Kính
gửi:
|
- Các đại học, trường đại học, học
viện, viện nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
- Các sở giáo dục và đào tạo.
|
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường
năm 2014, Luật Đa dạng sinh học năm 2015, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015, Luật
Giáo dục năm 2019, Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ
Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường (BVMT),
Thực hiện các Nghị quyết, Quyết định
và các văn bản của Đảng và Chính phủ về BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng
sinh học, phát triển bền vững,
Thực hiện Chương trình phối hợp số
01/CTrPH-BTNMT-BGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2019 về công tác BVMT giữa Bộ Tài
nguyên và Môi trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2019 - 2025 (sau đây gọi
là Chương trình phối hợp số 01 gửi kèm theo Công văn),
Căn cứ Công văn số 2360/BTNMT-KHTC
ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) hướng dẫn các bộ,
ngành, các cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2021 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021 - 2023 từ
nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT,
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng
dẫn các đại học, trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và trường cao đẳng
sư phạm trực thuộc Bộ GDĐT, các sở GDĐT (sau đây gọi tắt là các đơn vị) xây dựng
kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính - ngân
sách nhà nước 03 năm 2021 - 2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT như sau:
Phần thứ nhất
ĐÁNH
GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 03 NĂM 2018-2020
Căn cứ Công
văn số 1622/BGDĐT-KHCNMT ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Bộ GDĐT hướng dẫn xây dựng
kế hoạch BVMT năm 2018, Công văn số 1803/BGDĐT-KHCNMT ngày 07 tháng 5 năm 2018
của Bộ GDĐT hướng dẫn xây dựng kế hoạch BVMT năm 2019, Công văn số
2866/BGDĐT-KHCNMT ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ GDĐT hướng xây dựng kế hoạch
và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước
3 năm 2020 - 2022 từ nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT, Bộ GDĐT hướng dẫn các đơn vị
đánh giá về các nội dung sau:
1.
Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế, chính sách, luật pháp về giáo dục BVMT
theo định hướng phát triển bền vững (PTBV)
Các đơn vị
đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các nội dung giáo dục BVMT theo định hướng
giáo dục vì sự PTBV, trong các Luật, Nghị quyết, các văn bản pháp lý của Trung
ương, Quốc hội, Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, tập trung vào các
nội dung:
- Công tác giáo dục BVMT tích hợp vào Chương trình
giáo dục phổ thông mới; giáo dục và phổ biến pháp luật, thông tin, truyền thông,
tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và hình thành phẩm chất, năng lực BVMT
và chuyển đổi thành hành động cho người dạy và người học về BVMT, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên thiên nhiên biển và hải đảo
theo định hướng giáo dục vì sự PTBV;
- Tổ chức, bộ máy và năng lực đội ngũ cán bộ làm công
tác quản lý về BVMT, giáo dục BVMT và các nội dung liên quan.
2.
Đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục BVMT và sử dụng kinh phí sự
nghiệp BVMT năm 2020 và giai đoạn 03 năm 2018-2020
Căn cứ vào
tình hình thực hiện kế hoạch BVMT năm 2018, 2019 và ước thực hiện năm 2020, các
đơn vị xây dựng báo cáo đánh giá các hoạt động sau:
2.1. Đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ
Các đơn vị báo
cáo về danh mục cụ thể các nhiệm vụ BVMT, kinh phí thực hiện và kết quả, sản phẩm
của các nhiệm vụ BVMT đã triển khai thực hiện năm 2018, 2019, 2020; số kinh phí
đã giải ngân đến ngày 15/6/2020 và dự kiến mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2020
(mẫu gửi kèm tại Phụ lục I), cụ thể:
- Nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục BVMT: Xây dựng,
hoàn thiện nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong các cấp học và trình độ
đào tạo trong các cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục và đào tạo gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới (xây dựng Khung
Chương trình, tài liệu, học liệu, sổ tay...), xây dựng và phát triển phương thức
tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, các giải pháp, biện pháp thúc đẩy hoạt động
giáo dục bảo vệ môi trường trong các cơ sở giáo dục, xây dựng các mô hình tiên
tiến, điển hình về bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên,
sinh viên, học sinh, học viên về hình thức, phương pháp tích hợp nội dung BVMT
theo định hướng PTBV vào chương trình các cấp học và các trình độ đào tạo (số
lượng giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, học viên được tập huấn tại
các cơ sở giáo dục, số lượng tài liệu được cung cấp, số lượng các trường triển
khai nội dung giáo dục BVMT);
- Hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
về BVMT, đa dạng sinh học, phát triển xanh theo định hướng PTBV (hội thảo, cuộc
thi, chiến dịch tuyên truyền...), các hoạt động xây dựng môi trường xanh - sạch
- đẹp, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Tuần lễ Biển
và Hải đảo Việt Nam, Ngày Đa dạng sinh học quốc tế, Tuần lễ quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, Ngày Đất ngập nước...
