ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5433
/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa,
ngày 20 tháng 12 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CÔNG
LẬP DO TỈNH THANH HÓA QUẢN LÝ”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày
14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ
tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày
01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật
Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày
28/6/2012 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014
của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
ngày 04/11/2013;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017
Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức
và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018
của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa XII;
Căn cứ Thông tư số 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày
28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường
cao đẳng;
Căn cứ Kế hoạch số 102-KH/TU ngày 23/7/2018 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội
nghị lần thứ 6 BCH Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và
quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp
công lập;
Căn cứ Kết luận số 921-KL/TU ngày 04/10/2019
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý”;
Căn cứ Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 12/9/2018
của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tại Tờ trình số 113/TTr-SLĐTBXH ngày 12/12/2019 và Giám đốc Sở Nội
vụ tại Công văn số 2239/SNV-TCBC ngày 13/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Sắp xếp các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý”.
Điều 2.
Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành
phố, các đơn vị liên quan, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án “Sắp xếp các cơ
sở giáo dục nghề nghiệp công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý” để thực hiện, đảm bảo
chất lượng, đúng tiến độ. Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối
hợp với Sở Nội vụ đôn đốc, kiểm tra các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ;
Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Công
Thương; Xây dựng; Y tế; Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; Liên minh Hợp
tác xã tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố;
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Xứng
|
ĐỀ ÁN
SẮP XẾP CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHIỆP CÔNG LẬP DO TỈNH
THANH HÓA QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5433 /QĐ-UBND ngày 20 /12/2019 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Phần I
NHỮNG CĂN CỨ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN
THIẾT
Ngày nay, chất lượng nguồn
nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với việc tăng lợi thế cạnh
tranh cũng như sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đảng ta đã khẳng
định: “Nguồn lực con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với
nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc đổi mới
công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của tỉnh. Từ đó, đã giúp cho hoạt động GDNN có những chuyển biến tích cực: dạy
nghề cho người lao động dần tiếp cận với nhu cầu của thị trường lao động và yêu
cầu của người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, hệ thống cơ sở GDNN của tỉnh ta đã bộc lộ sự thiếu hợp lý, gây cản
trở cho sự phát triển, nhất là trong bối cảnh hội nhập để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi
nguồn lao động chất lượng cao, nhằm thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, như: Mạng
lưới cơ sở GDNN dàn trải, chất lượng không đồng đều; nhiều cơ sở GDNN đào tạo
cùng nghề, cùng cấp độ trên 1 địa bàn dẫn tới có lúc cạnh tranh không lành mạnh;
nhiều ngành, nghề không tuyển sinh được người học; các cơ sở GDNN hầu như chỉ dạy
những gì mình có chứ chưa đào tạo được theo yêu cầu của xã hội, của thị trường
lao động; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được đầu tư cơ bản nhưng hiệu
quả sử dụng không cao, dẫn đến lãng phí nguồn lực đầu tư; sự gắn kết giữa cơ sở
GDNN với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; một số trường hoạt động cầm chừng...
Nhằm góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, giải quyết cơ bản những hạn chế, yếu kém của hệ
thống cơ sở GDNN hiện nay thì sắp xếp lại các cơ sở GDNN công lập thuộc thẩm
quyền quản lý của tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa XII là cần thiết.
II. CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Luật Giáo dục nghề nghiệp
ngày 27/11/2014;
- Nghị định số
143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày
08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện
đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Nghị quyết số 19-NQ/TW
ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị quyết số 44/NQ-CP
ngày 09/6/2014 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 08/NQ-CP
ngày 24/01/2018 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa XII về
tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP
ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị
sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp
công lập;
- Nghị định số 15/2019/NĐ-CP
ngày 01/02/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
- Thông tư số
46/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định về Điều lệ trường cao đẳng;
- Thông tư số
47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp;
- Kết luận số 80-KL/TU ngày
03/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công
lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên, dạy nghề, hướng nghiệp trực
thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Quyết định số 291-QĐ/TU
ngày 27/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về việc ban hành Chương trình
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020;
- Kết luận số 921-KL/TU ngày
04/10/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “Sắp xếp các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý”.
