ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 238/BC-UBND
|
Quảng Bình,
ngày 17 tháng 11 năm 2016
|
BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2016 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
CÔNG TÁC NĂM 2017
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã bám
sát các chỉ tiêu, mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016 để tập
trung chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ vướng mắc trên các lĩnh vực, các mặt công
tác; cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp
trong đó có sự nỗ lực của cố gắng của ngành Tư pháp nên tình hình kinh tế - xã
hội năm 2016 của tỉnh cơ bản ổn định. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh;
sản xuất công nghiệp ổn định và tăng trưởng khá so cùng kỳ; công tác quản lý đầu
tư và xây dựng được tập trung chỉ đạo đảm bảo đúng tiến độ, đặc biệt là tập
trung chỉ đạo quyết liệt để triển khai thực hiện các dự án trọng điểm; thu ngân
sách trên địa bàn đạt khá; các hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, xã hội có những
chuyển biến tích cực; quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội
được giữ vững; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được phát huy.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, trong năm
2016, tỉnh Quảng Bình có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là sự cố ô nhiễm
môi trường biển do công ty TNHH Hưng Nghiệp (Formosa Hà Tĩnh) xả thải làm hải sản
chết hàng loạt, tình hình thiên tai, lũ chồng lũ …nên đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh. Những
khó khăn đó cũng đã ảnh hưởng đến việc triển khai nhiệm vụ chính trị của các cấp,
các ngành nói chung và đối với công tác Tư pháp nói riêng.
Phần thứ nhất:
TÌNH HÌNH CÔNG
TÁC TƯ PHÁP NĂM 2016
I- TÌNH HÌNH
CÔNG TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ
1. Triển khai Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các Nghị quyết của BCH Trung ương Đảng
khóa XII; tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp
1.1. Kết quả đạt được
a) Phổ biến, quán triệt, triển
khai Nghị quyết XII của Đảng
Trên cơ sở Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 22/3/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII), hướng dẫn
số 04-HD/BTGTW ngày 08/4/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch số
10-KH/TU ngày 19/4/2016, Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 12/5/2016 của Tỉnh ủy Quảng
Bình về việc học tập quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành,
địa phương trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Hội nghị học tập quán triệt, tuyên truyền và triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII trực tiếp qua sóng
phát thanh truyền hình do Tỉnh ủy Quảng Bình tổ chức trong 1,5 ngày cho toàn thể đảng viên là công
chức trên địa bàn toàn tỉnh. Sau
đợt học tập, các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của
ngành, địa phương mình để xây dựng Chương trình hành động và tiếp tục tuyên
truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng bằng nhiều
hình thức phù hợp để đưa Nghị quyết sớm đi vào cuộc sống ngay từ quý đầu, năm đầu
thực hiện Nghị quyết.
b) Về triển khai thi hành Hiến
pháp
UBND tỉnh đã chỉ
đạo các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục triển khai Kế hoạch số 117/KH-UBND
ngày 08/02/2014 về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; ban hành
các kế hoạch để triển khai thi hành các Bộ luật, Luật cụ thể hóa Hiến pháp năm
2013[1].
1.2. Những
hạn chế, yếu kém và nguyên nhân: Không
2. Công tác xây dựng, thẩm định,
kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản QPPL
2.1. Kết quả đạt được
UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành,
địa phương tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 1200/KH-UBND ngày 08/10/2015 về triển
khai thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; đã ban hành và chỉ đạo thực
hiện Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 về ban hành chương trình xây dựng
văn bản QPPL năm 2016, đồng thời chỉ đạo HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành
văn bản QPPL để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn; ban hành và thực
hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 26/01/2016 về kiểm tra, rà soát văn bản QPPL
năm 2016 trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 28/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 về Quy
chế Cộng tác viên kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
trên địa bàn tỉnh Quảng Bình...Với sự tham mưu tích cực của cơ quan tư pháp các
cấp, nhìn chung việc xây dựng, thẩm định, góp ý dự thảo văn bản QPPL; kiểm tra,
rà soát hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đi vào nền nếp,
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật. Kết quả cụ thể:
a) Công tác xây dựng, thẩm định,
góp ý văn bản QPPL
Trong năm 2016, HĐND, UBND các
cấp đã ban hành 1021 văn bản QPPL[2]. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện đã thẩm định 97 văn
bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND và văn bản thuộc thẩm quyền ban
hành của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình, (đạt 100%)[3], so với năm 2015, số lượng văn bản thẩm định
tăng 54% (2015 thẩm định 63 văn bản). Đã tham gia góp ý 13 văn bản
pháp luật của Trung ương.
b) Công tác kiểm tra, rà
soát, hệ thống hóa văn bản QPPL
Năm 2016, Sở Tư pháp đã giúp
UBND tỉnh tự kiểm tra 36 văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND tỉnh
(đạt 100%), giảm 10 % so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 tự kiểm tra
40 văn bản), kiểm tra theo thẩm quyền 80 văn bản (đạt 100%), tăng 14
% so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 kiểm tra 70 văn bản).
Ở cấp huyện đã tiến hành tự kiểm
tra 165 văn bản QPPL; kiểm tra theo thẩm quyền 793 văn bản QPPL. Qua kết quả tự
kiểm tra phát hiện 13 văn bản chưa phù hợp pháp luật[4] (chủ yếu là văn bản QPPL cấp xã) và đã được xử
lý theo đúng quy định của pháp luật. Đã ban hành Quyết định số 704/QĐ-UBND ngày
15/3/2016 công bố 70 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành từ năm
1989 đến 31/12/2015 (07 Nghị quyết, 49 Quyết định và 14 Chỉ thị)[5] gồm các lĩnh vực: Luật
ngân sách, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Tài chính, đất đai, môi trường,
giao thông, xây dựng, công nghệ thông tin... Chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với
các ngành rà soát 488 văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành[6]. Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ, tổ
chức tập huấn, trong năm 2016, Sở Tư pháp đã tổ chức 01 lớp tập huấn cho đội
ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của các sở, ban, ngành, công chức tư pháp cấp
huyện và cấp xã về kỹ năng và nghiệp xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát văn
bản QPPL. UBND các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã đảm bảo các điều kiện về biên chế,
kinh phí, cơ sở vật chất cho cơ quan tư pháp cùng cấp thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về công tác xây dựng, thẩm định kiểm tra, rà soát văn bản QPPL.
2.2. Hạn chế và nguyên
nhân
a) Hạn chế:
- Công tác tự kiểm tra văn bản
ở cấp xã thực hiện chưa hiệu quả. Tính chủ động thực hiện rà soát văn bản QPLL
của một số cơ quan chuyên môn chưa cao.
b) Nguyên nhân
- Một số xã trên địa bàn tỉnh
chỉ có 01 công chức Tư pháp - Hộ tịch kiêm nhiệm nhiều công tác tư pháp ở địa phương.
Các cơ quan chuyên môn chưa được thành lập tổ chức bộ phận pháp chế, chưa có
biên chế chuyên trách nên hiệu quả rà soát văn bản một số nơi chưa cao và chưa
được triển khai đồng đều.
3. Quản lý nhà nước về
PBGDPL, hoà giải ở cơ sở, hương ước, quy ước và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
của người dân ở cơ sở
3.1. Kết quả đạt được
Công tác tuyên truyền phổ biến
giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, hương ước, quy ước, chuẩn tiếp cận pháp luật
được thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị 32-CT/TW của Ban Bí thư, Kết luận số
04-KL/TW của BCH Trung ương và Kế hoạch số 19 KH/TU của Thường vụ Tỉnh ủy, Luật
phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Hòa giải cơ sở, Quyết
định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính và
các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác PBGDPL. Cơ quan Tư pháp các cấp
đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp PBGDPL, Ban Chỉ
đạo các Chương trình, Đề án về công tác PBGDPL. Ngoài thực hiện đại trà, diện rộng,
đã chú trọng, tập trung vào các văn bản mới ban hành, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng
đặc thù, với hình thức phong phú, đa dạng hơn, chất lượng tuyên truyền được
nâng lên rõ rệt, các hoạt động tuyên truyền được tổ chức đồng bộ, quyết liệt, tạo
sự lan tỏa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân, kết
quả đạt được như sau:
a) Công tác phổ biến giáo dục
pháp luật:
UBND tỉnh đã chỉ đạo Hội đồng
phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh, các Ban chỉ đạo về
công tác PBGDPL tỉnh, Sở Tư pháp và các Sở ngành có liên quan tiếp tục đẩy mạnh
công tác PBGDPL thông qua việc thực hiện các Đề án, các chương trình PBGDPL của
Chính phủ, của Bộ Tư pháp, của Tỉnh ủy. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW
của Ban Bí thư và Kết luận số 04-KL/TW của BCH Trung
ương, UBND tỉnh và các Ban Chỉ đạo đã ban hành 17 văn bản[7] chỉ đạo, hướng dẫn công
tác PBGDPL. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý và UBND các huyện, thị xã, thành phố
tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời
phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản liên quan thiết thực
đến nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương và đời sống của cán bộ
và nhân dân. Trong năm 2016, toàn tỉnh đã tổ chức gần
13.000 hội nghị, tập huấn cho hơn 900.000 lượt
người.
Năm 2016, là năm diễn ra hoạt động
bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ
2016-2021, toàn tỉnh đã tổ chức 926 hội nghị, lớp tập huấn bồi dưỡng kiến
thức pháp luật về bầu cử với hơn 67.551 lượt người; biên soạn và phát
hành 26.000 sách bỏ túi Tìm hiểu một số quy định về bầu cử ĐBQH Khoá XVI
và ĐBHĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 để cấp phát cho nhân dân trên địa bàn; tổ
chức sản xuất và phát sóng hơn 1.800 tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, giao
lưu, tọa đàm, phản ánh liên quan bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các
cấp. Hệ thống loa truyền thanh cơ sở đã phát sóng 7.941 chương trình
PBGDPL trên đài truyền thanh xã trong đó chủ yếu là truyên truyền pháp luật về
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; in hàng ngàn pa nô, áp phích, băng
rôn khẩu hiệu tuyên trền về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.
Riêng Sở Tư pháp đã tham mưu
cho Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh và các Ban Chỉ đạo các Đề án tổ chức và phối
hợp tổ chức 31 hội nghị, lớp tập huấn cho hơn 3.995 người trong
đó có nhiều đối tượng đặc thù[8].
