BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1245/BTTTT-KHTC
V/v
Xây dựng KH thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở
giai đoạn 2011-2015
|
Hà Nội, ngày 28 tháng
04 năm 2011
|
Kính gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan
Trung ương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Quyết định
số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Danh mục
các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011; căn cứ Quyết định số 135/QĐ-TTg
ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành
thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông đã
có công văn số 499/BTTTT-KHTC ngày 24/02/2011 gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xây
dựng, đề xuất dự án thực hiện Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở miền
núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011-2015. Để kịp thời
tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Quốc hội phê duyệt Chương trình MTQG giai đoạn
2011-2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị:
1. Các Bộ, ngành, cơ
quan Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội Trung ương và các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương hoàn thiện
nội dung đề xuất Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 thuộc
lĩnh vực ngành, lĩnh vực quản lý, lập báo cáo theo nội dung đề cương và mẫu
biểu kèm theo công văn này.
2. Nội dung đề xuất
kế hoạch triển khai Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 theo nguyên tắc xác
định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thực hiện các dự án của Chương trình theo
hướng lồng ghép nội dung, tinh gọn đầu mối quản lý và hoàn chỉnh bộ máy quản
lý, điều hành Chương trình theo quy định.
Về phạm vi, đối tượng
thực hiện Chương trình cần tập trung thực hiện các dự án của Chương trình tại
các địa bàn để lập kế hoạch thực hiện các dự án của Chương trình giai đoạn
2011-2015 gồm:
- Các xã, phường, thị
trấn thuộc vùng khó khăn ban hành theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày
05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc
vùng khó khăn.
- Các huyện, xã, đảo
thuộc khu vực biên giới, hải đảo ngoài danh sách các xã ban hành tại Quyết định
số 30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu trên
Văn bản đề xuất nội
dung kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG đưa thông tin về cơ sở gửi về Bộ
Thông tin và Truyền thông trước ngày 10/5/2011 để tổng hợp, báo cáo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Bộ Tài chính theo quy định.
Tài liệu gửi kèm
(được gửi qua email cho các đơn vị) gồm:
1. Đề cương kế hoạch
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo giai đoạn 2011-2015.
2. Quyết định số
30/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các đơn vị thuộc vùng
khó khăn.
Trong quá trình thực
hiện, nếu có nội dung cần trao đổi đề nghị các đơn vị phản ảnh về Bộ Thông tin
và Truyền thông (Vụ Kế hoạch – Tài chính: điện thoại 04-3826-3578) để được giải
đáp.
Xin trân trọng cảm ơn
sự hợp tác của Quý cơ quan./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ TTTT;
- Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Cục Báo chí, Xuất bản, PTTH và TTĐT;
- Các Vụ TCCB, Vụ KHCN;
- Lưu: VT, KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Đức Lai
|
ĐỀ CƯƠNG
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI,
VÙNG SÂU, VÙNG XA, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2011-2015 (CỦA CÁC BỘ, NGÀNH,
ĐỊA PHƯƠNG)
(CƠ QUAN TH CHƯƠNG
TRÌNH)
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
|
……, Ngày ......./…......./......…
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯA THÔNG TIN VỀ CƠ SỞ MIỀN NÚI, VÙNG SÂU, VÙNG XA,
BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO GIAI ĐOẠN 2011-2015
I. BỐI CẢNH, SỰ CẦN
THIẾT
1. Đặc điểm, tình
hình (của
Bộ, Ngành, địa phương thực hiện Chương trình)
Nêu đặc điểm hoạt
động của Bộ, ngành; đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn liền
với nhu cầu tăng cường thông tin về cơ sở.
2. Thực trạng về
thông tin và truyền thông cơ sở ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo
Căn cứ tình hình thực
tế hiện nay của Ngành, địa phương để đánh giá hiện trạng thông tin cơ sở; những
khó khăn, tồn tại về thông tin và truyền thông cơ sở ở miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo. Trong đó cần tính đến đặc thù địa lý, điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, tập quán dân tộc và nhu cầu thông tin đặc thù. Đối với
các địa phương, cần kết hợp với kết quả điều tra hiện trạng phổ cập dịch vụ
điện thoại, internet và nghe nhìn toàn quốc năm 2010 để đánh giá. Nội dung đánh
giá cần tập trung vào:
- Công tác tổ chức
hoạt động và duy trì hoạt động của hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở hiện
nay.
