BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6211/BKHĐT-KTĐN
V/v trình phê duyệt chủ trương đầu
tư Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn ADB.
|
Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2017
|
Kính
gửi: Thủ tướng Chính phủ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản
của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn (văn bản số 36/TTr-UBND ngày 17/5/2017,
số 219/BC-UBND ngày 07/7/2017), Bắc Kạn (văn bản số 30/TTr-UBND ngày 17/5/2017,
số 3182/UBND-TH ngày 07/7/2017), Cao Bằng (văn bản số 1408/TTr-UBND ngày 15/5/2017,
số 2157/BC-UBND ngày 10/7/2017) và Hà Giang (văn bản số 55/TTr-UBND
ngày 16/5/2017, số 2665/UBND-KTTH ngày 07/7/2017) đề nghị trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các
tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn” (Dự án) do Ngân hàng Phát
triển châu Á (ADB) tài trợ. Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Thủ
tướng Chính phủ như sau:
I. Căn cứ pháp lý
1. Dự án nêu trên phù hợp với định hướng
ưu tiên sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
2. Tại văn bản số 4855/VPCP-QHQT ngày 11/05/2017 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã đồng ý Đề xuất Dự án “Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh Đông
Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn”.
3. Văn bản đề nghị thẩm định Báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư của UBND các tỉnh và ý kiến của Hội đồng nhân dân các
tỉnh: Lạng Sơn (văn bản số 36/TTr-UBND ngày 17/5/2017, số 219/BC-UBND ngày 07/7/2017, số 205/HĐND ngày 17/5/2017), Bắc Kạn (văn bản số 30/TTr-UBND
ngày 17/5/2017, số 3182/UBND-TH ngày 07/7/2017, số 54/HĐND-VP ngày 21/4/2017),
Cao Bằng (văn bản số 1408/TTr-UBND ngày 15/5/2017, số 2157/BC-UBND
ngày 10/7/2017, số 90/HĐND ngày 15/5/2017) và Hà Giang (văn bản số 55/TTr-UBND
ngày 16/5/2017, số 2665/UBND-KTTH ngày 07/7/2017, số 92/HĐND-VP ngày 16/5/2017).
II. Nội dung chính
của Dự án
Dự án nêu trên thuộc một Khoản vay
chung theo mô hình ADB đề nghị, là tổ
hợp của 4 Dự án thành phần (4 Tiểu Dự án) được thực hiện độc lập tại các địa phương, cụ thể như sau:
1. Tiểu Dự án Hà
Giang
1.1. Tên Tiểu Dự án: Hạ tầng cơ bản
phát triển toàn diện tỉnh Hà Giang.
1.2. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB)
1.3. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Hà
Giang.
1.4. Mục tiêu, các hợp phần và kết quả
chủ yếu của Tiểu Dự án:
1.4.1. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung:
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng được mạng lưới giao thông
để gắn kết giữa các khu vực, qua đó xóa bỏ được tình trạng chia cắt giữa các
khu vực của tỉnh như hiện nay, nâng cao năng lực kết nối trong vùng tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển kinh tế.
+ Cấp nước sạch cho các khu vực nông
thôn, vùng sâu vùng xa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân;
1.4.2. Các hợp phần:
- Hợp phần 1: Hệ
thống đường giao thông liên kết vùng.
- Hợp phần 2: Nâng cấp các công trình
cấp nước sinh hoạt.
- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công.
1.4.3. Kết quả, nội dung chủ yếu:
- Hợp phần 1: Hệ thống đường giao
thông liên kết vùng.
+ Nâng cấp và cải tạo tuyến đường từ
xã Đồng Tâm, huyện Bắc Quang đến xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên với chiều dài khoảng
25,01 km.
+ Nâng cấp và cải tạo đường từ thành
phố Hà Giang đến khu công nghiệp Bình Vàng với chiều dài khoảng 20,517 km.
+ Nâng cấp và cải tạo tuyến đường Yên
Minh - Mậu Duệ - Mèo Vạc với chiều dài khoảng 22,9 km.
- Hợp phần 2: Nâng cấp các công trình
cấp nước sinh hoạt.
+ Xây dựng, mở rộng hệ thống cấp nước
sinh hoạt thị trấn Vinh Quang và các xã Tụ Nhân, Bản Nhùng, huyện Hoàng Su Phì,
tỉnh Hà Giang với công suất dự kiến 2.200 m3/ngày đêm.
+ Xây dựng, mở rộng
hệ thống cấp nước sinh hoạt thị trấn Cốc Pài và các xã Nấm Dẩn, Bản Ngò, huyện
Xín Mần, tỉnh Hà Giang với công suất 2.600 m3/ngày đêm.
- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công.
Nội dung của Hợp phần này gồm: (i) thực
hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật về phát triển tổ chức và thể
chế, chuẩn bị hợp đồng quản lý vận hành, mua sắm và lắp đặt
hệ thống GIS cho quản lý tài sản, (ii) thiết kế và tổ chức các khóa đào tạo cho các cơ quan quản lý về bảo dưỡng cơ sở
hạ tầng, vận hành phần cứng và phần mềm GIS, (iii) thiết kế và tổ chức hội thảo giới thiệu,
lấy ý kiến về hướng dẫn quản lý tài sản.
1.5. Thời gian và địa điểm thực hiện:
- Thời gian: 5 năm (2017 - 2022).
- Địa điểm: Tỉnh Hà Giang.
1.6. Hạn mức vốn:
Tổng vốn của Tiểu Dự án dự kiến là
42,87 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ưu đãi ADF/COL: 33,75 triệu
USD.
- Vốn đối ứng: 9,12 triệu USD.