(Lưu ý: Các
đơn vị có tên tại Phụ lục II đề nghị báo cáo cụ thể,
chi tiết về tình hình giải ngân kinh phí từ ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường
và kết quả, sản phẩm đạt được).
2.2. Đánh giá tác động, đóng góp của việc triển khai các
nhiệm vụ giáo dục BVMT cho sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển giáo dục
và đào tạo của đơn vị và của ngành.
- Tác động, đóng góp của việc triển khai các nhiệm vụ
giáo dục BVMT cho sự nghiệp BVMT và phát triển GDĐT của đơn vị và của ngành.
- Thuận lợi.
- Khó khăn, vướng mắc.
3.
Kiến nghị, đề xuất
Các đơn vị
theo điều kiện cụ thể của đơn vị, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả trong hoạt động quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp BVMT và các kiến
nghị, đề xuất khác.
Phần thứ hai
KẾ
HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC 3 NĂM 2021-2023 TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.
Quan điểm, mục tiêu
Hoạt động giáo
dục BVMT của Bộ GDĐT căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của
ngành giáo dục và các văn bản pháp lý của Đảng, Chính phủ về bảo vệ môi trường.
Hoạt động giáo
dục BVMT của Bộ GDĐT nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và hình thành phẩm chất,
năng lực BVMT cho học sinh, sinh viên, học viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ
quản lý giáo dục về công tác BVMT hướng tới sự PTBV, đẩy mạnh hoạt động thông
tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT và phát huy, nhân rộng những
sáng kiến, giải pháp hiệu quả về BVMT, giáo dục BVMT trong các cơ sở giáo dục.
Nhiệm vụ giáo
dục BVMT năm 2021 tập trung vào việc phát triển hệ thống tài liệu, học liệu về
các phương pháp, hình thức giáo dục BVMT; phát triển các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động giáo dục BVMT và phòng ngừa ô nhiễm trong các cơ sở giáo dục; thúc đẩy xây
dựng và phổ biến các mô hình điển hình, tiên tiến về giáo dục BVMT; tăng cường
tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục về
BVMT, giáo dục BVMT theo định hướng giáo dục vì sự PTBV.
2.
Một số chủ đề ưu tiên
Ưu tiên một số
chủ đề có tính thời sự, cấp bách trong lĩnh vực BVMT nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức và hình thành phẩm chất, năng lực về BVMT cho học sinh, sinh viên, học
viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền, nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trong các cơ sở giáo dục, cụ
thể như sau:
- Phòng ngừa các nguồn gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt
tại các khu công nghiệp, tụ điểm khai thác, chế biến khoáng sản, các làng nghề,
lưu vực sông, các khu đô thị lớn và khu vực nông thôn.
- Phân loại rác thải tại nguồn và thu gom rác thải,
quản lý chất thải và phế liệu, quản lý chất thải nguy hại trong các cơ sở giáo
dục.
- Quản lý rác thải nhựa đại dương.
- Quản lý chất lượng không khí, đặc biệt vấn đề ô nhiễm
không khí và bụi mịn ở một số thành phố lớn.
- Trường học xanh, giảng đường xanh, ký túc xá xanh,
vệ sinh trường, lớp.
- Kinh tế xanh, sản xuất xanh, du lịch xanh, tiêu
dùng xanh.
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ngăn chặn
sự suy thoái của các hệ sinh thái, suy giảm các loài.
3.
Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường
3.1. Nhiệm vụ chuyên môn
Các đơn vị đề
xuất các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục BVMT theo định hướng giáo dục vì sự
PTBV với các nội dung sau:
- Xây dựng Chương trình giáo dục BVMT ở các cấp học,
bậc học (từ mầm non đến phổ thông) cho các loại hình chuyên biệt (dân tộc nội
trú, dân tộc bán trú, dự bị đại học, năng khiếu, giáo dưỡng, người khuyết tật...).
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng phát triển đội ngũ
chuyên gia giáo dục và đào tạo về môi trường trong các cơ sở giáo dục đại học.