- Kế hoạch số 102-KH/TU ngày
23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ
thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập; Kế hoạch số 165/KH- UBND ngày 12/9/2018 của UBND tỉnh về
thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ.
III. THỰC
TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP CÔNG LẬP DO TỈNH
THANH HÓA QUẢN LÝ
1. Hệ
thống các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đến tháng 12/2019, toàn tỉnh
có 59 cơ sở GDNN và 32 cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp (53
công lập và 38 tư thục), trong đó:
- 12 trường cao đẳng: 7 trường
công lập (5 trường thuộc tỉnh quản lý, 2 trường trung ương đóng trên địa bàn),
5 trường tư thục;
- 17 trường trung cấp: 11
trường công lập (10 trường thuộc các sở, ngành của tỉnh; 01 trường trung ương
đóng trên địa bàn); 6 trường tư thục;
- 30 trung tâm giáo dục nghề
nghiệp (24 trung tâm công lập cấp huyện, 3 trung tâm thuộc tổ chức chính trị -
xã hội, 3 trung tâm tư thục);
- 32 cơ sở khác có tham gia
hoạt động giáo dục nghề nghiệp (4 trường đại học, 19 doanh nghiệp, HTX và 9 cơ
sở khác).
2. Thực
trạng tổ chức hoạt động của các trường cao đẳng, trung cấp công lập do tỉnh
Thanh Hóa quản lý
2.1. Hệ thống các trường
cao đẳng, trung cấp công lập do tỉnh Thanh Hóa quản lý
Trên địa bàn tỉnh có 15 trường
cao đẳng, trung cấp công lập thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh, gồm: 5 trường
CĐ, chiếm 33,33%; 10 trường TC, chiếm 66,67%; trụ sở các trường đóng tại 8 huyện,
thị xã, thành phố (thành phố Thanh Hóa: 3 trường CĐ, 5 trường TC; còn lại ở các
huyện: Nga Sơn, Triệu Sơn, Ngọc Lặc, Thạch Thành, Tĩnh Gia, thị xã Bỉm Sơn và
thành phố Sầm Sơn). Cụ thể:
- Trường do cấp huyện quản
lý: có 3 trường Trung cấp: Trường TCN Thạch Thành (UBND huyện Thạch Thành quản lý);
Trường TCN Nga Sơn (UBND huyện Nga Sơn quản lý) và Trường TCN Bỉm Sơn (UBND thị
xã Bỉm Sơn quản lý).
- Trường do cấp sở, ngành quản
lý: 07 trường, gồm: (1) Trường TCN Miền núi; (2) Trường TCN Thanh thiếu niên
khuyết tật đặc biệt khó khăn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;
(3) Trường TCN Xây dựng do Sở Xây dựng quản lý; (4) Trường TC Phát thanh - Truyền
hình do Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh quản lý; (5) Trường TCN Kỹ nghệ do
Liên minh Hợp tác xã quản lý; (6) Trường TCN Thương mại Du lịch do Sở Công
Thương quản lý; (7) Trường TCN Giao thông Vận tải do Sở Giao thông Vận tải quản
lý.
- Trường do UBND tỉnh quản
lý: 05 trường, gồm: (1) Trường CĐ Nông Lâm; (2) Trường CĐN Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; (3) Trường Cao đẳng Y tế; (4) Trường CĐN Công nghiệp; (5) Trường
Cao đẳng nghề Nghi Sơn.
Trong số các trường trên, có
03 trường TCN là cơ sở GDNN chuyên biệt để đào tạo một số nghề trọng điểm phục
vụ phát triển kinh tế biển và các đối tượng là người dân tộc thiểu số học nội
trú, người khuyết tật theo Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 22/11/2017 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội về phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được
lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến 2025.
Đó là: (1) Trường TCN Miền núi; (2) Trường TCN Thanh thiếu niên khuyết tật đặc
biệt khó khăn và (3) Trường TCN Nga Sơn.
2.2. Cơ cấu tổ chức và
đội ngũ giáo viên, giảng viên
15 trường cao đẳng, trung cấp
có 40 cán bộ lãnh đạo (Hiệu trưởng, Hiệu phó) và 132 phòng, khoa, với tổng số
1.190 cán bộ, viên chức, giáo viên, giảng viên và người lao động hợp đồng.
