Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 08/2011/TT-BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn lao động

Số hiệu: 08/2011/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Bùi Hồng Lĩnh
Ngày ban hành: 22/04/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2011/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2011

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH "QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY ĐIỆN"

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Công văn số 346/BKHCN-TĐC, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện.

Ký hiệu: QCVN: 02/2011/BLĐTBXH

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Lĩnh

 

QCVN: 02/2011/BLĐTBXH

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY ĐIỆN
National technical regulation on safe work for electric lift

Lời nói đầu

QCVN: 02/2011/BLĐTBXH- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện do Cục An toàn lao động biên soạn, trình duyệt và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2011.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THANG MÁY ĐIỆN

National technical regulation on safe work for electric lift
(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 4 năm 2011)

1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các loại thang máy điện thông dụng được lắp đặt sử dụng để vận chuyển hàng có người đi kèm hoặc vận chuyển người phục vụ những tầng dừng xác định, có dẫn động điện được treo bằng cáp (hoặc xích), di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đúng hoặc nghiêng không quá 15o so với phương thẳng đứng.

Các thang máy điện loại I, II, III và IV phân loại theo TCVN 7628:2007 đều thuộc đối tượng áp dụng của quy chuẩn này:

Tiêu chuẩn quốc gia đối với thang máy điện loại I, II, III được viện dẫn tại TCVN 7628-1:2007 (ISO 4190-1:1999).

Tiêu chuẩn quốc gia đối với thang máy điện loại IV được viện dẫn tại TCVN 7628-2:2007 (ISO 4190-2:2001).

Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với các thang máy có tính năng kỹ thuật hạn chế, có kết cấu dẫn động đơn giản (như tời quay tay trục đứng) và tính chất làm việc tạm thời (như các thang nâng phục vụ xây dựng) và thang máy loạt V được phân loại theo TCVN 7628:2007.

Đối với các thang máy làm việc theo chế độ nghiêm ngặt, có đối tượng phạm vi hoạt động đặc biệt (như vận chuyển hoá chất, vật liệu nỗ...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chuẩn này, còn phải được thỏa thuận riêng của cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy khi lắp đặt và sử dụng.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thang máy (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp).

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6395:2008 Thang máy điện- yêu cầu về cấu tạo và lắp đặt.

2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Các thang máy thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật tối thiểu theo yêu cầu kỹ thuật của TCVN 6395:2008 Thang máy điện-yêu cầu và cấu tạo và lắp đặt

2.2. Trong trường hợp TCVN nói trên có sự thay đổi, bổ sung thì thực hiện theo những quy định mới nhất.

3. Quy định về quản lý an toàn lao động trong chế tạo, nhập khẩu, lưu thông lắp đặt và sử dụng thang máy

3.1. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy chế tạo trong nước

Các thang máy thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải có:

3.1.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật bao gồm:

3.1.1.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được mã hiệu; năm sản xuất; số tầng hoạt động; tải trọng làm việc cho phép và các đặc trưng kỹ thuật chính của hệ thống: thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn, máy kéo, cáp, độ bền, độ ổn định của thang máy, cơ cấu hạn chế quá tải.

3.1.1.2. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng.

3.1.1.3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.

3.1.1.4. Bản vẽ tổng thể thang máy có ghi các kích thước và thông số chính, kích thước cabin.

3.1.1 .5. Quy trình kiểm tra và thử tải.

3.1.1.6. Hướng dẫn lắp đặt, vận hành, quy trình bảo dưỡng, xử lý sự cố.

3.1.1.7. Tất cả các bộ phận hợp thành của thang máy điện phải có chứng nhận về chất lượng và nơi chế tạo; thang máy khi xuất xưởng phải ghi rõ mã hiệu, tải trọng và số người cho phép tại bảng điều khiển trong cabin.

3.1.2. Công bố hợp quy.

3.1.3. Chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 (quy định về chứng nhận hợp chuẩn. chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) nếu thang máy được sản xuất hàng loạt thành từng lô hoặc chừng nhận hợp quy theo phương thức 8 nếu thang máy được chế tạo đơn chiếc.