- Thực trạng cán bộ
làm công tác thông tin và truyền thông cơ sở; chính sách đối với cán bộ thông
tin truyền thông cơ sở (chính sách chung, chính sách đặc thù của địa phương
(nếu có).
- Thực trạng cơ sở
vật chất – kỹ thuật thông tin và truyền thông cơ sở. Tập trung đánh giá hạ tầng
truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình, phạm vi phủ sóng của các đài PTTH
trung ương và địa phương; Tình hình thiết lập và duy trì hoạt động của các đài
truyền thanh xã, trạm truyền thanh thôn; mô hình tổ chức hoạt động của hệ thống
Đài, trạm truyền thanh ở địa phương.
- Mức độ phổ cập
thiết bị nghe và xem.
- Về mức độ phổ cập,
tiếp cận các thông tin thông qua xuất bản phẩm và các ấn phẩm truyền thông.
- Khu vực, địa bàn
khó khăn hiện nay tập trung ở đâu, mức độ cấp thiết về nhu cầu thông tin cơ sở
cần giải quyết như thế nào.
Từ những đánh giá
trên rút ra những khó khăn, tồn tại, kể cả về cơ chế, chính sách, nhân lực, cơ
sở vật chất, mô hình tổ chức hoạt động, kinh phí hoạt động, nội dung thông tin,
phổ cập phương tiện nghe và xem, trang thiết bị phục vụ tác nghiệp thông tin và
truyền thông tại cơ sở,…
3. Sự cần thiết thực
hiện Chương trình tại Bộ, Ngành, địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội, ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng và công tác quản lý, điều hành.
- Căn cứ đặc điểm
tình hình của Bộ, Ngành, địa phương để đánh giá vai trò của thông tin và truyền
thông cơ sở đối với sự phát triển, quản lý, điều hành, nâng cao khả năng tiếp
cận kiến thức khoa học kỹ thuật, thị trường, mức hưởng thụ các dịch vụ thông
tin cho người dân; góp phần đấu tranh với các luận điệu sai trái, đảm bảo an
ninh - quốc phòng.
- Phân tích tính cấp
bách thực hiện các dự án của Chương trình, so sánh các chỉ tiêu giữa các vùng
miền để chỉ ra mức độ cấp bách của vấn đề cần giải quyết.
II. MỤC TIÊU, QUI MÔ,
ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.
- Mục tiêu thực hiện
dự án phải cụ thể, rõ ràng, có chỉ tiêu đo lường được, phù hợp với mục tiêu
chung của Chương trình MTQG và kế hoạch phát triển của Bộ, Ngành, địa phương.
- Qui mô và phạm vi
hoạt động: là giới hạn tác động trực tiếp của dự án.
- Địa điểm thực hiện:
+ Đối với Bộ, Ngành
trung ương
+ Đối với các địa
phương
III. NỘI DUNG KẾ
HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Dự án 1: Tăng
cường năng lực cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở.
a) Đối tượng đào tạo,
bồi dưỡng
- Xác định đối tượng
đào tạo: Đề xuất theo nhu cầu thực tế của ngành, địa phương để Bộ TTTT tổng hợp
vào Chương trình.
b) Nội dung chính của
dự án
- Nhu cầu đào tạo
(nội dung cần đào tạo, thời gian, số lượng cán bộ cần đào tạo).
- Trang thiết bị dùng
cho đào tạo, bồi dưỡng.
- Các đề xuất khác
nếu có.
c) Kinh phí thực hiện
dự án (bao gồm cả kinh phí quản lý thực hiện dự án này):
- Tổng kinh phí thực
hiện dự án; kinh phí quản lý dự án.
- Sử dụng nguồn kinh
phí sự nghiệp của chương trình để thực hiện các nội dung của dự án.