Trong đó có 458 biên chế và 732 người lao động hợp đồng. Trong đó, trường có
nhiều phòng, khoa và biên chế nhất là Trường Cao đẳng Y tế (22 phòng, khoa với
123 biên chế và 68 người lao động hợp đồng); Trường CĐN Công nghiệp có 15
phòng, khoa; 77 biên chế và 108 người lao động hợp đồng. Trường có ít phòng
khoa và biên chế nhất là Trường TCN Thạch Thành với 3 phòng, khoa và 6 biên chế;
Trường TCN Thanh, thiếu niên khuyết tật đặc biệt khó khăn có 5 phòng, khoa với
7 biên chế.
Các trường cao đẳng, trung cấp
có tổng số giáo viên, giảng viên cơ hữu là 914 người, giáo viên thỉnh giảng 249
người. Nghề có nhiều giáo viên cơ hữu nhất là: Nghề đào tạo Lái xe ô tô hạng B2
với tổng số 128 giáo viên; nghề Điện 96 người; nghề Điều dưỡng 92 người; nghề
Công nghệ ô tô 55 người; nghề Hàn 51 người và nghề Kỹ thuật máy lạnh và Điều
hòa không khí 48 người. Bên cạnh đó, cũng có những nghề có số lượng giáo viên
cơ hữu ít như: nghề có 01 giáo viên bao gồm: Bê tông; Cấp thoát nước; Dịch vụ
chăm sóc gia đình; Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên; Phóng viên, biên tập; Sản xuất
phân bón; Nghiệp vụ bảo quản và bán xăng dầu. Nghề có 02 giáo viên bao gồm: Cốp
pha - Giàn giáo; Khai thác thiết bị truyền thanh; Khai thác thiết bị truyền
hình; Trồng rau an toàn và Nghiệp vụ du lịch gia đình.
Cán bộ, giáo viên của 15 trường
cao đẳng, trung cấp có 13 người trình độ tiến sỹ; 312 người có trình độ thạc sỹ;
621 người có trình độ đại học. Trong đó, Trường Cao đẳng Y tế có 11 người trình
độ tiến sỹ, chiếm 0,94% so với tổng số và 84,61% so với số người có trình độ tiến
sỹ; 97 người trình độ thạc sỹ, chiếm 8,34% so với tổng số và chiếm 31,08% so với
số người có trình độ thạc sỹ. Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp có 1 tiến sỹ; 84
thạc sỹ. Các nghề có nhà giáo có trình độ cao là: Điều dưỡng: 6 tiến sỹ, 58 thạc
sỹ; Dược: 1 tiến sỹ, 39 thạc sỹ; Điện: 36 thạc sỹ.
2.3. Cơ sở vật chất
Các trường cao đẳng, trung cấp
được giao sử dụng hơn 668.256m² đất, trong đó diện tích xây dựng Khu nhà làm việc,
Khu Ký túc xá, Thư viện... hơn 214.203m²; diện tích xây dựng phòng học lý thuyết,
xưởng thực hành hơn 141.300m², trong đó diện tích phòng học lý thuyết là hơn
24.800m², diện tích phòng/xưởng thực hành là hơn 116.500m².
Tính tổng tất cả các trường
cao đẳng, trung cấp công lập trên địa bàn toàn tỉnh thì có một số nghề được đầu
tư xây dựng với diện tích lớn như: Lái xe ô tô các hạng có diện tích hơn
77.000m²; Điều dưỡng 16.000m²; Điện 8.480m²; Hộ sinh hơn 8.000m²; Công nghệ ô
tô 7.000m²; May 6.500m²; Kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí 6.000m².
Những năm qua, các trường
CĐ, TC đã được đầu tư khá lớn về thiết bị dạy nghề với khoảng gần 7.000 loại
thiết bị dạy nghề chủ yếu, kinh phí đầu tư mua sắm hơn 655 tỷ đồng. Những nghề
được đầu tư lớn là nghề Lái xe ô tô các hạng, trên 52 tỷ đồng; nghề Hàn, hơn 29
tỷ đồng; nghề Công nghệ ô tô hơn 27 tỷ đồng; nghề Cắt, gọt kim loại trên 25 tỷ
đồng; nghề Điện gần 25 tỷ đồng; nghề Kỹ thuật hình ảnh y học trên 12 tỷ đồng.