3.1.4. Gắn dấu hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

3.1.5. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3.2. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy nhập khẩu

3.2.1. Bản thuyết minh (catalogue), tài liệu kỹ thuật của thang máy (có đủ các thông số kỹ thuật cơ bản do bên bán hàng cung cấp) bao gồm:

3.2.1.1. Bản vẽ lắp các cụm cơ cấu của thang máy, sơ đồ mắc cáp, đối tượng, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.

3.2.1.2. Nơi chế tạo, mã hiệu, năm sản xuất.

3.2.1 .3. Chế độ làm việc của thang máy; cơ cấu hạn chế quá tải; các thiết bị an toàn kiểm soát đóng mở cửa tầng.

3.2.1.4. Loại dẫn động, điều khiển.

3.2.1.5. Tải trọng làm việc cho phép, số người được phép nhiều nhất trong cabin.

3.2.1.7. Số tầng hoạt động.

3.2.1.8. Kích thước cabin.

3.2.1.9. Quy trình kiểm tra, thử tải.

3.2.1.10. Hướng dẫn lắp đặt, vận hành, xử lý sự cố, quy trình bảo dưỡng.

3.2.2. Được chứng nhận hợp quy (theo phương thức 7 nếu thang máy nhập khẩu theo lô hoặc phương thức 8 nếu thang máy nhập khẩu đơn chiếc) bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tổ chức chứng thận nước ngoài được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết.

3.2.3. Trong trường hợp các thang máy nhập khẩu mà theo thỏa thuận song phương, đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu thang máy quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các thang máy này được miễn kiểm tra nhập khẩu.

3.2.4. Đối với các chủng loại thang máy thỏa mãn quy định tại mục 3.2.1 và 3.2.2 nếu qua 3 lần kiểm tra liên tục đạt chất lượng nhập khẩu, sẽ được xem xét miễn kiểm tra nhập khẩu. Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thông báo cụ thể với cơ quan Hải quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên, nếu phát hiện thang máy có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng nhập khẩu hoặc có phản ánh của người tiêu dùng, việc kiểm tra chất lượng thang máy sẽ được chuyển sang chế độ kiểm tra chất lượng nhập khẩu thông thường.

3.2.5. Thang máy nhập khẩu không đáp ứng quy định tại mục 3.2.1 và 3.2.2 nêu trên thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết giám định tại cửa khẩu nhập.

3.2.6. Thang máy nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.

3.3. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thang máy lưu thông trên thị trường.

Thang máy lưu thông trên thị trường, người bán hàng phải thực hiện các yêu cầu sau:

3.3.1. Tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông thang máy.

3.3.2. Chịu sự kiểm tra chất lượng theo những nội dung, trình tự thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.

3.4. Thang máy có đủ điều kiện lắp đặt

Thang máy chỉ được lắp đặt khi có đủ các điều kiện sau:

3.4.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật như đã nêu ở mục 3.1 và 3.2.

3.4.2. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Thang máy nhập khẩu phải có hồ sơ hoàn thành thủ tục Hải quan theo quy định.

3.4.3. Các bộ phận chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều hãng, nhiều quốc gia thì phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu của hãng thang máy đứng tên. Đặc biệt chú ý quy cách các bộ phận chi tiết quan trọng như:

- Cáp thép, xích chịu tải.

- Đường ray dẫn hướng cho ca bin và đối trọng.

- Pu ly dẫn động, dẫn hướng.

- Hệ thống phanh điều khiển, dừng tầng.

- Hệ thống hãm an toàn.

- Các cơ cấu khống chế an toàn, tín hiệu bảo vệ.

- Máy kéo (động cơ, hộp số).

- Hệ thống điều khiển.

Tất cả các bộ phận hợp thành của thang máy điện phải có chứng nhận về chất lượng và nơi chế tạo.

3.5. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt và quá trình lắp đặt thang máy

3.5.1. Đơn vị lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa thang máy phải có đủ các điều kiện sau:

3.5.1.1. Có tư cách pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.

3.5.1.2. Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề được huấn luyện và cấp thẻ an toàn theo quy định.

3.5.1.3. Có đủ điều kiện kỹ thuật khả năng công nghệ cho công việc lắp đặt, hiệu chỉnh và sửa chữa.

3.5.1.4.Tuân thủ các hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo và các quy định về lắp đặt theo đúng TCVN 6395:2008.