Dự kiến phân bổ vốn của Tiểu Dự án
như sau:
STT
|
Hạng
mục
|
Chi
phí đầu tư (triệu USD)
|
Vốn
ADB
|
Đối
ứng
|
Tổng
vốn
|
1
|
Hợp phần 1: Hệ thống đường giao thông
liên kết vùng
|
24,15
|
2,41
|
26,56
|
2
|
Hợp phần 2: Nâng cấp các công trình
cấp nước sinh hoạt
|
3,29
|
0,33
|
3,62
|
3
|
Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công
|
-
|
0,50
|
0,50
|
4
|
Chi phí giải phóng mặt bằng
|
-
|
3,29
|
3,29
|
5
|
Chi phí tư vấn
|
0,57
|
2,08
|
2,65
|
6
|
Chi phí quản lý
|
-
|
0,51
|
0,51
|
7
|
Chi phí dự phòng
|
4,41
|
-
|
4,41
|
8
|
Chi phí tài chính trong quá trình
thực hiện
|
1,33
|
-
|
1,33
|
|
Tổng
cộng
|
33,75
|
9,12
|
42,87
|
1.7. Cơ chế tài chính trong nước:
- Phần vốn vay ADF: Ngân sách trung
ương cấp phát bổ sung có mục tiêu 90% và cho vay lại 10%
phần vốn vay ADB.
- Phần vốn đối ứng:
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB được cấp phát: UBND tỉnh Hà Giang tự đảm bảo theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/09/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2016-2020.
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB do tỉnh vay lại: UBND tỉnh Hà Giang tự cân đối từ nguồn ngân
sách của tỉnh.
2. Tiểu Dự án Cao
Bằng
2.1. Tên Tiểu Dự án: Hạ tầng cơ bản
phát triển toàn diện tỉnh Cao Bằng.
2.2. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB).
2.3. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Cao
Bằng.
2.4. Mục tiêu, các hợp phần và kết quả
chủ yếu của Tiểu Dự án:
2.4.1. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung:
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng được mạng lưới giao thông
để gắn kết giữa các khu vực, qua đó xóa bỏ được tình trạng chia cắt giữa các
khu vực của tỉnh như hiện nay; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hạ tầng kỹ
thuật và giao thông tại các huyện của tỉnh, tăng cường giao thông kết nối.
+ Cấp nước sạch cho các khu vực nông
thôn, vùng sâu vùng xa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
+ Nâng cao hiệu quả của các hoạt động
vận chuyển hàng hóa, dịch vụ của người dân trong tỉnh và các tỉnh trong khu vực
xung quanh.
2.4.2. Các hợp phần:
- Hợp phần 1: Kết nối giao thông.
- Hợp phần 2: Nâng cấp hệ thống cung
cấp nước sinh hoạt.
- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công.
2.4.3. Kết quả, nội dung chủ yếu:
- Hợp phần 1: Kết nối giao thông.
+ Nâng cấp và cải tạo đường tỉnh 211
với chiều dài khoảng 28km.
+ Nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới một
số đoạn của đường tỉnh 206 và cầu Đồng Mây, cầu Bình Long (đường tỉnh 216) với
chiều dài khoảng 27km.
+ Nâng cấp và cải tạo đường giao
thông Tĩnh Túc - Phan Thạnh - Mai Long (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) - Pác
Nặm (tỉnh Bắc Kạn), chiều dài khoang 29,2 km.
- Hợp phần 2: Nâng cấp hệ thống cung
cấp nước sinh hoạt.
+ Nâng cấp, cải tạo hệ thống nước
sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa và xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng, công suất khoảng
2.000 m3/ngày đêm.
+ Nâng cấp, cải tạo hệ thống cấp nước
sinh tại thị trấn Pác Miều, huyện Bảo Lâm, công suất khoảng 1.700 m3/ngày đêm.
- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công.
Nội dung của Hợp phần này gồm: (i) thực
hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật về phát triển tổ chức và thể chế, chuẩn bị hợp đồng
quản lý vận hành, mua sắm và lắp đặt hệ thống GIS cho quản lý tài sản, (ii) thiết
kế và tổ chức các khóa đào tạo cho các cơ quan quản lý về bảo dưỡng cơ sở hạ tầng,
vận hành phần cứng và phần mềm GIS, (iii) thiết kế và tổ chức hội thảo giới thiệu,
lấy ý kiến về hướng dẫn quản lý tài sản.
2.5. Thời gian và địa điểm thực hiện:
- Thời gian: 5 năm (2017 - 2022).
- Địa điểm: tỉnh Cao Bằng.
2.6. Hạn mức vốn:
Tổng vốn của Tiểu Dự án dự kiến là
43,67 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ưu đãi ADF/COL: 33,75 triệu
USD.
- Vốn đối ứng: 9,92 triệu USD.
Dự kiến phân bổ vốn của Tiểu Dự án
như sau:
STT
|
Hạng
mục
|
Chi
phí đầu tư (triệu USD)
|
Vốn
ADB
|
Đối
ứng
|
Tổng vốn
|
1
|
Hợp phần 1: Hạ tầng kết nối giao
thông
|
25,68
|
2,57
|
28,25
|
2
|
Hợp phần 2: Nâng cấp hệ thống cung
cấp nước sinh hoạt
|
2,32
|
0,24
|
2,56
|
3
|
Hợp phần 3: Nâng
cao năng lực quản lý tài sản công
|
|
0,5
|
0,5
|
4
|
Chi phí quản lý
|
|
0,32
|
0,32
|
5
|
Chi phí tư vấn
|
0,9
|
2,19
|
3,09
|
6
|
Chi phí GPMB
|
|
3,57
|
3,57
|
7
|
Chi phí dự phòng
|
2,88
|
0,53
|
3,41
|
8
|
Chi phí vốn hóa lãi
|
1,97
|
|
1,97
|
|
Tổng cộng
|
33,75
|
9,92
|
43,67
|
2.7. Cơ chế tài chính trong nước:
- Phần vốn vay ADF: Ngân sách trung
ương cấp phát bổ sung có mục tiêu 90% và cho vay lại 10% phần vốn vay ADB.
