NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA ĐỀ ÁN VỀ VIỆC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/2010/NQ-HĐND ngày 16/7/2010 của HĐND tỉnh)
I. Mục tiêu
phát triển:
1. Mục
tiêu chung:
Qui hoạch phát triển các khu, cụm
công nghiệp nhằm hình thành hệ thống khu, cụm công nghiệp thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tăng trưởng công nghiệp và dịch
vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa
Thái Bình cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Hình thành các cơ sở, căn cứ cho
việc hoạch định phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qui hoạch phát triển
cụm công nghiệp với qui mô phù hợp theo từng giai đoạn nhằm định hướng quỹ đất,
phát triển cơ sở hạ tầng trọng điểm vào những khu vực có tiềm năng, đáp ứng nhu
cầu mở rộng mặt bằng sản xuất công nghiệp, thu hút đầu tư, khoa học công nghệ,
giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường; gắn sản xuất với thị trường, vùng
nguyên liệu.
Đưa tỷ lệ đóng góp của KCN, CCN
vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 60% vào năm 2015 và đạt trên
70% vào năm 2010; tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp của các KCN, CCN đạt
trên 80% so với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành; đến năm 2015 giải quyết việc
làm cho khoảng 6,5 vạn lao động và đến năm 2020 giải quyết việc làm cho khoảng
8 vạn lao động.
2. Mục
tiêu cụ thể:
* Giai đoạn đến 2015:
- Điều chỉnh và thành lập mới một cách có chọn lọc
các khu, cụm công nghiệp phấn đấu đến năm 2015 tổng diện tích đất các khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 2.780 ha, thu hút đầu tư để lấp đầy trên 70%
diện tích. Xây dựng hoàn thiện 70% các công trình xử lý chất thải trong khu
công nghiệp và trên 50% tại cụm công nghiệp.
- Có biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu
ngành công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh.
- Giá trị sản xuất đến năm 2015 đạt
15.829 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 25,85%/năm, chiếm 58% cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của
tỉnh.
* Giai đoạn từ 2016 đến 2020:
- Rà soát bổ sung vào qui hoạch mạng lưới các
khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, với tổng diện tích đất của khu, cụm
là 4.399 ha, thu hút đầu tư để lấp đầy trên 80% diện tích.
- Hoàn thiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các
khu, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại.
- Giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt
44.278 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân là 26,54%/năm, chiếm 74% cơ cấu
công nghiệp của tỉnh.
II. Nội dung
qui hoạch
2.1. Bỏ khỏi
mạng lưới (theo QĐ 823): 10 khu công nghiệp, 22 cụm
công nghiệp tổng diện tích 1.042 ha, gồm:
2.1.1.
Khu công nghiệp: 10 khu (7 KCN bỏ khỏi mạng lưới, diện
tích 1.990 ha và chuyển 03 khu công nghiệp thành cụm công nghiệp, diện tích 600
ha), cụ thể:
Huyện Vũ Thư:
- Khu An Hoà: diện tích 400 ha, do
sử dụng diện tích nông nghiệp quá lớn và không phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- KCN Minh Hoà: diện tích 390 ha,
vì khu vực này của huyện Vũ Thư và Thành phố có nhiều khu, cụm công nghiệp.
Huyện Kiến Xương:
- KCN Kiến Xương: diện tích 200
ha, vì không rõ địa điểm và không có diện tích qui hoạch.
Huyện Thái Thuỵ:
- KCN Hồng Dũng (Thái Thụy) 500
ha, do vị trí không thuận lợi để chuyển sang qui hoạch KCN Thụy Trường.
- Chuyển KCN Thái Thọ diện tích
200 ha thành CCN diện tích 50 ha, vì thực tế Trung tâm Điện lực Thái Bình chỉ cần
diện tích 50 ha để xử lý xỉ than.
Huyện Đông Hưng:
- Chuyển
KCN Chương Dương, diện tích 200 ha thành cụm công nghiệp.
- KCN Hoa Lư - Đồng Phú (Đông
Hưng): diện tích 150 ha, vì chưa cần thiết qui hoạch.
