BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
773/BNN-TCTS
V/v báo cáo kết quả kiểm tra xác minh
tình hình cho vay vốn theo công văn 1149/TTg-KTN
|
Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2013
|
Kính gửi:
|
-
Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
|
Thực
hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại thông báo kết luận số
418/TB-VPCP ngày 21/12/2012 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam triển khai kiểm tra
xác minh việc vay vốn của các hộ và doanh nghiệp nuôi, chế biến cá tra từ các
ngân hàng thương mại nhà nước năm 2012, đặc biệt sau khi có công văn số
1149/TTg-KTN ngày 08/8/2012 tại địa bàn các tỉnh/ thành phố trọng điểm về nuôi
cá tra Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang. Đoàn thứ nhất từ ngày 14-18/01/2013 do
Ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì làm việc tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Đồng
Tháp; đoàn thứ hai từ ngày 23-24/01/2013 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì làm việc tại An Giang; tham gia đoàn công tác có đại diện Hội Nghề
cá Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT Việt Nam.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo một số tình hình qua kiểm tra như
sau:
1.
Đoàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì
1.1.
Thời gian, địa điểm, kết quả khảo sát:
a)
Khảo sát các hộ nuôi cá:
Đoàn
khảo sát tại Hợp tác xã thủy sản Châu Phú - xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu
Phú - An Giang. Năm 2012, người nuôi cá bị lỗ nặng do giá thành sản xuất cao hơn
giá bán từ 2.000-3.000 đồng/kg, tuy vậy người nuôi vẫn tiếp tục nuôi vì niềm
tin vào việc giá cá tra sẽ lên như quy luật lên xuống của những năm gần đây.
100% xã viên đều phải vay vốn nuôi cá, nguồn vay từ nhiều ngân hàng khác nhau
như Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB)...
- Về
tiếp cận vốn vay sau văn bản “1149”: Người dân đánh giá nguồn vốn vay khó tiếp cận,
thực tế chỉ một số hộ được vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp với lãi suất thấp
(do không còn tài sản thế chấp để vay mới), hạn mức vay thấp do đất thế chấp là
đất nông nghiệp với khung giá đất đã cũ (2009), chưa được áp dụng khung giá
riêng với đàn cá và hệ thống ao nuôi (do vướng Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy
định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền trên đất chưa phân định rạch ròi 2 loại đất nông nghiệp và thủy sản khác
gắn liền trên đất chưa phân định rạch ròi 2 loại đất nông nghiệp và thủy sản),
lãi suất ngân hàng vay từ ngân hàng nông nghiệp đã được điều chỉnh xuống mức
12%/năm (do các hộ nuôi bị xếp loại nợ nhóm 3,4 nên không được hưởng mức
11%/năm), đối với vốn vay ngân hàng khác vẫn ở mức cao chưa được điều chỉnh và
người dân khó chuyển sang vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp. Đồng thời, người
vay vốn đều buộc phải cần tài sản đảm bảo thế chấp, có phương án kinh doanh
hiệu quả.
Kết
quả xác minh cũng cho thấy 13 xã viên HTX được vay vốn thời điểm sau tháng
8/2012 với mức từ 300 triệu - 3 tỷ đồng nhưng hầu hết không phải là vay mới để
đầu tư vào nuôi cá mà là ngân hàng nông nghiệp thực hiện đáo hạn và gia hạn nợ
cũ, nên thực tế người dân không có nhiều tiền thêm để đầu tư vào nuôi cá. Người
dân cũng không vay tiền từ các ngân hàng khác trong nhóm 5 ngân hàng theo văn
bản “1149” của Thủ tướng Chính phủ.
b)
Khảo sát các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra:
Đoàn
đã khảo sát tại các công ty đang gặp khó khăn nhất hiện nay là Công ty Thuận
An, Công ty Việt An, Công ty Việt Ngư. Kết quả cho thấy: Các công ty luôn trong
tình trạng thiếu vốn sản xuất. Hiện nay các công ty vẫn đang được vay vốn từ
các ngân hàng, tuy nhiên nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp lớn nhưng không
thể vay thêm do hết tài sản đảm bảo, hạn mức vay còn thấp, các doanh nghiệp
kiến nghị về tài sản đảm bảo là hàng tồn kho cần được đánh giá lại cao hơn,
không có phàn nàn về lãi suất vay, có trường hợp đề nghị giảm phần chiết khấu
(trước đây công ty Thuận An được vay 300 tỷ đồng, chiết khấu 0,4 triệu USD,
hiện nay vẫn được vay 300 tỷ đồng nhưng ngân hàng nâng mức chiết khấu lên 2
triệu USD, như vậy thực tế vốn vay doanh nghiệp được sử dụng giảm đi 1,6 triệu
USD). Lãi suất vay tại ngân hàng nông nghiệp đã chuyển về mức 11%/năm, tuy
nhiên vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp đòi hỏi thủ tục phức tạp hơn và hạn mức
được vay thấp hơn các ngân hàng khác.
c)
Kết quả với UBND tỉnh An Giang:
Đoàn
công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh An Giang chiều ngày
23/01/2012. Kết quả cho thấy:
Hiện
nay diện tích nuôi cá tra An Giang là 1.348 ha (85% so với 2011), 79/1.730 lồng
bè nuôi cá tra (106,7% so 2011), số hộ nuôi giảm 2.046 hộ so với 2011. Sản
lượng cá tra đạt 265 nghìn tấn (bằng 98% 2011). Toàn tỉnh An Giang có 17 doanh
nghiệp chế biến thủy sản, 23 nhà máy, công suất 335 nghìn tấn/năm. Thị trường xuất
khẩu gồm 92 quốc gia, nhất là châu Mỹ (17 nước, 39% kim ngạch) Kim ngạch xuất
khẩu năm 2012 đạt 399 triệu USD (99,6% so 2011).