- Phần vốn đối ứng:
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện phần vốn vay ADB được cấp phát: UBND tỉnh Cao Bằng tự đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quyết định số
40/2015/QĐ-TTg ngày 14/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn
2016-2020.
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB do tỉnh vay lại: UBND tỉnh Cao Bằng tự cân đối từ nguồn ngân
sách của tỉnh.
3. Tiểu Dự án Bắc
Kạn
3.1. Tên Tiểu Dự án: Hạ tầng cơ bản
phát triển toàn diện tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB).
3.3. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Bắc
Kạn.
3.4. Mục tiêu, các hợp phần và kết quả
chủ yếu của Tiểu Dự án:
3.4.1. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung:
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Cải tạo và xây dựng mới các công
trình hạ tầng giao thông nhằm nâng cao khả năng liên kết vùng,
giúp cho việc nâng cao khả năng liên kết vùng, thúc đẩy sản
xuất kinh tế và hàng hóa, cải thiện môi trường và tăng
tính liên kết giữa các địa bàn phát triển năng động trong khu vực cũng như với
những địa bàn hành lang ven biển, vùng sâu, vùng xa, các vùng miền núi, và các
khu vực khó khăn hơn.
+ Cải tạo và nâng cấp các công trình
cấp nước sinh hoạt nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp nước sạch cho người
dân trong khu vực vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa có nước sạch.
3.4.2. Các hợp phần:
- Hợp phần 1: Hệ thống đường giao thông liên kết vùng.
- Hợp phần 2: Hạ tầng cấp nước sinh
hoạt.
- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công.
3.4.3. Kết quả chủ yếu
- Hợp phần 1: Hệ thống đường giao
thông liên kết vùng.
+ Cải tạo, nâng cấp đường kết nối từ
trung tâm huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn với Sơn Lộ, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng,
chiều dài khoảng 23,1 km.
+ Cải tạo, nâng cấp đường kết nối từ
trung tâm huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn với Bình Gia, Lạng Sơn, chiều dài khoảng
22,971 km.
+ Cải tạo, nâng cấp đường kết nối từ
trung tâm xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn với xã Hoa Thám, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, chiêu dài khoảng 14 km.
- Hợp phần 2: Hạ tầng cấp nước sinh
hoạt.
+ Xây mới hệ thống cấp nước trung tâm
xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, công suất khoảng 1.300 m3/ngày đêm.
+ Xây mới hệ thống
cấp nước xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, công suất khoảng 1.400 m3/ngày đêm.
+ Mở rộng mạng lưới công trình cấp nước
huyện Chợ Mới, công suất khoảng 1.300 m3/ngày đêm và huyện Bạch Thông, công suất
khoảng 1.000 m3/ngày đêm.
- Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công
Nội dung của Hợp phần này gồm: (i) thực
hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật về phát triển tổ chức và thể chế, chuẩn bị hợp đồng
quản lý vận hành, mua sắm và lắp đặt hệ thống GIS cho quản lý tài sản, (ii) thiết
kế và tổ chức các khóa đào tạo cho các cơ quan quản lý về bảo dưỡng cơ sở hạ tầng,
vận hành phần cứng và phần mềm GIS, (iii) thiết kế và tổ chức hội thảo giới thiệu,
lấy ý kiến về hướng dẫn quản lý tài sản.
3.5. Thời gian và địa điểm thực hiện:
- Thời gian: 5 năm (2017 - 2022)
- Địa điểm: Tỉnh Bắc Kạn.
3.6. Hạn mức vốn:
Tổng vốn của Tiểu Dự án dự kiến là
42,41 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay ưu đãi ADF/COL: 33,75 triệu
USD.
- Vốn đối ứng: 8,66 triệu USD.
Dự kiến phân bổ vốn Tiểu Dự án như
sau:
TT
|
Nội
dung
|
Chi
phí đầu tư (triệu USD)
|
Vốn
ADB
|
Đối
ứng
|
Tổng
vốn
|
1
|
Hợp phần 1: Hệ thống đường giao
thông liên kết vùng
|
23,62
|
2,36
|
25,98
|
2
|
Hợp phần 2: Hạ tầng cấp nước sinh
hoạt
|
3,45
|
0,34
|
3,79
|
3
|
Hợp phần 3: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công
|
-
|
0,50
|
0,50
|
4
|
Chi phí GPMB
|
-
|
3,54
|
3,54
|
5
|
Chi phí tư vấn
|
0,77
|
0,49
|
1,26
|
6
|
Chi phí quản lý
|
-
|
0,61
|
0,61
|
7
|
Chi phí dự phòng
|
4,18
|
0,82
|
5,00
|
8
|
Chi phí tài chính
|
1,73
|
-
|
1,73
|
|
Tổng cộng
|
33,75
|
8,66
|
42,41
|
3.7. Cơ chế tài chính trong nước:
- Phần vốn vay ADB: Ngân sách trung
ương cấp phát bổ sung có mục tiêu 90% và cho vay lại 10% phần vốn vay ADB.
- Phần vốn đối ứng:
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB được cấp phát: UBND tỉnh Bắc Kạn tự đảm bảo theo quy định của Luật
Ngân sách nhà nước và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/09/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB do tỉnh vay lại: UBND tỉnh Bắc Kạn tự cân đối từ nguồn ngân
sách của tỉnh.
4. Tiểu Dự án Lạng
Sơn
4.1. Tên Tiểu Dự án: Hạ tầng cơ bản
phát triển toàn diện tỉnh Lạng Sơn.
4.2. Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB).
4.3. Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Lạng
Sơn.
4.4. Mục tiêu, các hợp phần và kết quả
chủ yếu của Tiểu Dự án:
4.4.1. Mục tiêu:
- Mục tiêu chung:
Thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện đại hóa thị trường của nền kinh tế khu vực Đông Bắc Bộ.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Cải tạo và xây dựng mới các công trình hạ tầng giao thông nhằm nâng cao khả năng liên kết
vùng, thúc đẩy sản xuất kinh tế và hàng hóa, cải thiện môi
trường và tăng tính liên kết giữa các địa bàn phát triển năng động trong khu vực
cũng như với những địa bàn hành lang cửa khẩu, vùng sâu, vùng xa, các vùng miền
núi, và các khu vực khó khăn hơn.