Huyện Hưng Hà:
- KCN
Hưng Nhân (Hưng Hà), diện tích 200 ha, chuyển thành cụm công nghiệp Hưng Nhân diện
tích 50 ha. Do gần khu vực này qui hoạch cụm công nghiệp Tân Lễ và cụm công
nghiệp Tiền Phong nên giảm qui hoạch KCN trong nội đồng.
Huyện Quỳnh Phụ:
- KCN Quỳnh Giao - Quỳnh Hồng (Quỳnh
Phụ): diện tích 200 ha vì đã có qui hoạch cụm công nghiệp Quỳnh Hồng 17,8 ha.
- KCN
Quỳnh Hưng - Quỳnh Hội, diện tích 150 ha do chưa cần thiết qui hoạch.
2.1.2. Cụm công nghiệp: 22 cụm, diện tích 1.042 ha, cụ thể:
Thành phố
- Cụm công nghiệp Phú Xuân - Tân
Bình, diện tích 100 ha, do sử dụng diện tích đất nội đồng lớn và khu vực thành
phố đã có nhiều khu, cụm công nghiệp.
- Cụm công nghiệp Đông Hoà - Đông
Mỹ, diện tích 50 ha, khu vực thành phố đã có nhiều khu, cụm công nghiệp và địa
điểm không phù hợp với qui hoạch chung.
- Cụm công nghiệp Vũ Lạc, xã Vũ
Đông, diện tích 150 ha khu vực thành phố đã có nhiều khu, cụm công nghiệp và địa
điểm không phù hợp với qui hoạch chung.
- Cụm công nghiệp Vũ Phúc, xã Vũ
phúc diện tích 70 ha, khu vực thành phố đã có nhiều khu, cụm công nghiệp và địa
điểm không phù hợp với qui hoạch chung.
Huyện Vũ Thư:
- Cụm công nghiệp Thái Hạc, xã
Thái Hạc, diện tích 50 ha, vì diện tích qui hoạch chỉ có 5 ha.
- Cụm công nghiệp Xuân Hoà, xã
Xuân Hoà, Đồng Thanh, diện tích 50 ha, do trùng lắp với điểm công nghiệp.
- Chuyển lên thành khu công nghiệp
và đổi tên thành Golden, do địa điểm thuận lợi và diện tích đủ để qui nâng lên
thành khu công nghiệp.
Huyện Kiến Xương:
- Cụm công nghiệp Cầu Bùi, xã An Bồi,
diện tích 30 ha, để giảm diện tích đất nội đồng, tập trung vào cho một số khu
khác phù hợp hơn.
- Cụm công nghiệp Quang Hưng, xã
Quang Hưng, diện tích 30 ha, để giảm diện tích đất nội đồng, tập trung vào cho
một số khu khác phù hợp hơn.
Huyện Tiền Hải:
- Cụm công nghiệp An Ninh, xã An
Ninh, diện tích 40 ha, do chưa cần thiết qui hoạch, hơn nữa giai đoạn tới sẽ tập
trung thành lập thêm một số khu công nghiệp ven biển.
- Cụm công nghiệp Nam Hồng, xã Nam
Hồng, diện tích 150 ha để chuyển qui hoạch thành KCN Hồng Hưng (xã Nam Hồng và
Nam Hưng).
- Cụm công nghiệp Nam Phong, xã
Nam Phong, diện tích 150 ha, vì gần KCN Tiền Hải và KCN Đông Hoàng mới bổ sung.
Huyện Thái Thụy:
- Chuyển cụm công nghiệp Thụy Hà,
xã Thụy Hà, diện tích 112 ha thành KCN Thụy Hà.
- Cụm công nghiệp Thái Thuỷ, xã
Thái Thuỷ, diện tích 30 ha, do chưa cần thiết qui hoạch, và tập trung vào các
khu công nghiệp mới trên đất bãi ven biển.
- Cụm công nghiệp Thái Giang, xã
Thái Giang, diện tích 80 ha, để tập trung vào các khu công nghiệp mới trên đất
bãi ven biển.
- Cụm công nghiệp Thụy Liên, xã Thụy
Liên, diện tích 30 ha, để tập trung vào các khu công nghiệp mới trên đất bãi
ven biển.
- Cụm công nghiệp Thượng Nguyên,
xã Thái Thượng và Thái Nguyên, diện tích 30 ha thành KCN Thái Thượng.
