Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2059/QĐ-UBND 2018 Xây dựng phát triển mạng lưới y tế cơ sở Vĩnh Long

Số hiệu: 2059/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Lữ Quang Ngời
Ngày ban hành: 25/09/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2059/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 25 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VÊ VIÊC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI GIAI ĐOẠN 2018 - 2020” TỈNH VĨNH LONG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2348/QĐ-TTg, ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1652/TTr-SYT ngày 10/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2018 - 2020” tỉnh Vĩnh Long.

(Kèm theo Đề án số 1651/ĐA-SYT ngày 10/8/2018 của Giám đốc Sở Y tế).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện tốt Đề án nêu trên; định kỳ báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bảo hiểm xã hội tỉnh; thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngời

 

UBND TỈNH VĨNH LONG
SỞ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1651/ĐA-SYT

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 8 năm 2018

 

ĐỀ ÁN

“XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI GIAI ĐOẠN 2018-2020” TỈNH VĨNH LONG

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

Tuyến y tế cơ sở có chức năng và ý nghĩa rất lớn trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân. Y tế cơ sở là nền móng của hệ thống y tế, là lực lượng chủ lực giải quyết các vấn đề chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân tại cộng đồng. Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân vùng khó khăn, … được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra; hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên; tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi.

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá XII và Chương trình hành động số 24-CTr/TU Vĩnh Long, ngày 02 tháng 01 năm 2018 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới trong đó có nêu: “.. y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y;...Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở: Đổi mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế cấp xã để thực hiện vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ”.

Một trong những mục tiêu của ngành y tế trong thời gian tới là đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn tỉnh, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa y tế dự phòng và điều trị, giữa các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân góp phần hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ X cũng như Chương trình hành động số 24- CTr/TU của Tỉnh uỷ về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

Hệ thống y tế tuyến cơ sở trong thời gian qua được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm đầu tư với những chính sách đổi mới về kinh tế, xã hội, môi trường kinh tế-xã hội có nhiều thay đổi thì các chính sách về y tế nói chung và hệ thống y tế cơ sở nói riêng đã có những biến chuyển bước ngoặt để thích ứng với tình hình mới. Hệ thống y tế tuyến cơ sở trong thời gian qua được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm đầu tư từ cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đến đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chuyên môn kỹ thuật để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và nâng cấp, trở thành nhân tố quyết định những thành công trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ nhân dân tỉnh nhà trong những năm gần đây. Nhiều trạm y tế xã đến TTYT tuyến huyện, thị, thành phố đã được xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Đội ngũ cán bộ y tế được đào tạo chuyên môn kỹ thuật có nhiều tiến bộ. Thực hiện hiệu quả đề án luân phiên cán bộ tuyến trên xuống tuyến dưới theo Đề án 1816 để nâng cao chất lượng, trình độ tuyến dưới, giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên. Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, lấy người bệnh làm trung tâm hướng tới sự hài lòng của người bệnh được hưởng ứng và đồng tâm thực hiện, bước đầu đạt được kết quả tích cực, được các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Từng bước đổi mới hệ thống tổ chức y tế tại tuyến xã, tuyến huyện để hội nhập và phát triển chung với các tỉnh thành trong khu vực và cả nước.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay hệ thống y tế cơ sở vẫn còn một số khó khăn, tồn tại hạn chế nhất định, mức độ phát triển của hệ thống y tế cơ sở vẫn chưa đáp ứng kịp với nhu cầu của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ ngày càng tăng. Vì vậy để củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở cần có sự quan tâm chỉ đạo và phối kết hợp của Bộ, ban ngành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật với những giải pháp khả thi, hiệu quả và lộ trình phù hợp trong giai đoạn 2018-2020.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

- Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 04/8//2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Công văn số 4801/UBND-VX ngày 20/12/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

- Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT, ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế về Triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2018-2020);

- Quyết định 1020/QĐ-BYT, ngày 22/3/2004 của Bộ Y tế về sửa đổi Danh mục trang thiết bị y tế Trạm y tế xã có bác sỹ vào Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi y tế thôn bản kèm theo Quyết định 437/2002/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Thông tư 21/2017/TT-BYT, ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung Danh mục kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư 39/2017/TT-BYT, ngày 18/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở;

- Quyết định 4667/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 về Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Công văn số 1368/BYT-KH-TC, ngày 14/3/2018 của Bộ Y tế V/v xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

III. THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ

1. Kết quả đạt được:

Y tế cơ sở bao gồm tuyến huyện, thị, thành phố, xã, phường, thị trấn đây là tuyến y tế gần dân nhất, bảo đảm cho người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp nhất, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ có mạng lưới y tế cơ sở mà hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân nói chung và chăm sóc sức khoẻ ban đầu nói riêng đã được triển khai thường xuyên, rộng khắp. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu đã được cung cấp đến tất cả người dân.

* Về Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

- Mạng lưới y tế tuyến cơ sở gồm có 08 Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố (trên cơ sở sáp nhập TTYT và Bệnh viện đa khoa huyện, thị, thành phố) thực hiện 02 chức năng khám điều trị và dự phòng với 1.180 giường bệnh và có 109 Trạm Y tế với tổng số 545 giường bệnh, có 02 Phòng Khám đa khoa khu vực Hoà Bình và Mỹ Lộc hoạt động với qui mô 30 giường bệnh. Mạng lưới y tế rộng khắp đến tận khóm, ấp làm tốt công tác dự phòng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mặc dù nguồn lực còn hạn chế.