+ Cấp nước sạch cho các khu vực nông
thôn, vùng sâu vùng xa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
+ Nâng cấp, xây dựng các công trình hạ
tầng phục vụ hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp
nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư vào các
vùng kinh tế trọng điểm của khu vực, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, góp
phần quan trọng thúc đẩy liên kết kinh tế, thu hút nguồn vốn
tại địa phương cho phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo trong toàn khu vực.
4.4.2. Các hợp phần:
- Hợp phần 1: Hệ thống đường giao thông liên kết vùng.
- Hợp phần 2: Hạ
tầng cấp nước sinh hoạt.
- Hợp phần 3: Cơ sở hạ tầng cho chuỗi
giá trị nông nghiệp
- Hợp phần 4: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công
4.4.3. Kết quả,
nội dung chủ yếu:
- Hợp phần 1: Hệ thống đường giao
thông liên kết vùng
+ Xây dựng nâng cấp đường Hoa Thám -
Quý Hòa - Vĩnh Yên, huyện Bình Gia, chiều dài khoảng 22,95 km.
+ Xây dựng, cải tạo đường thị trấn
Văn Quan - Pắc Kéo, huyện Văn Quan, chiều dài khoảng 9,728 km.
+ Xây dựng, cải tạo nâng cấp đường
Tân Văn - Bình La, huyện Bình Gia, chiều dài khoảng 19,22 km.
+ Xây dựng tuyến Khau Bân - Còn Quan
- Nà Lừa, huyện Đình Lập, chiều dài khoảng 10,653 km.
- Hợp phần 2: Hạ tầng cấp nước sinh
hoạt.
+ Xây dựng hệ thống cấp nước xã Tân
Văn, huyện Bình Gia cung cấp nước sinh hoạt cho trên 500 hộ dân.
+ Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt
liên xã Cường Lợi và thị trấn Nông trường Thái Bình, huyện Đình Lập với quy mô
công suất 1.600m3/ngày đêm, thị trấn Nông trường Thái Bình, công suất 300 m3/ngày
đêm, xã Cường Lợi và cung cấp nước sạch cho khoảng 5.000 nhân khẩu.
+ Xây dựng hệ thống
cấp nước Mẫu Sơn, tại xã Mẫu Sơn với
quy mô công suất 2.500m3/ngày đêm.
- Hợp phần 3: Cơ sở hạ tầng cho chuỗi
giá trị nông nghiệp.
+ Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới
cơ sở hạ tầng như: Các đường giao thông liên xã, các công trình thủy lợi nhỏ, hệ
thống sân phơi,...để hỗ trợ cho chuỗi giá trị hàng hóa các sản phẩm nông nghiệp
đặc thù và tiềm năng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, như quế, hồi, chè.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng rau
an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap.
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc
phát triển vùng trồng và chế biến dược liệu.
- Hợp phần 4: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công.
Nội dung của Hợp phần này gồm: (i) thực
hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật về phát triển tổ chức và thể chế, chuẩn bị hợp đồng
quản lý vận hành, mua sắm và lắp đặt hệ thống GIS cho quản lý tài sản, (ii) thiết
kế và tổ chức các khóa đào tạo cho các cơ quan quản lý về bảo dưỡng cơ sở hạ tầng,
vận hành phần cứng và phần mềm GIS, (iii) thiết kế và tổ chức hội thảo giới thiệu,
lấy ý kiến về hướng dẫn quản lý tài sản.
4.5. Thời gian và địa điểm thực hiện:
- Thời gian: 5 năm (2017 - 2022).
- Địa điểm: Tỉnh Lạng Sơn.
4.6. Hạn mức vốn:
Tổng vốn đầu tư của Tiểu Dự án dự kiến
là 61,39 triệu USD, trong đó:
- Vốn vay từ nguồn ADF của ADB: 48,75
triệu USD
- Vốn đối ứng: 12,64 triệu USD.
Dự kiến phân bổ vốn của Tiểu Dự án
như sau:
STT
|
Hạng
mục
|
Chi
phí đầu tư (triệu USD)
|
Vốn
ADB
|
Đối
ứng
|
Tổng
vốn
|
1
|
Hợp phần 1: Hệ thống đường giao
thông liên kết vùng
|
23,25
|
2,33
|
25,58
|
2
|
Hợp phần 2: Hạ tầng cấp nước sinh hoạt
|
3,02
|
0,30
|
3,32
|
3
|
Hợp phần 3: Cơ sở hạ tầng cho chuỗi
giá trị nông nghiệp
|
14,34
|
1,44
|
15,78
|
4
|
Hợp phần 4: Nâng cao năng lực quản
lý tài sản công
|
-
|
0,5
|
0,5
|
5
|
Giải phóng mặt bằng
|
-
|
5,57
|
5,57
|
6
|
Tư vấn dự án
|
1,54
|
0,65
|
2,19
|
7
|
Quản lý dự án
|
-
|
0,81
|
0,81
|
8
|
Dự phòng
|
4,66
|
1,04
|
5,70
|
9
|
Chi phí tài chính trong quá trình
thực hiện
|
1,94
|
-
|
1,94
|
|
Tổng
cộng
|
48,75
|
12,64
|
61,39
|
4.7. Cơ chế tài
chính trong nước:
- Phần vốn vay ADB: Ngân sách trung
ương cấp phát bổ sung có mục tiêu 90% và cho vay lại 10% phần vốn vay ADB.
- Phần vốn đối ứng:
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB được cấp phát: UBND tỉnh Lạng Sơn tự đảm bảo theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/09/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển
nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
+ Đối với phần vốn đối ứng để thực hiện
phần vốn vay ADB do tỉnh vay lại: UBND tỉnh Lạng Sơn tự cân đối từ nguồn ngân
sách của tỉnh.