- Xây dựng các tài liệu, học liệu mở, điện tử hướng dẫn
tích hợp nội dung giáo dục BVMT vào các cấp học, bậc học (từ mầm non đến phổ
thông), theo các modul, chủ đề và trong các hoạt động trải nghiệm theo Chương
trình phổ thông mới, trong đó tập trung vào phương pháp, hình thức tổ chức giáo
dục BVMT theo chủ đề, phù hợp với các môn học mới, hoạt động giáo dục, hướng tới
đa dạng hóa đối tượng sử dụng và phân hóa theo cấp học, vùng miền, bình đẳng giới,
trẻ em khuyết tật; tích hợp trong đào tạo sinh viên sư phạm theo định hướng chuẩn
đầu ra nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học phục vụ Chương trình
giáo dục phổ thông mới.
- Xây dựng các tài liệu, học liệu mở, điện tử bồi dưỡng,
nâng cao năng lực đội ngũ chuyên gia về môi trường trong các cơ sở giáo dục đại
học trực thuộc Bộ.
- Xây dựng các tài liệu, học liệu mở, điện tử hướng dẫn
đưa nội dung giáo dục BVMT vào hoạt động đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học
trực thuộc Bộ GDĐT theo các khối ngành đào tạo.
- Xây dựng bộ tài liệu/học liệu mở, điện tử về truyền
thông môi trường (phù hợp với từng đối tượng cụ thể); tài liệu hướng dẫn cán bộ
quản lí, giáo viên, giảng viên thực hiện tuyên truyền và truyền thông về công
tác giáo dục BVMT.
- Xây dựng mô hình tiên tiến, điển hình về BVMT: Xây
dựng và triển khai thí điểm các mô hình mẫu, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường
trong các cơ sở giáo dục; các mô hình “Trường học xanh” trong các trường phổ
thông (theo các cấp học và địa bàn, khu vực) và cho các loại hình chuyên biệt
(dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, dự bị đại học, năng khiếu, giáo dưỡng, người
khuyết tật...); mô hình “Sống xanh” trong các cơ sở giáo dục đại học (giảng đường
xanh, ký túc xá xanh, hoạt động xanh).
- Phát triển các phương thức đánh giá và các giải
pháp thúc đẩy hoạt động giáo dục BVMT theo định hướng giáo dục vì sự PTBV,
trong đó ưu tiên các giải pháp về hoạt động quản lý; xây dựng các bộ tiêu chuẩn,
tiêu chí, khung đánh giá các loại hình giáo dục BVMT; xây dựng cơ chế phối hợp
tổ chức các nội dung, các hoạt động giáo dục BVMT giữa Bộ GDĐT, các sở GDĐT,
các tổ chức xã hội, cộng đồng và gia đình; xây dựng quy trình kiểm tra, giám
sát, đánh giá việc tổ chức triển khai nội dung giáo dục BVMT trong các cơ sở
giáo dục; xây dựng hệ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tác động của công
tác giáo dục BVMT đến việc bảo vệ môi trường; hệ thống các hồ sơ học tập, hồ sơ
quản lí hoạt động giáo dục BVMT phục vụ công tác giáo dục BVMT tại các cơ sở
giáo dục; xây dựng nền tảng số cho các tài liệu giáo dục BVMT.
3.2. Nhiệm vụ tập huấn
Các đơn vị đề
xuất các nhiệm vụ tập huấn, tập trung vào các nội dung sau:
- Tập huấn về các chủ trương chính sách, phổ biến
pháp luật về BVMT, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học, phát triển xanh theo định hướng giáo dục vì sự PTBV
cho cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên trong
các cơ sở giáo dục.
- Tập huấn cho các giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý,
giáo viên, giảng viên, sinh viên năm cuối các trường đại học và cao đẳng sư phạm
về phương pháp và hình thức tích hợp giáo dục BVMT vào các cấp học, bậc học (từ
mầm non đến phổ thông), theo các modul, chủ đề mẫu, trong các hoạt động giáo dục,
hoạt động trải nghiệm theo Chương trình phổ thông mới.
- Tập huấn nhằm nâng cao nhận thức và năng lực về
giáo dục BVMT theo định hướng PTBV cho sinh viên theo các khối ngành đào tạo.
- Tập huấn cán bộ quản lí, giáo viên, giảng viên, thực
hiện công tác tuyên truyền và truyền thông về giáo dục BVMT, chú trọng công tác
phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục BVMT.
Ưu tiên các hoạt
động tập huấn được phát triển từ các nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục BVMT đã được
nghiệm thu cấp Bộ và được đánh giá cao, khuyến nghị cần tiếp tục triển khai tập
huấn.
3.3. Nhiệm vụ tuyên truyền
Các đơn vị đề
xuất các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong việc thực
thi pháp luật về BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, triển khai các
điều ước quốc tế liên quan đến giáo dục BVMT theo định hướng PTBV cho cán bộ quản
lý, giảng viên, giáo viên, sinh viên, học sinh, học viên; đề xuất chuỗi hoạt động
hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới và Tháng hành động vì môi trường, Ngày Đa dạng
sinh học quốc tế, Ngày Đất ngập nước, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn, các chuyên đề truyền thông trên
báo đài, phương tiện truyền thông.
