BỘ TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 8293/BTC-TTr
V/v chấp hành pháp luật về phí, lệ phí.
|
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2015
|
Kính gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
|
Bộ Tài chính đã tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về phí, lệ phí thời kỳ
năm 2013 - năm 2014 tại một số Bộ, ngành, địa phương. Qua kiểm tra thấy nhìn
chung các Bộ, ngành, địa phương
được kiểm tra đã tổ chức triển khai thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh phí,
lệ phí năm 2001, các quy định về chính sách phí, lệ phí của Chính phủ, Bộ Tài
chính. Số thu phí, lệ phí đã đóng góp một
phần quan trọng trong cơ cấu thu, chi ngân sách của Bộ ngành, địa phương hàng
năm.
Tuy nhiên, trong việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí
còn có một số tồn tại như:
(1) Ban hành chế độ thu phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ
chính sách về phí, lệ phí còn chậm, chưa đúng thẩm quyền, chưa đúng quy định của
pháp luật về phí, lệ phí. Cụ thể như:
- UBND tỉnh, thành phố chưa trình HĐND tỉnh, thành phố ban hành đầy đủ, kịp
thời một số loại phí, lệ phí có phát sinh tại địa
phương thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố như: phí chợ; phí
đo đạc, lập bản đồ địa chính; phí thư viện; phí sử dụng lề đường, bến bãi, mặt nước; lệ phí cấp phép xây
dựng; lệ phí cấp phép hoạt động điện lực...vv;
- Chậm triển khai ban
hành, hướng dẫn một số loại phí thuộc thẩm quyền của Trung ương được giao cho tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương quyết định mức thu như: phí sử dụng đường bộ đối với mô tô,
phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải, chất thải rắn...vv;
- Chưa kịp thời triển khai thực hiện Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày
02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định
của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thay thế Thông tư số
97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính;
- Ban hành cơ chế quản lý thu, nộp một số loại phí, lệ phí chưa phù hợp với quy định hiện hành như: phí vệ
sinh, phí quảng cáo trên dải phân cách...;
- Quy định thu một số loại phí, lệ phí chưa đúng thẩm quyền khi chưa được cơ quan có thẩm
quyền quyết định thu như: lệ phí cấp Chứng chỉ an toàn đối với doanh nghiệp
kinh doanh đường sắt; phí dự thi, dự tuyển; phí thăm quan các công trình văn
hóa, lịch sử thuộc địa phương quản lý; phí chợ đêm; phí chợ tạm...;
- Quy định thu phí, lệ phí trong các Bộ thủ tục hành chính (cấp phép, cấp giấy chứng nhận trong lĩnh vực xây dựng, tài nguyên môi
trường...) chưa đúng quy định hiện hành về cả đối tượng và mức thu...
(2) Chưa thực hiện đúng quy định trong lập và quyết định giao dự toán thu,
chi phí, lệ phí:
- Quyết định, giao dự toán số thu phí, lệ phí chưa chấp hành đúng các yêu
cầu về quyết định, giao dự toán ngân sách của Chính phủ;
- Chưa lập và giao dự toán thu phí, lệ phí cho một số đơn vị dự toán có phát sinh thu phí, lệ
phí;
- Giao dự toán chưa đầy đủ về các khoản thu, chưa sát với số thu thực hiện,
xác định chưa đúng tỷ lệ để lại theo quy định như: học phí; lệ phí tuyển sinh; phí, lệ phí trong lĩnh vực
an toàn vệ sinh thực phẩm, y tế dự phòng; các loại phí, lệ phí có thay đổi về mức thu, tỷ lệ để lại; những loại
phí, lệ phí liên quan đến cấp phép, thẩm định có điều kiện...
(3) Chưa chấp hành nghiêm quy định về quản lý, thực hiện thu phí, lệ phí:
- Một số cơ quan, đơn vị
thu một số loại phí, lệ phí khi chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Không thu hoặc thu với mức thu chưa đúng quy định, thu các khoản có tính
chất trùng với phí trên cùng một đối tượng.
Tình trạng thu cao hơn quy định các loại phí chợ, phí vệ
sinh, phí cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh,...;
thu thấp hơn quy định lệ phí địa chính, phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm,... hoặc thậm chí không thực hiện thu mặc dù có quy định thu
như: phí kiểm dịch y tế đối với hàng hóa, tàu, máy bay xuất cảnh, quá cảnh; phí
thẩm định dự án đầu tư xây dựng,...
- Thu một số khoản không có trong danh mục phí, lệ phí hiện hành như:
“Phí” duy tu hạ tầng kỹ thuật, “Phí” mặt bằng quảng cáo, “Phí” cấp bằng khai thác viên ...
- Quản lý thu phí, lệ phí còn để tình trạng thất thu, nợ đọng kéo dài, nợ
khó có khả năng thu như: phí kiểm dịch
y tế, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; phí, lệ phí thuộc
lĩnh vực thông tin, liên lạc.... do chưa quản lý hết các đối tượng, chưa thu hoặc các đối tượng
chưa nộp đầy đủ...
- Thu hoạt động dịch vụ như: thu hoạt động dịch vụ đo đạc thửa đất; thu hoạt
động nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ đo
đạc; thu khoán sử dụng mặt bằng để
trông giữ xe, làm cửa hàng dịch vụ, quán (theo mùa vụ)... nhưng sử dụng biên lai thu phí, lệ phí,
kê khai như thu phí, lệ phí...