- Trong những năm qua các TTYT tuyến huyện, thị, thành phố được đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo và nâng cấp các TTYT và BVĐK như: huyện Bình Tân, thị xã Bình Minh, huyện Tam Bình, huyện Trà Ôn, huyện Vũng Liêm, huyện Long Hồ; đang đầu tư xây dựng BVĐK (TTYT) huyện Mang Thít. Trang thiết bị đã được đầu tư cơ bản theo Quyết định số 437/QĐ-BYT, ngày 20/02/2002 và Quyết định số 3333/QĐ- BYT, ngày 08/9/2008 của Bộ Y tế.

- Tuyến xã: các TYT xã, phường, thị trấn đã được đầu tư xây dựng mới cũng như cải tạo nâng cấp từ nguồn ngân sách của tỉnh và tổ chức phi chính phủ Atlantic Pilantropi (gọi tắt Dự án AP) tài trợ. Tính đến nay tất cả các trạm y tế, xã, phường, thị trấn toàn tỉnh có đủ các trang thiết bị thiết yếu để phục vụ khám và điều trị cho bệnh nhân trong đó một số Trạm Y tế xã (TYT) được đầu tư máy siêu âm trắng đen, máy đo điện tim, máy xét nghiệm. Cụ thể:

+ Nguồn ngân sách địa phương 210,1 tỷ đồng: Trong đó đầu tư cơ sở vật chất cho 95 Trạm là 184 tỷ đồng; thiết bị văn phòng cho 109 trạm là 6,2 tỷ đồng; Phần vốn 19,9 tỷ đồng đầu tư cho thiết bị chuyên môn (Máy siêu âm trắng đen: 30 trạm; Máy ly tâm HCt (Hematocrit): 49 trạm; Máy điện tim 3 kênh có phần mềm hỗ trợ chẩn đoán: 64 trạm; Máy huyết áp + Ống nghe: 109 trạm; Tủ bảo quản Vaccin : 32 trạm; Bộ đặt và tháo dụng cụ tử cung và Xe đẩy thuốc: 109 trạm)

+ Nguồn từ Dự án AP (tổ chức phi chính phủ Atlantic Pilantropi) 126 tỷ đồng: đầu tư xây dựng Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất cho 53/95 trạm Y tế và mua sắm trang thiết bị 107 Trạm Y tế của tỉnh Vĩnh Long.

* Về tổ chức bộ máy, nhân sự

- Về tổ chức bộ máy:

+ Tuyến huyện: thống nhất trong toàn tỉnh mô hình TTYT tuyến huyện thuộc tỉnh (theo Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của TTYT huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Sở Y tế hoàn thành việc sáp nhập 08 BVĐK và 08 TTYT tuyến huyện (theo Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long), thành lập mới 08 TTYT tuyến huyện thực hiện 2 chức năng: y tế dự phòng, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.

+ Tuyến xã: Triển khai thực hiện Nghị định số 117//2014/ NĐ-CP của Chính phủ quy định về Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

- Về nhân lực:

+ Tuyến huyện: 1.468 CBVC, trong đó: 312 Bác sĩ + SĐH, 195 Y sĩ, 54 Dược sĩ

+ SĐH, 149 Dược sĩ trung cấp, 398 Điều dưỡng, 125 Hộ sinh, 76 KTV, 03 Y tế công cộng, 210 CB khác ngành.

+ Tuyến xã: 857 CBVC, trong đó: 121 Bác sĩ + SĐH, 335 Y sĩ, 14 Dược sĩ đại học, 150 Dược sĩ trung cấp, 11 Cử nhân hộ sinh, 154 Hộ sinh, 46 Điều dưỡng trung cấp, 01 Y tế công cộng, 25 CB khác ngành.

- Về công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

+ Tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực, đặc biệt là số lượng bác sỹ ở trung tâm y tế huyện để bảo đảm nhân lực cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân; bảo đảm nhân lực cho trạm y tế xã để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

+ Tiếp tục đào tạo nhân lực y tế theo mọi hình thức để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở, chú trọng đào tạo bác sỹ, tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đầy đủ quy định về đào tạo liên tục, đào tạo qua thực hành, hướng dẫn chuyên môn cho y tế cơ sở.

+ Thực hiện chế độ luân phiên hai chiều phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo hướng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để tăng cường năng lực cho người hành nghề tại y tế cơ sở.

+ Qua 6 năm (từ 2011 đến 2017) đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực đã được tăng lên đáng kể, cơ bản đảm bảo phục vụ nhân dân trên lĩnh vực phòng bệnh, khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở (Phụ lục 1)

* Về nhiệm vụ chuyên môn

- Các trạm y tế xã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chăm sóc sức khoẻ ban đầu; thực hiện việc theo dõi, tư vấn về sức khoẻ, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em; phòng chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.

- Các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật y tế, bao gồm cả lĩnh vực cận lâm sàng, thường xuyên chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn, gắn kết chặt chẽ hoạt động của trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã đồng thời thực hiện tốt các chức năng về y tế dự phòng, tích cực tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

- Đến nay, 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, 109/109 đạt 100% TYT xã, phường, thị trấn đã thực hiện phân loại các trạm y tế theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã và đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014 của Bộ Y tế, trong đó tổng số xã vùng 1 là 12, tổng số xã vùng 2 là 84, tổng số xã vùng 3 là 13.

* Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở:

- Đẩy nhanh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân.

- Thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình tính đúng tính đủ chi phí. Xác định, phân loại và giao quyền tự chủ một phần cho các trung tâm y tế huyện bao gồm cả TYT xã.

- Bảo đảm đủ tiền lương và các chế độ, chính sách cho viên chức y tế cơ sở, phụ cấp cho nhân viên y tế khóm, ấp; xây dựng mức chi thường xuyên ngoài lương để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu của trạm y tế xã. Đổi mới mạnh mẽ phương thức phân bổ ngân sách nhà nước, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế và các nguồn lực khác cho y tế cơ sở theo hướng dựa trên kết quả hoạt động và các chỉ tiêu đầu ra.

- Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở: cơ bản các TYT xã, phường đã được xây dựng kiên cố. Bố trí kinh phí bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp cải tạo sau thời gian khai thác sử dụng.

Ngoài việc tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở; Thực hiện tin học hoá các hoạt động của y tế cơ sở và quản lý hồ sơ theo dõi sức khoẻ của từng người dân….tập trung nguồn lực tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống y tế cơ sở để đảm bảo chất lượng trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

2. Thuận lợi, khó khăn, hạn chế, nguyên nhân

2.1 Thuận lợi:

- Đã có các cơ sở pháp lý, những chính sách cụ thể của Đảng và Nhà nước về công tác củng cố y tế cơ sở. Nhận thức của cán bộ Đảng, chính quyền các cấp về y tế cơ sở ngày càng được nâng lên, từ đó người lãnh đạo địa phương đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực về củng cố y tế cơ sở và triển khai thực hiện cho địa phương mình.

- Qua nhiều năm đầu tư nguồn lực, chế độ chính sách phù hợp, đổi mới tổ chức và quản lý, hệ thống y tế cơ sở nước ta đã từng bước được củng cố, phát triển vững chắc cả về bề rộng và bề sâu, hoạt động CSBVSKND ngày càng có hiệu quả hơn.

- Nhiều quy định chuyên môn, trang thiết bị, kỹ thuật y tế và cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và ban hành cho y tế các tuyến, đáng chú ý là tiêu chí quốc gia về y tế xã…

- Công tác phối hợp liên ngành, xã hội hoá các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân ở tuyến y tế cơ sở đã có những bước tiến rõ rệt trong những năm gần đây như khám chữa bệnh cho người nghèo, người có công, các nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích.

- Những đổi mới về tổ chức, chính sách đầu tư đối với y tế cơ sở ngày càng được chú ý hơn. Sự giúp đỡ của các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế thường dành ưu tiên cho y tế cơ sở ở Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Vĩnh Long.

- Ngày nay điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nói chung cũng như tỉnh Vĩnh Long đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây. Hầu như tất cả các vùng trong cả tỉnh đã được điện khí hoá, thông tin liên lạc thông suốt từ ấp, xã đến huyện, tỉnh, đường ô tô đã tới được tất cả các trung tâm xã, huyện, thị, phương tiện giao thông nhiều và nhanh chóng.

2.2 Khó khăn, tồn tại hạn chế, nguyên nhân:

- Về nhiệm vụ chuyên môn:

+ Khả năng đáp ứng các dịch vụ y tế công lập của hệ thống y tế cơ sở, kể cả khám chữa bệnh và phòng bệnh, phòng dịch chất lượng chưa đầy đủ so với nhu cầu đa dạng và ngày càng cao hơn của nhân dân trong hoàn cảnh ngành y tế đối phó với gia tăng gánh nặng lớn của các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, tiểu đường, ung thư... Đồng thời, phải đối mặt với các bệnh mới nổi có nguy cơ, có quy mô khu vực và toàn cầu, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

+ Khả năng thu hút bệnh nhân đến khám tại tại các TYT không cao nhất là khi thông tuyến bảo hiểm y tế, có nhiều nguyên nhân trong đó một phần nằm ở tâm lý của người dân khi bị bệnh muốn tìm đến những bệnh viện lớn, có uy tín, chất lượng, một phần do những hạn chế về danh mục thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí chi trả khám chữa bệnh BHYT thấp ảnh hưởng và tác động lớn đến số lượng bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại đây (Phụ lục 2)

+ Các nhiệm vụ của hệ thống y tế cơ sở ngày càng nhiều và đa dạng. Có rất nhiều chương trình, dự án y tế về chăm sóc sức khoẻ cộng đồng từ y tế tuyến trên đổ dồn xuống cho hệ thống y tế cơ sở triển khai thực hiện. Công tác hành chính, giấy tờ của hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là trạm y tế xã, rất nhiều, chiếm khá nhiều thời gian làm việc của nhân viên y tế.

+ TTYT và TYT thực hiện dịch vụ kỹ thuật theo tuyến còn thấp, cụ thể Sở Y tế phê duyệt dịch vụ kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở số lượng dịch vụ tương đối khá cao; tuy nhiên đa số y tế cơ sở thực hiện chưa đạt được 50% tổng số các dịch vụ kỹ thuật được SYT phê duyệt.

- Về tổ chức bộ máy nhân lực

Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở ở nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu. Đội ngũ cán bộ nhân viên y tế của hệ thống y tế cơ sở đặc biệt là tuyến xã chưa có nhiều cán bộ y tế, kỹ thuật viên giỏi, còn thiếu về số lượng và còn hạn chế về chất lượng. Địa phương chưa có những chính sách đột phá để thu hút, giữ chân những cán bộ nhân viên y tế giỏi, được đào tạo tốt và khuyến khích những cán bộ nhân viên y tế trẻ về làm việc ổn định, lâu dài ở tuyến huyện và tuyến xã.

Do tình hình thiếu biên chế, ngành Y tế toàn tỉnh nói chung và YTCS nói riêng đã và sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bố trí nhân lực cho công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh cho người dân trong tình hình mới, nhất là để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Phụ lục 3).

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

+ Cơ sở vật chất của y tế tuyến cơ sở trong đó một số Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đã được đầu tư trên 10 năm bắt đầu xuống cấp cần phải được duy tu sửa chữa, cải tạo nâng cấp.

+ Về trang thiết bị: một số trạm y tế phường, xã, thị trấn cán bộ y tế chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ để sử dụng các trang thiết bị như máy siêu âm, máy điện tim và máy xét nghiệm do thiếu cán bộ chưa đưa đào tạo được hoặc cán bộ nghỉ hưu, điều chuyển chưa đào tạo kịp để thay thế…vì vậy các trang thiết bị nào tạm thời chưa sử dụng được điều chuyển về TTYT để sử dụng.