III. Tổng hợp ý kiến
thẩm định của các cơ quan liên quan
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại văn bản số 4855/VPCP-QHQT ngày 11/05/2017 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4054/BKHĐT-KTĐN
ngày 19/05/2017 đề nghị các cơ quan liên quan cho ý kiến thẩm định về chủ
trương đầu tư Dự án.
Ý kiến thẩm định của các cơ quan được
tóm tắt như sau:
1. Bộ Tài chính
(văn bản số 8830/BTC-QLN ngày 03/7/2017 - đính kèm)
1.1. Nhận xét chung
1.1.1 Về kế hoạch đầu tư công trung hạn
và hàng năm:
Đề nghị các tỉnh tham gia Dự án phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm thủ tục đưa các Tiểu Dự án vào kế hoạch đầu
tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020 theo quy định của Luật Đầu tư công ngay
sau khi Dự án được ký kết để làm cơ sở phân bổ, giao dự toán hàng năm và triển
khai thực hiện Dự án.
1.1.2 Về khả năng đảm bảo hạn mức vay
nợ và khả năng trả nợ của các tỉnh:
- Căn cứ báo cáo giải trình về tình hình nợ của các tỉnh tham gia Dự án nêu trên, tính đến thời điểm hiện tại,
các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã trả nợ gốc trước hạn và đã đưa dư nợ nằm
trong phạm vi hạn mức cho phép theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
công văn số 4855/VPCP-QHQT ngày 11/05/2017 của Văn phòng
Chính phủ.
- Số dư nợ và hạn mức nợ của các tỉnh
cụ thể như sau:
Đơn vị
tính: triệu đồng
Tỉnh
|
Hạn
mức dư nợ vay của NSĐP
|
Số
vay trong năm (*)
|
Dư nợ
đầu năm 2017 (sau khi ĐP báo cáo lại)
|
Số
đã trả nợ gốc từ đầu năm 2017 đến nay
|
Dư nợ
2017 tính đến thời điểm hiện tại
|
Chênh
lệch giữa hạn mức dư nợ vay và dư nợ cuối 2017
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
= (4) - (5)
|
(7) = (2) - (6)
|
Hà Giang
|
319.000
|
15.350
|
638.000
|
319.000
|
319.000
|
0
|
Cao Bằng
|
180.582
|
15.750
|
574.699
|
295.180
|
(*)179,544
|
1.038
|
Bắc Kạn
|
104.266
|
9.880
|
241.764
|
157.700
|
84.064
|
23.202
|
Lạng Sơn
|
300.900
|
9.010
|
852.000
|
551.990
|
300.010
|
890
|
(*) Số dư 179.544 triệu đồng là số dư nợ sau khi đã
trừ khoản vay của Dự án RE II của tỉnh Cao Bằng do tỉnh Cao Bằng
và Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã hoàn thành thủ tục bàn giao tài sản và
trách nhiệm trả nợ nên khoản vay nợ của Dự án RE II không bao gồm trong hạn mức
vay của tỉnh Cao Bằng.
1.1.3 Về cơ chế tài chính:
Hiện tại, các tỉnh tham gia Dự án đều
đề xuất sử dụng nguồn vốn vay ADF của
ADB. Do vậy, căn cứ quy định tại Nghị định số 52/2017/NĐ-CP ngày 28/04/2017 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (Nghị định số 52/2017/NĐ-CP), Bộ Tài chính đề nghị cơ chế tài chính
áp dụng đối với Dự án như sau:
- Đối với phần vốn vay ADF: Ngân sách
Trung ương cấp phát 90% tổng mức vốn vay cho các tỉnh để thực hiện Dự án. UBND
các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn vay lại với tỷ lệ 10% tổng mức vốn vay.
- Đối với phần vốn đối ứng: UBND các
tỉnh tham gia Dự án tự đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Quyết
định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020.
- Tính chất chi Dự án đối với nguồn vốn
vay ADB là chi đầu tư phát triển.
1.1.4 Về khả năng trả nợ phần vốn vay
lại của các tỉnh tham gia Dự án:
- Nguồn ngân sách trả nợ được các tỉnh
cam kết bố trí từ nguồn thu trực tiếp do các Tiểu Dự án tác động tạo ra, nguồn
thu tăng thêm từ nguồn quỹ đất, nguồn vượt thu ngân sách
hàng năm, nguồn tăng thu thuế, phí đường bộ, và các nguồn hợp pháp khác để trả nợ.
Để thẩm định về khả năng vay lại của
UBND các tỉnh, đề nghị UBND các tỉnh tham gia Dự án báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh
về cơ chế cho vay lại nêu trên và khẩn trương gửi hồ sơ
theo quy định tại Nghị định 52/2017/NĐ-CP ngày 28/04/2017 của Chính phủ cho Bộ
Tài chính để thẩm định.
1.1.5 Về tác động của khoản vay lên mức
nợ công:
Bộ Tài chính ước mức tác động của Dự
án trên lên mức nợ công như sau:
Năm
|
GDP
dự kiến (triệu USD)
|
Dự
kiến giải ngân dự án (triệu USD)
|
Dự
kiến Dư nợ (triệu USD)
|
Tác
động nợ công/GDP (tính theo dư nợ dự kiến)
|
2018
|
228.049,24
|
15
|
15
|
0,007%
|
2019
|
242.399,33
|
35
|
50
|
0,021%
|
2020
|
258.189,86
|
45
|
95
|
0,037%
|
1.2. Ý kiến cụ thể:
- Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh
Bắc Kạn và Lạng Sơn rà soát, thực hiện theo đúng chỉ đạo tại
công văn số 4855/VPCP-QHQT ngày 11/05/2017 của Văn phòng Chính phủ về Đề xuất Dự
án. Trường hợp đầu tư cấp nước sinh hoạt không thuộc các địa bàn khó khăn, vùng
sâu, vùng xa, đề nghị các tỉnh đưa ra khỏi Dự án.