In ấn, phát hành 90.000 sách bỏ túi các loại; trong 7.000 cuốn bản
tin tư pháp; thực hiện 12 chuyên mục Pháp luật và đời sống.
Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán
bộ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL. Hiện nay toàn tỉnh có 11.299 người thực hiện
công tác phổ biến giáo dục pháp luật[9].
b) Công tác hòa giải ở cơ sở
Công tác hòa giải ở cở sở ở tỉnh
Quảng Bình đã cơ bản đi vào nền nếp và ngày càng phát huy tính hiệu quả trong
việc góp phần duy trì, củng cố sự đoàn kết trong nội bộ Nhân dân, giữ gìn trật
tự, an toàn xã hội, phát huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nâng cao
ý thức tôn trọng pháp luật, thói quen sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật trong Nhân dân. Năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số
663/UBND-NC ngày 09/5/2016 về việc hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
năm 2016; đã tổ chức … lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và
nghiệp vụ PBGDPL cho …. Tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng Ban Công tác Mặt
trận và hòa giải viên, tuyên truyền viên ở cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.431 tổ hoà
giải với trên 9.086 tổ viên. Đã tích cực hưởng hứng tham gia Hội thi
“Hòa giải viên giỏi” toàn quốc lần thứ III do Bộ Tư pháp tổ chức vòng sơ khảo tại
Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Kết quả, Đội thi “Hòa giải viên giỏi” tỉnh
Quảng Bình đã được Ban Tổ chức trao giải khuyến
khích và giải Tiểu phẩm xuất sắc nhất. Tỉnh Quảng
Bình cũng đã ban hành văn bản QPPL quy định về mức chi cho công tác hòa giải.[10]. Trong năm 2016, đã thụ lý 1381 vụ việc[11]; hòa giải thành 1186 vụ việc; hòa giải không thành 155
vụ việc; số vụ việc chưa giải quyết: 40 vụ việc; tỷ lệ hòa giải
thành đạt 88%.
c) Kết quả triển khai Quyết
định số 09/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chuẩn tiếp cận
pháp luật của người dân ở cơ sở
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số
09/2013/QĐ-TTg, Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày
20/6/2013, Công văn số 230/UBND-NC ngày 04/3/2014 về việc
triển khai thực hiện các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
của người dân tại cơ sở, Công văn
số 1109/UBND-NC ngày 10/9/2014 về việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật của
người dân tại cơ sở...; tiếp tục theo dõi, hướng dẫn 119 đơn vị
được công nhận đơn vị đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tiêu biểu về tiếp cận
pháp luật năm 2015 quyết tâm giữ vững danh hiệu đã đạt được; đồng thời hướng dẫn
các địa phương khác tiếp tục xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.Qua
03 năm triển khai Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg và 02 năm làm thử việc đánh giá,
công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tỉnh Quảng Bình đã được Bộ Tư pháp lựa
chọn và cho làm hồ sơ đề nghị khen thưởng 03 tập thể và 02 cá nhân có thành
tích xuất sắc trong việc thực hiện Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg.
d) Công tác Quản lý nhà nước về xây dựng và
thực hiện hương ước, quy ước
UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 661/UBND-NC
ngày 09/5/2016 về việc tăng cường công tác quản lý về xây dựng và thực hiện
hương ước, quy ước. Đến nay, toàn tỉnh đã có 1.258 hương ước, quy ước đã
phê duyệt.
đ) Quản lý nhà nước về tủ sách pháp luật
Toàn tỉnh có trên 2.375[12] tủ
sách pháp luật, trong đó có 820 tủ sách ở xã, phường, thị trấn; 1.555
tủ sách pháp luật ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, bao gồm
cả thư viện. Số lượng đầu sách của mỗi tủ sách từ 30 đến 700 cuốn (các thư viện
từ 1.000 đến 40.000 cuốn). Tủ sách pháp luật đều được bổ sung từ 10 đến 3000
cuốn/tủ/thư viện. Nhìn chung, các tủ sách đều có tương đối đầy đủ các loại tài
liệu theo quy định của Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế
- Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức pháp luật, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiệp vụ
hoà giải, cung cấp tài liệu cho đội ngũ hoà giải viên chưa được triển khai thực
hiện thường xuyên do nguồn kinh phí cho công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ đặt ra.
- Đội ngũ làm
công tác PBGDPL chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa thực sự chủ động và chưa làm tốt
vai trò tham mưu về công tác PBGDPL; khả năng cập nhật thông tin, văn bản pháp
luật mới còn hạn chế.
- Việc tuyên
truyền, phổ biến chưa đều khắp, nhiều văn bản chưa được tổ chức tuyên truyền
sâu rộng, còn chạy theo văn bản mới ban hành.
b) Nguyên nhân
- Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban
hành nhiều, thường xuyên sửa đổi, bổ sung làm cho công tác cập nhật, triển khai
phổ biến gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở, vật chất, trang thiết bị; kinh phí phục
vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình
hình mới.
4. Công tác hộ tịch, quốc tịch,
chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, bồi thường nhà nước, đăng ký giao dịch
bảo đảm
4.1. Kết quả đạt được
a) Công tác đăng ký, quản
lý hộ tịch và quốc tịch, nuôi con nuôi
- Công tác đăng ký, quản lý
hộ tịch: Tiếp tục được quan tâm tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo. Trong năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo triển
khai thực hiện[13]. Đến
nay trên địa bàn tỉnh đã có 123 đơn vị cấp xã và 6 đơn vị cấp huyện thực hiện ứng
dụng phần mềm Đăng ký và quản lý hộ tịch. Sở Tư pháp đã làm tốt công tác hướng
dẫn nghiệp vụ đăng ký hộ tịch cho địa phương, nhất là những nhiệm vụ mới chuyển
giao cho chính quyền cơ sở[14].
Đã tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp
vụ công tác hộ tịch, chứng thực và xử lý vi phạm hành chính cho các đối tượng
là công chức phụ trách công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp các huyện, thị xã,
thành phố và công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã. Đã thanh tra 6 đơn vị cấp xã
trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp
triển khai Quyết định số 1774/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành
Kế hoạch triển khai Đề án thực hiện “Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về việc
giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới
hai nước” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và Thông tư số 03/2015/TT-BTP ngày
01/4/2015 của Bộ Tư pháp quy định điều kiện, trình tự, thủ tục nhập quốc tịch
Việt Nam và đăng ký khai sinh, kết hôn cho người di cư tự do tại các huyện của
Việt Nam tiếp giáp với Lào. Hiện nay, ở tỉnh Quảng Bình đã thực hiện xong việc
rà soát đơn phương và đã lập danh sách người di cư tự do và kết hôn không giá
thú trên địa bàn tỉnh[15].
Tuy nhiên, phía bạn Lào chưa triển khai thực hiện nên việc phê duyệt Danh sách
giữa 02 cơ quan có thẩm quyền của 02 nước chưa triển khai được.
- Công tác quốc tịch: Đã ban hành Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 24/02/2016 về việc rà
soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của
công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
và Báo cáo số 1378/BC-STP ngày 27/8/2016 về việc đánh giá thực trạng tình hình quốc
tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam và người nước ngoài đang
cư trú trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong năm 2016, ở tỉnh Quảng Bình không giải
quyết trường hợp nào liên quan đến vấn quốc tịch.
- Công tác nuôi con nuôi: Đã ban hành Kế hoạch số 955/KH-UBND ngày 21/6/2016 và Báo cáo số
134/BC-UBND ngày 05/7/2016 về việc Báo cáo tổng kết 04 năm thi hành công ước
Lahay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế,
05 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.Trong năm 2016, toàn tỉnh đã thực
hiện đăng ký đã thực hiện đăng ký hộ tịch cho 43.778 trường hợp[16]
b) Quản lý nhà nước về
lý lịch tư pháp
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở
Tư pháp thực hiện Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quy
chế phối hợp liên ngành trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin
lý lịch tư pháp trên địa bàn; đã ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày
31/12/2015 và Báo cáo số 35/BC-UBND ngày 04/02/2016 Tổng kết 05 năm thi hành Luật
Lý lịch tư pháp và 04 năm thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh
gửi Bộ Tư pháp theo đúng yêu cầu đề ra. Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện
các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và hạn
chế tối đa tình trạng chậm trễ trong việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Chỉ đạo Sở
Tư pháp triển khai thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu
chính, đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến và Sở Tư pháp đã ký kết hợp
đồng với Bưu điện tỉnh triển khai kịp thời nhiệm vụ này nhằm đáp ứng yêu cầu của
cá nhân trong việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình hình cấp phiếu Lý lịch
tư pháp: Tổng số Phiếu lý lịch tư pháp đã cấp:
4.618 trường hợp[17], tăng
33% so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 đã cấp 3.461 trường hợp). Hồ
sơ giải quyết đúng hạn: 4.539 trường hợp, giải quyết quá hạn:54 trường hợp (do
đương sự có thời gian cư trú ở nước ngoài, ở tỉnh khác, chậm do xác minh tại
cơ quan Công an...), số lượng giải quyết hồ sơ quá hạn giảm 82% so với
cùng kỳ năm 2015 (năm 2015, quá hạn 297 trường hợp).
- Công tác xây dựng cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp: Đã tiếp nhận 6.533
thông tin LLTP về án tích[18] (trong đó có: 5.322 thông tin LLTP thuộc thẩm quyền lập của Sở Tư
pháp Quảng Bình; 1.211 thông tin LLTP của người cư trú ở tỉnh khác), tăng 25,5%
so với năm 2015 (năm 2015 tiếp nhận: 5.205 thông tin).Cập nhật vào phần mềm:
7.694 thông tin LLTP[19], tăng
43% so với năm 2015 (năm 2015 đã cập nhật vào phần mềm 5.385 thông tin). Đã
lập 1.604 hồ sơ lý lịch tư pháp.
c) Công tác đăng ký giao dịch
bảo đảm, quản lý nhà nước về trách nhiệm bồi thường nhà nước
- Công tác đăng ký giao dịch
bảo đảm: Đã ban hành và chỉ đạo Sở Tư pháp triển
khai thực hiện Kế hoạch số 264/KH-UBND ngày 07/3/2016 về Kiểm tra công tác đăng
ký, cung cấp thông tin về thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
tại các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đến
nay, Sở Tư pháp đã kiểm tra 8 Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn
(đạt 100%) Kế hoạch đề ra. Tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ về Thông tư liên tịch
số 09/2016/TTLT/BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi
trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất cho các đối tượng là công chức phụ trách công tác đăng ký thế chấp quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất của các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
trên địa bàn tỉnh, công chức tư pháp hộ tịch cấp xã.
