HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3a/2006/NQBT-HĐND
|
Huế,
ngày 10 tháng 4 năm 2006
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ
VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI TIÊU TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA
HĐND TỈNH NHIỆM KỲ 2004-2009
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHOÁ V, KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ 3
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản
qui phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật ngân sách nhà
nước và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Điều 75, Chương IX,
Qui chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số
753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02/4/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Thông tư số 78/2005
ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối
với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ
quan, đơn vị khác;
Xét Tờ trình số 01/TT-HĐND
ngày 30/3/2006 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về qui định một số chế
độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm
kỳ 2004 - 2009;
Sau khi nghe ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và
thông qua Qui định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động
của Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2004 - 2009 do Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp này (có qui định cụ thể kèm
theo).
Điều 2. Nguồn kinh phí
thực hiện các chế độ, định mức chi tiêu tài chính qui định tại Nghị quyết này
được cân đối vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị liên
quan.
Điều 3. Nghị quyết này có
hiệu lực kể từ ngày 01/4/2006.
Điều 4. Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban
Thường trực Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phổ biến, giám sát và đôn đốc
việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khoá V, kỳ họp bất thường lần thứ 3 thông qua.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- VP: CT nước, QH, CP;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Thường vụ Tỉnh uỷ;
- CT, các PCT, UVTT HĐND, UBND tỉnh;
- Các vị đại biểu HĐND tỉnh;
- VP Tỉnh ủy và VP UBND tỉnh;
- GĐ các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh và các cơ quan TW trên địa bàn;
- TT HĐND, UBND các huyện, TP Huế;
- VP: Lãnh đạo và các CV;
- Lưu: VT, TH, LT
|
CHỦ
TỊCH
Nguyễn Văn Mễ
|
QUI ĐỊNH
MỘT
SỐ CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NHIỆM KỲ 2004
- 2009
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 3a/2006/NQBT-HĐND ngày 10 tháng 4 năm 2006
của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế)
1. Chi phục vụ hoạt động giám
sát, thẩm tra:
Các đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh và cán bộ được mời tham gia các đợt giám sát chuyên đề giữa hai kỳ họp của
Hội đồng nhân dân tỉnh; tham gia hoạt động thẩm tra các báo cáo, tờ trình, đề
án trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh theo chương trình công tác của Thường
trực Hội đồng nhân dân và các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh được hỗ trợ 30.000
đồng/người/ ngày.
2. Chi phục vụ hoạt động tiếp
xúc cử tri trước và sau kỳ họp:
2.1. Đối với đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh:
2.1.1. Đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi đi tiếp xúc cử tri được hỗ
trợ một khoản kinh phí như sau:
- Tiếp xúc cử tri ở các huyện,
xã miền núi mức chi 40.000 đồng/ngày/người.
- Tiếp xúc cử tri ở các huyện,
thành phố, các xã còn lại mức chi 30.000 đồng/ngày/người.
Sau mỗi đợt tiếp xúc, Tổ trưởng
các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ vào kế hoạch và số cuộc tiếp xúc
thực tế của tổ mình có trách nhiệm thanh toán cho các đại biểu từ nguồn kinh
phí đã được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cấp cho hoạt động của tổ đại
biểu qua Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện và thành phố Huế.
2.1.2. Đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi đi tiếp xúc cử tri được cơ quan
nơi đại biểu công tác thanh toán chế độ công tác phí theo qui định hiện hành
của Nhà nước.
2.2. Đối với công tác tổ chức
tiếp xúc cử tri và hoạt động của các tổ đại biểu HĐND tỉnh:
Hàng năm, căn cứ vào dự toán
ngân sách được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh ra văn bản thông báo hỗ trợ kinh phí cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận
tổ quốc và Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thành phố Huế để tổ chức
hoạt động tiếp xúc cử tri và chi phí cho hoạt động của các tổ đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao
Thường trực Hội đồng nhân dân hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng các khoản
kinh phí hỗ trợ trên.
3. Chế độ hỗ trợ cho đại biểu
không hưởng lương từ ngân sách nhà nước:
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
đang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc không hưởng lương từ ngân
sách nhà nước được cấp kinh phí hoạt động hàng tháng số tiền bằng 0,3 mức lương
tối thiểu theo qui định hiện hành của Nhà nước.
4. Phụ cấp hoạt động cho đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh:
Do hoạt động trong địa bàn có
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khá phức tạp; chi phí cho hoạt động của
đại biểu dân cử tăng nhiều, để đảm bảo chất lượng hoạt động, mỗi đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh được phụ cấp một khoản kinh phí phục vụ công tác nghiên cứu,
tham gia xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chi phí văn phòng phẩm,
thông tin liên lạc và một số chi phí cần thiết khác… khi làm nhiệm vụ đại biểu
với số tiền 100.000 đồng/người/tháng.
5. Chi khen thưởng:
Các tổ chức, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong công tác tham mưu, phục vụ cho hoạt động của Hội đồng nhân
dân tỉnh, hoạt động tổ chức các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh được Thường
trực Hội đồng nhân dân xem xét khen thưởng dưới các hình thức thích hợp. Chế độ
khen thưởng thực hiện theo qui định hiện hành của Nhà nước.
6. Chi hoạt động xây dựng các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh:
Để cụ thể hoá các định mức chi
tiêu theo đúng qui định của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh qui định định mức hỗ trợ
kinh phí cho các cá nhân, đơn vị thực hiện công tác chuẩn bị, xây dựng các tờ
trình, đề án, dự thảo nghị quyết, báo cáo thẩm tra, báo cáo giám sát trình kỳ
họp Hội đồng nhân dân tỉnh với mức như sau:
Đơn
vị: 1000 đồng
TT
|
Nội
dung công việc
|
Qui
mô và tính chất của đề án, tờ trình, báo cáo
|
Loại
phức tạp
|
Loại
trung bình
|
Loại
ít phức tạp
|
1
|
Dự thảo tờ trình, đề án và
nghị quyết
|
5.000
|
3.000
|
500
|
2
|
Thẩm định nghị quyết
|
200
|
150
|
100
|
3
|
Dự thảo báo cáo thẩm tra tờ
trình, đề án, báo cáo và dự thảo nghị quyết
|
500
|
400
|
300
|
4
|
Hoàn chỉnh nghị quyết sau khi
HĐND tỉnh thông qua trình Chủ tịch HĐND tỉnh ký chứng thực
|
200
|
150
|
100
|
Chi cho hoạt động tổ chức lấy ý
kiến về dự thảo nghị quyết của các đối tượng bị điều chỉnh, các cơ quan, đơn vị
liên quan thanh toán theo chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với các qui định
hiện hành của Nhà nước.
Hội đồng nhân dân tỉnh giao
Thường trực Hội đồng nhân dân thống nhất với Ủy ban nhân dân và Ban Thường trực
Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh tại các hội nghị liên tịch chuẩn bị cho
các kỳ họp xem xét, quyết định phân loại tính chất của các tờ trình, đề án
trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh để làm cơ sở chi cho công tác chuẩn bị.
Đối với những tờ trình, đề án,
dự thảo nghị quyết đã được lập hoàn chỉnh nhưng khi trình Hội đồng nhân dân
tỉnh tại kỳ họp không được Hội đồng nhân dân thông qua thì được chi bằng 50% so
với mức qui định trên.
Cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo
nghị quyết, báo cáo, tờ trình, đề án trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh có
trách nhiệm chi bồi dưỡng cho cán bộ được phân công chuẩn bị dự thảo báo cáo đó
từ nguồn kinh phí xây dựng văn bản qui phạm pháp luật được ngân sách cấp hàng
năm./.