Ưu tiên các
nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền có tính cấp bách, thời sự về bảo vệ môi trường,
có tính truyền thông cao, hình thức tuyên truyền đa dạng.
4.
Hình thức của các nhiệm vụ
Các nhiệm vụ
giáo dục BVMT có thể được triển khai theo 02 hình thức sau:
a) Các nhiệm vụ đơn lẻ theo từng nội dung (từ mục 3.1
đến 3.3), thời gian thực hiện 01 năm (trường hợp đặc biệt, có thể đề xuất tối
đa 02 năm).
b) Nhóm nhiệm vụ lớn là tổ hợp một số nhiệm vụ có cùng
một chủ đề, gồm nhiều nội dung từ mục 3.1 đến 3.3 và hình thức triển khai khác
nhau (chương trình, tài liệu, mô hình, tập huấn, tuyên truyền, ...), có thể có
nhiều đơn vị tham gia. Nhóm nhiệm vụ lớn có thời gian thực hiện 02 năm, các nhiệm
vụ nhỏ trong nhóm nhiệm vụ lớn có thời gian thực hiện 01 năm.
5.
Yêu cầu
5.1. Đối với các đại học, trường đại học, học viện, viện
nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ GDĐT
- Danh mục các đề xuất năm 2021 tổng hợp, sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên theo biểu mẫu hướng dẫn ở Phụ lục
III kèm theo công văn này (sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 13-14, Phụ
lục trên Excel).
- Các nhiệm vụ đề xuất phải được tổ chức chủ trì phê
duyệt, có thuyết minh nhiệm vụ kèm dự toán kinh phí, theo các biểu mẫu hướng dẫn
ở Phụ lục IV, Phụ lục V,
Phụ lục VI, Phụ lục VII
kèm theo (phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 13-14).
- Các định mức sử dụng để dự toán được quy định tại
Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn
quản lý kinh phí sự nghiệp BVMT và các quy định hiện hành và các văn bản liên
quan.
5.2. Đối với các sở GDĐT
Các sở GDĐT
căn cứ vào nội dung Công văn hướng dẫn của Bộ GDDT,
Công văn hướng dẫn xây dựng kế hoạch
và dự toán ngân sách năm 2021 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 03 năm
2021-2023 của Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trên địa bàn, Chương trình phối hợp
số 1, phối hợp với sở tài nguyên và môi trường trên địa bàn, triển khai xây dựng
kế hoạch BVMT năm 2020 để tổng hợp vào kế hoạch và dự toán ngân sách địa
phương.
Kinh phí kế hoạch
BVMT của các sở GDĐT được lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp BVMT được giao trong
dự toán ngân sách hằng năm cho các địa phương và các nguồn kinh phí hợp pháp
khác.
Bộ GDĐT yêu cầu
các đơn vị gửi báo cáo theo nội dung Phần thứ nhất của Công văn; các đại học,
trường đại học, học viện, viện nghiên cứu và trường cao đẳng sư phạm trực thuộc
Bộ GDĐT đề xuất kế hoạch giáo dục BVMT năm 2021 và giai đoạn 03 năm 2021-2023
theo nội dung Phần thứ hai của Công văn trước 17h00 ngày 15 tháng 6 năm
2020 (theo dấu bưu điện khi nhận) theo địa chỉ: Bộ Giáo dục và Đào tạo
(qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường), 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà
Trưng, Hà Nội; đồng thời gửi file mềm điện tử (báo cáo file Word, phụ lục file Excel) theo địa
chỉ email: [email protected].
Bộ GDĐT chỉ
xem xét các nhiệm vụ gửi đề xuất theo đúng yêu cầu trong công văn. Việc lựa chọn
các nhiệm vụ để đưa vào thực hiện sẽ được triển khai theo phương thức tuyển chọn
(đối với nhóm nhiệm vụ lớn, nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ tập huấn) và giao
trực tiếp (đối với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền) sau khi có ý kiến của Bộ
TNMT.