Trong năm 2016 các Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất giải quyết: 26.844 đơn; trong đó đăng ký giao dịch bảo
đảm: 15.759 đơn; đăng ký thay đổi: 45 đơn; đăng ký văn bản thông báo về việc xử
lý tài sản bảo đảm: 38 đơn; xóa đăng ký: 11.002 đơn; tiến hành cung cấp thông
tin về giao dịch bảo đảm: 26 đơn. Miễn lệ phí: 4.318 trường hợp.
- Công tác quản lý nhà nước
về trách nhiệm bồi thường nhà nước: Đã ban hành và triển khai Kế hoạch số
08/KH-UBND ngày 14/01/2016 về thực hiện công tác Bồi thường nhà nước năm 2016
trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về
công tác bồi thường nhà nước[20]. Đã tổ chức 01 hội nghị tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức
pháp luật về công tác bồi thương của nhà nước cho đại diện lãnh đạo các sở,
ban, ngành cấp tỉnh, đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn và công chức phụ
trách công tác pháp chế, phụ trách công tác bồi thường nhà nước, lãnh đạo và
công chức phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố…với số lượng 90 người tham
dự. Năm 2016, tỉnh Quảng Bình không có trường hợp nào yêu cầu giải quyết về bồi
thường nhà nước.
d) Công tác chứng thực
Đã ban hành Công văn số
964/UBND-NC ngày 22/6/2016 về việc thực hiện công chứng, chứng thực hợp
đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở và tiếp
tục chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu thực hiện có hiệu quả Nghị định số
23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và các văn bản pháp luật có liên quan;
đã kiểm tra 01 Tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện chứng thực bản
sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; đã thanh tra 06 đơn vị cấp xã trong việc
thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ.
Trong năm 2016, đã thực hiện 732.317
bản sao, thu lệ phí 3.346.068.320đ, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2015 (năm
2015 đã thực hiện 793.382 bản sao); 40.166 việc chứng thực chữ ký
trong giấy tờ, văn bản, chữ ký người dịch và hợp đồng giao dịch, thu lệ
752.915.000đ, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 đã thực hiện
58.152 việc).
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
a) Hạn chế:
- Thực tế chưa tách bạch giữa hoạt động công
chứng và chứng thực, giữa hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động cung cấp dịch
vụ công.
- Việc cung cấp, phối hợp rà
soát thông tin LLTP, xác nhận tình trạng xóa án tích của một số cơ quan có liên
quan còn chậm.
- Phía bạn Lào chưa thực hiện
Đề án thỏa thuận việc giải quyết di cư tự do và kết hôn không giá thú nên việc
thực hiện Thông tư số 03/2015/TT-BTP ngày 01/4/2015 còn khó khăn.
b) Nguyên nhân
- Kinh phí cấp cho việc đầu tư
ứng dụng công nghệ thông tin còn ít.
- Nguồn lực thực hiện Luật Lý
lịch tư pháp chưa đảm bảo.
6. Công tác quản lý xử lý
vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
6.1. Kết quả đạt được
a) Công tác quản lý nhà nước
về xử lý vi phạm hành chính
Đã ban hành Kế hoạch số
76/KH-UBND ngày 14/01/2016 về công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính năm
2016 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 429/KH-UBND ngày 04/4/2016 và Báo cáo số
100/BC-UBND ngày 13/5/2016 về sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định 81/2013/NĐ-CP
ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; ban hành Công văn số 39/UBND-NC ngày
08/01/2016 gửi Bộ Tư pháp phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong công tác
XLVPHC tại địa phương.
Trong năm 2016, toàn tỉnh xảy
ra 35.951 vụ với 36.061 đối tượng vi phạm pháp luật hành chính, giảm
7.151 vụ/7.018 đối tượng so cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 xảy ra 43.102 vụ với
43.079 đối tượng).Trong đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh,
UBND cấp huyện, cấp xã phát hiện 3.906
vụ với 3.757 đối tượng vi phạm.
Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành 35.459 Quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, trong đó đã thi hành 33.636 Quyết định, đang thi hành 1.823 Quyết định;
tổng số tiền phạt thu được 44.321.847.000 đồng; số tiền thu được từ bán, thanh
lý tang vật, phương tiện bị tịch thu là 5.260.575.125 đồng. Toàn tỉnh có 56
đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính[21], giảm 07 đối tượng so
với năm 2015.
b) Công tác theo dõi thi
hành pháp luật
Trong năm 2016, UBND tỉnh đã
ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo triển khai thi hành công tác theo dõi thi
hành pháp luật trên địa bàn tỉnh[22]. Đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến
hành kiểm tra công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật kết hợp với kiểm
tra công tác xử lý vi phạm hành chính tại 11 cơ quan, đơn vị (UBND thành phố Đồng
Hới; UBND Tuyên Hóa; thị xã Ba Đồn; Sở Y tế và 03 đơn vị thuộc Sở Y tế quản lý;
04 đơn vị cấp xã) theo Quyết định số 2179/QĐ-UBND ngày 27/7/2016 của UBND tỉnh.
Từ 01/10/2015 đến 31/10/2016, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành 53 văn bản QPPL
(19 Nghị quyết và 44 Quyết định), trong đó có 07 Quyết định nằm trong
chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh; 06 Nghị
quyết UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành. Nhìn chung các văn bản QPPL do địa
phương ban hành đều được cơ quan, người có thẩm quyền tổ chức thi hành kịp thời
và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản QPPL.
Các điều kiện về nhân lực, nguồn kinh phí và cơ sở vật chất khác phục vụ cho
công tác theo dõi thi hành pháp luật cũng được UBND tỉnh quan tâm[23].
6.2. Hạn chế và nguyên
nhân
a) Hạn chế:
- Phạm vi và nội dung của công
tác theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính rộng nhưng thực tế
được thực hiện còn ít.
- Hiện nay, cán bộ thực hiện nhiệm
vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật ở các sở, ngành chủ yếu kiêm nhiệm nên
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
b) Nguyên nhân
- Lĩnh vực xử lý vi phạm hành
chính rộng, được điều chỉnh bởi nhiều Nghị định khác nhau, hành vi vi phạm còn
nhiều trong khi đó nguồn lực để thực hiện rất hạn chế; đội ngũ công chức làm
nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật còn thiếu, chủ yếu kiêm
nhiệm; nghiệp vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhất là theo dõi
các lĩnh vực trọng tâm chưa được Bộ Tư pháp bồi dưỡng thường xuyên nên
còn một số vướng mắc trong triển khai thực hiện.
Đối với một số lĩnh vực được bổ
sung thêm chức năng, nhiệm vụ mới hoặc có quy định thành lập thêm phòng, bộ phận
mới, UBND tỉnh đã có văn bản đề nghị Bộ Nội vụ bổ sung thêm biên chế cho tỉnh
nhưng vẫn chưa được bổ sung.
7. Công tác kiểm soát thủ tục
hành chính (TTHC)
7.1. Kết quả đạt được
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 3866/QĐ-UBND ngày 30/12/2015 về ban hành Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục
hành chính tỉnh Quảng Bình năm 2016; Công văn số
1267/UBND-NC ngày 12/8/2016 chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện thực hiện
một số nhiệm vụ để tiếp tục tăng cường việc công khai, minh bạch và trách nhiệm
giải trình của các cơ quan nhà nước trong tổ chức thực hiện TTHC; đã ban hành 55 Quyết định công bố 713 TTHC[24], tăng 11 quyết định và
294 TTHC so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 ban hành 44 Quyết định và 419 TTHC).
Tính đến nay, tổng số TTHC được
công bố đang có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh là 1.778 TTHC[25]; đã tiếp nhận 17 phản ánh, kiến nghị và chuyển cho cơ quan có thẩm
quyền xử lý theo đúng quy định; đã kiểm tra 13/13 đơn vị[26] theo
đúng tiến độ Kế hoạch đã đề ra; đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham gia ý kiến và thẩm định
13 dự thảo QPPL có quy định về 137 TTHC[27].
Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã
tiếp nhận và giải quyết 19.552 hồ sơ trên tất cả các lĩnh vực. Tỷ lệ
hồ sơ đã giải quyết đúng hạn chiếm 99,7.%, tỷ lệ hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải
quyết quá hạn chỉ có 0,3% (hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp)[28].
7.2. Hạn chế và nguyên
nhân
a) Hạn chế:
Một số ngành đánh giá tác động
của quy định về TTHC trong dự thảo văn bản QPPL còn lúng túng; một số TTHC công
bố còn chậm.
b) Nguyên nhân
- Biên chế thực hiện công tác
kiểm soát thủ tục hành chính còn hạn chế
- Một số TTHC thuộc thẩm quyền
ban hành của Bộ, Ngành trung ương ban hành chậm nên dẫn đến ở địa phương công bố
chậm.
8. Quản lý nhà nước về bổ
trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
8.1. Kết quả đạt được
a) Công tác quản lý nhà nước
về công chứng
UBND tỉnh đã ban hành văn bản
hướng dẫn thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng văn bản thực hiện
các quyền của người sử dụng đất, nhà ở[29]. Đồng thời đã lãnh đạo Sở Tư pháp hướng dẫn các Văn phòng Công chứng
thực hiện thủ tục chuyển đổi Văn phòng công chứng do 01 Công chứng viên thành lập
sang Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình Công ty hợp danh theo quy định
của Luật Công chứng; chuẩn bị các thủ tục, điều kiện để thành lập Hội công viên
tỉnh; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ về công chứng nhằm giúp các tổ
chức hành nghề công chứng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ
chức và hoạt động cũng như tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ, thanh tra,
kiểm tra; Đến nay, toàn tỉnh có 06 tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên
4/8 đơn vị cấp huyện; có 13 công chứng viên. Trong năm 2016, Sở Tư pháp đã thanh
tra, kiểm tra 04 lượt tại 3 Tổ chức hành nghề công chứng (trong đó có 01 cuộc
kiểm tra đột xuất); các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện 20.735 việc
làm công chứng, giảm 3,7 % so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015, số việc
công chứng 21.520 việc); tổng số phí thu được 7.422.392.000đ, tăng
21% so với cùng kỳ năm 2015 (năm 2015, thu 6.145.702.000đ).
b) Công tác quản lý nhà nước
về bán đấu giá tài sản
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục
triển khai thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 và các văn bản
hướng dẫn có liên quan về bán đấu giá tài sản; tăng cường các biện pháp chỉ đạo
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản, nhất là bán đấu
giá tài sản là quyền sử dụng đất trên địa bàn; đã tăng cường củng cố kiện toàn
tổ chức bộ máy của Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản. Đến nay, Trung tâm có
17 biên chế, trong đó có 06 đấu giá viên và 02 viên chức đã đào tạo nghề đấu
giá.