- Phần dự kiến tiến độ thực hiện Dự
án: Đề nghị UBND các tỉnh tham gia Dự án điều chỉnh lại thời gian cho phù hợp với tiến độ hiện tại và chỉ đưa các nội dung dự kiến
thực hiện tiếp theo, không trình bày tại phần này những nội
dung đã thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị Dự án.
- Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh
Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang bố trí vốn đối ứng để chi trả thuế VAT,
không sử dụng vốn vay ADB theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm
2015 “chỉ vay để chi đầu tư phát triển”.
- Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng và Hà
Giang rà soát, làm rõ về việc thiết kế nội dung thực hiện nâng cao năng lực quản
lý tài sản công trong Dự án. Trường hợp cần thực hiện nội dung nâng cao năng lực
quản lý tài sản công và quản lý dự án trong Dự án thì bố trí sử dụng vốn đối ứng,
đồng thời làm rõ kinh phí phân bố cho các hoạt động của Hợp phần này.
- Đối với Báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư Tiểu Dự án Cao Bằng:
+ Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng bổ sung
bảng phân bổ chi tiết nguồn vốn (vốn vay và vốn đối ứng) theo từng hạng mục, hợp
phần theo năm thực hiện để làm cơ sở xem xét về tính phù hợp trong việc sử dụng
và phân bổ các nguồn vốn của Tiểu Dự án, kế hoạch giải ngân của Tiểu Dự án theo
năm làm cơ sở xây dựng dự toán hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và
làm cơ sở theo dõi, đánh giá, giám sát tình hình thực hiện Tiểu Dự án.
+ Đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng bổ sung,
phương án sử dụng vốn vay, nguồn vốn để trả nợ vốn vay của
Tiểu Dự án.
2. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (văn bản số 4088/NHNN-HTQT ngày 30/5/2017 - đính kèm):
2.1. Góp ý chung:
- Về cơ bản, UBND các tỉnh Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn đã tiếp thu ý kiến góp ý về Đề xuất Dự án của các Bộ,
ngành trong quá trình lập Báo cáo chủ trương đầu tư các Tiểu
Dự án.
- Các hạng mục đầu tư tại các Hợp phần
của các Tiểu Dự án do các tỉnh đề xuất phù hợp với lĩnh vực ưu tiên, nguyên tắc
sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của Chính phủ và Đề xuất Dự
án đã được phê duyệt tại văn bản số 4855/VPCP-QHQT ngày 11/5/2017.
- Về tiến độ thực hiện Dự án: Đến nay, Dự án đang trong giai đoạn thẩm định trình Chính phủ phê duyệt
chủ trương đầu tư. Thông thường, thời gian để có thể tiến
hành đàm phán Dự án là sau 45 ngày kể từ ngày Quyết định đầu tư Dự án được phê
duyệt. Đề nghị các tỉnh điều chỉnh mốc thời gian đàm phán
(dự kiến cuối tháng 7/2017) và thời gian ký kết (dự kiến cuối tháng 9/2017) của
Dự án cho phù hợp với tiến độ thực tế.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị
các tỉnh tham gia Dự án khẩn trương đưa mức dư nợ về giới hạn cho phép, đồng thời
phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định tình hình vay trả nợ của địa phương nhằm đảm
bảo tiến độ đàm phán và ký kết Hiệp định vay Dự án.
2.2. Góp ý cụ thể:
- Đối với tỉnh Lạng Sơn: Theo Báo cáo
đề xuất chủ trương đầu tư Tiểu Dự án Lạng Sơn, hợp phần 4 (Phát triển cơ sở hạ tầng
kết nối phía Đông Nam thành phố Lạng Sơn), đề xuất vay 50 triệu USD vốn OCR đã
được đưa ra ngoài khỏi hạng mục vốn vay OCR. Do đó, đề nghị Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cập nhật vào Tờ trình Thủ tướng phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư.
- Đối với tỉnh Hà Giang:
+ Đề nghị làm rõ và thống nhất lại số
vốn đối ứng đề xuất của tỉnh.
+ Đề nghị tỉnh xem xét thống nhất lại
một số chỉ số về chiều dài tuyến đường.
3. Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn (văn bản số 4514/BNN-HTQT ngày 01/6/2017 - đính kèm):
- Cơ bản các hạng mục đề xuất đầu tư
phù hợp với nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Văn bản số 4855/VPCP-QHQT
ngày 11/5/2017. Chủ yếu các tỉnh đầu tư vào giao thông và cấp nước sinh hoạt
nông thôn nhằm tăng cường tính kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của
địa phương; nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn.
- Đề nghị UBND các tỉnh Hà Giang, Lạng
Sơn, Cao Bằng cần có thuyết minh, giải trình rõ hơn về đề xuất đầu tư công
trình cấp nước tại các thị trấn huyện.
- Đối với Tiểu Dự án Lạng Sơn, Hợp phần
3: Nhất trí với đề xuất thúc đẩy và hỗ trợ chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp
đặc thù của tỉnh. Tuy nhiên, các hạng mục hạ tầng đề xuất cần được phân tích,
xác định cụ thể dựa trên thực trạng chuỗi giá trị những sản
phẩm này của tỉnh. Trong giai đoạn lập nghiên cứu khả thi,
đề nghị tách phần đầu tư công trình giao thông sang Hợp phần 2, đảm bảo sự kết
nối, liên kết, hỗ trợ giữa các hợp phần; bổ sung các hạng mục hạ tầng chuỗi giá
trị trên cơ sở phân tích hiện trạng chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp mục
tiêu. Bên cạnh đó, giai đoạn nghiên cứu khả thi cần bổ sung thuyết minh các giải
pháp phi công trình, đã/đang hoặc sẽ đầu tư trong các chương trình/dự án khác của
tỉnh cho chuỗi giá trị ngành hàng, để phối hợp, phát huy hiệu quả của đầu tư hạ tầng thuộc Tiểu Dự án.