Huyện Đông Hưng:
- Cụm công nghiệp Đông Hoàng, diện
tích 30 ha, do chưa phù hợp trong giai đoạn này. Hơn nữa cần tập trung cho các
cụm đã được qui hoạch và bổ sung thêm một số cụm mới.
- Cụm công nghiệp Đông Hà, diện
tích 30 ha, do chưa phù hợp trong giai đoạn này, để tập trung cho các cụm đã được
qui hoạch và bổ sung thêm một số cụm mới.
- Cụm công nghiệp Minh Tân, Thị trấn
Tiên Hưng, diện tích 30 ha, do chưa phù hợp trong giai đoạn này, để tập trung
cho các cụm đã được qui hoạch và bổ sung thêm một số cụm mới.
Huyện Quỳnh Phụ:
- Cụm công nghiệp An Đồng, xã An Đồng,
diện tích 30 ha, giảm sử dụng đất nông nghiệp và giãn qui hoạch sang giai đoạn
sau.
- Cụm công nghiệp An Vũ, xã An Vũ,
diện tích 50 ha, giảm sử dụng đất nông nghiệp và giãn qui hoạch sang giai đoạn
sau.
2.2. Bổ sung
mạng lưới (theo QĐ 823): 07 khu công nghiệp, diện
tích 1.792 ha và 25 cụm công nghiệp, tổng diện tích 484,4 ha, gồm:
2.2.1. Khu công nghiệp: 7 khu (05 KCN mới, 02 KCN chuyển từ cụm lên
khu), diện tích 2.527 ha, gồm:
- Chuyển từ cụm lên thành KCN: Cụm
Golden - Vũ Thư, diện tích 100 ha. Do diện tích lớn hơn 75 ha để phù hợp với
Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định
20/2009/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 của UBND tỉnh.
- KCN Thụy Hải - Thái Thụy, diện
tích 300 ha, đây là khu vực ven biển, không phải đất lúa và gần quốc lộ ven biển.
- KCN Thụy Trường - Thái Thụy, diện
tích 300 ha, đây là khu vực ven biển, không phải đất lúa và gần quốc lộ ven biển.
- KCN Thái Thượng - Thái Thụy, diện
tích 300 ha, là khu vực ven biển, không phải đất lúa và gần quốc lộ ven biển.
- KCN Thụy Hà - Thái Thụy, diện
tích 192 ha, chuyển từ cụm công nghiệp lên thành khu. Đây là khu vực đất lúa
kém hiệu quả.
- KCN Đông Hoàng - Tiền Hải: diện
tích 300 ha: là khu vực ven biển, không phải đất lúa và gần quốc lộ ven biển.
- KCN Hồng Hưng - Tiền Hải: diện
tích 300 ha: là khu vực sông Hồng, thuộc đất bãi và đất canh tác kém hiệu quả.
2.2.2. Cụm công nghiệp: 25 cụm, diện tích 484,4 ha:
Thành phố: Cụm công nghiệp Trần Lãm, phường Trần lãm, diện tích 20 ha, trước đây
đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định 823.
Huyện Vũ Thư:
- Cụm công nghiệp Nguyên Xá, xã
Nguyên Xá, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết
định 823.
- Cụm công nghiệp Minh Lãng, xã
Minh Lãng, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết
định 823.
- Cụm công nghiệp Phúc Thành, xã
Phúc Thành, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết
định 823.
- Cụm công nghiệp Việt Hùng, xã Việt
Hùng, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
Huyện Kiến Xương:
- Cụm công nghiệp Hồng Thái, xã Hồng
Thái, diện tích 10 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
- Cụm công nghiệp Nam Cao, xã Nam
Cao, diện tích 10 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
Huyện Tiền Hải:
- Cụm công nghiệp Nam Hà, xã Nam
Hà, diện tích 20 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
- Cụm công nghiệp Nam Cường, xã
Nam Cường, diện tích 15 ha, qui hoạch mới để phù hợp với mạng lưới chung của tỉnh
- Cụm công nghiệp Tây An, xã Tây
An, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
Huyện Thái Thụy:
- Cụm công nghiệp Thái Thọ, xã
Thái Thọ, diện tích 50 ha: chuyển KCN thành CCN.