Bên cạnh những nghề được đầu tư lớn, còn có những nghề ít được đầu tư như: nghề
Vận hành xe nâng hàng; nghề Vận hành cần trục ô tô; nghề Nề - hoàn thiện; nghề
Bê tông; nghề Cấp, thoát nước...
2.4. Kết quả tuyển
sinh, đào tạo
Các trường CĐ, TC được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khoảng 80 nghề với các
trình độ khác nhau, trong đó có: 20 nghề trình độ CĐ; 43 nghề trình độ TC; 58
nghề trình độ SC.
Giai đoạn 2015 - 2018, 15
trường cao đẳng, trung cấp công lập thuộc thẩm quyền tỉnh quản lý đã tuyển sinh
được 68.137 học sinh, sinh viên các hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Trong đó:
trình độ cao đẳng 8.300 người; trung cấp 18.080 người; sơ cấp 41.757 người.
Trường cơ bản đạt và vượt chỉ
tiêu tuyển sinh, đào tạo so với quy mô được cấp (Trường Cao đẳng tính hệ cao đẳng
và trung cấp; Trường Trung cấp tính hệ trung cấp): Trường CĐN Nghi Sơn (mới
thành lập năm 2015 trên cơ sở nâng cấp từ trường TCN Nghi Sơn): 608/430 học
sinh, sinh viên, đạt 141,34%; Trường CĐ Y tế 1.736/1.070 học sinh, sinh viên, đạt
162,24%; Trường CĐN Công nghiệp: 1.377/1.365 học sinh, sinh viên, đạt 100,88%.
Các nghề có nhiều người tham
gia học như: Lái xe ô tô các hạng 22.091 người; May công nghiệp, May thời trang
7.673 người; Điều dưỡng 3.829 người; Hàn 2.995 người; Kỹ thuật máy lạnh, điều
hòa không khí 2.670 người; Điện công nghiệp 2.498 người; Thuyền, máy trưởng,
tàu cá 2.371 người; Dược 2.116 người; Công nghệ ô tô 2.108 người. Một số nghề
ít người đăng ký tham gia học như: Khai thác, đánh bắt hải sản 08 người; Gia
công và thiết kế sản phẩm mộc 07 người; Khai thác thiết bị phát thanh 10 người;
Sửa chữa ô tô 5 người; Nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Lâm sinh 24 người; Cốp
pha - Giàn giáo 27 người.
3.
Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt
được
Hệ thống trường cao đẳng,
trung cấp công lập thuộc tỉnh quản lý có quy mô lớn, chiếm khoảng 50% trên tổng
số các trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bàn tỉnh, hàng năm đã tổ chức
tuyển sinh, đào tạo chiếm 2/3 số lượng tuyển sinh của các trường cao đẳng,
trung cấp đóng trên địa bàn tỉnh. Hệ thống này, hiện giữ một vị trí quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân trên địa bàn tỉnh nhằm
tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
Hệ thống các trường cao đẳng,
trung cấp luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, do vậy luôn
được đầu tư về cơ sở vật chất như đất đai, thiết bị dạy nghề, biên chế; chất lượng
đội ngũ giáo viên, giảng viên ngày càng được nâng lên, đội ngũ giáo viên, giảng
viên cơ bản đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Ngành, nghề đào tạo của các
trường chủ yếu tập trung vào nhóm nghề công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, đã cơ
bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của
doanh nghiệp hiện nay theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ.
3.2. Những khó khăn, hạn
chế và nguyên nhân
- Hầu hết các trường đều có
ngành, nghề đào tạo mà kết quả tuyển sinh bình quân giai đoạn 2015 - 2018 đạt
dưới 50% so với quy mô tuyển sinh được cấp hoặc không có học sinh, sinh viên học
nghề.
- Các trường cao đẳng, trung
cấp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khoảng 80
nghề với các trình độ khác nhau, trong đó có: 20 nghề trình độ cao đẳng; 43 nghề
trình độ trung cấp; 58 nghề trình độ sơ cấp. Hiện có nhiều trường cùng đào tạo
cùng một mã nghề trên cùng địa bàn, như:
+ Nghề Công nghệ ô tô: 05
trường; Nghề Công nghệ thông tin (gồm cả tin học văn phòng): 09 trường; Nghề Điện
(công nghiệp và dân dụng): 11 trường; Nghề Hàn: 10 trường; Nghề Kế toán doanh
nghiệp: 05 trường; Nghề Kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí: 06 trường; Nghề
May (công nghiệp và thời trang): 08 trường.