+ Đối với việc xây dựng mô hình rau:
Với mục tiêu trình diễn, đào tạo và phổ biến, thì mô hình cần có tính khả thi
cao về chi phí và khả năng nhân rộng, do đó cần cân nhắc đến suất đầu tư, kỹ thuật áp dụng, quy mô sản xuất, hiện trạng và tập quán sản xuất của địa
phương trong giai đoạn nghiên cứu khả thi; đặc biệt là khâu tổ chức sản xuất.
Tránh tình trạng mô hình quá lý tưởng, không phù hợp với thực tế và khó có thể
nhân rộng.
+ Đề nghị chi từ nguồn vốn đối ứng của
tỉnh Lạng Sơn cho nội dung cải thiện chất lượng các hạng mục chi tiêu công, thuộc
Hợp phần 4.
+ Các hạng mục đề xuất đầu tư đã có đầy
đủ tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu đề ra của Dự án.
Tuy nhiên, trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cần bổ sung thuyết minh về tính kết nối giữa những hạng mục đầu tư của dự
án này với các chương trình, dự án khác của tỉnh; nhằm phát huy hiệu quả, sự đồng
bộ và tính liên kết nội tỉnh, liên kết vùng trong tổng thể đầu tư phát triển hạ
tầng kinh tế xã hội.
- Đề nghị các tỉnh cần bổ sung kế hoạch
ngân sách cụ thể, ưu tiên cho các dự án vốn vay; đặc biệt đối với các tỉnh tham
gia nhiều dự án vốn vay ODA mới.
4. Bộ Giao
thông vận tải (văn bản số 6069/BGTVT-KHĐT ngày 07/6/2017 - đính kèm):
- Về cấu trúc các Báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư của các tỉnh đáp ứng theo mẫu quy định tại Nghị định số 16/2016/NĐ-CP
ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
- Theo chức năng quản lý ngành, Bộ
Giao thông vận tải nhận thấy việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (các tuyến đường
tỉnh lộ, huyện lộ, liên xã) trong các hợp phần thuộc Dự án là cần thiết, cần được
ưu tiên nhằm đảm bảo các mục tiêu nêu trên của Dự án. Đây cũng là nhân tố quan
trọng, cơ bản để hỗ trợ các phát triển các ngành sản xuất và lưu thông sản phẩm
của các tỉnh thuộc Dự án, đảm bảo tốt hơn việc quản lý nền kinh tế thị trường.
- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng
hợp ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các nội dung cụ
thể như điều kiện và hạn mức vay lại, tỷ lệ vốn ngân sách cấp phát cũng như các
hạng mục được sử dụng vốn đối ứng, các căn cứ, thủ tục liên quan đến nhà tài trợ
ADB... để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng chức năng và nhiệm vụ
được pháp luật quy định.
5. Giải trình tiếp
thu của UBND các tỉnh:
5.1. Giải trình tiếp thu ý kiến chỉ đạo
của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại văn bản số 4855/VPCP-QHQT ngày
11/05/2017 của Văn phòng Chính phủ:
- Đối với ý kiến về cơ sở đề xuất dự
án Hợp phần cấp nước, theo giải trình tại văn bản của UBND các tỉnh Lạng Sơn (số
219/BC-UBND ngày 07/7/2017), Bắc Kạn (số 3182/UBND-TH ngày 07/7/2017), Cao Bằng
(số 2157/BC-UBND ngày 10/7/2017) và Hà Giang (số 2665/UBND-KTTH ngày 07/7/2017),
các tỉnh đã tiếp thu, giải trình, làm rõ thêm về tính cần thiết và xác định địa
bàn dự án đều thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn của tỉnh và khu
vực.
- Về phần vốn vay ADB các tỉnh đều
không đề xuất sử dụng cho hoạt động hành chính, tăng cường năng lực, hội nghị hội
thảo, đào tạo tập huấn,...
5.2. Giải trình ý kiến góp ý của các
Bộ, ngành:
- Về tổng mức đầu tư và phân tách vốn
VAT ra khỏi vốn vay ADB, thống nhất về
cơ chế tài chính, trách nhiệm bố trí vốn đối ứng, điều kiện vay lại, lãi suất
vay lại, tính chất sử dụng vốn, hạn mức dư nợ và kha năng trả nợ vốn vay của Dự
án: UBND các tỉnh đã tiếp thu và bổ sung, hoàn chỉnh nội dung và giải trình tại văn bản của UBND các tỉnh Lạng Sơn (số 219/BC-UBND ngày 07/7/2017),
Bắc Kạn (số 3182/UBND-TH ngày 07/7/2017), Cao Bằng (số 2157/BC-UBND ngày 10/7/2017)
và Hà Giang (số 2665/UBND-KTTH ngày 07/7/2017). Trong đó phần vốn để chi trả
thuế VAT, UBND các tỉnh đảm bảo nguyên tắc không sử dụng vốn vay để chi trả thuế
VAT.
- Đối với ý kiến về thiết kế nội dung
thực hiện nâng cao năng lực quản lý tài sản công của Bộ Tài chính tại văn bản số
8830/BTC-QLN ngày 03/07/2017, UBND tỉnh Cao Bằng và Hà Giang đã rà soát, làm rõ
về việc thiết kế nội dung thực hiện nâng cao năng lực quản lý tài sản công
trong các Tiểu Dự án. UBND các tỉnh đã sử dụng nguồn vốn trong nước cho Hợp phần
này.
- Đối với tiến độ thực hiện Dự án:
UBND các tỉnh tham gia Dự án đã tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến của Ngân hàng
Nhà nước tại văn bản số 4088/NHNN-HTQT ngày 30/05/2017 về góp ý. Các tỉnh đã thống
nhất đảm bảo thời gian đàm phán.