- Cụm công nghiệp Mỹ Xuyên, xã Mỹ
Lộc, diện tích 15,6 ha, qui hoạch mới để phục vụ cho giải quyết lao động khu
Trung tâm điện lực.
- Cụm công nghiệp Thụy Dân, Thụy Dân,
diện tích 10 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
Huyện Đông Hưng:
- Cụm công nghiệp Nguyên Xá, xã
Nguyên Xá, diện tích 20 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết
định 823.
- Cụm công nghiệp Mê Linh, xã Mê
Linh, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
- Cụm công nghiệp Hồng Châu, xã Hồng
Châu, diện tích 11 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
Huyện Hưng Hà:
- Cụm công nghiệp Đông Đô, xã Đông
Đô, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
- Cụm công nghiệp Minh Tân, xã
Minh Tân, diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết
định 823.
- Cụm công nghiệp Hưng Nhân, Thị
trấn Hưng Nhân, diện tích 50 ha, trước đây đã qui hoạch là khu công nghiệp tại
Quyết định 823.
- Cụm công nghiệp Nhất Cẩm, xã Văn
Cẩm và xã Thống Nhất, diện tích 50 ha, qui hoạch mới cho phù hợp với mạng lưới
chung.
- Cụm công nghiệp Tiền Phong, Thị
trấn Hưng Nhân, diện tích 10 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại
Quyết định 823.
Huyện Quỳnh Phụ:
- Cụm công nghiệp Đập Neo, xã Đồng
Tiến, diện tích 30 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
- Cụm công nghiệp Quỳnh Hồng, xã
Quỳnh Hồng, diện tích 17,8 ha, qui hoạch mới để phù hợp với qui hoạch cung của
tỉnh.
- Cụm công nghiệp Hội Hải, xã Quỳnh
Hội, Quỳnh Hải diện tích 15 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại
Quyết định 823.
- Cụm công nghiệp An Ninh, xã An
Ninh, diện tích 10 ha, trước đây đã qui hoạch là điểm công nghiệp tại Quyết định
823.
2.3. Qui hoạch
diện tích, đầu tư kết cấu hạ tầng, điện, nước, viễn thông
2.3.1. Khu Công nghiệp
- Mở rộng khu công nghiệp Tiền
Hải
Diện tích 350 ha, tại huyện Tiền Hải,
giai đoạn 2016 đến 2020 là 99 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 495 tỷ đồng.
- Khu công nghiệp Sông Trà
Diện tích 200 ha, tại huyện Vũ Thư
và Thành phố, giai đoạn 2010 đến 2015 là 50 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 250 tỷ
đồng.
- Thành lập mới khu công nghiệp
Đức Hiệp Hưng
Diện tích 150 ha, tại huyện Hưng
Hà, giai đoạn 2016 đến 2020 là 150 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 750 tỷ đồng.
- Thành lập mới khu công nghiệp
Thụy Trường
Diện tích 300 ha, tại xã Thụy Trường,
huyện Thái Thụy, giai đoạn 2016 đến 2020 là 300 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là
1.500 tỷ đồng.
- Thành lập mới khu công nghiệp
Thụy Hải
Diện tích 300 ha, tại xã Thụy Hải,
huyện Thái Thụy, giai đoạn 2016 đến 2020 là 300 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là
1.500 tỷ đồng
- Thành lập mới khu công nghiệp
Thái Thượng
Diện tích 300 ha, tại xã Thái Thượng,
huyện Thái Thụy, giai đoạn 2016 đến 2020 là 300 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là
1500 tỷ đồng.
- Thành lập mới khu công nghiệp
Thuỵ Hà
Diện tích 192 ha, tại xã Thuỵ Hà,
huyện Thái Thuỵ, giai đoạn 2010 đến 2015 là 140 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là
700 tỷ đồng.
- Thành lập mới khu công nghiệp
Đông Hoàng
Diện tích 300 ha, tại xã Đông
Hoàng, huyện Tiền Hải, giai đoạn 2011 đến 2015: 50 ha, giai đoạn 2016 đến 2020
là 250 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng giai đoạn 2011 – 2015 là 250 tỷ đồng, giai đoạn
2016 – 2020 là 1.250 tỷ đồng.
