Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Người ký: ***, Lê Quý Vương
Ngày ban hành: 19/10/2017 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG AN - BỘ QUỐC PHÒNG - BỘ TƯ PHÁP - BỘ Y TẾ - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /2017/TTLT-BCA-BQP-BTP-BYT-VKSNDTC-TANDTC

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

DỰ THẢO 2

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

Căn cứ Luật giám định tư pháp năm 2012;

Để áp dụng đúng và thống nhất các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về hoạt động giám định tư pháp, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Y tế, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về một số hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về hoạt động giám định tư pháp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cá nhân, tổ chức giám định tư pháp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự.

Điều 3. Giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể

1. Khi xảy ra các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, liên quan đến thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải khẩn trương thu thập các thông tin, tài liệu có liên quan đến thương tích, tổn hại sức khỏe của người bị hại như: lập biên bản xem xét dấu vết thân thể, biên bản mô tả về thương tích, chụp ảnh vết thương… để làm căn cứ giải quyết sau này. Đưa ngay người bị thương tích, tổn hại sức khỏe đến cơ sở khám, chữa bệnh nếu người đó chưa vào cơ sở khám, chữa bệnh để điều trị.

2. Thời điểm giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể:

a) Việc giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tiến hành ngay sau khi người bị thương tích hoặc bị gây tổn hại về sức khỏe đã được điều trị ổn định do cơ sở khám, chữa bệnh xác nhận.

Trường hợp để đáp ứng yêu cầu giải quyết vụ án cơ quan có thẩm quyền có thể trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể tạm thời đối với người bị thương tích, người bị gây tổn hại về sức khỏe khi người đó vừa bị xâm hại hoặc đang điều trị. Quyết định trưng cầu giám định yêu cầu kết luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể ở mức tối thiểu và mức tối đa có thể đối với thương tích hoặc tổn hại sức khỏe. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng kết luận về tỷ lệ tổn thương cơ thể ở mức tối thiểu làm căn cứ ban đầu để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc vụ án hình sự.

Ví dụ: tổn thương xương ức biến dạng lồng ngực nhiều, tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 16-20% thì kết luận tỷ lệ thương tật mức tối thiểu là 16% và mức tối đa là 20%, cơ quan tiến hành tố tụng lấy tỉ lệ thương tật là 16% làm căn cứ ban đầu để giải quyết...

3. Giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể trong trường hợp người bị hại từ chối đi giám định:

Trường hợp người bị thương tích, người bị tổn hại về sức khỏe hoặc người đại diện của họ có văn bản từ chối không đi giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể mà có nghi ngờ tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe do hành vi vi phạm cấu thành tội phạm khác không thuộc các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139 Bộ luật hình sự 2015 thì Cơ quan điều tra phối hợp với người có chứng chỉ hành nghề thuộc cơ sở khám, chữa bệnh đã điều trị cho người bị hại hoặc người giám định tư pháp căn cứ hồ sơ bệnh án do cơ sở khám, chữa bệnh cấp, đối chiếu với bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể áp dụng trong giám định pháp y theo quy định của pháp luật hiện hành để xác định tỷ lệ thương tật theo hướng có lợi cho người đã gây thương tích, tổn hại sức khỏe (xem ví dụ tại điểm a khoản 2 Điều này).

Sau khi đối chiếu xác định hành vi không cấu thành tội phạm hoặc cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139 Bộ luật hình sự 2015 mà không có yêu cầu của người bị hại thì quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Nếu có cơ sở nghi ngờ hành vi vi phạm cấu thành tội phạm khác (không thuộc các tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139 Bộ luật hình sự 2015) thì triệu tập người bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe đến trụ sở Cơ quan điều tra, giải thích cho họ về quy định pháp luật có liên quan, yêu cầu họ giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể để xử lý nghiêm minh các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, nếu có thể thì kết hợp với cơ quan giám định tiến hành giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể ngay tại trụ sở Cơ quan điều tra. Trường hợp người bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe vẫn từ chối giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể thì tiến hành trưng cầu giám định thương tích trên cơ sở hồ sơ bệnh án do cơ sở khám, chữa bệnh cung cấp và các thông tin, tài liệu thu thập được về người bị gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe (như ảnh chụp vết thương, biên bản xem xét thân thể, biên bản mô tả về thương tích…). Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sử dụng kết quả giám định này làm căn cứ tạm thời để giải quyết vụ án. Việc giám định thương tật trên hồ sơ bệnh án được tiến hành theo hướng có lợi cho người đã gây thương tích, tổn hại sức khỏe.

Điều 4. Giám định xác định tuổi

1. Nếu tuổi của người bị buộc tội, người bị hại có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó thì phải trưng cầu giám định tuổi.

2. Trường hợp có tài liệu xác định thời gian sinh hoặc có kết luận giám định tuổi nhưng chưa xác định rõ ngày, tháng sinh của người bị buộc tội, người bị hại thì xác định như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh để xem xét trách nhiệm hình sự;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó làm ngày sinh để xem xét trách nhiệm hình sự;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm thì lấy ngày 30 tháng 6 của năm đó làm ngày sinh để xem xét trách nhiệm hình sự;

d) Nếu xác định được cụ thể nửa cuối năm nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa cuối năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh để xem xét trách nhiệm hình sự;

đ) Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh để xem xét trách nhiệm hình sự.