- Về cơ chế tài chính:

+ Tuyến y tế cơ sở (chủ yếu Trạm y tế xã) có nguồn thu ít chủ yếu là khoản thu khám chữa bệnh bệnh ban đầu, hạn chế trong việc triển khai các dịch vụ kỹ thuật cao, hiện đại làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính nên không có điều kiện nâng cao nguồn thu nhập cho cán bộ y tế nhằm khuyến khích phát triển nhân lực y tế nơi đây.

+ Đối với việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các TTYT huyện, thị, thành phố thực hiện 2 chức năng khám bệnh và phòng bệnh, bao gồm cả Trạm y tế xã đang gặp nhiều khó khăn khi tiến tới lộ trình tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên. Do nguồn thu khám, chữa bệnh tại Trạm y tế chiếm tỷ lệ khoảng 15% trên tổng thu của Trung tâm y tế, trong khi các khoản chi lương, phụ cấp, hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ trên 40% tổng chi toàn Trung tâm.

- Mặc dù đã có những chuyển biến nhận thức tích cực về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân của các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng, nhưng ở một số ít địa phương quan tâm về chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân chưa đúng mức.

* Nhận định đúng đắn những khó khăn hạn chế và nguyên nhân vô cùng quan trọng để có những giải pháp có hiệu quả. Với chức năng là tuyến y tế cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, không thể phủ nhận được vai trò, vị trí của các trạm y tế phường, xã TTYT trong giai đoạn hiện nay. Do đó, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để y tế tuyến cơ sở phát huy tối đa hiệu quả của mình, rất cần đến những chính sách, cơ chế mang tính đồng bộ lâu dài như việc đầu tư kinh phí để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo thực hiện tốt các công việc được triển khai; cần phát huy năng lực quản lý điều hành, nhất là ở các trạm y tế đồng thời phải có chế độ đãi ngộ, động viên đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế nhiều hơn nữa…

IV. MỤC TIÊU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung:

Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho từng người dân trên địa bàn tỉnh, cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa y tế dự phòng và điều trị giữa các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2020:

- 100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, phấn đấu thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã;

- Phấn đấu 85% trung tâm y tế tuyến huyện thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện;

- 100% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã;

- Phấn đấu 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khoẻ.

3. Phạm vi và thời gian thực hiện

- Phạm vi: TTYT huyện, thị xã, thành phố và TYT xã, phường, thị trấn.

- Thời gian thực hiện: từ nay đến năm 2020.

V. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

V.1. Các nhiệm vụ chuyên môn

1. Truyền thông giáo dục và nâng cao sức khoẻ

1.1. Tăng cường công tác truyền thông, vận động, quán triệt, phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân ở tuyến cơ sở; gắn các mục tiêu, nhiệm vụ và các hoạt động của y tế cơ sở với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương.

1.2. Đổi mới phương thức tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục và nâng cao sức khoẻ phù hợp với từng địa phương, từng nhóm đối tượng để thu hút sự quan tâm, tham gia của người dân và cộng đồng; lồng ghép đưa các nội dung, thông điệp truyền thông, giáo dục và nâng cao sức khoẻ vào trong các chiến dịch truyền thông, phong trào, buổi họp, mít tinh, cổ động để thu hút, lôi cuốn người dân hưởng ứng, tham gia bảo vệ sức khoẻ.

1.3. Xây dựng và biên soạn tài liệu, thông điệp truyền thông giáo dục và nâng cao sức khoẻ đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức, phù hợp với từng địa phương và với từng giai đoạn cụ thể; xây dựng các nhóm thông điệp truyền thông theo các chủ đề bảo đảm ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện giúp người dân có đầy đủ thông tin, kiến thức để thực hành, thực hiện lối sống, hành vi có lợi cho sức khoẻ và giúp người dân tự bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng.

1.4. Đào tạo, tập huấn kỹ năng cung cấp thông tin, truyền thông giáo dục sức khoẻ, kỹ năng tư vấn cho toàn thể đội ngũ cán bộ, viên chức y tế xã phường, trung tâm y tế huyện thông qua các Đề án, Dự án, Chương trình, Kế hoạch triển khai, hướng dẫn tăng cường kỹ năng truyền thông giáo dục và nâng cao sức khoẻ.

1.5. Đầu tư thiết bị truyền thông cơ bản cho phòng truyền thông, góc truyền thông của trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã và cho các đội truyền thông lưu động ở những vùng xa để giúp truyền tải, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, kiến thức phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ cơ bản, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ.

1.6. Xây dựng thí điểm các mô hình câu lạc bộ truyền thông giáo dục và nâng cao sức khoẻ nhằm tận dụng, huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội các cấp. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn hoạt động truyền thông giáo dục và nâng cao sức khoẻ theo nhóm lĩnh vực và vấn đề y tế.

2. Lập và quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân

2.1. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế xã) có trách nhiệm lập hồ sơ sức khoẻ và tổ chức theo dõi quản lý sức khoẻ đến từng người dân, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, mỗi người dân có 01 hồ sơ sức khoẻ điện tử tại trạm y tế xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

a) Trạm y tế xã phải xây dựng kế hoạch với lộ trình cụ thể, khả thi để lập hồ sức khoẻ điện tử cho từng người dân; từng bước khám, tư vấn định kỳ và nắm được tình trạng sức khoẻ cơ bản của người dân thuộc phạm vi quản lý; quản lý người bị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính trên địa bàn; tư vấn cho các đối tượng có nguy cơ để phát hiện sớm bệnh, tật cho người dân, nhất là các bệnh không lây nhiễm.

