ỦY BAN
QUỐC GIA
PC AIDS VÀ PC TN MT, MD
BỘ Y TẾ - CƠ QUAN TT PC AIDS
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2576/BYT-UBQG50
V/v Hướng dẫn thực hiện Tháng cao điểm
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm
2017
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 5 năm
2017
|
Kính
gửi: Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ
nạn ma túy, mại dâm, các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Thực hiện Kế hoạch phòng, chống
HIV/AIDS năm 2017, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma
túy, mại dâm (sau đây gọi là Ủy ban Quốc gia) phát động Tháng cao điểm Dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2017 từ ngày 01/6/2017 đến ngày 30/6/2017 với
chủ đề “Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con”.
Để thực hiện có hiệu quả Tháng cao điểm
Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2017, Ủy ban Quốc gia đề nghị Ban chỉ
đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi là Ban chỉ đạo) thực hiện các nội dung sau:
1. Về chỉ đạo điều hành
- Ban chỉ đạo ban hành văn bản chỉ đạo
triển khai Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho các sở,
ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc.
- Ngành Y tế ban hành văn bản hướng dẫn
các Cơ sở y tế có liên quan tăng cường các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con trong Tháng cao điểm, đảm bảo sự sẵn có của xét nghiệm HIV cho phụ
nữ mang thai, thuốc ARV điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.
2. Về thông tin, giáo dục, truyền
thông:
2.1. Về nội dung:
- Các biện pháp dự phòng sớm lây nhiễm
HIV.
- Phòng, tránh mang thai ngoài ý muốn
với phụ nữ nhiễm HIV.
- Lợi ích của việc quản lý thai, khám
thai sớm trong 3 tháng đầu để được tư vấn và xét nghiệm HIV sớm; điều trị bằng
thuốc ARV sớm ngay trong những tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai nhiễm
HIV trong việc giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Các can thiệp cần thiết cho phụ nữ khi
mang thai, khi sinh và bà mẹ, trẻ sau sinh từ mẹ nhiễm HIV.
- Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp các can thiệp dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại địa phương.
2.2. Về hình thức:
- Tổ chức mít tinh, hội nghị, hội thảo
về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con. Khuyến khích các tỉnh, thành phố tổ chức mít tinh nhân Tháng cao điểm
dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang
con. Hội nghị, hội thảo về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cần
có đánh giá thực trạng và kết quả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đồng
thời kiểm điểm những hạn chế, yếu kém và thảo luận kết luận về những giải pháp
đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Các hình thức khác: Áp dụng linh hoạt
các hình thức khác nhau phù hợp với
từng địa phương như: truyền thông đại chúng, tuyên truyền trên hệ thống loa
phát thanh sẵn có, tổ chức truyền thông trực tiếp như nói chuyện, tư vấn, thăm
gia đình, thảo luận nhóm, tổ chức các đợt truyền thông, tư vấn tại xã, phường,
thôn bản...
- Huy động sự tham gia của các cơ
quan đoàn thể như mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, nhà trường.
v.v...tham gia giáo dục, truyền
thông về phòng tránh lây nhiễm HIV
trong phụ nữ độ tuổi sinh đẻ.
Sử dụng các thông điệp truyền thông
phù hợp với từng khu vực, tham khảo các thông điệp tại Phụ lục 1 đính kèm.
3. Cung cấp can thiệp dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con
- Các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản lồng ghép cung cấp can thiệp Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ
sang con theo các nội dung được quy định tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế, bao gồm
tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong lần khám thai đầu
tiên, tư vấn, chuyển tiếp và theo dõi phụ nữ mang thai nhiễm HIV đến điều trị ARV tại cơ sở điều trị HIV/AIDS.
- Các cơ sở điều trị HIV/AIDS thực hiện tư vấn, điều trị ARV ngay cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, phối hợp chặt chẽ với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
trong việc theo dõi, quản lý phụ nữ mang thai nhiễm HIV trước và sau sinh; điều
trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV và chẩn đoán sớm nhiễm
HIV cho trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV.
Ủy ban Quốc
gia đề nghị Ban chỉ đạo có kế hoạch cụ thể, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám
sát các hoạt động của Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương,
đơn vị.
Kết thúc Tháng cao điểm dự phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con, Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đánh giá, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS - số 8 - Tôn Thất Thuyết - Nam Từ Liêm - Hà
Nội; Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em -
Bộ Y tế - 138A Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội) theo Phụ lục 2 đính kèm trước ngày 30/7/2017 để Bộ Y tế tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Cán bộ liên hệ: CN. Tống Thị Linh An,
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, điện thoại: 04.3736.7144, email: [email protected].
Trân trọng cảm ơn.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và
Phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (để báo cáo);
- Các thành viên UBQG (để phối hợp chỉ đạo);
- Vụ Khoa giáo văn xã - Văn phòng Chính phủ (để biết);
- Sở Y tế, cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/TP
(để thực hiện);
- Lưu: VT, AIDS, BMTE.
|
KT. CHỦ TỊCH ỦY
BAN
PHÓ CHỦ TỊCH
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Nguyễn Thị Kim Tiến
|
PHỤ LỤC 1
CÁC
THÔNG ĐIỆP TRUYỀN THÔNG
KHẨU
HIỆU TRUYỀN THÔNG THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM
2017
1. Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm
HIV ngay trong ba tháng đầu để được
điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con kịp thời.
2. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể
sinh ra trẻ không nhiễm HIV khi được
điều trị sớm bằng thuốc ARV
3. Vì những đứa con không nhiễm HIV, hãy dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
4. Tuân thủ điều trị là yếu tố thành
công của điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
5. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cần được đưa đến các cơ sở điều trị HIV/AIDS để được chăm sóc và điều trị thích hợp
6. Sử dụng bao cao su đúng cách là biện
pháp tránh thai tốt nhất cho các cặp vợ chồng nhiễm HIV.
7. Phụ nữ nhiễm HIV hãy chủ động hỏi
thầy thuốc để quyết định thời điểm sinh con thích hợp.
8. Hãy đến gặp cán bộ y tế để được tư
vấn và điều trị nếu bạn bị nhiễm HIV và muốn sinh con.
Phụ
lục
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện tháng cao điểm
dự phòng LTMC năm 2017
TÊN
ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BÁO
CÁO
KẾT
QUẢ THỰC HIỆN THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2017
I. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
1. Ban hành văn bản chỉ đạo của Ban
chỉ đạo tỉnh hướng dẫn triển khai tháng cao điểm:
Có:
□ Không: □
Nếu có: Cấp ban hành: UBND tỉnh: □
Sở Y tế: □ Khác: □ ……
2. Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở dịch vụ y tế hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ dự phòng LTMC:
Có:
□ Không: □
Nếu có: Cấp ban hành: UBND tỉnh: □ Sở Y tế: □ Khác: □ ……
3. Tổ chức
Lễ phát động tháng cao điểm: Có: □
|
|
Không: □
|
Nếu có: Cấp tổ
chức: tỉnh:
□
|
Huyện: □
|
|
xã: □ ……
|
4. Tổ chức gặp
mặt các Sở, ban, ngành, đoàn thể: Có:
|
□
|
Không: □
|
5. Tổ chức các đoàn kiểm tra,
giám sát cấp dưới: Có:
|
□
|
Không: □
|
Nếu có: Số chuyến
kiểm tra, giám sát cấp tỉnh: ……
|
|
Cấp huyện: ……
|
6. Ban chỉ đạo
chủ trì
tổng kết tháng cao điểm: Có:
|
□
|
Không: □
|
|
|
|
|
II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
1. Xây dựng mới tài liệu truyền thông để phục vụ truyền
thông lần đầu tiên trong tháng chiến dịch:
Có: □ Không: □
Nếu có: số tác phẩm, thể loại
2. Truyền thông đại chúng về dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Stt
|
Hình thức
|
Số lần phát sóng
|
Thời lượng
|
|
Phát sóng các
video clip (quảng cáo trên truyền hình)
|
|
|
2
|
Sản xuất và
phát sóng các phóng sự, tọa đàm trên truyền hình tỉnh
|
|
|
3
|
Phát sóng các
thông điệp trên đài phát thanh truyền hình tỉnh
|
|
|
4
|
Phát sóng các
thông điệp trên đài phát thanh truyền hình huyện, thị, xã, phường
|
|
|
2. Truyền thông trực tiếp về dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con
Stt
|
Hình thức
|
Số lần
|
Số người tham dự
|
1
|
Nói chuyện,
thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm... về dự phòng LTMC
|
|
|
2
|
Truyền thông
lưu động
|
|
|
3
|
Tập huấn cho
cán bộ y tế
|
|
|
4
|
Hình thức khác
(ghi rõ)
|
|
|
3. Sản xuất và phân phối tài liệu
truyền thông
TT
|
Hình thức
|
Tháng chiến dịch
|
Số lượng đã sử dụng
|
Nhận về
|
Đơn vị sản xuất
|
Tổng
|
1
|
Tờ rơi, Tranh gấp
|
|
|
|
|
2
|
Áp phích
|
|
|
|
|
3
|
Pano
|
|
|
|
|
4
|
Sách mỏng/sách
nhỏ
|
|
|
|
|
5
|
Băng
video/VCD/DVD
|
|
|
|
|
6
|
Băng cassette/
đĩa CD
|
|
|
|
|
7
|
Khác: Ghi rõ
|
|
|
|
|
III. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ đến hết tháng 6/2017:
STT
|
Các chỉ số
|
Số lượng
|
|
|
12 tháng năm 2016
|
Tháng 6/2017
|
Tháng 6/2016
|
|
Tổng số phụ nữ mang
thai toàn tỉnh tại thời điểm báo cáo
|
|
|
|
1
|
Số phụ nữ mang
thai được tư vấn trước xét nghiệm HIV
|
|
|
|
2
|
Số phụ nữ mang
thai được xét nghiệm HIV tự nguyện:
|
|
|
|
|
Xét nghiệm HIV trong thời kỳ
mang thai.
|
|
|
|
|
Xét nghiệm HIV trong
lúc chuyển dạ.
|
|
|
|
3
|
Số phụ nữ mang
thai được tư vấn và xét nghiệm HIV quay trở lại nhận kết quả;
|
|
|
|
4
|
Số phụ nữ mang
thai nhiễm HIV được phát hiện:
- Trong thời
gian mang thai
- Phát hiện nhiễm
HIV trong lúc chuyển dạ.
|
|
|
|
5
|
Số phụ nữ mang
thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV từ trong thời gian mang
thai.
|
|
|
|
6
|
Số phụ nữ mang
thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV vào lúc chuyển dạ
|
|
|
|
7
|
Số trẻ được điều
trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
|
|
|
|
8
|
Số trẻ sinh ra
từ bà mẹ nhiễm HIV được hỗ trợ sữa ăn thay thế
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP
|
………, ngày …… tháng…… năm 2017
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(KÝ VÀ ĐÓNG DẤU)
|