+ Tại thành phố Thanh Hóa
có: 03 trường đào tạo nghề Công nghệ ô tô (Cao đẳng nghề Công nghiệp; TCN Kỹ
nghệ; TCN Giao thông vận tải); 02 trường đào tạo nghề Công nghệ thông tin (TCN
Xây dựng, Cao đẳng nghề Công nghiệp); 05 trường đào tạo nghề Điện, nghề Hàn
(Cao đẳng nghề Công nghiệp; Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
TCN Thanh, thiếu niên khuyết tật, đặc biệt khó khăn; TCN Kỹ nghệ; TCN Xây dựng
); 02 trường đạo nghề Kỹ thuật máy lạnh, điều hòa không khí (Cao đẳng nghề Công
nghiệp; TCN Kỹ nghệ); 03 trường đào tạo nghề May (Cao đẳng nghề Công nghiệp;
TCN Thanh, thiếu niên khuyết tật đặc biệt khó khăn; TCN Kỹ nghệ).
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên dạy nghề đã được chú trọng, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được cả
về số lượng cũng như chất lượng. Nhiều trường, nhiều ngành, nghề còn thiếu giáo
viên cơ hữu các ngành như: Hàn, Điện, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí,
công nghệ ô tô v.v…; khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin
còn hạn chế.
- Còn có sự lãng phí trong đầu
tư thiết bị dạy học cho một số ngành, nghề mà thị trường lao động có rất ít nhu
cầu tuyển dụng và cả tỉnh tuyển sinh được rất ít người học, như: Khai thác, đánh
bắt hải sản, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Nuôi trồng thủy sản nước ngọt,
Trồng nấm, Vận hành máy thi công nền, Khai thác thiết bị truyền hình, Khai thác
thiết bị phát thanh, Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính...
- Việc kiểm định, tự kiểm
tra đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa được các trường quan
tâm để xây dựng nhà trường theo hướng đạt chất lượng cao. Đến nay, chưa có trường
nào được công nhận là trường nghề chất lượng cao (tính đến nay chỉ có Trường
CĐN Công nghiệp đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo - cấp
độ cao nhất). Tuy nhiên, Nhà trường vẫn chưa được phê duyệt đầu tư để trở thành
trường chất lượng cao.
- Việc gắn kết với doanh
nghiệp để vừa tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập, nâng cao tay nghề
vừa tạo việc làm ngay cho học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp chưa được quan tâm
thỏa đáng; chưa có cơ chế để đẩy mạnh sự liên kết này; các cơ sở
GDNN chưa theo kịp đổi mới về
công nghệ của các doanh nghiệp, nhu cầu thị trường lao động, nên chất lượng đào
tạo một số ngành, nghề chưa đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.
Do chỉ tiêu biên chế hạn chế
nên tổ chức bộ máy, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của các trường còn gặp nhiều khó
khăn; phần lớn nhà giáo đều tốt nghiệp từ các trường đại học (một số ít từ các
trường cao đẳng, công nhân bậc cao, nghệ nhân…) nên vững về kiến thức lý thuyết,
nghiên cứu và lý luận nhưng còn hạn chế về kỹ năng thực hành nghề.
Phần
II
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP
I. MỤC
TIÊU
1. Sắp xếp, tinh gọn hệ thống
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc thẩm quyền tỉnh quản lý theo đúng
tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 BCH
Trung ương khóa XII; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ;
Kế hoạch số 102-KH/TU ngày 23/7/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện
Nghị quyết số 19- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
2. Đáp ứng yêu cầu nâng cao
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện
đại hóa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp.
3. Tạo điều kiện để các cơ sở
giáo dục nghề nghiệp từng bước thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định
của pháp luật.
II.