3.5.1.5. Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật, đơn vị lắp đặt phải lập các tài liệu kỹ thuật sau để bàn giao cho đơn vị sử dụng:

3.5.1.5.1. Lý lịch thang máy.

3.5.1.5.2. Hướng dẫn vận hành, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, chế độ kiểm tra định kỳ và các biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp.

3.5.1.5.3. Phân công trách nhiệm và quy định chu kỳ hiệu chỉnh, bảo dưỡng, sửa chữa. khắc phục sự cố giữa đơn vị lắp đặt, bảo dưỡng với đơn vị sử dụng thang máy.

3.5.1.6. Đơn vị lắp đặt thang máy phải xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo.

3.5.1.7. Đơn vị lắp đặt và sửa chữa có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với đơn vị sử dụng thang máy thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu và đăng ký sử dụng theo đúng quy định của Bộ Lao động - Thương và Xã hội.

3.5.2. Yêu cầu về nghiệm thu sau lắp đặt thang máy:

3.5.2.1. Đơn vị lắp đặt thang máy phải tiến hành các việc chuẩn bị nghiệm thu bao gồm:

3.5.2.1.1. Hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật thang máy.

3.5.2.1.2. Chuẩn bị các điều kiện để thang máy hoạt động.

3.5.2.1.3. Cùng bên đặt hàng chuẩn bị tải và đảm bảo các điều kiện để nghiệm thu.

3.5.2.2. Việc nghiệm thu thang máy sau lắp đặt nhằm mục đích:

Đánh giá mức độ phù hợp của các thông số và kích thước của thang máy với các số liệu ghi trong hồ sơ kỹ thuật và mức độ an toàn của thang máy sau lắp đặt.

3.5.2.3. Các thông số kỹ thuật cần kiểm tra gồm:

3.5.2.3.1. Trọng tài làm việc cho phép.

3.5.2.3.2. Tốc độ, vận tốc làm việc và kích thuộc lắp ráp.

3.5.2.3.3. Độ chính xác dừng tầng.

3.5.2.3.4. Mức độ làm việc ổn định của các cơ cấu an toàn, hệ thống điều khiển.

3.5.2.4. Nghiệm thu thang máy đủ điều kiện vận hành an toàn phải bao gồm:

3.5.2.4.1. Kiểm tra tổng thể.

3.5.2.4.2. Kiểm tra kỹ thuật thử không tải.

3.5.2.4.3. Thử tải động ở các chế độ (TCVN6395:2008):

- Thử tải động ở 100% tải định mức.

- Thử tải động ở 125% tải định mức.

3.5.2.4.4. Thử tải động và kiểm tra bộ phận khống chế vượt tốc.

3.5.2.5. Khi khám xét phải kiểm tra tình trạng của:

3.5.2.5.1. Bộ dẫn động.

3.5.2.5.2. Các thiết bị an toàn.

3.5.2.5.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.

3.5.2.5.4. Phần bao che giếng thang.

3.5.2.5.5. Ca bin, đối trọng, ray dẫn hướng.

3.5.2.5.6. Cửa ca bin và cửa tầng.

3.5.2.5.7. Cáp (xích) và phần kẹp chặt đầu cáp (xích).

3.5.2.5.8. Các thiết bị điện và thiết bị bảo vệ điện.

3.5.2.5.9. Độ cách điện của thiết bị điện và dây dẫn điện.

Ngoài ra cần kiểm tra các khoảng cách an toàn, sơ đồ điện và các dụng cụ cần thiết trong buồng máy, các biển chỉ dẫn.

3.5.2.6. Khi thử không tải, cần kiểm tra hoạt động của các bộ phận sau:

3.5.2.6.1. Bộ dẫn động (phát nhiệt, chảy dầu, hoạt động của phanh).

3.5.2.6.2. Cửa ca bin và cửa tầng.

3.5.2.6.3. Bộ điều khiển, chiếu sáng và tín hiệu.

3.5.2.6.4. Các bộ phận an toàn (công tắc hành trình, nút "STOP", khoá tự động cửa tầng. sàn động của ca bin).

3.5.2.7. Khi công việc lắp đặt thang máy hoàn tất, đơn vị lắp đặt phải lập biên bản nghiệm thu lắp đặt. Nội dung biên bản nghiệm thu phải thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và đánh giá kết quả theo các quy định kỹ thuật được nêu trong TCVN 6395:2008. Nếu trong tiêu chuẩn thiết kế của nhà chế tạo quy định cao hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo.