Sở Y tế căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế sẽ phổ biến phần mềm quản lý, phối hợp với BHXH cung cấp các thông tin hành chính cơ bản của từng người dân để các trạm y tế xã lập hồ sơ.

b) Từng bước cập nhật các thông số sức khoẻ vào sổ sức khoẻ điện tử theo hướng sau:

- Đối với người đã đi khám bệnh, chữa bệnh trong năm tại trạm y tế xã: trạm y tế xã thực hiện ngay việc cập nhật thông tin vào sổ.

- Đối với người đi khám, chữa bệnh tại cơ sở tuyến trên: Bộ Y tế sẽ ban hành quy định để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên phải chuyển các dữ liệu, thông số sức khoẻ cơ bản của bệnh nhân (các thông tin về sức khoẻ, tình trạng bệnh, tật; kết quả chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm…) về tuyến y tế cơ sở, phòng khám bác sỹ gia đình để trạm y tế xã cập nhật các chỉ số sức khoẻ của người dân vào hệ thống sổ theo dõi sức khoẻ điện tử.

- Đổi mới công tác y tế học đường gắn với trạm y tế xã để trạm y tế thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh, cập nhật các thông số sức khoẻ vào sổ sức khoẻ điện tử của từng học sinh.

- Các đối tượng được chăm sóc sức khoẻ theo luật định, gồm người cao tuổi, trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động có hợp đồng, công chức, viên chức:

+ Sở Y tế, Trung tâm y tế huyện căn cứ vào các quy định của pháp luật để xây dựng kế hoạch, trình Uỷ ban nhân dân các cấp phê duyệt, bố trí kinh phí để thực hiện, đồng thời cập nhật các thông số về sức khoẻ của các đối tượng này vào sổ sức khoẻ điện tử: Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, kinh phí để thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính; đối với trẻ em theo Thông tư 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 của Bộ Y tế; đối với học sinh, sinh viên thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Sở Y tế phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố,…) để đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động có hợp đồng, công chức, viên chức… do chủ sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định tại điều 152 Bộ Luật lao động năm 2012 và cập nhật các thông số sức khoẻ trong quá trình khám sức khoẻ vào sổ sức khoẻ điện tử.

- Số đối tượng còn lại (chưa đi khám, chữa bệnh trong năm, không thuộc diện quản lý, khám sức khoẻ định kỳ theo luật định nêu trên): xây dựng kế hoạch để thực hiện kiểm tra sức khoẻ mỗi năm một lần tại trạm y tế xã để xác định những chỉ số, thông số cơ bản về sức khoẻ. Trước mắt là người bị mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, bệnh tâm thần tại trạm y tế xã.

Với các đối tượng này, xây dựng phương thức tổ chức, lộ trình thực hiện với các dịch vụ phù hợp với khả năng của trạm y tế xã và cập nhật vào hồ sơ sức khoẻ cá nhân.

2.2. Tăng cường công tác quản lý thai, chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em; cung cấp các biện pháp tránh thai cho các đối tượng có nhu cầu.

2.3. Các trạm y tế xã phải tổ chức hoạt động theo đúng nguyên lý y học gia đình. Tăng cường công tác quản lý sức khoẻ bà mẹ, trẻ em tại trạm y tế xã. Thực hiện việc trạm y tế xã kết nối, chuyển tuyến người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.

3. Dân số

3.1. Tích cực tham mưu cấp uỷ, chính quyền địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp liên ngành đối với công tác dân số: quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của công tác dân số trên địa bàn.

3.2. Xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về công tác dân số. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho mạng lưới cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở.

3.3. Tuyên truyền, vận động nhân dân: thực hiện khám sức khoẻ tiền hôn nhân; đẩy mạnh việc khám, sàng lọc trước sinh, sơ sinh; chấm dứt tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; duy trì khoảng cách giữa các lần sinh, giảm tình trạng có thai ngoài ý muốn và làm tốt công tác KHHGĐ, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.

3.4. Tư vấn và cung cấp dịch vụ thiết yếu CSSKSS cho vị thành niên, thanh niên; tư vấn và giáo dục kỹ năng sống cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh.

3.5. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng cao.

3.6. Triển khai Đề án chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, nghiên cứu và thực hiện các mô hình quản lý, chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi ngay tại nhà, tại cộng đồng và tại trạm y tế xã.

3.7. Thu thập số liệu và thực hiện chế độ ghi chép cơ sở dữ liệu ban đầu về dân số, kế hoạch hoá gia đình.

4. Phòng bệnh

4.1. Triển khai thực hiện tốt công tác tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác phòng, chống một số bệnh dịch nguy hiểm như phòng, chống HIV/AIDS, lao, sốt rét, sốt xuất huyết,… phòng chống các bệnh do giun sán, ký sinh trùng, côn trùng, bệnh dại, tiêm phòng ngay khi bị súc vật cắn,... quan tâm phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; hướng dẫn chuyên môn về thực hiện các hoạt động, dự án về dự phòng khác thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số.

4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động lồng ghép các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020. Kết hợp giữa phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu với điều trị các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi, hen phế quản, tâm thần...

4.3. Tăng cường ý thức tự bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của người dân thông qua chế độ ăn uống, rèn luyện thể chất, sinh hoạt. Công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, y tế học đường...

4.4. Xây dựng kế hoạch và thực hiện, vận động nhân dân triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của tuyến trên.

5. Khám bệnh, chữa bệnh

5.1. Tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn để đội ngũ cán bộ y tế xã có đủ năng lực chuyên môn thực hiện các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thường gặp theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật cho trạm y tế xã, đặc biệt là các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở ban hành kèm theo Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế.