Mọi thông tin
xin liên hệ: TS. Nguyễn Kim Dung, chuyên viên Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
điện thoại: 0979729197, [email protected]./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, KHCNMT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Phúc
|
KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CÁC NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2018-2020
(Kèm theo Công văn số
1726/BGDĐT-KHCNMT ngày 19 tháng 5 năm 2020
của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Tên nhiệm vụ/ dự án
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Kinh phí năm 2018
|
Kinh phí năm 2019
|
Kinh phí năm 2020
|
Đơn vị thực hiện; lưu giữ sản phẩm
|
Tiến độ giải ngân (%)
|
Các kết quả chính đã đạt được (sản phẩm đạt được)
|
Ghi chú
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Biên soạn tài liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phục vụ quản lý ngành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Mô hình điển hình, tiên tiến về BVMT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ thường xuyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhiệm vụ tập huấn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ tuyên truyền
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH SÁCH CÁC TỔ
CHỨC, CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2019
(kèm theo công văn số 1726/BGDĐT-KHCNMT ngày 19 tháng 5 năm
2020)
TT
|
Tên nhiệm vụ
|
Tổ chức chủ trì
|
Chủ nhiệm nhiệm vụ
|
A
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
1
|
Xây dựng Khung
chương trình giáo dục bảo vệ môi trường bậc học Mầm non theo định hướng
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
PGS.TS Bùi Thị Lâm
|
2
|
Xây dựng
Khung chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cấp học Tiểu học theo định hướng
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
TS. Nguyễn Thị Liên
|
3
|
Xây dựng
Khung chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cấp học Trung học cơ sở theo định
hướng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
PGS.TS. Ngô Thị Hải Yến
|
4
|
Xây dựng
Khung chương trình giáo dục bảo vệ môi trường cấp học Trung học phổ thông
theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
TS. Tường Duy Hải
|
5
|
Xây dựng quy
trình quản lý các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường của ngành giáo dục
|
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
|
TS. Phạm Thị Bích Đào
|
6
|
Xây dựng mô
hình giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường trung học cơ sở ở một số tỉnh
có làng nghề tại khu vực trung du miền núi phía Bắc
|
Đại học Thái Nguyên - Trường Đại học Khoa học
|
TS. Kiều Quốc Lập
|
7
|
Xây dựng mô
hình truyền thông về giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở
|
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
|
TS. Phan Thanh Hà
|
8
|
Xây dựng mô hình
môi trường sinh thái trong trường mầm non
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
ThS. Nguyễn Hà Linh
|
B
|
Nhiệm vụ
tập huấn
|
|
|
9
|
Tập huấn cán
bộ quản lý, giáo viên mầm non về xây dựng mô hình giáo dục môi trường dựa vào
cộng đồng cho trẻ mầm non khu vực nông thôn đồng bằng Sông Hồng
|
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
|
TS. Nguyễn Thu Hà
|
10
|
Tập huấn về
giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động
mĩ thuật trong nhà trường
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
ThS. Nguyễn Thị Hồng Thắm
|
11
|
Tập huấn
nâng cao năng lực cho giáo viên trung học cơ sở về kĩ năng thiết kế và tổ chức
hoạt động giáo dục giảm thiểu rác thải tại các vùng ven biển.
|
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
|
PGS.TS. Văn Thị Thanh Nhung
|
12
|
Tập huấn nâng
cao năng lực giáo dục bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cho sinh viên
sư phạm khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên
|
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
|
PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội
|
13
|
Tập huấn
nâng cao nhận thức về giáo dục bảo vệ môi trường cho sinh viên khối ngành
Kinh tế
|
Trường Đại học Ngoại thương
|
TS Hà Công Anh Bảo
|
C
|
Hoạt động
tuyên truyền
|
|
|
14
|
Tố chức Lễ
Mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và chuỗi các hoạt động hưởng ứng
Tháng hành động vì môi trường của toàn ngành giáo dục
|
Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế
|
|
(Danh mục gồm
5 đơn vị, 14 nhiệm vụ)
TỔNG HỢP CÁC ĐỀ XUẤT NHIỆM VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021,
GIAI ĐOẠN 2021-2023
(Kèm theo Công văn số 1726/BGDĐT-KHCNMT ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
STT
|
Tên nhiệm vụ/dự án
|
Cơ sở pháp lý
|
Mục tiêu
|
Nội dung thực hiện
|
Dự kiến sản phẩm
|
Cơ quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Lũy kế đến hết năm 2020
|
Kinh phí năm 2021
|
Kinh phí năm 2022
|
Kinh phí năm 2023
|
Ghi chú
|
|
Nhiệm vụ chuyên môn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I
|
Nhiệm vụ
chuyển tiếp từ 2020
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Biên soạn
tài liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phục vụ
quản lý ngành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Mô hình
điển hình, tiên tiến về BVMT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Nhiệm vụ
mở mới từ năm 2021
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Biên soạn
tài liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phục vụ
quản lý ngành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Mô hình
điển hình, tiên tiến về BVMT
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B
|
Nhiệm vụ
thường xuyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhiệm vụ
tập huấn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Nhiệm vụ
tuyên truyền
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục IV. Thuyết minh
nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_________________
THUYẾT MINH
NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TÊN NHIỆM VỤ
Cơ quan quản
lý: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cơ quan chủ
trì:
Chủ nhiệm
nhiệm vụ:
THUYẾT MINH NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. TÊN NHIỆM VỤ:
2. MÃ SỐ:
|
2. THỜI
GIAN THỰC HIỆN
....... tháng
Từ tháng ...