3.6. Quản lý sử dụng an toàn thang máy

3.6.1. Mỗi thang máy phải có nội quy sử dụng an toàn riêng.

3.6.2. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành thang máy phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận: được huấn luyện an toàn lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện an toàn định kỳ hàng năm và được cấp thẻ an toàn theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của thang máy mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến thang máy; biết cách khắc phục các sự cố khẩn cấp theo hướng dẫn của đơn vị lắp đặt.

3.6.3. Những yêu cầu an toàn khi sử dụng thang máy:

3.6.3.1. Chỉ sử dụng thang máy có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và đã đăng ký sử dụng với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3.6.3.2. Trường hợp mất điện hoặc đang sửa chữa phải treo biển thông báo tạm ngừng hoạt động ở các tầng dừng và cắt cầu dao điện vào thang máy.

3.6.3.3. Mỗi thang máy phải có sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận đủ nội dung hạng mục công việc theo quy định của nhà chế tạo.

3.6.3.4. Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả nhũng người không có trách nhiệm tự ý vào các vị trí sau:

- Buồng máy.

- Hố thang.

- Đứng trên nóc ca bin.

- Dùng chìa khoá mở các cửa tầng, cửa thông, cửa quan sát, cửa buồng máy;

- Tủ cầu dao cấp điện, hộp cầu chì.

Chìa khóa các vị trí nói trên do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của thang máy giữa chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người trực vận hành.

3.6.3.5. Khi vận chuyển loại hàng có khả năng gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt. Cấm vận chuyển các loại hàng này cùng với người.

4. Kiểm định kỹ thuật an toàn và đăng ký sử dụng thang máy

4.1. Thang máy trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định lần đầu, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng, và kiểm định bất thường theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy phải do tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định.

4.2. Các thang máy sau khi kiểm định đạt yêu cầu phải đăng ký sử dụng theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4.3. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với thang máy điện:

- Không ít hơn 5 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong các điều kiện làm việc bình thường.

- Không ít hơn 3 năm một lần đối với các thang máy làm việc trong các điều kiện môi trường ăn mòn tần suất làm việc cao.

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

5.1. Thanh tra Nhà nước về lao động thực hiện thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Quy chuẩn này.

5.2. Việc kiểm tra chất lượng sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông và sử dụng thang máy được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

6.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ chế tạo, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông, sửa chữa, lắp đặt, quản lý và sử dụng thang máy có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

6.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng thang máy tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy./.

THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 08/2011/TT-BLDTBXH

Hanoi, April 22, 2011

 

CIRCULAR

INTRODUCING “NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK FOR ELECTRIC LIFT”

THE MINISTRY OF LABOUR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS

Pursuant to the Government’s Decree No. 186/2007/ND-CP dated December 26, 2016 defining the functions, responsibilities, powers and organizational structure of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

Pursuant to the Government's Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 01, 2007 specifying the implementation of a number of articles of the Law on Technical Standards and Regulations;

Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 specifying the implementation of a number of articles of the Law on Quality of Products and Goods;

Pursuant to the Circular No. 23/2007/TT-BKHCN of the Ministry of Science and Technology dated September 28, 2007 providing guidance on formulation, assessment and issuance of technical regulations;

In the light of assessment conclusions drawn by the Ministry of Science and Technology in the Official Dispatch No. 346/BKHCN-TDC, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs hereby issues the National Technical Regulation on safe work for electric lift with the following contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Code: QCVN: 02/2011/BLDTBXH

Article 2. This Circular shall enter into force after 45 days from the signature date.

The National Technical Regulation on safe work for electric lift shall take effect after 06 months from the date of entry into force of this Circular.

Article 3. Ministries, Ministry-level agencies, Government bodies, People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, and related entities or individuals, shall be responsible for implementing this Circular.

In the course of implementation, if there is any difficulty or issue that may arise, entities, organizations and individuals concerned shall be responsible for sending their timely feedbacks on such difficulty to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to request its possible solutions./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Bui Hong Linh

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK FOR ELECTRIC LIFT

Foreword

QCVN: 02/2011/BLDTBXH – the National Technical Regulation on safe work for electric lift – is composed, submitted for approval by the Department of Labor Safety and issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in accordance with the Circular No. 08/2011/TT-BLDTBXH dated April 22, 2011.