Điều 5. Giám định đối với vụ việc, vụ án hình sự có nhiều mẫu vật cùng chủng loại hoặc vật cần giám định không thể di rời

1. Trong vụ án hình sự có số lượng vật cần giám định lớn, nếu có căn cứ xác định các vật đó cùng chủng loại (ví dụ: chai rượu giả, chất nghi là ma túy dạng viên, các khúc gỗ…) thì việc lấy mẫu để trưng cầu giám định được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu xác suất, ngẫu nhiên.

2. Để tiến hành lấy mẫu vật theo phương pháp xác suất, ngẫu nhiên thì các vật được chọn phải có hình dạng, kích thước, ký hiệu, màu sắc, trạng thái giống nhau và thực hiện theo bảng sau:

Số lượng vật cần giám định

Số mẫu lấy giám định

10 đến 50

05

51 đến 70

07

71 đến 100

10

101 đến 130

13

131 đến 150

15

151 đến 200

17

201 đến 500

20

501 trở lên

30

Tùy vào vật cần giám định mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định đem nguyên vật đó hoặc phối hợp với cơ quan được trưng cầu giám định lấy mẫu một phần để giám định.

Ví dụ: Giám định đối với rượu đóng chai thì gửi nguyên chai, nhưng đối với rượu đóng vào thùng phi hoặc téc thì có thể phối hợp với cơ quan được trưng cầu giám định lấy mẫu rượu tại nơi bảo quản vật chứng để đem đi giám định; giám định đối với các cây gỗ, súc gỗ có thể tích lớn thì phối hợp với cơ quan được trưng cầu giám định lấy mẫu gỗ ở cây gỗ, súc gỗ để đem đi giám định…

Kết quả giám định đối với số mẫu vật được lấy theo phương pháp xác suất, ngẫu nhiên được dùng để kết luận về toàn bộ mẫu vật cần giám định tương ứng.

3. Đối với vật giám định là các công trình xây dựng, các công trình hoặc vật cần giám định không thể di rời thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu cơ quan giám định để lấy mẫu tại công trình theo yêu cầu của cơ quan được trưng cầu giám định.

4. Cơ quan điều tra có trách nhiệm chủ trì việc lấy mẫu theo phương pháp xác suất, ngẫu nhiên, có sự chứng kiến của đại diện Viện kiểm sát, cơ quan quản lý vật chứng (nếu có), cơ quan được trưng cầu giám định (trong trường hợp lấy mẫu tại nơi lưu giữ vật chứng) để chuyển cho cơ quan tiến hành giám định. Việc lấy mẫu phải được lập biên bản, có chữ ký của những người tham gia.

Điều 6. Giám định dữ liệu trong các phương tiện điện tử

1. Dữ liệu điện tử là thông tin chứa trong phương tiện điện tử, được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và nguồn điện tử khác. Dữ liệu điện tử có thể coi là chứng cứ. Để bảo đảm giá trị chứng cứ, cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với việc khám xét, thu giữ, tạm giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử như: Ổ cứng máy tính, bộ nhớ trong của điện thoại di động, máy ảnh, máy ghi hình, máy fax, máy ghi âm, máy đọc thẻ, thẻ từ, thẻ chíp, thẻ nhớ, USB, đĩa CD, đĩa VCD, đĩa DVD và các loại phương tiện điện tử khác. Khi thu giữ phương tiện điện tử cần chú ý:

a) Đối với máy tính: Không được tắt (shutdown) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay);

b) Đối với điện thoại di động: Tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có);

c) Đối với phương tiện điện tử khác: Tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có).

2. Khi bàn giao cho cá nhân, tổ chức giám định tư pháp phục hồi dữ liệu điện tử, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (Read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người bị buộc tội, người làm chứng và người chủ sở hữu phương tiện điện tử về những thông tin đó.

3. Trường hợp Cơ quan điều tra không thu giữ được phương tiện điện tử chứa dữ liệu cần thu giữ thì dữ liệu điện tử cần thu giữ phải được sao chép ít nhất thành 02 bản (để thực hiện việc giám định và lưu hồ sơ vụ án); việc sao chép dữ liệu, niêm phong thiết bị sao lưu dữ liệu phải được thực hiện có sự tham gia của Đại diện Cơ quan quản lý phương tiện điện tử, người sở hữu phương tiện điện tử có chứa đựng dữ liệu điện tử cần thu giữ và người chứng kiến, phải được lập biên bản có chữ ký của những người tham gia.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2017

Điều 8. Các quy định chuyển tiếp

1. Các hướng dẫn trong Thông tư liên tịch này nếu làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự so với trước đây thì được áp dụng khi điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với người thực hiện hành vi phạm tội trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành.

2. Đối với các trường hợp mà người phạm tội đã bị kết án đúng theo các văn bản trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không áp dụng hướng dẫn của Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm.

3. Đối với các trường hợp đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà được áp dụng hướng dẫn của Thông tư liên tịch này để tuyên bố miễn trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án cần giải thích cho họ rõ về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự này không phải là cơ sở của việc bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành

1. Các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao để có hướng dẫn kịp thời.

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG


KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Quý Vương

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP



VIỆN TRƯỞNG
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO



TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO



Nơi nhận:
- Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội (để b/c);
- Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu: BCA, BQP, BTP, VKSNDTC, TANDTC.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn về hoạt động giám định tư pháp trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tư pháp - Bộ Y tế - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.413

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.53.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!