5.2. Phổ biến rộng rãi "Tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường" ban hành kèm theo Quyết định 2919/QĐ-BYT ngày 06/8/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám, chữa bệnh tại trạm y tế xã, phường và các hướng dẫn chuyên môn cho các trạm y tế.

5.3. Phối hợp giữa trạm y tế xã với các phòng khám tư nhân, các phòng chẩn trị y học cổ truyền để khám và điều trị các bệnh thường gặp cho nhân dân.

5.4. Triển khai đồng bộ các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; chú trọng dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý, điều trị, chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở.

5.5. Đối với các trung tâm y tế huyện: xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh: Nâng cao năng lực chuyên môn, chú trọng công tác điều dưỡng, năng lực quản lý và cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Đề án áp dụng quy trình quản lý chất lượng trong quản lý bệnh viện tuyến huyện; quản lý thông tin bệnh viện và ứng dụng tin học trong quản lý hoạt động bệnh viện tuyến huyện.

5.6. Đối với trạm y tế xã: Xây dựng Đề án xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và triển khai theo dõi, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính tại trạm (đối với các trạm đủ điều kiện), tăng cường công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

6. Dược và Y, Dược cổ truyền

6.1. Xây dựng Đề án nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về Y, Dược cổ truyền trong CSSK tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc; Triển khai mạnh công tác khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật; chú trọng các kỹ thuật, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và sử dụng cây, con làm thuốc tại địa phương;…

6.2. Triển khai các hoạt động dự phòng, nâng cao sức khoẻ, khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại tại tuyến y tế cơ sở; hướng dẫn nuôi trồng, sử dụng thuốc nam, thuốc y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở.

6.3. Tổ chức các tủ thuốc của trạm y tế xã để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Xây dựng, bổ sung danh mục các thuốc được bảo hiểm y tế chi trả cho các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, bệnh nhân tâm thần, người cao tuổi phải điều trị lâu dài tại tuyến xã.

V.2. Tổ chức bộ máy, nhân lực

1. Tiếp tục hoàn thiện mô hình TTYT tuyến huyện tại Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ; Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 của Bộ Y tế và TYT tuyến xã tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế.

- Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy y tế tuyến cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo tinh thần Chương trình hành động Số 22-CTr/TU ngày 02 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.

2. Xây dựng quy chế hoạt động của TYT để bảo đảm phù hợp, đáp ứng yêu cầu của từng vùng theo Quyết định số 4667/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

3. Bảo đảm các viên chức làm việc tại TYT được đào tạo về nguyên lý y học gia đình; chăm sóc sức khoẻ ban đầu; khám bệnh, chữa bệnh thường gặp; có đủ năng lực chỉ đạo y tế khóm ấp; có năng lực tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân; hiểu, biết và thực hiện tốt công tác quản lý sức khoẻ cá nhân.

4. Bảo đảm 100% TYT đều có bác sĩ làm việc thường xuyên hoặc ít nhất 02 ngày/tuần.

5. Mở rộng và đa dạng về loại hình đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nhân lực. Nhân lực y tế tuyến y tế cơ sở được từng bước tăng cường, nâng cao chất lượng thông qua đào tạo cử tuyển, theo địa chỉ, liên thông, bồi dưỡng kiến thức, chuyển giao kỹ thuật, đưa bác sĩ trẻ về tuyến cơ sở, luân phiên nhân viên y tế, đào tạo về y học cổ truyền,…

6. Huy động đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế có trình độ, kể cả người đã nghỉ hưu, các lương y tham gia khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Kiện toàn và củng cố hoạt động của ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân tại xã, huyện. Tăng cường hệ thống y tế khóm ấp, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho hệ thống y tế khóm ấp tham gia vào công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng, chú trọng trang bị kiến thức và kỹ năng về tự bảo vệ và phòng bệnh thường gặp bằng thuốc nam, phương pháp không dùng thuốc tại cộng đồng cho người dân.

V.3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

1. Về cơ sở hạ tầng

Duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị cho các trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện, thị, thành phố để hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản, có chất lượng.

2. Về trang thiết bị

- Hướng dẫn danh mục trang thiết bị phù hợp với thực tế của từng địa phương trên cơ sở các danh mục do Bộ Y tế ban hành, tạo điều kiện để y tế cơ sở triển khai được các kỹ thuật theo phân tuyến, nhất là các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã; khuyến khích triển khai các dịch vụ của tuyến trên nếu có đủ điều kiện về vật chất và nhân lực để thực hiện.

- Danh mục trang thiết bị y tế được cung cấp, bổ sung phù hợp với nhu cầu và năng lực chuyên môn, sử dụng của từng trạm y tế xã để tránh lãng phí. Đối với các máy móc, trang thiết bị xét nghiệm chẩn đoán, máy siêu âm xách tay, máy điện tim,... thì không nhất thiết xã nào cũng phải có. Chỉ đầu tư cho những nơi thực sự có nhu cầu, có năng lực sử dụng, đọc, phân tích kết quả và áp dụng kết quả cho công tác chẩn đoán và điều trị.

- Rà soát trang thiết bị của các cơ sở y tế để điều chuyển từ nơi thừa, các nơi không có nhu cầu hoặc không có khả năng sử dụng được sang nơi thiếu, nơi có khả năng sử dụng để bảo đảm hiệu quả.