(4) Việc quản lý sử dụng, thanh quyết toán từ nguồn thu phí, lệ phí còn nhiều thiếu sót như: phân
bổ, sử dụng, thanh quyết toán chưa phù hợp với quy định như việc dùng nguồn thu phí, lệ phí phân bổ, sử dụng, chi cho các khoản chi quản
lý hành chính, chi đầu tư xây dựng công trình không thuộc nhiệm vụ chi từ nguồn
thu phí, lệ phí; chưa ban hành đầy đủ định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng nguồn phí, lệ
phí để lại.
(5) Kê khai, quyết toán thu, báo cáo sử dụng biên lai phí, lệ phí còn chậm
so với quy định; kê khai thiếu số
phí lệ phí phải nộp vào NSNN (không kê khai, kê khai chưa đúng tỷ lệ nộp
NSNN...); kê khai các khoản thu dịch vụ vào thu phí, lệ phí dẫn đến nộp thiếu
các khoản thuế theo quy định; kê khai chưa đúng thuế GTGT đối với doanh thu phí
thu từ dịch vụ vệ sinh từ
01/01/2014...
Từ tình hình thực hiện và những tồn tại qua kết quả kiểm tra, để việc
chấp hành pháp luật về phí, lệ phí được thực hiện đúng quy định, tiếp tục thực
hiện nghiêm Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí,
chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Bộ Tài chính đề
nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các
nội dung sau:
1. Kiểm tra, rà soát lại việc ban hành chế
độ thu phí, lệ phí và các văn bản hướng
dẫn thực hiện chế độ chính sách về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền; đề xuất bãi bỏ hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền các loại phí, lệ phí không
còn phù hợp hoặc theo yêu cầu, đề nghị của cơ
quan chức năng nhằm đảm bảo đúng quy định của pháp luật về phí, lệ phí hiện
hành, đồng thời phù hợp với
thực tế của từng Bộ, ngành, địa phương.
Đối với các loại phí, lệ phí trong danh mục phí, lệ phí nhà
nước quy định có phát sinh tại Bộ, ngành, địa phương nhưng chưa ban hành chế độ
thu hoặc danh mục phí, lệ phí đã có chế độ thu nhưng mức thu không còn phù hợp thực tế, đề nghị các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương cần sớm xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành chế độ thu kịp thời,
đầy đủ, điều chỉnh mức thu phù hợp với
thực tế đảm bảo đúng chế độ quy định
của nhà nước.
2. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với:
- Việc quản lý thu các khoản phí, lệ phí của các đơn vị thuộc bộ ngành, địa
phương bảo đảm thu đúng, thu đủ theo chế độ chính sách phí, lệ phí hiện hành.
Ngừng ngay việc thu các khoản phí, lệ phí cao hơn mức quy định hoặc không trong
danh mục phí, lệ phí được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định hiện
hành.
- Việc phân bổ kinh phí, quản
lý sử dụng, thanh quyết toán từ nguồn thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện chính
sách tiết kiệm, sử dụng đúng nội dung, mục đích từng khoản thu phí, lệ phí theo
quy định hiện hành.
3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện pháp luật phí, lệ phí trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương để kịp
thời chấn chỉnh các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm pháp luật về phí, lệ phí.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương giao cơ quan quản lý tài chính trực thuộc tham mưu trong quá
trình quản lý thu chi ngân sách cần phải rà soát, thực hiện tốt các việc:
- Lập, quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách phải báo cáo, phản ánh đầy đủ các khoản thu, đơn vị trực thuộc có phát sinh thu phí, lệ phí; dự toán thu cần sát với số phát sinh thực tế.
- Trong quản lý thu phí, lệ phí cần thực hiện nghiêm theo đúng quy định của pháp luật về phí lệ phí, hiện hành. Tránh để xảy ra tình
trạng tự đặt ra và thu các khoản gọi là phí, lệ phí không đúng chế độ; đã có quy định
thu nhưng không thực hiện dẫn đến thất thu; thu cao
hoặc thấp hơn mức quy định; thu không kịp thời
dẫn đến nợ đọng, khó có khả năng thu hồi..vv.
- Hạch toán, kê khai, quyết toán thu nộp, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước đầy đủ, kịp thời đúng quy định. Tránh tình trạng
báo cáo, kê khai thiếu nguồn thu, thiếu số phải nộp
ngân sách nhà nước, hạch toán, báo cáo các khoản
thu khác vào thu phí, lệ phí không đúng chế độ.
- Việc sử dụng, thanh quyết toán nguồn thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện đúng nội dung, mục đích từng khoản thu phí, lệ phí theo quy
định hiện hành. Thực hiện trích lập đủ để tạo nguồn cải cách tiền lương từ
nguồn thu phí, lệ phí được để lại chi theo quy định. Hoàn
thiện hệ thống định mức kinh tế, kỹ thuật có liên
quan để thực hiện quản lý thanh quyết toán
các khoản chi từ nguồn phí, lệ phí được thực
hiện minh bạch, tiết kiệm theo đúng chế độ.
Trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật về phí, lệ phí, nếu có vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về
Bộ Tài chính để
hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ Tài chính;
- Cục TCDN, Vụ NSNN, CST, HCSN, TCT;
- Lưu: VT, TTr (TH, P3).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|