năm ... đến tháng ... năm ...
|
3. TỔ CHỨC CHỦ
TRÌ NHIỆM VỤ
Tên tổ chức
chủ trì:
Điện thoại:
E-mail:
Địa chỉ:
Họ và tên Thủ
trưởng tổ chức chủ trì:
|
4. CHỦ NHIỆM
NHIỆM VỤ
Họ và
tên:
Học vị:
Chức danh
khoa học: Năm sinh:
Địa chỉ cơ
quan: Điện thoại di động:
Điện thoại
cơ
quan:
Fax:
E-mail:
|
5. NHỮNG
THÀNH VIÊN THAM GIA NHIỆM VỤ
|
TT
|
Họ và tên
|
Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn
|
Nội dung công việc cụ thể được giao
|
Chữ ký
|
1
2
...
|
|
|
|
|
6. ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH
|
Tên đơn vị trong và ngoài nước
|
Nội dung phối hợp nghiên cứu
|
Họ và tên người đại diện đơn vị
|
|
|
|
7. TỔNG QUAN
VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA NHIỆM VỤ
|
8. MỤC
TIÊU CỦA NHIỆM VỤ
|
9. ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
9.1. Đối tượng
9.2. Phạm vi
|
10. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ
10.1. Cách tiếp cận
10.2. Phương pháp thực hiện nhiệm vụ
|
11. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
11.1. Nội dung thực hiện nhiệm vụ (Mô tả chi tiết những
nội dung thực hiện)
11.2. Tiến độ thực hiện
STT
|
Các nội dung, công việc thực hiện
|
Sản phẩm
|
Thời gian (bắt đầu- kết thúc)
|
Người thực hiện
|
1
2
...
|
|
|
|
|
|
12. SẢN PHẨM
STT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Yêu cầu chất lượng sản phẩm (mô tả chi tiết
chất lượng sản phẩm đạt được như nội dung, hình thức, các chỉ tiêu, thông số
kỹ thuật,...)
|
|
Sản phẩm ứng
dụng
|
3.1
|
Tài liệu
|
|
|
3.2
|
Báo cáo tổng
kết
|
|
|
…
|
|
|
|
|
13.
PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NHIỆM VỤ VÀ ĐỊA
CHỈ ỨNG DỤNG
13.1. Phương thức chuyển giao
13.2. Địa chỉ ứng dụng
14. TÁC ĐỘNG VÀ LỢI ÍCH MANG LẠI CỦA KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
CỦA NHIỆM VỤ
14.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
14.2. Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan
14.3. Đối với phát triển kinh tế-xã hội
14.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết
quả nghiên cứu
|
15. KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Tổng kinh
phí thực hiện nhiệm vụ:
Trong đó:
Ngân sách
Nhà nước:
Các nguồn
khác:
STT
|
Khoản chi, nội dung chi
|
Thời gian thực hiện
|
Tổng kinh phí
|
Nguồn kinh phí
|
Ghi chú
|
Kinh phí từ NSNN
|
Các nguồn khác
|
|
1
|
Chi tiền
công lao động trực tiếp (báo cáo chuyên đề, biên soạn tài liệu, báo cáo tổng
kết....)
|
|
|
|
|
|
2
|
Chi hội thảo
khoa học, công tác phí, tập huấn thử nghiệm tài liệu
|
|
|
|
|
|
3
|
Chỉ trả dịch
vụ thuê ngoài
|
|
|
|
|
|
4
|
Chi điều
tra, khảo sát thu thập số liệu
|
|
|
|
|
|
5
|
Chi văn
phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn
|
|
|
|
|
|
6
|
Chi họp hội
đồng đánh giá, nghiệm thu cấp cơ sở
|
|
|
|
|
|
7
|
Chi quản
lý chung
|
|
|
|
|
|
8
|
Chi khác
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Dự toán chi
tiết các mục chi kèm theo và xác nhận của cơ quan chủ trì).
Ngày...tháng...năm ...
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ngày...tháng...năm ....