NGUYÊN TẮC SẮP XẾP
1. Sáp nhập các trường trung
cấp có nhiều ngành, nghề đào tạo trùng với các trường cao đẳng, các trường cao
đẳng cùng nhóm ngành hoặc không đủ điều kiện tối thiểu theo quy định về điều kiện
đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo hướng hình thành
các nhóm ngành đào tạo trên các lĩnh vực Công nghiệp; Nông nghiệp và Dịch vụ.
2. Sáp nhập nguyên trạng về
thiết bị đào tạo, cán bộ, giáo viên, người lao động, các tổ chức chính trị - xã
hội, học sinh, sinh viên theo hướng các ngành, nghề của trường bị sáp nhập
trùng với trường được sáp nhập đã có thì sáp nhập nguyên trạng vào tổ chức, bộ
máy hiện có của nhà trường; các ngành, nghề chuyên ngành khác mà trường được
sáp nhập chưa có thì bổ sung, thành lập thêm khoa, phòng, bộ phận mới.
3. Thực hiện việc sáp nhập,
bàn giao và tiếp nhận đúng quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo hoạt động
của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, không gây gián đoạn quá trình học tập của
người học; thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách cho công chức, viên chức và nhà
giáo giáo dục nghề nghiệp của những đơn vị bị sáp nhập, giải thể hoặc chuyển đổi
mô hình hoạt động; gắn với việc tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết số
39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị.
III. ĐỐI
TƯỢNG VÀ PHẠM VI
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: Các trường cao đẳng,
trường trung cấp.
IV.
PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP
1. Sáp
nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Trường Cao đẳng
Nông Lâm và lấy tên là Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa.
1.1. Về địa vị pháp lý
a) Về tên gọi: Sau
khi sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Trường
Cao đẳng Nông Lâm và lấy tên là Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa
b) Trụ sở sau khi sáp nhập
- Trụ sở chính: Số Km 16 -
Quốc lộ 47, xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
- Cơ sở đào tạo khác: 104 đường
Bạch Đằng, phường Quảng Hưng, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
1.2. Về chức năng, nhiệm
vụ, cơ chế hoạt động: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số
46/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
về Điều lệ trường cao đẳng và Văn bản hợp nhất số 1308/VBHN- BLĐTBXH ngày
05/4/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thông tư quy định về điều
lệ trường cao đẳng.
1.3. Quy mô tuyển sinh
Quy mô tuyển sinh hàng năm của
Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa được xác định trên tổng quy mô tuyển sinh
hiện có của Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trường
Cao đẳng Nông Lâm đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp trong Giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể: trình độ cao đẳng 645 học sinh;
trung cấp 1.860 học sinh; sơ cấp 1.170 học sinh.
1.4. Cơ cấu tổ chức
- Trường có Hiệu trưởng và
không quá 03 Phó Hiệu trưởng.
- Dự kiến các khoa, phòng, ban:
có 05 phòng, 04 khoa và 01 tổ bộ môn. Số lượng cấp phó của các phòng, khoa, đơn
vị trực thuộc đơn vị mới sau khi được sáp nhập không quá 02 cấp phó, gồm:
+ 05 phòng: Quản trị, Đào tạo
và quản lý học sinh, sinh viên; Tổ chức - hành chính; Kế hoạch - Tài chính;
Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế; Thanh tra và Kiểm định chất lượng đào tạo;
+ 04 Khoa: Cơ điện; Công nghệ
Thủy sản; Kinh tế; Nông Lâm nghiệp;
+ 01 Tổ bộ môn: Ngoại ngữ -
Tin học;
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội.
1.5. Vị trí việc làm
và số người làm việc
- Số lượng người làm việc của
các đơn vị mới sau khi sáp nhập, được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo
yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị và nằm trong tổng số lượng
người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh, được
UBND tỉnh giao hằng năm hoặc phê duyệt.
- Sau khi được sáp nhập, đơn
vị mới có số lượng người làm việc, là số lượng người làm việc của các đơn vị
sáp nhập lại, trực thuộc UBND tỉnh, được UBND tỉnh giao.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức, khối lượng công việc, các đơn vị mới, có trách nhiệm xây dựng
Đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng
người làm việc thực hiện theo cơ chế tự chủ, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét,
phê duyệt theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện
và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
1.6. Lộ trình tự chủ
Thực hiện lộ trình tự chủ
theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh về thực hiện cơ chế tự
chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh giai đoạn 2019 - 2021, mục tiêu đến
năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, giai đoạn 2019 đến sau năm 2025
tự đảm bảo một phần chi thường xuyên (theo lộ trình của Trường Cao đẳng nghề
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trường Cao đẳng Nông Lâm).