 

NATIONAL TECHNICAL REGULATION ON SAFE WORK FOR ELECTRIC LIFT

(Appended to the Circular No. 08/2011/TT-BLDTBXH dated April 22, 2011)

1. General provisions

1.1. Scope of application

Electric lifts classified into those of Class I, II, III and IV under TCVN 7628:2007 are all covered by this Regulation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The National Standard for electronic lifts of Class IV is sourced from TCVN 7628-2:2007 (ISO 4190-2:2001).

This Technical Regulation is not applied to lifts which have restricted technical features, simple drive systems (such as manually-operated hoists flowing along vertical axes) and serve temporary work (such as construction lifting equipment) and lifts classified as those of Class V under TCVN 7628:2007.

Lifts operated under strict safety regulations, moving special objects (including chemicals, explosive materials, etc.) and used in the unconventional environment, when being installed and used, must conform to both provisions enshrined in this Regulation and specific agreements made by entities vested with authority or those vested with fire fighting and prevention authority.

1.2. Subjects of application

This Regulation shall apply to:

1.2.1. Organizations or individuals manufacturing, importing, exporting, distributing, installing and using lifts (hereinafter referred to as enterprise).

1.2.2. State regulatory authorities and other entities or persons concerned.

1.3. Definition

For the purpose of this Regulation, terms and definitions are the same as in the National Standard TCVN 6395:2008 Electronic lifts – Specification and installation requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.1. The aforesaid lifts are required to ensure that their technical features at least conform to technical requirements set out in TCVN 6395:2008 Electric lifts – Specification and installation requirements.

2.2. Where the TCVN 6395:2008 is changed or revised, the latest regulations shall be applied.

3. Regulations on management of labour safety in production, import, distribution, installation and use of lifts.

3.1. Safety requirements for locally-produced lifts

An electric lift covered by this Regulation must meet the following requirements:

3.1.1. Having all required technical documentation, including:

3.1.1.1. General representation that displays product codes, production year, number of floors served, rated load and main technical specifications of the lifting system, e.g. controlling, safety equipment, pull machine, rope, durability and stability and overload protection system.

3.1.1.2. Layout of installation of component sets, cable and parts installation diagram.

3.1.1.3. Operating principle diagram.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.1.1.5. Inspection and load testing procedures.

3.1.1.6. Instructions for installation, operation and procedures for maintenance and emergency response.

3.1.1.7. Quality and manufacturing origin certificate of all of the components integral to an electric lift. The lift operation panel inside a finished electric lift product must specify lift codes and rated load (including permitted number of passengers).

3.1.2. Declaration of conformity.

3.1.3. Seventh-modality type approval (prescribing certification of conformance to standards, certification of conformity and declaration of conformity or declaration of conformity which are issued under the Decision No. 24/2007/QD-BKHCN dated September 28, 2007 of the Minister of Science and Technology) required in case of mass production of batches of electric lifts, or eighth-modality type approval required in case of production of single items.

3.1.4. Conformity marking before being sold in the market.

3.1.5. Being subject to inspection and supervision by product or commodity quality control authority affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3.2. Safety requirements for imported lifts

3.2.1. Product representation (catalogue) and technical documentation of the electric lift (including all basic technical parameters provided by clients), comprising:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2.1.2. Manufacturing origin, product code and production year.

3.2.1.3. Operating mechanism; overload control system; safety equipment used for controlling lift car door open or close at each landing floor.

3.2.1.4. Drive and operation type.

3.2.1.5. Rated load, the maximum number of passengers that a lift cabin can carry.

3.2.1.7. Number of floors served.

3.2.1.8. Cabin dimension.

3.2.1.9. Inspection and load testing procedures.

3.2.1.10. Instructions for installation, operation and procedures for maintenance and emergency response.

3.2.2. Certification of conformity (in conformity with the seventh modality in case of lifts imported in bulk or according to the eighth modality in case of lifts imported in separate items) granted by a designated certification organization of the Socialist Republic of Vietnam or an foreign certification entity recognized under terms and conditions of the treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member or the international agreements to which a regulatory authority of the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.2.4. If lifts meeting regulations laid down in 3.2.1 and 3.2.2 have successfully passed 3 consecutive quality inspections for import customs clearance, they may be exempted from import customs inspection. Product or commodity quality inspection entity affiliated to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs will specifically notify a customs authority of and use mass media to publicly announce these lifts.