Chủ nhiệm nhiệm vụ
(ký, họ và tên)
|
Ngày... tháng...
năm
Cơ quan chủ quản duyệt
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
|
TIỀM LỰC CHUYÊN MÔN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Kèm theo Thuyết minh nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường)
1. Chủ nhiệm nhiệm vụ
1.1. Các hướng nghiên cứu khoa học chủ yếu:
1.2. Kết quả nghiên cứu khoa học trong 5 năm gần đây:
Chủ nhiệm hoặc
tham gia chương trình, nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường đã nghiệm thu:
STT
|
Tên chương trình, nhiệm vụ
|
Chủ nhiệm
|
Tham gia
|
Mã số và cấp quản lý
|
Thời gian thực hiện
|
Kết quả nghiệm thu
|
|
|
|
|
|
|
|
Công trình khoa
học đã công bố (chỉ nêu tối đa 5 công trình tiêu biểu nhất):
STT
|
Tên công trình khoa học
|
Tác giả/Đồng tác giả
|
Địa chỉ công bố
|
Năm công bố
|
|
|
|
|
|
1.3. Kết quả
đào tạo trong 5 năm gần đây:
Hướng dẫn thạc
sỹ, tiến sỹ:
STT
|
Tên đề tài luận văn, luận án
|
Đối tượng
|
Trách nhiệm
|
Cơ sở đào tạo
|
Năm bảo vệ
|
Nghiên cứu sinh
|
Học viên cao học
|
Chính
|
Phụ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Biên soạn tài
liệu chuyên môn về bảo vệ môi trường:
STT
|
Tên sách
|
Loại sách
|
Nhà xuất bản và năm xuất bản
|
Chủ biên hoặc tham gia
|
|
|
|
|
|
2. Các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ (mỗi thành viên chỉ nêu tối đa 3 công trình tiêu biểu
nhất, trong đó có công trình về giáo dục bảo vệ môi trường):
Stt
|
Họ tên thành viên
|
Tên công trình khoa học
|
Địa chỉ công bố
|
Năm công bố
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ngày …tháng …năm…
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
|
Phụ lục V: Thuyết minh nhiệm vụ tập huấn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
THUYẾT MINH NHIỆM VỤ TẬP HUẤN
I. Mục đích, yêu cầu
II. Thời gian và địa điểm tổ chức
III. Nội dung tập huấn
IV. Đối tượng, thành phần tham dự
V. Chương trình:
VI. Ban Tổ chức
VII. Tổ chức thực hiện
VIII. Kinh phí
IX. Thuyết minh tài liệu tập huấn (theo mẫu tại phụ lục
IV: thuyết minh nhiệm vụ chuyên môn về giáo dục bảo vệ môi trường)
HIỆU TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỢT TẬP HUẤN
………
Căn cứ lập
dự toán:
- Thông tư số 02/2017/TTLT-BTC, ngày 06 tháng 1 năm
2017 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Thông tư 40/2016/TT-BTC ngày 28/4/2016 Quy định chế
độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà
nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư 139/2010/TT-BTC về Hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
- Các văn bản
khác theo quy định hiện hành...
Đơn vị: Đồng
TT
|
Nội dung
|
Đơn vị tính
|
Số lượng
|
Đơn giá
|
Thành tiền
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
Bằng chữ:
Phụ lục VI: Kế hoạch tổ chức nhiệm vụ tuyên
truyền
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đơn vị:
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và
Tháng hành động vì môi trường năm 2021
Đơn vị:
Thực hiện công
văn số ..../BGDĐT-KHCNMT về việc ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng
Ngày Môi trường Thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2021, Đại học/Trường
Đại học Ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế
giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2021, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
II. NỘI DUNG
1. Chuỗi hoạt
động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường
1.1. Hoạt động 1.
a) Đối tượng tham gia trực tiếp
b) Phương thức thực hiện
- Đơn vị tổ chức
- Chủ đề:
- Quy trình thực hiện:
- Kết quả:
1.2. Hoạt động 2.
a) Đối tượng tham gia trực tiếp
b) Phương thức thực hiện
- Đơn vị tổ chức
- Chủ đề:
- Quy trình thực hiện:
- Kết quả:
1.3. Hoạt động 3.
a) Đối tượng tham gia trực tiếp
b) Phương thức thực hiện
- Đơn vị tổ chức
- Chủ đề:
- Quy trình thực hiện:
- Kết quả:
1.4. Hoạt động 4.
a) Đối tượng tham gia trực tiếp
b) Phương thức thực hiện
- Đơn vị tổ chức:
- Chủ đề:
- Quy trình thực hiện:
- Kết quả:
…………………..
2. Tổ chức sơ kết, tổng kết các hoạt động
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hỗ trợ
2. Đơn vị
- Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức các hoạt động.
- Tổ chức các hoạt động theo nội dung và kế hoạch ở
Phần II.