- Thành lập mới khu công nghiệp
Hồng Hưng
Diện
tích 300 ha, tại xã Nam Hồng, Nam Hưng, huyện Tiền Hải, giai đoạn 2010 đến
2015: 100 ha, giai đoạn 2016 đến 2020 là 200 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng giai đoạn
2011 - 2015 là 500 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 1000 tỷ đồng.
2.3.2. Cụm công nghiệp:
Mở rộng:
- Cụm công nghiệp Trần Lãm
Diện tích 20 ha, tại Phường Trần
Lãm, thành phố Thái Bình, giai đoạn 2011 đến 2015 là 10,7 ha. Nhu cầu đầu tư hạ
tầng là 53,5 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Quỳnh Côi
Diện tích 50 ha, tại Thị trấn Quỳnh
Côi, huyện Quỳnh Phụ, giai đoạn 2011 đến 2015 là 16,3 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng
là 81,5 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Đập Neo
Diện tích 30 ha, tại xã Đồng Tiến,
huyện Quỳnh Phụ, giai đoạn 2011 đến 2015 là 14,8 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là
75 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Hội Hải
Diện
tích 15 ha, tại xã Quỳnh Hội và Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, giai đoạn 2011-
2015 là 6,2 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 31 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Xuân Quang
Diện
tích 50 ha, tại xã Đông Xuân và Đông Quang, huyện Đông
Hưng, giai đoạn 2011 đến 2015 là 23,2 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 111,5 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Minh Lãng
Diện
tích 15 ha, tại xã Minh Lãng, huyện Vũ Thư, giai đoạn 2011
đến 2015 là 5,3 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 26,5 tỷ đồng
- Cụm công nghiệp Phúc Thành
Diện
tích 15 ha, tại xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, giai đoạn
2011 đến 2015 là 9 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 45 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Thanh Tân
Diện
tích 25 ha, tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, giai đoạn
2011 đến 2015 là 14,5 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 72,5 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Cửa Lân
Diện
tích 50 ha, tại xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, giai đoạn
2011 đến 2015 là 20 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 100 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Nguyên Xá
Diện
tích 20 ha, tại xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, giai đoạn 2011
đến 2015 là 10,5 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 52,5 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Thái Phương
Diện
tích 20 ha, tại xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, giai đoạn
2011 đến 2015 là 9,8 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 49 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Đồng Tu
Diện
tích 50 ha, tại Thị trấn Hưng Hà và xã Phúc Khánh, huyện
Hưng Hà, giai đoạn 2011 đến 2015 là 13,8 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng giai là 69
tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Đông Đô
Diện
tích 15 ha, tại xã Đông Đô, huyện Hưng Hà, giai đoạn 2011
đến 2015 là 7 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 35 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Minh Tân
Diện tích 15 ha, tại xã Minh Tân,
huyện Hưng Hà, giai đoạn 2011 đến 2015 là 8,3 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là
41,5 tỷ đồng.
Thành lập:
- Cụm công nghiệp Nam Cao
Diện
tích 10 ha, tại xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, giai đoạn
2011 đến 2015 là 10 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 50 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Vũ Quý
Diện
tích 20 ha, tại xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương, giai đoạn
2011 đến 2015 là 10,07 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 45 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Minh Tân
Diện
tích 10 ha, tại xã Minh tân, huyện Kiến Xương, giai đoạn
2011 đến 2015 là 10 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 50 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Nam Hà
Diện
tích 20 ha, tại xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, giai đoạn 2011
đến 2015: 20 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 100 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Nam Cường
Diện
tích 15 ha, tại xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, giai đoạn
2011 đến 2015 là 15 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 75 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Thuỵ Phong
Diện
tích 40 ha, tại xã Thụy Phong, huyện Thái Thụy, giai đoạn
2011 đến 2015:20 ha, giai đoạn 2016 đến 2020 là 20 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng
là 100 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 100 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Thuỵ Dân
Diện
tích 10 ha, tại xã Thụy Dân, huyện Thái Thuỵ, giai đoạn
2011 đến 2015 là 10 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 50 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Thái Thọ
Diện
tích 50 ha, tại xã Thái Thọ, huyện Thái Thuỵ, giai đoạn
2011 đến 2015 là 50 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 250 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Phong Châu
Diện
tích 30 ha, tại xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, giai đoạn
2011 đến 2015 là 30 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 150 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Mê Linh
Diện
tích 15 ha, tại xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, giai đoạn
2011 đến 2015 là 15 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 75 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Hồng Châu
Diện
tích 11 ha, tại xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng, giai đoạn
2016 đến 2020 là 11 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 55 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Hưng Nhân
Diện
tích 50 ha, tại Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, giai đoạn
2011 đến 2015 là 24,5 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 122,5 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Nhất Cẩm
Diện
tích 40 ha, tại xã Văn Cẩm và Thống Nhất, huyện Hưng Hà,
giai đoạn 2011 đến 2015 là 40 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 200 tỷ đồng.