Trong năm 2016, Trung tâm Dịch
vụ bán đấu giá tài sản đã ký kết 85 Hợp đồng bán đấu giá tài sản, tổ
chức 270 cuộc bán đấu giá thành; giá trị tài sản bán được 326.640.000.000
đồng, tăng 38% (năm 2015 giá trị tài sản bán được 236.664.612.000đ),
chênh lệch tăng so với giá khởi điểm 13.740.000.000 đồng.
c) Công tác quản lý nhà nước
về trợ giúp pháp lý
Chỉ đạo Sở Tư pháp lãnh đạo
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện các kế hoạch về hoạt động trợ
giúp pháp lý năm 2016 đã được ban hành có chất lượng và hiệu quả[30]. Trong năm 2016, Trung
tâm đã thực hiện 486 vụ việc cho 449 đối tượng[31]; đã chỉ đạo Hội đồng Phối hợp liên ngành về
TGPL tiến hành kiểm tra 6 cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn huyện Bố Trạch
và huyện Minh Hóa[32];
đã chỉ đạo Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm TGPL tiến hành kiểm tra, đánh giá chất
lượng đối với 123 vụ việc TGPL. Qua kiểm tra, đánh giá 100% vụ việc đều
đạt chất lượng và đạt chất lượng tốt. Không có khiếu nại về chất lượng vụ việc
TGPL.
d) Công tác quản lý nhà nước
về giám định tư pháp
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường
công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp, trong năm 2016, UBND tỉnh đã bổ
nhiệm thêm 02 giám định viên tư pháp cho Phòng Kỷ thuật hình sự -Công an tỉnh.
Đến nay, trên toàn tỉnh có 96 người giám định tư pháp[33]. Sở Tư pháp đã phối hợp với
Sở Y tế kiểm tra tình hình tổ chức hoạt động của Trung tâm Giám định Y
khoa-Pháp y tỉnh; thường xuyên rà soát, bổ sung danh sách người giám định viên
vụ việc để công nhận đăng tải trên trang website của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
Trong năm 2016, các tổ chức giám định tư pháp đã thực hiện 1.101 vụ việc,
trong đó 584 vụ việc theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, 517
vụ việc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác.
đ) Công tác quản lý nhà nước
về luật sư, tư vấn pháp luật
Đã ban hành Kế hoạch và tổ chức
hội nghị Sơ kết 05 năm thực hiện Quyết định 743/QĐ-UBND ngày 05/4/2011 của UBND
tỉnh về phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư từ năm 2011-2020”, đã
chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra các tổ chức hành nghề luật sư
và các Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn. Đến nay, cơ bản 100% tổ chức
hành nghề luật sư và các Trung tâm tư vấn pháp luật trên địa bàn đã được thanh
tra, kiểm tra về tình hình tổ chức và hoạt động; đã thẩm định hồ sơ và đề nghị
Bộ Tư pháp cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho 03 trường hợp. Đến nay trên địa
bàn toàn tỉnh có 17 tổ chức hành nghề luật sư[34], với 35 luật sư. Các Tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện 205
việc[35], giảm 21% so với cùng kỳ
năm 2015 (năm 2015 đã thực hiện 258 việc) doanh thu: 643.886.000đ, tăng
113% so với năm 2015 (năm 2015 doanh thu : 302.300.000đ), nộp
thuế 49.351.000đ.
Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực
các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật. Trong năm 2016, Sở Tư pháp
đã cấp Giấy đăng ký hoạt động cho 01 Trung tâm Tư vấn pháp luật, 01 Chi nhánh
tư vấn pháp luật và cấp 08 Thẻ Tư vấn viên pháp luật. Đến nay, trên địa bàn
toàn tỉnh có 03 Trung tâm tư vấn pháp luật, với 19 tư vấn viên pháp luật; đã
ban hành kế hoạch và tiến hành kiểm tra tình hình tổ chức và hoạt động của 02
Trung tâm tư vấn pháp luật. Trong năm 2016, các Trung tâm tư vấn pháp luật đã
thực hiện 90[36] việc tư
vấn miễn phí cho 89 lượt người
e) Công tác Quản lý nhà nước
về Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hoạt động hành nghề
quản lý, thanh lý tài sản
Đã ban hành và chỉ đạo triển
khai Kế hoạch số 1425/KH-UBND ngày 29/8/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực
hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý,
thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh
không có trường hợp đăng ký hành nghề Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản
lý, thanh lý tài sản.
8.2. Hạn chế và nguyên
nhân
a) Hạn chế:
- Việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh
chưa được thực hiện.
- Chưa thu hút được luật sư trẻ
tham gia hoạt động luật sư; chưa có tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong
lĩnh vực kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài.
b) Nguyên nhân
- Pháp luật trong lĩnh vực
công chứng, đấu giá thiếu đồng bộ, thiếu ổn định nên đã gây khó khăn cho cả cơ
quan quản lý nhà nước và cho các đối tượng chịu sự tác động.
- Thể chế và chính sách TGPL
còn một số bất cập, chưa thống nhất và đồng bộ với các thể chế có liên quan. Đối
tượng và địa bàn được hưởng các chính sách TGPL tại tỉnh Quảng Bình nhiều trong
khi các nguồn lực để thực hiện còn hạn chế.
9. Công tác hợp tác quốc tế về
tư pháp và pháp luật
9.1. Kết quả đạt được
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp
với các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật
về quốc tịch và Công ước La Hay về tư pháp quốc tế phù hợp với tình hình của địa
phương. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong
tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, trên cơ sở biên bản hội
đàm giữa đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Bình, Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, chính quyền tỉnh
Khăm Muộn và tỉnh Savannakhet Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, UBND tỉnh đã lồng
ghép trong các chương trình hợp tác giữa chính quyền hai tỉnh để trao đổi kinh
nghiệm trong cải cách hành chính, cung cấp thông tin, số liệu về tình hình công
dân di cư tự do và nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết
hôn ở khu vực biên giới Quảng Bình – Khăm Muộn, Quảng Bình - Savannakhet.
9.2. Hạn chế và nguyên
nhân
a) Hạn chế:
Sở Tư pháp Quảng Bình đã ký Thỏa
thuận hợp tác với Sở Tư pháp tỉnh Khăm Muộn, Lào về thực hiện các lĩnh vực hợp
tác về tư pháp nhưng việc triển khai thực hiện thỏa thuận đang còn chậm chưa đạt
kết quả như mong muốn.
b) Nguyên nhân:
- Các sở, ngành, địa phương
trên địa bàn tỉnh chưa thật sự chủ động trong việc tìm kiếm thông tin để mời gọi
các Nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ các chương trình, dự án, phi dự án hợp tác quốc
tế về pháp luật.
- Kinh phí bố trí cho các hoạt
động đối ngoại nói chung, trong đó có hợp tác đối ngoại về tư pháp và pháp luật
chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay.
10. Công tác tổ chức xây dựng
Ngành, đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học pháp lý
10.1. Kết quả đạt được
a) Công tác xây dựng Ngành
Trên cơ sở Quyết định số
27/2015/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 của UBND tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành
rà soát các Quy chế, quy định có liên quan đến hoạt động của Ngành. Theo đó, Sở
Tư pháp đã rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều Quy định,
Quy chế liên quan đến hoạt động của Ngành[37]; đã hoàn thiện Đề án vị trí việc làm giai đoạn
2016-2017 trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (Đề án số 768 /ĐA-STP ngày
28/4/2016 ); xây dựng Đề án tinh giản biên chế giai đoạn 2016-2021 và được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 13/9/2016. Ngoài ra, Sở
đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện nhiệm vụ về quản lý cán bộ theo thẩm quyền
đã phân cấp[38]. Trong năm
2016, đã bổ nhiệm 01 Trưởng phòng và 01 Phó Trưởng phòng nghiệp vụ; bổ nhiệm lại
02 Lãnh đạo cấp phòng; quyết định điều động, bố trí
công tác đối với 02 công chức lãnh đạo cấp phòng thuộc Sở; tuyển dụng đặc cách
03 viên chức; tuyển dụng 02 viên chức; hợp đồng lao động theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP 01 trường hợp; quyết định thuyên chuyển 02 viên chức của 02 đơn vị
sự nghiệp thuộc Sở.
Hiện nay, đội ngũ công chức,
viên chức, người lao động của Sở Tư pháp là 101, trong đó có 01 Tiến sỹ Luật;
06 Thạc sỹ (04 Thạc sỹ Luật; 02 Thạc sỹ khác); 85 Đại học (68 Đại học Luật;
17 Đại học khác); 07 Cao đẳng và Trung cấp khác; 02 trình độ khác. Cấp huyện có
38 công chức và hợp đồng lao động, trong đó 01 Thạc sỹ Luật và 01 thạc sỹ khác,
36 Đại học Luật. Cấp xã có 289 người, 02 Thạc sỹ Luật, 214 Đại học Luật, 53
Trung cấp Luật, 06 đại học khác, 13 Trung cấp khác, 01 chưa 1 đào tạo (xã Tân
Trạch, huyện Bố Trạch thuộc xã miền núi, rẻo cao). 130/159 đơn vị cấp xã có 02
công chức Tư pháp - Hộ tịch, đạt 81,76%. Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu HĐND các cấp, Ngành Tư pháp có 75 công chức Tư pháp ứng cử và có 45
người trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện và cấp xã.
Thường xuyên quan tâm đào tạo bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tiễn cho công chức, viên chức. Trong
năm, Sở tiếp tục cử 06 công chức, viên chức tham gia học cao học; 02 cán bộ học
lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính, 02 công chức học lớp quản lý nhà
nước ngạch chuyên viên, 01 công chức học lớp Quản lý Lãnh đạo cấp phòng; cử
trên 45 lượt công chức, viên chức và người lao động được đào tạo, bồi dưỡng về
trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, chuyên môn,
nghiệp vụ chuyên ngành.
b) Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành
và thực hiện các kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng thuộc thẩm
quyền quản lý nhà nước[39]...