IV. Ý kiến của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ hồ sơ, ý kiến thẩm định của
các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến thẩm định như sau:
1. Về sự cần thiết
đầu tư Dự án và sự phù hợp với các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia và địa phương; lĩnh vực ưu tiên và nguyên tắc sử dụng vốn ODA và vốn
vay ưu đãi:
Theo giải trình của các tỉnh tham
gia, việc đầu tư Dự án góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội, du lịch, nâng cao khả năng cạnh tranh của 4 tỉnh khu vực Đông Bắc, cải
thiện hiệu quả mạng lưới giao thông trong khu vực dự án tạo mạng lưới liên kết
các huyện/xã, kết nối các địa phương đang phát triển với các trung tâm công
nghiệp, các điểm du lịch và dịch vụ trong vùng, cải thiện hệ thống cấp nước,
xây dựng mô hình nông nghiệp và tăng cường quản lý tài sản công của các địa
phương tham gia Dự án, góp phần đẩy mạnh và nhân rộng kết quả của Chương trình
135.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định chủ trương
đầu tư của các tỉnh tham gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định, gồm:
- Văn bản số 4855/VPCP-QHQT ngày 11/05/2017
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất Dự án nêu trên.
- Văn bản số 635/BKHĐT-KTĐN ngày 23/01/2017
và số 2200/BKHĐT-KTĐN ngày 23/3/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề xuất Dự án.
- Báo cáo Đề xuất chủ trương đầu tư
các Tiểu Dự án và ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân.
- Báo cáo kết quả thẩm định nội bộ của
UBND các tỉnh.
3. Về bổ sung các Tiểu Dự án vào kế
hoạch đầu tư công trung hạn 2016- 2020: Theo quy định hiện hành, các Tiểu Dự án
nêu trên đủ điều kiện đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 -
2020 và kế hoạch hàng năm sau khi Hiệp định vay được ký kết, được bố trí vốn trong hạn mức vốn nước
ngoài trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và hàng năm được Quốc hội phê duyệt.
4. Về các cấu phần và chi phí: Đề nghị
UBND các tỉnh rà soát thêm, đảm bảo phần vốn vay chỉ tập trung cho các hoạt động
đầu tư phát triển theo đúng Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ
công.
5. Về vấn đề cấp nước sạch, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đề nghị các tỉnh cần tính toán, thiết kế công suất hệ thống cấp nước
một cách hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí và bố trí đủ kinh phí vận hành, bảo
dưỡng theo đúng quy định để hệ thống cấp nước được vận hành một cách có hiệu quả
và bền vững.
6. Theo Đề xuất Dự án đã được Thủ tướng
Chính phủ thông qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất sử dụng 50 triệu USD từ nguồn vốn
vay ưu đãi (OCR/MOL) của ADB. Tuy nhiên, tại văn bản số 219/BC-UBND ngày 07/7/2017,
UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất tiến hành các thủ tục riêng để phê duyệt chủ trương
đầu tư nguồn vốn vay ưu đãi này trong thời gian tới, do yêu cầu tiến độ đàm
phán và ký kết Hiệp định vay vốn cho phần vốn ADF, kịp thời nhận phần vốn ODA
này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đề xuất của UBND tỉnh Lạng Sơn là hợp lý.
7. Về mô hình tổ chức thực hiện Dự
án: Dự án được tổ chức thực hiện độc lập theo các Tiểu Dự án, không có cơ quan điều
phối tại trung ương. Mô hình này phù hợp các quy định hiện hành (như: Luật Ngân
sách nhà nước,...) góp phần giảm chi phí hành chính, đi lại, quản lý không cần
thiết và giúp các địa phương linh hoạt trong quá trình thực hiện các Tiểu Dự
án.
8. Tại văn bản giải trình của UBND các
tỉnh Lạng Sơn (số 219/BC-UBND ngày 07/7/2017), Bắc Kạn (số
3182/UBND-TH ngày 07/7/2017), Cao Bằng (số 2157/BC-UBND ngày 10/7/2017) và Hà
Giang (số 2665/UBND-KTTH ngày 07/7/2017), về cơ bản, các ý kiến góp ý đã được
giải trình cụ thể, các ý kiến còn lại đề nghị UBND các tỉnh rà soát, thể hiện
trong quá trình lập và phê duyệt Văn kiện các Tiểu Dự án.
V. Kiến nghị
Với những ý kiến nêu trên, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư xin kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
1. Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án
“Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Đông Bắc: Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lạng Sơn” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) bao gồm các Tiểu Dự án tại tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn với
các nội dung nêu tại Mục II văn bản này.
2. Giao UBND các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Lạng Sơn, trong đó UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan đầu
mối, tiếp thu các ý kiến thẩm định, góp ý của các cơ quan liên quan để lập, thẩm
định phê duyệt Văn kiện các Tiểu Dự án và quyết định đầu
tư theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo việc thực hiện các Tiểu Dự án hiệu quả,
đúng tiến độ, đúng quy định của pháp luật. Trong đó: Không sử dụng vốn vay
nghiên cứu, tập huấn, tuyên truyền, tăng cường năng lực, xây dựng chính sách..., chỉ tập trung phần vốn vay cho
các hoạt động đầu tư phát triển theo đúng Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 14/2/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử
dụng nợ công.
3. Giao Bộ Tài chính thẩm định khả
năng trả nợ của UBND các tỉnh đối với phần vốn vay lại để xác định khả năng vay
và trả nợ của địa phương theo quy định hiện hành.
4. Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các thủ tục đàm phán với ADB đúng
tiến độ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính trình Thủ
tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- Như trên (kèm TL);
- VPCP, NHNNVN;
- Các Bộ: TC,
NN&PTNT, GTVT;
- UBND các tỉnh: L.Sơn, B.Kạn, C.Bằng và H.Giang;
- Các Vụ: KTĐP<, KCHT&ĐT;
- Lưu: VT, KTĐN (H.Ph.14)
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|