- Nguồn kinh phí:
+ Ngân sách trung
ương:
+ Ngân sách địa
phương:
+ Các nguồn huy động
khác:
d) Tổ chức thực hiện (địa điểm, qui mô,
thời gian tổ chức các lớp,…).
- Cần nghiên cứu và
có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo cho các báo cáo viên từng cấp (tỉnh, huyện, xã,
thôn (bản)).
đ) Dự kiến các cơ
quan tham gia thực hiện dự án:
- Dự kiến cơ sở tổ
chức đào tạo.
- Khả năng nguồn
giảng viên hướng dẫn.
2. Dự án 2: “Tăng
cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở”
a) Nội dung chính của
dự án
Cần đề xuất cụ thể sự
cần thiết của từng nội dung dự án, số lượng, quy mô và lập dự toán kinh phí
thực hiện theo các nội dung như sau:
(i) Xây dựng mới trạm
phát lại phát thanh, truyền hình.
(ii) Cải tạo, nâng
cấp trạm phát lại phát thanh, truyền hình đã có.
(iii) Xây dựng mới
Đài truyền thanh xã.
(iv) Cải tạo, nâng
cấp Đài truyền thanh xã.
(v) Thiết lập mới
trạm truyền thanh thôn.
(vi) Hỗ trợ thiết bị
thu tín hiệu, thiết bị nghe – xem và các thiết bị phụ trợ cho các điểm sinh hoạt
dân cư cộng đồng và hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.
(vii) Trang bị phương
tiện tác nghiệp cho cán bộ thông tin và truyền thông cơ sở.
(viii) Trang thiết bị
chuyên dùng cho hoạt động thông tin và truyền thông cổ động.
(ix) Các đề xuất khác
(nếu có).
Đối với từng dự án cụ
thể, cần mô tả rõ thực trạng và đề xuất nhu cầu như:
+ Địa chỉ nơi thực
hiện dự án.
+ Khoảng cách từ địa điểm
xây dựng đến trung tâm huyện thị.
+ Mô tả điều kiện
thông tin và cơ sở vật chất hiện tại cần nâng cấp, sửa chữa hoặc đầu tư xây
dựng mới. Nêu rõ thực hiện dự án theo hình thức nào (xây dựng mới, nâng cấp –
cải tạo hay là tận dụng cơ sở vật chất sẵn có, chỉ lắp đặt bổ sung thêm trang
thiết bị).
+ Thông tin về khả
năng đối ứng của địa phương đối với từng dự án cụ thể (địa điểm xây dựng, vỏ
trạm, nhà trạm, vật kiến trúc, nguồn điện, kinh phí duy tu bảo dưỡng, vận hành
sau khi hoàn thành…).
b) Kinh phí thực hiện
dự án: căn
cứ nhu cầu thực tế tại địa phương (bao gồm cả kinh phí quản lý dự án).
- Tổng kinh phí thực
hiện dự án: vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp. Trong đó: Các mục (v), (vi),
(vii) nêu trên đề xuất nguồn kinh phí sự nghiệp; các nội dung còn lại sử dụng
kinh phí đầu tư phát triển.
- Nguồn kinh phí, dự
kiến:
+ NSTW cấp cho chương
trình: hỗ trợ phần đầu tư thiết bị.
+ NSĐP và nguồn huy
động khác: các nội dung chi còn lại.
3. Dự án 3: “Tăng
cường nội dung thông tin và truyền thông về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo”
a) Nội dung của dự
án:
- Nhu cầu sản xuất,
biên tập, phát sóng mới và phát lại các chương trình PTTH phục vụ đồng bào dân
tộc thiểu số, bao gồm cả bằng tiếng dân tộc (thể loại, thời lượng, số lượng);
- Nhu cầu hỗ trợ sáng
tác, xuất bản, in, phát hành các loại sách chuyên đề, pháp luật và các ấn phẩm
truyền thông phục vụ đồng bào khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân tộc
thiểu số;
- Nhu cầu xây dựng
nội dung thông tin điện tử phục vụ nông thôn phù hợp với đặc thù của địa
phương.