Năm
2012, các doanh nghiệp đối mặt với các khó khăn: Khủng hoảng kinh tế thế giới,
nhiều rào cản thương mại từ thị trường nhập khẩu, các nhà nhập khẩu chậm thanh
toán, thiếu vốn, hệ lụy từ lãi suất cao 1 thời gian dài, giá xuất khẩu thấp với
cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp khó tiếp cận vốn từ chính sách của
Chính phủ. Các ngân hàng cũng đang khó khăn nên giảm hạn mức tín dụng. Doanh
nghiệp có hàng tồn kho nhiều, đã phải chấp nhận bán với giá thấp để có vốn tiếp
tục sản xuất.
- Các
hộ nuôi cá thể thiếu vốn tự có đủ lớn tài sản thế chấp để làm đối ứng và thế
chấp vay vốn tại ngân hàng, bên cạnh đó một số hộ nuôi phản ánh thủ tục vay vốn
tại các ngân hàng hết sức phức tạp do đó khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Đối với các doanh nghiệp chế biến phần lớn dựa vào vốn vay từ các ngân tín dụng
(do tăng trưởng thấp nên hạn mức cho vay của ngân hàng không tăng, đặc biệt có
doanh nghiệp bị hạ hạn mức cho vay) trong khi đó chi phí sản xuất đầu vào như
điện nước, giá thức ăn tăng nên hầu hết các doanh nghiệp và người nuôi gặp khó
khăn về vốn. Số hộ được vay vốn mới với lãi suất dưới 11%/năm là rất ít, mặc dù
nhu cầu vay vốn của người dân để duy trì sản xuất là khá lớn.
3.
Đánh giá, nhận định:
Trong
bối cảnh nền kinh tế trong nước gặp khó khăn, tăng trưởng tín dụng chung đối
với nền kinh tế còn thấp nhưng đầu tư cho vay của ngành ngân hàng cho lĩnh vực
cá tra trong năm 2012 tăng trưởng đây là cố gắng lớn của toàn bộ hệ thống Ngân
hàng các cấp đặc biệt là các ngân hàng thương mại đã tập trung đầu tư mạnh cho
lĩnh vực nuôi trồng, chế biến xuất khẩu cá tra trong điều kiện khả năng huy
động vốn tại chỗ thấp; đến nay hầu hết các khoản vay để nuôi, chế biến cá tra
đã được cơ cấu lại xuống dưới 15%/năm, cá biệt có ngân hàng đã đưa ra các sản
phẩm tín dụng với lãi suất chỉ là 9,5%/năm (như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
tại Đồng Tháp).
Tuy
nhiên, trong quá trình khảo sát theo phản ánh của người nuôi và một số doanh
nghiệp cùng với phân tích các báo cáo của các Ngân hàng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn có một số nhận định như sau:
- Mặc
dù trong năm 2012 doanh số cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đạt 51.876 tỷ
đồng, tổng dư nợ cho vay nuôi trồng, chế biến xuất khẩu cá tra của các tổ chức
tín dụng trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 22.777,5 tỷ đồng (so với
cuối năm 2011 doanh số tăng 16,5%, số dư tăng 25%) nhưng:
+
Người nuôi và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng
(thực tế chỉ một số hộ được vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng Ngoại
Thương với lãi suất thấp); nguyên nhân: do người nuôi và doanh nghiệp không còn
tài sản thế chấp để vay mới, trong khi đó các ngân hàng không hạ điều kiện cho
vay (điển hình như Đồng Tháp số hộ nuôi có hiệu quả được ngân hàng đầu tư vốn
năm 2012 là 885/1.647 hộ).
+
Thời gian cho vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất (thời gian vay 4 tháng/chu kỳ
sản xuất 8-12 tháng), điều đó làm tăng doanh số cho vay của các ngân hàng so
với nhu cầu vốn để đầu tư thực tế cần cho nuôi, thu mua và chế biến cá tra; đây
là một trong những nguyên nhân làm phát sinh các thủ tục, tăng chi phí đối với
các ngân hàng (người vay đến kỳ đáo hạn phải trả nợ cũ rồi mới làm khế ước vay
mới);
4.
Đề xuất kiến nghị
Để
hoàn thành mục tiêu, kế hoạch trong năm 2013, hướng tới sản xuất tiêu thụ cá tra
phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kính đề nghị:
- Ngân
hàng nhà nước Việt Nam xem xét điều chỉnh lại thời hạn vay nuôi cá tra (cho vay
theo chu kỳ nuôi cá 8-12 tháng), cơ cấu lại nợ, tăng hạn mức cho vay trên cơ sở
xem xét sửa đổi bổ sung giá trị cá trong ao và hạ tầng ao nuôi vào căn cứ tính
hạn mức cho vay, tiếp tục chỉ đạo hệ thống ngân hàng triển khai văn bản 1149/TTg-KTN.
Nghiên cứu sửa đổi Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín
dụng phục vụ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bộ
Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT quy định
về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền trên đất. Đề nghị xem xét xác định giá trị giữa đất trồng lúa và đất, mặt
nước nuôi trồng thủy sản thành 2 đối tượng riêng biệt, trên cơ sở giá trị đầu tư
để phục vụ nuôi trồng thủy sản.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ Tài
nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, TCTS.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Văn Tám
|