3. Các đơn vị phối hợp
IV. THỜI GIAN DỰ KIẾN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
- Chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế
giới và Tháng hành động vì môi trường tại đơn vị và các đơn vị phối hợp (bắt đầu
từ tháng 2/2021).
- Chấm thi, nghiệm thu Chuỗi các hoạt động hưởng ứng
Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường (tuần đầu tháng
6/2021).
- Tổ chức Lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới
và Tháng Hành động vì môi trường của ngành giáo dục và vinh danh, trao giải thưởng
các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường
thế giới và Tháng hành động vì môi trường (Dự kiến ngày 05/6/2021)
V. KINH PHÍ
- Từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được
cấp theo Quyết định số... /QĐ-BGDĐT ký ngày …tháng …năm 20… về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ giáo dục
bảo vệ môi trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện từ năm 2021:
(dự toán chi
tiết kèm theo)
- Từ kinh phí xã hội hóa (nếu có):
LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
Phụ lục VII. Thuyết
minh nhóm nhiệm vụ lớn về BVMT
THUYẾT MINH
NHÓM NHIỆM VỤ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. TÊN
NHIỆM VỤ
2. MÃ SỐ
|
3. THỜI
GIAN THỰC HIỆN .....tháng
Từ tháng ...
năm ...đến tháng ... năm...
|
4. TỔ CHỨC CHỦ
TRÌ
Tên cơ quan:
Điện thoại:
E-mail:
Địa chỉ:
Họ và tên thủ
trưởng tổ chức chủ trì:
|
5. CHỦ
NHIỆM NHIỆM VỤ
Họ và
tên:
Học vị:
Chức danh
khoa học:
Năm sinh:
Địa chỉ cơ
quan:
Điện thoại
cơ quan:
Di động:
E-mail:
|
6. THÀNH
VIÊN THAM GIA NHIỆM VỤ
|
TT
|
Họ và tên
|
Đơn vị công
tác và lĩnh vực chuyên môn
|
Nhiệm vụ được
giao
|
Chữ ký
|
|
Nhiệm vụ 1:
....
Nhiệm vụ 2:
.....
|
|
|
|
7. ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH
|
Tên đơn vị
trong và ngoài nước
|
Nội dung phối
hợp nghiên cứu
|
Họ và tên người
đại diện đơn vị
|
|
|
|
8. TÍNH CẤP THIẾT CỦA NHIỆM VỤ
9. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
9.1. Ngoài nước (phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện vấn đề/lĩnh vực này trên thế giới, liệt kê danh mục các tài liệu có liên
quan được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
9.2. Trong nước (phân tích, đánh giá tình hình thực
hiện vấn đề/lĩnh vực này ở Việt Nam, liệt kê danh mục các tài liệu có liên
quan được trích dẫn khi đánh giá tổng quan)
9.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực
nhiệm vụ của chủ nhiệm và những thành viên tham gia (họ và tên tác giả;
bài báo; ấn phẩm; các yếu tố về xuất bản)
10. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ
10.1. Mục tiêu chung
10.2. Mục tiêu cụ thể
11. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
11.1. Đối tượng nghiên cứu
11.2. Phạm vi nghiên cứu
12. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
HIỆN
12.1. Cách tiếp cận
12.2. Phương pháp nghiên cứu
13. NỘI DUNG VÀ TIẾN
ĐỘ
13.1 Các nhiệm vụ thành phần thuộc nhiệm vụ lớn:
TT
|
Tên nhiệm vụ
|
Mục tiêu
|
Nội dung chính
|
Sản phẩm chính
|
Thời gian thực hiện
|
Đơn vị thực hiện
|
Người thực hiện
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
13.2. Nội dung và tiến độ của nhiệm vụ:
- Nội dung chính của nhiệm vụ lớn:
- Tiến độ thực hiện của nhiệm vụ lớn:
- Nội dung chính và tiến độ thực hiện của các nhiệm
vụ thành phần: trình bày theo mẫu của Phụ lục IV, Phụ lục V và Phục lục VI
(phần liên quan đến nội dung và tiến độ)
14. SẢN PHẨM
TT
|
Tên sản phẩm
|
Số lượng
|
Yêu cầu khoa học
|
1
2
...
|
|
|
|
15. PHƯƠNG
ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
|
16. HIỆU QUẢ (kinh tế - xã hội)
17. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN GIAO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA
CHỈ ỨNG DỤNG
18. KINH PHÍ: (cho từng nhiệm vụ thành phần và cho nhiệm vụ lớn)
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng ...năm....
Cơ quan chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ngày... tháng... năm...
Chủ nhiệm nhiệm vụ
(ký, họ và tên)
|
Ngày... tháng... năm....
Cơ quan chủ quản duyệt
TL. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
|