Nevertheless, if there is any lift suspected of inconformity with import quality standards or there is any complaint from consumers, the normal mechanism for imported lift quality inspection will be applied.

3.2.5. Imported lifts failing to meet regulations laid down in 3.2.1 and 3.2.2 above, upon importation thereof, will be inspected at import customs clearance checkpoints by inspection entities designated or recognized under the treaties to which Vietnam is a party or the international agreements of which a regulatory authority of the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.

3.2.6. Imported lifts must undergo lift quality inspection according to statutory processes and procedures and will be subject to any punishment actions stipulated by applicable laws and regulations.

3.3. Safety requirements for lifts sold in the market.

In order to obtain permission to sell lifts in the market, traders must comply with the following requirements:

3.3.1. Comply with the relevant National Technical Regulations during storage and sale activities.

3.3.2. Be put under the lift quality control according to statutory processes and procedures and be subject to any sanction stipulated by applicable laws and regulations.

3.4. Ensure their lifts meet installation requirements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.4.1. Having all required technical documentation referred to in 3.1 and 3.2.

3.4.2. Be accredited by certification of conformity and declaration of conformity in accordance with applicable laws and regulations. Imported lifts must be accredited by import customs clearance documents in accordance with applicable laws and regulations.

3.4.3. Parts or details of lifts must be synchronous or, in case of being manufactured in the form of association with many firms or countries, they must ensure conformity to technical specifications of the licensed manufacturers. In particular, it is necessary to pay more attention to significant parts or details, including:

- Metal cable, load-bearing chain.

- Cabin guide rail and counterweight.

- Drive and guide pulley.

- Braking system for controlling and stopping a lift at floor levels.

- Safety braking system.

- Safety limitation and protection signaling system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Operating system.

Certification of quality and manufacturing origin of all of the components integral to an electric lift must be obtained.

3.5. Eligibility requirements for installation entities and lift installation procedures

3.5.1. Entities installing, calibrating, maintaining and repairing electric lifts must meet all of the following requirements:

3.5.1.1. Have legal entities of which business registration in this sector is granted by regulatory authorities in accordance with applicable laws and regulations.

3.5.1.2. Hire a sufficient number of technical employees who are trained in relevant technical sectors. Employ skilled technical staff members who are trained and granted safety cards in accordance with applicable laws and regulations.

3.5.1.3. Satisfy technical and technological capability conditions for installation, calibration and repair of electric lifts.

3.5.1.4. Comply with installation instructions given by manufacturers and regulations on installation in conformity with TCVN 6395:2008.

3.5.1.5. With reference to technical documentation, installation entities are required to send the following technical documents to the users of electric lifts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.5.1.5.2. Instructions for operation, rules for maintenance, repair and periodic inspection and emergency response.

3.5.1.5.3. Assignment of tasks and frequency of calibration, maintenance, repair and breakdown mitigation between installation and maintenance entities and lift users.

3.5.1.6. Lift installation entities must recommend safety methods for installation and comply with the relevant National Technical Regulations on labor safety and the manufacturer's installation instructions.

3.5.1.7. Installation and repair entities are responsible for notifying lift users in writing of initial technical safety inspection and application for registration for use of lifts in accordance with applicable laws and regulations issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3.5.2. Post-installation commissioning requirements:

3.5.2.1. Installation entities must take steps in making necessary arrangements for post-installation commissioning activities, including:

3.5.2.1.1. Prepare complete technical documentation as required.

3.5.2.1.2. Provide necessary conditions for operation of lifts.

3.5.2.1.3. Liaise with the order placement entity to make arrangement for load testing and provide necessary conditions for commissioning activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Assess consistency of lift parameters and sizes with data or figures included in technical documentation as well as assess safety levels of lifts after being installed.

3.5.2.3. Technical parameters to be tested include:

3.5.2.3.1. Rated load.

3.5.2.3.2. Operating speed, velocity and installation dimensions.

3.5.2.3.3. Floor landing accuracy.

3.5.2.3.4. Stability of safety and operation system.

3.5.2.4. A lift is determined whether it meets standards for safe operation after commissioning when the following tests are successfully passed:

3.5.2.4.1. General inspection.

3.5.2.4.2. Unloading technical test.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In-motion loading test wherein the lift carries 100% of maximum designated load.