Thường xuyên chỉ đạo ngành Tư pháp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng
lực thực tiễn cho cán bộ. Trong năm, Sở tiếp tục cử 06 công chức, viên chức
tham gia học cao học; 02 cán bộ học lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
chính, 02 công chức học lớp quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, 01 công chức học
lớp Quản lý Lãnh đạo cấp phòng; cử trên 45 lượt công chức, viên chức và người
lao động được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước,
tin học, ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành do địa phương và cơ quan
trung ương tổ chức..
c) Hoạt động nghiên cứu khoa
học
Đã tích cực chỉ đạo Sở Tư pháp
tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học nhất là các lĩnh vực liên quan trực
tiếp đến nhiệm vụ chuyên môn của ngành. Hiện nay, Sở Tư pháp đang hoàn tất các
thủ tục để nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Giải pháp nâng
cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” và
đăng ký nhiệm vụ khoa học cấp Bộ “Tiêu chí đánh giá chất lượng của công chức
Tư pháp địa phương qua thực tiễn tại Quảng Bình”.
10.2. Hạn chế và nguyên
nhân
Việc tham gia các lớp đào tạo
nhất là việc đào tạo các chức danh bổ trợ tư pháp còn khó khăn, khó thực hiện Đề
án vị trí việc làm.
11. Công tác thanh tra, kiểm
tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
11.1. Kết quả đạt được
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp
ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch công tác thanh tra năm 2016 ban hành
kèm theo Quyết định số 2146/QĐ-STP ngày 27/11/2015, trong năm 2016, đã chỉ đạo
Sở Tư pháp thực hiện 05 cuộc thanh tra[40].Tổ chức tiếp công dân thường xuyên và định kỳ đầy đủ; tiếp nhận 09
đơn (05 đơn tố cáo, 02 đơn khiếu nại và 02 đơn phản ánh, kiến nghị) không thuộc
thẩm quyền Sở Tư pháp và đã ban hành công văn hướng dẫn gửi đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết. Trong 6 tháng đầu năm 2016, toàn Ngành Tư pháp không có đơn
khiếu nại, tố cáo về tham nhũng thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tư
pháp; đã cử 17 lượt công chức, viên chức tham gia 17 Đoàn thanh tra liên ngành
giúp Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh.
11.2. Hạn chế và nguyên
nhân: Không
12. Quản lý nhà nước về công
tác pháp chế
12.1. Kết quả đạt được
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số
106/KH-UBND ngày 19/01/2016 về công tác pháp chế năm 2016, trên cơ sở đó chỉ đạo
Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 621/STP-XDKTVB ngày 08/4/2016 về đôn đốc triển
khai công tác pháp chế trên địa bàn nhằm hướng dẫn cho các tổ chức pháp chế,
các công chức phụ trách công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành thực hiện đúng
chức năng, nhiệm vụ, tham mưu giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện tốt
công tác pháp chế tại cơ quan, đơn vị nhằm triển khai Kế hoạch số 106/KH-UBND kịp
thời, hiệu quả; báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP
ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của tổ chức pháp chế. Tổ chức 01 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ và bồi dưỡng
kiến thức pháp luật về công tác pháp chế năm 2016 với 90 người tham gia. Hiện
nay, ở tỉnh Quảng Bình có 01 Phòng pháp chế thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường với
03 cán bộ chuyên trách; 71 người kiêm nhiệm công tác pháp chế tại
các cơ quan chuyên môn.
12.2. Hạn chế và nguyên
nhân
a) Hạn chế
Hiệu quả công tác và chất lượng
cán bộ pháp chế một số ngành chưa cao.
b) Nguyên nhân
Chưa thành lập được Phòng pháp
chế tại tất cả các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; cán bộ pháp chế chủ yếu
là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác.
13. Công tác chỉ đạo, điều
hành; ứng dụng công nghệ thông tin; cải cách hành chính; thi đua khen thưởng
13.1. Kết quả đạt được
a) Công tác chỉ đạo điều
hành
Căn cứ 11 nhóm nhiệm vụ trọng
tâm năm 2016 của công tác tư pháp, Chương trình
hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày
07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước
năm 2016 và Nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2016 để chỉ đạo, điều hành toàn Ngành triển khai thực hiện tất cả
các mặt hoạt động thuộc nhiệm vụ Tư pháp đã được phê duyệt tại Kế hoạch số
330/KH-UBND ngày 18/3/2016 về triển khai công tác Tư pháp năm 2016. Chỉ đạo Sở
Tư pháp bám sát các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, các Nghị
quyết Thường vụ Tỉnh ủy, Chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Nghị quyết của
HĐND, Quyết định, Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh để chủ động
tham mưu đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện. Tiếp
tục thực hiện chủ trương “Hướng về cơ sở”, tập trung giải quyết các điểm
nghẽn từ cơ sở. Các hoạt động cải cách tư pháp, cải cách hành chính, cải tiến lề
lối làm việc, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; đấu tranh phòng, chống tham
nhũng luôn được quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
b) Công tác ứng dụng công nghệ
thông tin
Chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành và giải quyết
công việc. UBND tỉnh đã cấp kinh phí cho Sở Tư pháp để tiếp tục triển khai thực
hiện phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch và ngày 20/5/2016, Sở Tư pháp đã ban
hành Kế hoạch số 928/KH-STP triển khai Quyết định số 1216/QĐ-UBND ngày
25/4/2016 của UBND tỉnh để tiếp tục đầu tư cho thêm 02 đơn vị cấp huyện và 46
đơn vị cấp xã. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của Trang thông
tin điện tử của Sở Tư pháp; tiếp tục triển khai có hiệu quả việc ứng dụng phần
mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, hộp thư điện tử công vụ trong việc
trao đổi thông tin, xử lý văn bản trên môi trường mạng. Tiếp tục ứng dụng mạng
LAN và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO
9001:2008 tại Sở.
d) Công tác cải cách hành chính
Đã chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành và
thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 (Kế hoạch số
914/KH-STP ngày 19/5/2016); bám sát các nội dung cải cách hành chính năm 2016 để
tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện có hiệu quả, nhất là nhiệm vụ cải cách
thể chế và kiểm soát TTHC thuộc chức năng của Ngành Tư pháp. Các số liệu cụ thể
02 nhiệm vụ này đã báo cáo ở phần trên.
b) Công tác thi đua, khen thưởng
Năm 2016, Sở Tư pháp làm Trưởng Khối
thi đua các Ngành Nội chính, trong tháng đầu năm, Sở đã ban hành nhiều văn bản
để triển khai thực hiện[41];
đồng thời phát động công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành thi đua
lập thành tích để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị đã đề ra tại các Kế hoạch
nêu trên.
Tổng kết
bình xét thi đua năm 2016, 92 cá nhân được công nhận danh hiệu Lao động tiên tiến;
15 cá nhân được công nhận Chiến sỹ thi đua cơ sở; 02 cá nhân đề nghị công nhận
Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; 01 cá nhân và 01 tập thể được đề nghị tặng Huân
chương Lao động hạng Nhì; 19 tập thể được công nhận Tập thể Lao động tiên tiến;
04 tập thể đề nghị công nhận Tập thể Lao động xuất sắc; 01 tập thể đề nghị công
nhận Cờ Thi đua của UBND tỉnh, Cờ Thi đua Ngành và Cờ thi đua của Chính phủ; 27
tập thể và 48 cá nhân được tặng Giấy khen của Giám đốc Sở Tư pháp; 02 tập thể
và 01 cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; 01 tập thể và 02
cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; 01 tập thể và 02 cá
nhân đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
13.2. Hạn chế và nguyên
nhân:
Do nguồn ngân sách của địa phương
khó khăn nên việc ứng dụng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng
yêu cầu nhất là việc xây dựng dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất
động sản đã được công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất và
tài sản gắn liền với đất.
II. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Những kết quả nổi bật công tác
tư pháp năm 2016, những ảnh hưởng tích cực đến ổn định, phát triển kinh tế-xã hội
Trong năm 2016, ngành Tư pháp
Quảng Bình đã bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,
chương trình trọng tâm công tác của ngành để vừa triển khai đồng bộ, toàn diện
các nhiệm vụ, vừa triển khai có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ được giao và
đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực, như: Chất lượng công tác thẩm định, rà
soát, kiểm tra, tự kiểm tra văn bản QPPL ngày càng được nâng lên. Công tác cải cách hành chính, nhất là kiểm soát thủ tục hành chính
tiếp tục được đẩy mạnh và chuyển biến rõ rệt. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được tăng cường tập trung đến mọi đối tượng, địa
bàn, lĩnh vực. Hoạt động tư vấn
pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp tục
được tăng cường, quan tâm đến cơ sở, đến các vùng sâu, vùng xa. Công tác quản
lý nhà nước về theo dõi thi hành pháp luật, pháp chế, xử lý vi phạm hành chính,
quản lý nhà nước về luật sư, giám định, giao dịch bảo đảm, bồi thường nhà nước,
công chứng, bán đấu giá tài sản tiếp tục được triển khai thực hiện có nền nếp.
Công tác đăng ký quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp tiếp tục được triển khai kịp
thời, đúng trình tự, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Cơ
quan Tư pháp các cấp đã làm tốt vai trò là cơ quan thường trực của Hội đồng phối
hợp PBGDPL, Ban Chỉ đạo các Chương trình, Đề án về công tác PBGDPL. Tập trung
làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIVvà
đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đảng bộ các cấp và
tuyên truyền các văn bản pháp luật mới ban hành, các văn bản liên quan về phòng
chống tham nhũng, an toàn giao thông, khiếu nại, tố cáo, đất đai, bồi thường,
giải phóng mặt bằng, dân chủ cơ sở, môi trường biển... Sở Tư pháp và Phòng Tư
pháp các huyện, thị xã, thành phố cũng đã tích cực, chủ động ký kết nhiều kế hoạch
phối hợp với các ban, ngành có liên quan, đồng thời tăng cường hoạt động kiểm
tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh việc phổ biến,
giáo dục pháp luật đến mọi đối tượng, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức
pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Công tác xã hội hoá,
huy động các nguồn lực xã hội tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực bổ trợ
tư pháp như bán đấu giá tài sản, công chứng được đẩy mạnh và đã đạt được một số
kết quả; các nhiệm vụ mới được triển khai kịp thời.