- Cụm công nghiệp Tiền Phong
Diện
tích 10 ha, tại Thị Trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, giai đoạn
2011 đến 2015 là 10 ha. Nhu cầu đầu tư hạ tầng là 50 tỷ đồng.
2.4. Tổng hợp:
- Diện tích theo QĐ 823 là 7.215
ha (trong đó có 18 KCN: diện tích 4.659 ha và 72 Cụm, điểm công nghiệp: diện
tích 2.556 ha).
- Diện tích điều chỉnh theo qui hoạch
mới là 4.399 ha (trong đó có 15 KCN: diện tích 3.172 ha và 43 Cụm công nghiệp:
diện tích 1.226 ha). Tổng diện tích điều chỉnh giảm so với Quyết định 823 là
2.816 ha. Trong đó có bổ sung thêm mới 1.500 ha đất bãi ven biển, đất ven sông,
đất canh tác kém hiệu quả (1.200 ha đất ven biển, 300 ha đất lúa, đất ven
sông).
Như vậy theo điều chỉnh mới, diện
tích đất trồng lúa trong nội đồng giảm 4.016 ha so với Quyết định 823. Tổng hợp các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 (xem
bảng phụ lục).
III. Phân kỳ đầu
tư phát triển khu, cụm công nghiệp
3.1. Giai đoạn 2011-2015: Tổng diện
tích qui hoạch xây dựng khu, cụm công nghiệp tăng thêm là 865 ha.
- Dự kiến mở rộng 18 khu, cụm CN với
diện tích tăng thêm 474 ha,
- Thành lập thêm 13 khu, cụm công
nghiệp có tổng diện tích 391 ha.
3.2. Giai đoạn 2016-2020: Tổng diện
tích qui hoạch xây dựng khu, cụm công nghiệp tăng thêm là 1.619 ha.
- Dự kiến mở rộng 04 khu, cụm công
nghiệp với diện tích tăng thêm 569 ha, thành lập mới 04 khu, cụm công nghiệp có
tổng diện tích 1.050 ha.
IV. Vốn đầu tư
xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm CN
Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp
bao gồm: Chi phí xây dựng các công trình hạ tầng như hệ thống thoát nước, trạm
xử lý nước thải; hệ thống cấp nước, hệ thống điện và các công tác khác như san
nền, làm đường nội bộ, trồng cây xanh.
Căn cứ Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình
năm 2008 ban hành kèm theo Công văn số 292/BXD-KTXD ngày 03/03/2009 của Bộ Xây
dựng: Bình quân 1 ha diện tích cụm công nghiệp (qui mô dưới 100 ha) có suất vốn
đầu tư hạ tầng 5.740 triệu đồng, trong đó chi phí xây dựng là 4.980 triệu đồng,
chi phí thiết bị là 240 triệu đồng. Dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng
các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 ước tính khoảng
12.020 tỷ đồng.
STT
|
Chỉ tiêu
|
2011-2015
|
2016-2020
|
1
|
Diện tích khu, CCN bổ sung (ha)
|
865
|
1.619
|
2
|
Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng (tỷ đồng)
|
3.925
|
8.095
|
V. Chính sách thực
hiện quy hoạch phát triển các khu cụm công nghiệp đến năm 2020.
5.1. Chính
sách thu hút đầu tư
- Để có thể thu hút nguồn vốn FDI cần vận dụng hợp
lý các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục đầu tư nhằm khuyến khích các nhà đầu
tư vào các khu, cụm công nghiệp của tỉnh gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo
thêm nhiều việc làm.
- Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước
ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới,
vào các khu công nghiệp, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản
lý, điều hành tiên tiến để mở lối thâm nhập vào thị trường thế giới.
- Tranh thủ mọi hình thức đầu tư nước ngoài
trong khuôn khổ của Luật Đầu tư. Đồng thời có chính sách ưu đãi thích hợp thu
hút nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thông qua các
phương tiện thông tin, thân nhân trong nước để nhanh chóng lấp đầy các khu, cụm
công nghiệp sau khi được thành lập.
- Xây dựng chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Ban hành các chính sách
cụ thể riêng cho các huyện sẽ xây dựng các khu, cụm công nghiệp để đẩy nhanh tốc
độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp tập trung.
5.2. Chính sách hỗ trợ về tài chính
- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu như điện, cấp
thoát nước, đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc đến tận hàng rào các
cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh
để đền bù giải phóng mặt bằng, lập qui hoạch chi tiết theo qui định hiện hành của
pháp luật.
- Hỗ trợ chi phí di dời vào cụm công nghiệp cho
các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường đang ở xen kẽ với khu vực
dân cư.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng, mua sắm thiết bị
công nghệ xử lý nước thải, chất thải của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh
doanh trong cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất và
các công trình phụ trợ khác trong cụm công nghiệp để cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
thuê.
- Căn cứ vào khả năng ngân sách tỉnh, qui định mức
và bố trí vốn đầu tư để thực hiện các hạng mục: Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp.
- Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa
phương, hàng năm căn cứ khả năng cân đối vốn đầu tư của ngân sách, nhu cầu và
tình hình triển khai dự án, UBND tỉnh đề xuất để Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư từ
ngân sách trung ương cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong hàng rào cụm
công.
5.3. Chính sách huy động vốn.
Tạo điều kiện để các dự án đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng khu, cụm công nghiệp, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm
công nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư theo qui định tại Nghị định số
151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9
năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Xây dựng cơ chế ưu đãi để huy động vốn thông qua
việc phát hành cổ phiếu; liên doanh liên kết trong hợp tác sản xuất. Hàng năm
có báo cáo tài chính minh bạch để các cổ đông nắm được các chiến lược phát triển
công ty, phát triển sản phẩm để từ đó thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
khu, cụm công nghiệp và các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu, cụm
công nghiệp.
5.4. Chính
sách phát triển nguồn nhân lực
Hỗ trợ đào tạo
nghề cho lao động để làm việc trong các doanh nghiệp thuộc cụm công nghiệp, mức
hỗ trợ có thể lên đến 1,5 triệu đồng/người.
Tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
cá thể, và các tổ chức kinh tế. Đối với đội ngũ quản lý
doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh
nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát
triển.
Sử dụng hợp lý nguồn lao động được
đào tạo, phát huy mọi khả năng sáng tạo của từng cá nhân trong tập thể người
lao động.
Xây dựng cơ chế, chính sách về thu
hút lao động vào các khu, cụm công nghiệp tập trung; Cơ chế, chính sách hỗ trợ
giải quyết chỗ ở cho lao động tại các khu, cụm công nghiệp; Cơ chế hỗ trợ công
tác đào tạo tại chỗ nguồn lực lao động cho các cụm công nghiệp.
5.5. Chính
sách thuế
Có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp,
về miễn, giảm tiền thuê đất và một số các ưu đãi khác thực hiện theo qui định của
pháp luật hiện hành.
Thực hiện chính sách thuế khuyến khích đầu tư
theo luật đầu tư đã được ban hành.
Các nhà đầu tư nộp tiền thuê đất 1 lần sẽ được
ưu tiên miễn, giảm.
5.6. Chính sách hỗ trợ hoạt động phát triển cụm công nghiệp
Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch
vụ trong cụm công nghiệp;
Tổ chức thực hiện các dịch vụ công
hỗ trợ hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong
khu, cụm công nghiệp;
Tổ chức hoạt động khảo sát, thăm
quan, học tập kinh nghiệm phát triển khu, cụm công nghiệp ở trong và nước ngoài;
Có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ từ giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý
môi trường cho từng khu, cụm công nghiệp để khi các nhà máy đi vào hoạt động
thì chấm dứt hoạt động xây dựng hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào khu, cụm
công nghiệp./.