- In-motion loading test wherein the lift carries 125% of maximum designated load.

3.5.2.4.4. In-motion loading test and overspeed governor test.

3.5.2.5. It is necessary to check how the following components work:

3.5.2.5.1. Drive system.

3.5.2.5.2. Safety equipment.

3.5.2.5.3. Operating, lighting and signaling equipment.

3.5.2.5.4. Elevator shaft cover.

3.5.2.5.5. Cabin, counterweight and guide rail.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.5.2.5.7. Cable (chain) and cable (chain) clamp.

3.5.2.5.8. Electrical equipment and electrical safety devices.

3.5.2.5.9. Electrical insulator for electrical devices and wires.

In addition, it is necessary to check safe distance between equipment, electricity diagram and essential tools installed in the machinery room as well as instruction signs.

3.5.2.6. During the unloading test, it is necessary to check how the following components work:

3.5.2.6.1. Drive system (heat emission, oil leakage or braking system operation).

3.5.2.6.2. Cabin door and landing door.

3.5.2.6.3. Operating, lighting and signaling equipment.

3.5.2.6.4. Safety components (travel switch, “STOP” button, automatic landing door lock, movable cabin floor).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3.6. Management and safe use of electric lifts

3.6.1. Particular rules must be applied to safe use of each lift.

3.6.2. Persons in charge of engineering and operational management of lifts must be trained in basic skills necessary for them to perform their assigned tasks, including initial training in safe operation of lifts before officially performing their duties, annual safety training and receipt of safety cards as prescribed; understand technical functions of lifts that fall within their remit; be aware of safety technical standards and regulations relating to lifts; learn how to respond to emergencies according to instructions of the installation entity.

3.6.3. Requirements for safe use of electric lifts, including:

3.6.3.1. Only lifts meeting technical standards and successfully passing technical safety inspections and already registered for use with regulatory authorities having appropriate jurisdiction shall be accepted for use.

3.6.3.2. In case there is any power failure taking place or lifts are under maintenance, a sign saying “The lift is temporarily out of service” must be visibly placed.

3.6.3.3. Logbooks for periodic maintenance, repair and replacement of components of each lift in which all workloads required by the manufacturers are specified must be created.

3.6.3.4. There must be specific methods for effective prohibition of unauthorized entry into the following positions:

- Machinery room.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Standing on the cabin roof.

- Using keys to open landing doors, ventilation panels, observation doors and machinery room doors;

- Power supply switch cabinet and fuse box.

Keys to enter into the aforesaid positions must be kept by persons in charge of management of safe use of lifts and duplicate keys must be handed over to those who stand the watch for operation of lifts.

3.6.3.5. When carrying possibly inflammable, explosive or hazardous goods, special methods for preventing emergencies that may happen should be made available. Carrying these goods and passengers in the same lift will be prohibited.

4. Safety engineering inspection and registration for use of lifts

4.1. Lifts must undergo initial pre-operation inspection, during-operation inspection and irregular inspection according to the inspection procedures issued by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Lift safety engineering inspection must be carried out by the entity assessing conformance designated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

4.2. After successfully passing inspections and being accredited, lifts must be registered for operation in accordance with provisions set forth by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Not fewer than 5 years for each inspection of the lifts working under normal operating conditions.

- Not fewer than 3 years for each inspection of the lifts working under corrosive conditions and at a high rate of work.

5. Inspection, checking and handling of violations

5.1. The Government’s Labor Inspectorate is responsible for inspecting and handling violations against regulations laid down in this Regulation.

5.2. Inspection of quality of lifts which are locally manufactured, imported, exported, sold in the market and used or operated must be subject to the Law on Quality of Products and Goods.

6. Responsibilities of organizations or individuals

6.1. Organizations or individuals involved in manufacturing, importation, exportation, sale, repair, installation, management and use of lifts shall be responsible for complying with regulations set out herein.

6.2. This Regulation shall serve as the basis for inspection carried out by lift quality inspection entities as well as the basis for certification of conformity granted by conformity-assessing organizations./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2011 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.066

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.200.102
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!