Ngành đã tích cực tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do tỉnh thành lập,
tham mưu tư vấn về mặt pháp luật cho tỉnh trong giải quyết khiếu nại tố cáo,
các hoạt động đầu tư. Các kết quả đạt được trong lĩnh vực tư pháp đã góp phần ổn
định trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế; tạo môi trường pháp lý lành mạnh.
Với chức năng giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước các tổ chức bổ trợ đã tác động và
góp phần thực hiện mục tiêu của công cuộc cải cách tư pháp nhất là tạo điều kiện
cho cơ quan xét xử trong thu thập chứng cứ đảm bảo giải quyết vụ án được khách
quan, chính xác. Các kết quả đạt được trong lĩnh vực tư pháp đã góp phần ổn định
trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế; tạo môi trường pháp lý lành mạnh.
Có được những kết quả nêu trên,
trước hết là nhờ sự chuyển biến về nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương
và nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác tư pháp và của ngành Tư pháp
trong giai đoạn hiện nay nên ngày càng quan tâm hơn đối với công tác này. Hệ thống
văn bản QPPL trong lĩnh vực tư pháp ngày càng hoàn thiện, Bộ Tư pháp thường
xuyên chỉ đạo sát sao, hướng dẫn cụ thể, các ngành, các cấp phối hợp chặt chẽ
trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, Lãnh đạo ngành Tư pháp đã
luôn chủ động, tích cực bám sát các mục tiêu, chương trình, kế hoạch của Bộ Tư
pháp, của Tỉnh, nhạy bén, chủ động trong nắm bắt tình hình, dư luận, phản ánh,
kiến nghị và có giải pháp phù hợp chỉ đạo, điều hành, xử lý kịp thời, phù hợp;
tăng cường hoạt động hướng về cơ sở; gắn các hoạt động, việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị của Ngành với nhiệm vụ chính trị, các sự kiện chính trị, văn hoá, lịch
sử và điều kiện, tình hình kinh tế xã hội của địa phương. Trong quá trình triển
khai thực hiện nhiệm vụ, ngành Tư pháp đã nhận được đồng tình ủng hộ và sự phối
hợp chặt chẽ của các sở, ngành có liên quan và của chính quyền các cấp. Đội ngũ
công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành có bản lĩnh chính trị vững
vàng; có phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh, đoàn kết thống nhất, yêu nghề;
có trình độ năng lực thực tiễn; thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
2. Những hạn chế và nguyên
nhân chung
Nhiệm vụ bổ sung ngày càng nhiều,
ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo quy định, ngành Tư pháp
còn được giao thêm nhiều nhiệm vụ bổ sung hoặc nhiệm vụ đột xuất như tham gia
đoàn liên ngành xác minh khiếu nại tố cáo[42]; nhiệm vụ làm đầu mối và chủ trì thực hiện các
tiêu chí, chỉ tiêu trong bộ chỉ số PCI của tỉnh...nhưng nguồn lực để thực hiện
chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thực hiện Chương trình, Đề
án trong lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định, trợ giúp pháp lý còn nhiều
khó khăn. Một số chỉ tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư, phát triển tổ chức
hành nghề công chứng khó đạt được. Tình trạng trông chờ, ỷ lại việc triển khai
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật từ phía cơ quan nhà nước vẫn còn,
tính tự giác, thói quen tự nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật của công dân, của cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động chưa nhiều, còn phiến diện, chỉ tìm hiểu
khi thực sự cần thiết. Mức độ tuân thủ pháp luật ở một số lĩnh vực, một số nhóm
đối tượng chưa cao, tình hình vi phạm pháp luật còn nhiều. Cơ sở, vật chất,
trang thiết bị và phương tiện làm việc phục vụ cho công tác của đội ngũ cán bộ
Tư pháp còn ít chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong một số lĩnh vực hoạt động của ngành còn hạn chế, chưa kết nối các dữ liệu
nhất là trong lĩnh vực đăng ký quản lý dữ liệu hợp đồng giao dịch đã được công
chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất…
Nguyên nhân chung: Một số thể chế và quy định của pháp luật
chưa phù hợp với thực tế, còn thiếu tính khả thi. Luật, Pháp lệnh, Nghị định và
các văn bản QPPL của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành ngày càng nhiều,
thường xuyên được sửa đổi bổ sung, tính ổn định chưa cao, một số quy định chưa
phù hợp với thực tiễn. Nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Tư pháp
được bổ sung mới nhiều hoặc nhiệm vụ không mới nhưng tăng về quy mô, số lượng
và tính phức tạp hơn, song việc đảm bảo biên chế và kinh phí hoạt động cho cơ
quan Tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhất là ở cấp huyện. Do số
lượng biên chế ít nên việc cử đi đào tạo các chức danh quản lý, chức danh bổ trợ
tư pháp gặp nhiều khó khăn. Phương tiện làm việc, nhất là ở cấp huyện, cấp xã
còn thiếu. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công
chức và người dân còn hạn chế. Việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng,
luật sư là quyền của cá nhân, trong khi các văn phòng công chứng, luật sư hoạt
động đang còn nhiều khó khăn, có văn phòng thu chưa đủ chi nên việc tự nguyện
thành lập văn phòng còn ít, cơ quan nhà nước không thể áp đặt mệnh lệnh hành
chính để cá nhân thành lập văn phòng công chứng, văn phòng luật sư để đáp ứng
chỉ tiêu các Đề án đề ra.
3. Bài học kinh nghiệm khi
triển khai công tác năm 2016
Một là, phải tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp
xác định công tác tư pháp là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị; phải
thu hút đông đảo các ngành, các cấp tham gia. Xác định rõ đầu tư cho ngành Tư
pháp là đầu tư cho sự ổn định trật tự xã hội và ổn định trật tự xã hội để phát
triển kinh tế xã hội.
Hai là, quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải kịp thời trong nắm bắt
tình hình và trong triển khai thực hiện linh hoạt, nhạy bén, kết hợp nhuần nhuyễn,
hài hòa giữa quy định của pháp luật và tình hình thực tế; tránh xa rời, áp đặt
thực tiễn nhưng phải đảm bảo pháp luật được thực hiện nghiêm túc.
Ba là, bên cạnh việc thực hiện đại trà, diện rộng các nhiệm vụ cần quan
tâm nhiệm vụ, lĩnh vực trọng tâm, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm và đối tượng đặc
thù; việc thực hiện các nhiệm vụ mới cần phải có lộ trình và thời gian phù hợp;
kịp thời tranh thủ ý kiến chỉ đạo tham khảo kinh nghiệm của các địa phương có
cùng đặc điểm, điều kiện; coi trọng sơ kết, tổng kết nhất là tổng kết việc thực
hiện những nhiệm vụ mới.
Bốn là, phải có chính sách phù hợp để khuyến khích, động viên công chức,
viên chức ngành Tư pháp yên tâm công tác, yêu nghề, gắn bó với nghề, với ngành.
Phải tạo môi trường thuận lợi và có cơ chế phù hợp để một mặt thu hút đông đảo
các ngành các cấp tham gia, mặt khác để công chức, viên chức ngành Tư pháp phát
huy tính năng động, chủ động và tính tự chịu trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Năm là, công chức, viên chức ngành Tư pháp phải có các điều kiện, tiêu chuẩn
nói chung, cần phải bản lĩnh nghề nghiệp, kiên trì, nhiệt huyết với nhiệm vụ được
giao.
Phần thứ
hai
NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP CÔNG TÁC NĂM 2017
Bên cạnh những
thuận lợi, những kết quả đã đạt được trong năm 2016, thì dự báo trong trong năm
2017 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình cũng còn nhiều khó khăn,
thách thức (tác động của môi trường, thiên tai...). và những khó khăn, thách thức
đó cũng ảnh hưởng phần nào đến việc triển khai nhiệm vụ
chính trị của các cấp, các ngành nói chung và đối với công tác Tư pháp nói riêng.
I. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2017
1. Nhiệm vụ công tác tư pháp
năm 2017
1.1. Công tác triển khai
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, triển khai thi hành Hiến pháp
Tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 22/3/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII), hướng dẫn
số 04-HD/BTGTW ngày 08/4/2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương và Kế hoạch số
10-KH/TU ngày 19/4/2016, Kế hoạch số 12-KH/TU ngày 12/5/2016 của Tỉnh ủy Quảng
Bình về việc học tập quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; tiếp tục triển khai thi hành
Hiến pháp năm 2013 theo tinh thần của Nghị quyết số 64/2013/QH13 của Quốc hội
quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 02/01/2014 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
về ban hành kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 08/02/2014
về triển khai thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên
địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chỉ đạo Sở Tư pháp rà soát các mục tiêu, nhiệm vụ của
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội
đảng bộ Tỉnh lần thứ XVI để bổ sung các nhiệm vụ liên quan đến công tác tư pháp
kịp thời và triển khai thực hiện có hiệu quả.
1.2. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá, hợp
nhất văn bản QPPL
Chỉ đạo các sở, ban, ngành bám
sát Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh năm 2017 để
tham mưu đúng tiến độ, chất lượng; tiếp tục chỉ đạo cơ quan tư pháp các cấp kiểm
tra kịp thời văn bản QPPL do HĐND, UBND ban hành; giúp UBND cùng cấp tự kiểm
tra văn bản QPPL theo quy định; thường xuyên rà soát, hệ thống hoá văn bản
QPPL. Chỉ đạo các cơ quan tư pháp và các sở, ban, ngành thực hiện đúng quy
trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản
QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 về quy định chi tiết
và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL.
1.3. Công tác quản lý
nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm
vụ của công tác PBGDPL theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng; Kế hoạch số 19-KH/TU ngày 07/6/2004 của Thường vụ Tỉnh uỷ và
các chương trình, kế hoạch của Bộ Tư pháp, Hội đồng PHPBGDPL và các Ban Chỉ đạo
về PBGDPL.
