục được áp dụng đối với hồ sơ ủy thác tư pháp
của Việt Nam và ủy thác tư pháp của nước ngoài được lập trước ngày Thông tư
liên tịch này có hiệu lực.
Điều 26. Tổ chức
thực hiện
Trong quá trình thực hiện Thông tư
liên tịch này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề
mới thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có
liên quan và Thừa phát lại thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự phản ánh về Bộ
Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao để kịp thời xử lý./.
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ NGOẠI GIAO
THỨ TRƯỞNG
|
KT. CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
PHÓ CHÁNH ÁN
|
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc
Chính phủ;
- Tòa án
NDTC; Bộ Ngoại giao;
- Tòa án nhân dân các tỉnh, TP
trực thuộc TW;
- Cơ quan thi hành án dân sự các
tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ
Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐTCP;
- Cổng thông tin điện tử TANDTC,
Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp;
- Lưu: Bộ Ngoại giao (Cục LS), Bộ
Tư pháp (Vụ PLQT), Tòa án nhân dân tối cao (Vụ HTQT).
|