- Biên tập, tuyên
truyền, quảng bá các sản phẩm truyền thông khác.
- Quản lý, giám sát,
đánh giá Chương trình.
- Các nội dung đề
xuất khác (nếu có).
Lưu ý:
+ Cần căn cứ đặc điểm
tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa và đặc tính vùng, miền để đề xuất về chủ
đề, hình thức, nội dung ấn phẩm truyền thông và xuất bản phẩm, chương trình
phát thanh, truyền hình.
+ Phương án quản lý,
quảng bá các ấn phẩm, xuất bản phẩm sau khi được cung cấp các xuất bản phẩm và
ấn phẩm truyền thông (Cần nghiên cứu kỹ hiệu quả của các mô hình hiện có, từ đó
rút kinh nghiệm và đề xuất cách quản lý các sản phẩm truyền thông của Chương
trình, tránh chồng chéo, lãng phí và không hiệu quả).
b) Dự toán kinh phí: Căn cứ nội dung khối
lượng thực hiện dự án và khảo sát thực tế chi phí cần thiết để lập dự toán:
Trong đó: kinh phí
quản lý dự án:
- Kinh phí đào tạo,
tập huấn cán bộ quản lý Chương trình;
- Kinh phí điều tra,
khảo sát;
- Kinh phí quản lý,
giám sát, đánh giá dự án, chương trình MTQG.
c) Nguồn kinh phí:
- Tổng kinh phí thực
hiện dự án (vốn sự nghiệp).
- Nguồn kinh phí:
+ Ngân sách trung
ương:
+ Ngân sách địa
phương:
+ Nguồn huy động
khác.
d) Trách nhiệm quản
lý, thực hiện dự án
Nêu rõ dự kiến các cơ
quan tham gia thực hiện dự án.
IV. PHÂN TÍCH TÍNH
KHẢ THI
- Tính khả thi về huy
động nguồn kinh phí của địa phương vào:
+ Thực hiện các dự án
của Chương trình
+ Quản lý, khai thác
vận hành các cơ sở vật chất kỹ thuật đã được Chương trình đầu tư
- Khả năng tổ chức,
quản lý để phát huy hiệu quả của các sản phẩm truyền thông do Chương trình cung
cấp.
- Đối tượng thụ hưởng
của Chương trình.
V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ - XÃ HỘI.
VI. TỔNG HỢP KINH PHÍ
THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Tổng hợp dự toán
cho cả 03 dự án của Chương trình, phân loại theo
+ Thực hiện từ nguồn
kinh phí đầu tư:
+ Thực hiện từ nguồn
kinh phí sự nghiệp:
- Nêu nguồn kinh phí
thực hiện:
+ Kinh phí của Chương
trình do NSTW cấp
+ Kinh phí bổ sung
của NSĐP
+ Các nguồn kinh phí
khác.
- Khối lượng công
việc cần thực hiện cho từng năm trong giai đoạn 2011 - 2015;
- Kinh phí cần thiết
cho việc thực hiện cho từng năm trong giai đoạn 2011 – 2015
Một số chú ý khi lập
dự toán thực hiện các dự án.
Cần căn cứ vào
+ Khối lượng thực
hiện chương trình đối với từng dự án;
+ Các định mức chi
tiêu tài chính hiện hành cho các hoạt động của từng dự án;
+ Các quy định về
quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành;
+ Khảo sát thị trường
về suất đầu tư công trình, mua sắm thiết bị cùng loại.
+ Khả năng bố trí
kinh phí quản lý, khai thác, vận hành các sản phẩm của Chương trình.
+ Kinh phí quản lý,
giám sát, đánh giá Chương trình đề nghị bố trí vào dự toán kinh phí thực hiện
từng dự án thành phần và sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của Chương trình.
VII. QUẢN LÝ THỰC
HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
(Dự kiến Cơ quan quản
lý các dự án, cơ quan thực hiện, phân cấp quản lý,…)
VIII. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị những vấn
đề cần chú ý và cơ chế đặc thù cần thực hiện để Bộ Thông tin và Truyền thông xem
xét tổng hợp báo cáo các cơ quan có thẩm quyền./.