- Tiếp tục triển khai tuyên
truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng theo Chỉ thị
số Chỉ thị số 01-CT/TW ngày
22/3/2016 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 10-KH/TU ngày 19/4/2016, Kế hoạch số
12-KH/TU ngày 12/5/2016 của Tỉnh ủy Quảng Bình; tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Kế hoạch số 117/KH-UBND của UBND tỉnh ngày 08/2/2014 và tổ chức “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” cho
cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình;
- Tiếp tục xây dựng địa
phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu biểu về tiếp cận pháp luật và tổ
chức đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định; tiếp tục triển
khai Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; các quy định về
kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở.
- Chỉ đạo các sở, ngành có liên
quan tiếp tục dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố phù hợp
với quy định của pháp luật.
1.4. Công tác hộ tịch,
quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm,
bồi thường nhà nước
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
Kế hoạch số 572/KH-UBND ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai Đề án
"Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc "; Đề án "Ứng dụng
phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình"; chỉ đạo
thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ đạo thực hiện tốt
công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp và UBND cấp xã.
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Kế hoạch Tổng thể triển khai Chiến lược phát triển lý lịch tư pháp đến năm
2020, tầm nhìn 2030; đầu tư nguồn lực xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu
LLTP; thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng việc cấp Phiếu lý lịch tư
pháp qua dịch vụ bưu chính và trực tuyến (mức độ 3, 4).
- Chỉ đạo thực hiện tốt việc
rà soát đánh giá tình trạng quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân
Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý về
di cư tự do, việc chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn
đối với các địa bàn dọc đường biên giới.
- Ban hành Kế hoạch thực hiện
công tác bồi thường nhà nước năm 2017 và chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nước về công tác bồi thường nhà nước ở địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn tăng cường công tác phối hợp hướng dẫn nghiệp vụ nhằm kịp thời giúp các cơ
quan quản lý đăng ký giao dịch bảo đảm, các tổ chức tín dụng tháo gỡ khó khăn
vướng mắc trong hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm;
tăng cường công tác tập huấn, kiểm tra về đăng ký giao dịch bảo đảm.
1.5. Công tác quản lý xử
lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
- Ban hành, chỉ đạo triển khai
thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2017. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xử lý vi
phạm hành chính, Đề án "Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực
hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về XLVPHC của Bộ Tư pháp,
các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương" Đề án xây dựng
cơ sở dữ liệu quốc gia về XLVPHC.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ xử
lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật cho các cơ quan có
thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính và các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và
UBND các huyện, thị xã, thành phố.
- Thành lập các Đoàn Kiểm tra liên
ngành của tỉnh để Kiểm tra công tác thi hành pháp luật và công tác xử lý vi phạm
hành chính tại một số sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
1.6. Công tác kiểm soát
TTHC
- Ban hành và triển khai thực hiện
kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017; Kiểm
soát chặt chẽ việc quy định về TTHC ngay từ quá trình soạn thảo, thẩm định, ban
hành văn bản QPPL. Rà soát, công bố kịp thời các TTHC mới hoặc đã được sửa đổi,
bổ sung, thay thế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các TTHC, bảo đảm sự thống
nhất trong áp dụng TTHC. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động kiểm soát
TTHC và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định
hành chính.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm
soát TTHC cho các cơ quan chuyên môn và cán bộ đầu mối
kiểm soát TTHC tại các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa
bàn theo đúng tiến độ đã đề ra tại Kế hoạch đã đề ra.
1.7. Quản lý nhà nước về
bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý
a) Lĩnh vực bổ trợ tư pháp
- Chỉ đạo triển khai Đề án “Củng
cố, kiện toàn tổ chức Đoàn Luật sư và nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư”
giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; tiếp tục chỉ đạo triển khai
thực hiện có chất lượng các chương trình, đề án, kế hoạch đã được UBND tỉnh ban
hành về triển khai thi hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp[43].
- Tổ chức sơ kết 04 năm thực hiện
"Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm
2020" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và xây dựng Đề án cơ sở dữ liệu về
hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình.
- Tăng cường công tác tập huấn,
huấn dẫn nghiệp vụ; công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành các lĩnh vực về bổ
trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định, tư vấn pháp luật…).
b) Lĩnh vực trợ giúp pháp lý
- Tiếp tục triển khai thực hiện
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025; thực hiện các chính sách TGPL
theo chương trình, mục tiêu quốc gia giảm nghèo; thực hiện chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc
thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ; Kế hoạch số 791/KH-UBND ngày 25/5/2016 về triển khai thực hiện chính sách trợ
giúp pháp lý cho người khuyết tật năm 2016 trên địa bàn; Kế hoạch số
125/KH-UBND ngày 16/02/2012 Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện “Chiến lược
phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
tăng cường phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng theo Thông tư liên tịch số
11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 04/7/2013 hướng dẫn thực hiện
một số quy định của pháp luật về TGPL trong hoạt động tố tụng. Tiếp tục phối hợp
thực hiện TGPL cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Chương trình phối hợp số
1350-CTPH/STP-BDT ngày 18/11/2013 giữa Sở Tư pháp với Ban Dân tộc. Tiếp tục thực
hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật; TGPL trong việc giải quyết khiếu nại quyết
định hành chính, hành vi hành chính trên địa bàn theo Chương trình phối hợp số
520-CTPH/STP-TTra ngày 06/5/2014 giữa Sở Tư pháp và Thanh tra tỉnh; Tăng cường
kiểm tra, theo dõi giám sát chất lượng vụ việc TGPL; tập trung góp ý
xây dựng Luật TGPL.
- Tiếp tục
nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động TGPL, trong đó tập trung
thực hiện vụ việc TGPL, chú trọng
các vụ việc tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hôn nhân và gia đình; thực hiện các vụ việc đại
diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn pháp luật tiền tố tụng. Chú trọng và nâng cao chất lượng, trách nhiệm
của người thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc TGPL.
1.8. Công tác pháp luật
quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
pháp luật về tư pháp quốc tế và Công ước La Hay. Chỉ đạo Sở Tư pháp nâng cao chất
lượng việc thẩm định, cho ý kiến đối với các văn bản QPPL về thực hiện khoản
vay và dự án đầu tư nước ngoài.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện
những hành động để cụ thể hóa các thoả thuận hợp tác Tư pháp giữa Sở Tư pháp Quảng
Bình và Sở Tư pháp tỉnh Khăm Muộn, trong đó có tổ chức Đoàn công tác học tập,
trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực tư pháp nhằm thực hiện Biên bản đã ký cam kết
với Sở Tư pháp tỉnh Khăm Muộn tại nước bạn Lào.
1.9. Công tác xây dựng
ngành; đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ; hướng dẫn các địa phương kiện toàn tổ chức bộ máy các Phòng Tư
pháp cấp huyện và đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã;
- Quan tâm công tác quy hoạch,
bổ nhiệm, điều động và chế độ chính sách đối với công chức, viên chức ngành Tư
pháp; bố trí đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, biên chế cho cơ quan Tư pháp nhất
là ở cấp huyện.
- Tăng cường công tác giáo dục,
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ các cơ quan tư pháp địa phương, trong đó
đặc biệt chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng về chuyên môn, nghiệp
vụ; đào tạo các chức danh bổ trợ tư pháp.
- Tiếp tục chỉ đạo Sở Tư pháp
thực hiện các nhiệm vụ, Đề tài khoa học cấp Tỉnh, cấp Bộ đã được phê duyệt.
1.10. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng
Chỉ đạo Sở Tư pháp chủ động,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2017
đã ban hành nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực quản lý của Ngành; giải quyết kịp thời các đơn khiếu
nại, tố cáo theo thẩm quyền; thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, các văn bản
hướng dẫn thi hành; triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các
hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
1.11. Quản lý nhà nước về
pháp chế, công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp
- Ban hành và triển khai Kế hoạch
công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh, đảm bảo chất lượng,
hiệu quả, đúng tiến độ, hoàn thành kế hoạch đề ra. Tiếp tục đôn
đốc việc kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ pháp
chế của các Sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Ban
hành và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác pháp chế năm 2017 đối
với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh
quản lý.
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện
có chất lượng, hiệu quả kế hoạch công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh
nghiệp năm 2017 và giai đoạn 2016-2020, góp phần thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
1.12. Công tác chỉ đạo, điều hành xây dựng ngành; ứng dụng công nghệ
thông tin; cải cách hành chính; thi đua khen thưởng
- Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo
ngành Tư pháp đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điều hành, cải tiến lề lối làm việc;
tăng cường các hoạt động hướng về cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ. Tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật lao động; kiên quyết xử lý
các hành vi tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu và hành vi vi phạm pháp luật, kỷ
luật, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
- Chỉ đạo ngành Tư pháp tích cực
hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền thông qua hình thức thông tin, truyền
thông, báo chí. Thực hiện đúng Luật Xuất bản trong việc phát hành các tài liệu
tuyên truyền.
- Tiếp tục chỉ đạo ngành Tư
pháp nâng cao chất lượng dự thảo văn bản QPPL, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải
cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp
cận với hoạt động tư pháp. Đẩy mạnh việc ứng dụng công
nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ và công tác chỉ đạo điều hành, nhất
là trong xử lý vi phạm hành chính, lĩnh vực đăng ký hộ tịch, công chứng và quản
lý văn bản, cấp phiếu lý lịch tư pháp; nâng cao chất lượng Trang thông tin điện
tử của Sở vào hoạt động. Tiếp tục áp dụng và cải tiến các quy trình thuộc hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008.
- Tiếp tục chỉ đạo ngành Tư pháp xây dựng và tổ chức thực hiện các
phong trào thi đua và phát động và triển khai thực hiện các phong trào thi đua
kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2017. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
phong trào thi đua của Ngành, gắn phong trào thi đua với việc đẩy mạnh việc “Học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các phong
trào đang triển khai thực hiện. Làm tốt nhiệm vụ giúp xã Phúc Trạch giảm nghèo.
2. Giải pháp chủ yếu
2.1. Tiếp tục tranh thủ sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp giữa
các Sở, ngành, địa phương. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến về vị trí, vai trò,
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngành Tư pháp cho mọi tầng lớp nhân
dân.
2.2. Tăng cường kỷ cương, kỷ
luật hành chính, cải tiến lề lối làm việc. Thực hiện nghiêm túc Quy định số
01-QĐ/TU ngày 03/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quy định về trách nhiệm và xử
lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu cơ quan và các
quy định, quy tắc về đạo đức công vụ công chức.