V.4. Bảo đảm tài chính cho mạng lưới y tế cơ sở gắn với bảo hiểm y tế toàn dân

1. Xây dựng, đổi mới cơ chế tài chính trong tình hình mới đối với trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, thị trấn. Thực hiện nguyên tắc đảm bảo nguồn kinh phí cho các hoạt động nâng cao sức khoẻ cộng đồng, phòng bệnh từ ngân sách nhà nước, nguồn sự nghiệp và kinh phí chương trình mục tiêu Y tế - dân số. Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách đối với y tế khóm, ấp theo Quyết định 75/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tình hình hiện nay (do mức phụ cấp còn thấp: đối với các xã thuộc vùng khó khăn hưởng mức 0,5 so mức lương cơ sở và 0,3 so mức lương cơ sở đối với các xã còn lại)

2. Chi phí khám, chữa bệnh đối với người có thẻ BHYT thực hiện theo quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả, người không có BHYT thì ngoài một số đối tượng do ngân sách chi trả theo luật định, còn lại do người dân tự chi trả.

3. Thực hiện thanh toán theo định suất, hoặc khoán đối với “Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế chi trả”, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc khoán đối với “Gói dịch vụ y tế cơ bản do ngân sách nhà nước chi trả để trạm y tế xã có nguồn tài chính thực hiện các dịch vụ y tế thiết yếu về nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân. Nguồn kinh phí từ Quỹ BHYT, từ ngân sách sự nghiệp y tế của địa phương được phân bổ theo định mức quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017.

4. Xây dựng và thực hiện giá dịch vụ tư vấn, một số dịch vụ dự phòng cho cá nhân, dịch vụ kiểm tra sức khoẻ y tế tại tuyến xã.

5. Tiếp tục thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân, thực hiện cơ chế đồng chi trả phù hợp để khuyến khích người dân đăng ký và đến khám, chữa bệnh ban đầu tại tuyến y tế cơ sở. Tiếp tục thực hiện việc chuyển phần ngân sách nhà nước cấp cho các cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho người dân gắn với việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng, tính đủ và bảo đảm công khai, minh bạch. Hướng dẫn việc sử dụng 20% kết dư quỹ bảo hiểm y tế để phát triển bảo hiểm y tế (nếu có).

6. Tham gia ý kiến đóng góp việc sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm cho trạm y tế xã có đủ kinh phí để cung ứng được gói dịch vụ y tế cơ bản và theo dõi, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tâm thần,… cho người có thẻ BHYT.

7. Nghiên cứu đề xuất mở rộng danh mục thuốc sử dụng tại tuyến cơ sở được thanh toán bằng Quỹ Bảo hiểm y tế, đáp ứng nhu cầu thuốc sử dụng cho các bệnh được quản lý ngay tại cộng đồng, các bệnh tâm thần, các bệnh không lây nhiễm, mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường,…

8. Xây dựng cơ chế để tăng cường sử dụng nguồn cây thuốc sẵn có tại địa phương sử dụng trong phòng bệnh, chữa bệnh được BHYT chi trả ở tuyến y tế cơ sở.

V.5. Ứng dụng công nghệ thông tin

1. Xây dựng lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, gắn việc quản lý các hoạt động chuyên môn với quản lý hồ sơ sức khoẻ cá nhân.

2. Triển khai phần mềm quản lý hoạt động của trạm y tế xã, kết nối với trung tâm y tế huyện, đồng bộ giữa (1) hệ thống công nghệ thông tin quản lý hoạt động trạm y tế xã, phường; (2) quản lý tiêm chủng; (3) quản lý hồ sơ sức khoẻ người dân gắn với hệ thống quản lý thẻ bảo hiểm y tế và thanh toán BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Từng bước tích hợp cơ sở dữ liệu, thông tin y tế, tích hợp các phần mềm đơn lẻ vào một phần mềm duy nhất để quản lý hoạt động của trạm y tế xã. Rà soát, sửa đổi các quy định về sổ sách, mẫu báo cáo, tăng cường ứng dụng và thực hiện báo cáo trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Tiến tới bỏ các loại sổ sách ghi chép thống kê y tế, báo cáo.

V.6. Kiểm tra, giám sát

Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã xây dựng kế hoạch thực hiện, nội dung, cách thức triển khai công tác kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án. Định kỳ tháng, quí, 6 tháng, 12 tháng báo cáo tình hình thực hiện theo từng cấp.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số chi cho các hoạt động nâng cao sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các hoạt động y tế dự phòng.

- Nguồn quỹ BHYT chi trả cho các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo gói dịch vụ y tế cơ bản.

- Nguồn xã hội hoá: khuyến khích các cơ sở y tế tăng cường các dịch vụ xã hội hoá, xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án công tư kết hợp, tăng cường thực hiện các danh mục dịch vụ cung cấp tại tuyến xã.

- Nguồn vốn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.

- Huy động nguồn vốn Dự án hợp pháp khác.

2. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị (2019-2020)

- Xây dựng kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất hàng năm để đảm bảo chất lượng phục vụ.

Dự báo kinh phí duy tu bảo dưỡng hàng năm cho các cơ sở y tế khoảng 15 tỷ đồng, sử dụng nguồn kinh phí 10% xổ số kiến thiết và các nguồn thu hợp pháp khác.

- Đầu tư, bổ sung danh mục trang thiết bị thiết yếu phù hợp với thực tế của từng địa phương trên cơ sở các danh mục do Bộ Y tế ban hành. Dự báo kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các Trung tâm y tế huyện, thị, thành phố bao gồm TYT xã trong giai đoạn 2019 - 2020 ước tính khoảng 30 tỷ đồng để tạo điều kiện cho tuyến y tế cơ sở triển khai được các kỹ thuật theo phân tuyến, nhất là các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản tại tuyến xã.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì xây dựng và sắp xếp kiện toàn bộ máy tổ chức nhân lực y tế cơ sở theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25/10/2016 và các quy định của trạm y tế xã, phường, thị trấn tại Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế và Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII và Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 02 tháng 01 năm 2018 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

- Chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn, sắp xếp đội ngũ nhân viên y tế khóm, ấp theo Quyết định 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản và Thông tư 07/2013/TT-BYT ngày 08/3/2013 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

- Tăng cường đào tạo về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ và đào tạo bác sỹ gia đình; tiếp tục thực hiện các hình thức đào tạo nhân lực đặc thù để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở.

- Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính đối với Trung tâm y tế huyện. Đổi mới cơ chế tài chính gắn với lộ trình thực hiện việc trao quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm cho các trung tâm y tế huyện.

- Xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng ODA và các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, đào tạo nhân lực cho y tế cơ sở (nếu có).

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các chính sách để đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, đầu tư cho y tế cơ sở, cơ chế sử dụng quỹ bảo hiểm y tế cho y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án tại các huyện, thị xã, thành phố; định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế về kết quả thực hiện và đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển cho các chương trình, dự án đầu tư cho y tế cơ sở và các hoạt động nâng cao sức khoẻ nhân dân.

3. Sở Tài chính:

- Phối hợp Sở Y tế và sở, ban, ngành có liên quan xây dựng dự toán, bố trí kinh phí theo khả năng ngân sách, hướng dẫn và kiểm tra sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho các chương trình, dự án phát triển y tế tuyến cơ sở trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch hàng năm.

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực để đầu tư y tế tuyến cơ sở mở rộng, nâng cấp, hiện đại hoá đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng của nhân dân.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp với Sở Y tế để đưa nội dung đầu tư cho trạm y tế xã vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và bố trí ngân sách hàng năm của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để thực hiện Đề án.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người tham gia bảo hiểm y tế.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính triển khai thực hiện các cơ chế chính sách sử dụng quỹ bảo hiểm y tế cho y tế cơ sở và chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

6. Các Sở, cơ quan ban ngành có liên quan:

Theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp Sở Y tế triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền phù hợp với điều kiện thực tế ở từng ngành, lĩnh vực.

7. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án tại địa phương. Bố trí ngân sách địa phương (cả chi đầu tư và chi sự nghiệp) cho Đề án, ưu tiên phân bổ kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương, Chương trình mục tiêu y tế - dân số và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Đề án.

- Bảo đảm đủ nhân lực, nguồn tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, chế độ để thu hút bác sĩ về làm việc tại tuyến y tế cơ sở.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Đề án tại địa phương, định kỳ hàng năm báo cáo Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế về kết quả thực hiện Đề án và đề xuất các biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án này, nếu thấy cần thiết sửa đổi, bổ sung, Đề án sẽ được điều chỉnh cho phù hợp theo giai đoạn và tình hình thực tế.

Trên đây là Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới” tỉnh Vĩnh Long./.

 

 

GIÁM ĐỐC




Trần Văn Út

 

PHỤ LỤC 1:

TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA CÁN BỘ Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ

Chuyên môn

Năm 2011

Năm 2017

Tuyến huyện

247

491

1. SAU ĐẠI HỌC

85

146

- Thạc sĩ Bác sĩ

04

06

- Bác sĩ Chuyên khoa II

04

15

- Bác sĩ Chuyên khoa I

76

109

- Dược sĩ Chuyên khoa I

-

09

- Khác

01

07

2. ĐẠI HỌC

162

345

- Bác sĩ

112

182

- Dược sĩ đại học

13

46

- Cử nhân Điều dưỡng

23

61

- Cử nhân Hộ sinh

09

31

- KTV đại học và cao đẳng

05

25

Tuyến xã

113

146

1. SAU ĐẠI HỌC

11

24

- Bác sĩ Chuyên khoa I

11

24

2. ĐẠI HỌC

102

122

- Bác sĩ

97

97

- Dược sĩ đại học

01

14

- Cử nhân Hộ sinh

04

11

Tổng chung tuyến huyện và xã

360

637

 

PHỤ LỤC 2:

SỐ LƯỢT KHÁM CHỮA BỆNH TẠI TUYẾN HUYỆN VÀ TUYẾN XÃ

Đơn vị/ Năm

Tuyến huyện

Tuyến xã

Lượt khám

Ghi chú

Lượt khám

Ghi chú

Năm 2014

1.157.390

 

1.670.473

 

Năm 2015

1.070.055

 

1.524.778

 

Năm 2016

1.332.032

Tăng 24,48% so năm 2015

1.259.678

Giảm 17,38% so năm 2015

Năm 2017

1.650.348

Tăng 23,89% so năm 2016

Tăng 54,23% so năm 2015

1.170.118

Giảm 7,1% so năm 2016

Giảm 23,25% so năm 2015

6T/2018

817.025

Tỷ lệ 76,35% năm 2015

511.278

Tỷ lệ 33,53% năm 2015

Thông tư số: 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Y tế về Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

 

PHỤ LỤC 3:

TÌNH HÌNH BIÊN CHẾ Ở CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NĂM 2017

STT

Trung tâm y tế

Giường bệnh KH

Nhu cầu biên chế TT08

(x 1,2 biên chế/GB)

Biên chế được giao

Biên chế thiếu

1

Thành phố Vĩnh Long

270

324

210

114

2

Long Hồ

80

96

91

05

3

Mang Thít

100

120

106

14

4

Nguyễn Văn Thủ

- huyện Vũng Liêm

100

120

115

05

5

Tam Bình

(gồm 01 PKĐKKV 10 GB)

260

312

212

100

6

Trà Ôn

(gồm 01 PKĐKKV 20 GB)

150

180

160

20

7

Thị xã Bình Minh

150

180

160

20

8

Bình Tân

100

120

80

40

 

Tổng cộng

1.210

1.452

1.134

318

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2059/QĐ-UBND ngày 25/09/2018 về phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới giai đoạn 2018-2020” tỉnh Vĩnh Long

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.453

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.70.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!