2.3. Tiếp tục đẩy mạnh việc kiện
toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức ngang tầm
với nhiệm vụ được giao, tập trung vào bộ máy, công chức làm công tác công tác
pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, công chức Tư pháp - Hộ tịch
cấp xã và công chức tư pháp ở những lĩnh vực mới quản lý của Ngành.
2.4. Xây dựng chương trình, kế
hoạch công tác cụ thể, kịp thời, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước, địa phương, chương trình công tác của Ngành, ưu tiên
thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội năm 2017.
2.5. Đẩy mạnh cải cách hành
chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc.
2.6. Đổi mới phương thức quản
lý, chỉ đạo, điều hành, vừa bảo đảm sâu sát, quyết liệt, bám sát kế hoạch, đồng
thời sử dụng đầy đủ các công cụ quản lý kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm.
Nâng cao chất lượng và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê trong toàn
Ngành.
2.7. Phát động phong trào thi
đua gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị, cá
nhân.
2.8. Quan tâm tạo điều kiện
công công chức, viên chức ngành Tư pháp tham gia các lớp bồi dưỡng, đào tạo,
trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước.
2.9. Đầu tư cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị cần thiết để phục vụ nhiệm vụ cải cách hành chính và ứng dụng
công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu mới.
II. NHIỆM
VỤ TRỌNG TÂM CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2017
1. Tiếp
tục đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Hiến pháp năm 2013 và các Bộ
Luật, Luật mới ban hành, tập trung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các Bộ Luật:
Dân sự, Hình sự, Tố tụng hình sự, Tố tụng Dân sự, Tố tụng hành chính, các văn bản
pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước; tiếp tục truyên truyền về pháp luật đất
đai, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, dân chủ cơ sở; tập trung tuyên truyền
về các Luật, Bộ Luật và các văn bản chuyên ngành Tư pháp.
2. Chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu
UBND tỉnh ban hành và triển khai kịp thời các Chỉ thị, Chương trình, Kế hoạch
thực hiện các nhiệm vụ tư pháp trong năm 2017[44].
3. Tiếp tục nâng cao chất lượng
công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản QPPL; đảm bảo
100% văn bản QPPL được thẩm định đúng tiến độ, có chất lượng;
100% văn bản, dự án luật do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và Trung ương soạn
thảo gửi lấy ý kiến được góp ý đúng thời gian, có chất lượng hàng năm. Giúp UBND tỉnh tự kiểm tra văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và kiểm
tra theo thẩm quyền văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện ban hành đạt 100%; tổ
chức rà soát 100% văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực do UBND tỉnh, Bộ Tư
pháp chỉ đạo. Thực hiện tốt nhiệm vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, theo dõi
thi hành pháp luật và quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính ở địa
phương.
4. Tiếp tục nâng cao chất lượng,
đa dạng hóa các hình thức về phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý nhằm
nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân. Thường xuyên kiện toàn đội ngũ báo
cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã và đội
ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Đảm bảo 100% hương ước, quy ước của các thôn, bản, tổ
dân phố được rà soát, sửa đổi, bổ sung. 100% báo cáo viên pháp luật các cấp và
hòa giải viên được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
5. Tích cực triển khai thực hiện
Quyết định số 1600/QĐ-Ttg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020,
trong đó tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ của ngành Tư pháp trong việc
đánh giá, công nhận, xây dựng xã tiếp cận pháp luật; bảo đảm và tăng cường khả
năng tiếp cận pháp luật cho người dân. Phấn đấu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, kết
thúc giai đoạn (2016-2020), trên 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn về tiếp cận pháp
luật của người dân.
6. Tiếp tục
chỉ đạo triển khai có chất lượng Nghị định số
63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP và Nghị định số 48/2014/NĐ-CP của Chỉnh
phủ để phù hợp với đặc thù kinh tế-xã hội của tỉnh. Kiểm soát các TTHC được công bố và thực hiện
việc niêm yết công khai theo quy định. Thực hiện có chất lượng quy trình đánh
giá tác động đối với quy định về TTHC trong dự thảo văn bản QPPL thuộc thẩm quyền
ban hành của UBND tỉnh. Kịp thời xử lý các kiến nghị, phản ánh của các tổ chức,
cá nhân về quy định hành chính được tiếp nhận, thụ lý, giải quyết theo quy định.
7. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 572/KH-UBND ngày 25/4/2016 của UBND tỉnh về việc triển
khai Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc "; Đề án "Ứng
dụng phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh Quảng Bình". Tập trung triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển lý lịch tư
pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác
đăng ký quản lý hộ tịch, chứng thực nhất là đối với cấp huyện, cấp xã và các việc
hộ tịch được phân cấp cho cấp huyện, cấp xã theo Luật Hộ tịch. Tiếp tục ứng dụng
cấp Phiếu Lý lịch tư pháp cấp độ 3 và triển khai ứng dụng cấp Phiếu LLTP cấp độ
4 (trực tuyến).
8. Tăng cường quản lý nhà nước
về giám định tư pháp, công chứng, luật sư, trợ giúp pháp lý, đấu giá tài sản;
phối hợp với các ngành, địa phương để tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc
trong lĩnh vực công chứng, bán đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý; Sơ kết 03 năm
thực hiện Kế hoạch số 333/KH-UBND ngày 25/3/2014 của UBND tỉnh thực hiện Đề án
“Phát triển và tăng cường năng lực đội ngũ đấu giá viên đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Sơ kết 05 năm thực hiện
Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 29/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình. Chỉ đạo xây dựng và triển khai Đề án cơ sở dữ liệu về hợp
đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình. Triển khai thực hiện giai đoạn 2 Đề án “Phát triển đội ngũ Luật
sư từ năm 2011 đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 743/QĐ-UBND
ngày 05/4/2011 của UBND tỉnh”, triển khai thực hiện Đề án “Củng cố,
kiện toàn tổ chức Đoàn Luật sư và nâng cao chất lượng đội ngũ Luật sư trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình”, Tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nước về luật sư” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
9. Chỉ đạo Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Chương trình đã ký kết giữa Sở Tư
pháp với Mặt trận TQVN tỉnh, với các sở, ngành, đoàn thể. Đặc biệt quan tâm triển
khai thực hiện có chất lượng Chương trình phối hợp giữa Sở Tư pháp và Hội Doanh
nghiệp nhằm cải thiện thứ hạng 2 Chỉ số Tính minh bạch
và Thiết chế pháp lý và 11 Chỉ tiêu thành phần được UBND tỉnh phân công cho Sở
Tư pháp làm đầu mối và chủ trì, góp phần cải thiện cơ bản Chỉ số PCI của tỉnh. Hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc thực hiện bộ chỉ
số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.
10. Tiếp tục kiện toàn bộ máy
theo Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND ngày 10/8/2015 ban hành
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh
Quảng Bình. Đảm bảo 100% công chức, viên chức và người
lao động tham gia các lớp, các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi
mặt. Thường xuyên giáo dục, rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức
cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hướng dẫn các địa phương tiếp tục kiện
toàn tổ chức bộ máy các Phòng Tư pháp và đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp
xã Thông tư số 23/2014/TTLT-BTP-BNV.
11. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức Tư pháp- Hộ tịch, đội ngũ làm
công tác pháp chế; đội ngũ làm công tác kiểm soát TTHC đầu mối của các cơ quan
chuyên môn, UBND cấp huyện và UBND cấp xã; đội ngũ bổ trợ tư pháp (luật sư,
công chứng viên, trợ giúp viên pháp lý, giám định viên tư pháp, đấu giá viên).
12. Tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý văn bản, quản lý hồ sơ cán bộ, xử lý vi phạm hành
chính và thực hiện các TTHC trong các lĩnh vực: Hộ tịch, công chứng, lý lịch tư
pháp, đấu giá tài sản.
13. Phát động phong trào thi
đua; thu hút sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong ngành chào mừng các
ngày lễ lớn, các sự kiện trong năm 2017.
14. Triển khai công tác thanh
tra, kiểm tra toàn diện trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà
nước của Sở.
III. KIẾN NGHỊ,
ĐỀ XUẤT
1. Đề nghị các Bộ, ngành Trung
ương thực hiện thường xuyên việc cập nhật sửa đổi, bổ sung đầy đủ, kịp thời các
thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành
chính mới được ban hành hoặc bị sửa đổi, thay thế hoặc bị hủy bỏ, bãi bỏ vào Bộ
thủ tục hành chính chung của 4 cấp chính quyền (cấp Bộ, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã) theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ
Tư pháp; nhằm tạo điều kiện giúp địa phương có căn cứ, cơ sở cập nhật, ban hành
thực hiện đúng quy định.
2. Đề nghị Bộ Tư pháp:
- Kiến nghị Quốc hội,
Chính phủ xem xét bổ sung nguồn lực cho việc thực hiện các Luật,
Nghị định đảm bảo tính khả thi trên thực tế, nhất là đối với các
tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.
- Cải tiến công tác báo cáo, thống
kê (nhất là mốc gửi báo cáo, thống kê. Theo quy định Thông tư số
04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của Bộ Tư pháp thì thời hạn gửi báo cáo thống kê
số liệu ở địa phương là ngày 28/11 hàng năm, nhưng theo yêu cầu báo cáo kết quả
công tác tư pháp năm phải gửi trước ngày 20/11 nên việc tổng hợp số liệu để báo
cáo rất khó khăn); sớm đưa phần mềm cơ sở dữ liệu về các lĩnh vực như thi
đua khen thưởng, hộ tịch, công chứng...vào hoạt động. Tích cực hỗ trợ các địa
phương trong triển khai ứng dụng các phần mềm quản lý nghiệp vụ.
- Phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn
tinh giản biên chế của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước theo Đề án Đổi mới
công tác TGPL giai đoạn 2015-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có
liên quan đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chế độ đặc thù, chính
sách riêng cho công chức Ngành Tư pháp và các chức danh bổ trợ tư pháp.
- Luật Phí và lệ phí năm 2015
không quy định phí đấu giá tài sản được thực hiện theo hình thức nào (phí, lệ
phí hay giá dịch vụ). Do đó, để giúp các địa phương có cơ sở thực hiện việc thu
phí đấu giá tài sản kể từ ngày Luật Phí và lệ phí năm 2015 có hiệu lực thi hành
(01/01/2017), đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Tài chính sớm hướng dẫn nội
dung này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- VP Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Thống kê;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tư pháp;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Hoàng
|