2. Sáp
nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền
hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp và lấy tên là Trường Cao đẳng Công
nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa.
2.1. Về địa vị pháp lý
a) Về tên gọi: Sau khi sáp
nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền
hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp và lấy tên là Trường Cao đẳng Công
nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa.
b) Trụ sở sau khi sáp nhập.
Trụ sở chính: Số 64 Đình
Hương, phường Đông Cương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Về chức năng, nhiệm
vụ, cơ chế hoạt động: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số
46/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định
về Điều lệ trường cao đẳng và Văn bản hợp nhất số 1308/VBHN- BLĐTBXH ngày
05/4/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thông tư quy định về điều
lệ trường cao đẳng.
2.3. Quy mô tuyển sinh
Quy mô tuyển sinh của Trường
Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh
- Truyền hình Thanh Hóa được
xác định trên tổng quy mô tuyển sinh của Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh
Hóa, Trường Trung cấp nghề Xây dựng, Trường Trung cấp Phát thanh - Truyền hình
đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp
trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể: trình độ
cao đẳng 645 học sinh; trung cấp 1.860 học sinh; sơ cấp 1.170 học sinh.
2.4. Cơ cấu tổ chức
- Trường có Hiệu trưởng và
không quá 03 Phó Hiệu trưởng.
- Dự kiến các khoa, phòng,
ban: có 05 phòng, 09 khoa và 01 trung tâm. Số lượng cấp phó của các phòng,
khoa, đơn vị trực thuộc đơn vị mới sau khi được sáp nhập không quá 02 cấp phó,
gồm:
+ 05 phòng: Tổ chức - Hành
chính; Khoa học - Kiểm định; Đào tạo và Công tác HSSV; Kế hoạch - Tài chính; Quản
lý Thiết bị vật tư;
+ 09 Khoa: Điện, Điện tử -
Điện lạnh; Cơ khí; Công nghệ ô tô; May; Công nghệ thông tin; Sư phạm GDNN; Khoa
học cơ bản; Xây dựng; Phát thanh - Truyền hình;
+ 01 Trung tâm tuyển sinh việc
làm;
- Tổ chức Đảng Cộng sản Việt
Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội.
2.5. Vị trí việc làm
và số người làm việc
- Số lượng người làm việc của
các đơn vị mới sau khi sáp nhập, được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo
yêu cầu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của đơn vị và nằm trong tổng số lượng
người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh, được
UBND tỉnh giao hằng năm hoặc phê duyệt.
- Sau khi được sáp nhập, đơn
vị mới có số lượng người làm việc, là số lượng người làm việc của các đơn vị
sáp nhập lại, trực thuộc UBND tỉnh, được UBND tỉnh giao.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức, khối lượng công việc, các đơn vị mới, có trách nhiệm xây dựng
Đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng
người làm việc thực hiện theo cơ chế tự chủ, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét,
phê duyệt theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện
và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2.6. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị, kinh phí, học sinh, các hồ sơ liên quan
- Điều chuyển nguyên trạng
trang thiết bị đào tạo, tài sản, kinh phí và các hồ sơ liên quan về đào tạo,
tài chính, học sinh... của Trường TCN Xây dựng, Trường TC Phát thanh - Truyền
hình về Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình Thanh
Hóa để tiếp tục quản lý và đào tạo.
- Đối với trụ sở Trường TCN
Xây dựng: Bàn giao lại cho UBND tỉnh để bố trí đầu tư xây dựng cho Trường THPT
Nguyễn Trãi tỉnh đang có chủ trương đầu tư hoặc sử dụng vào mục đích khác.
- Đối với trụ sở của Trường
TC Phát thanh - Truyền hình: Bàn giao lại cho UBND tỉnh để bố trí đầu tư xây dựng
cho Trường THCS Nguyễn Hồng Lễ (Sầm Sơn) tỉnh đang có chủ trương đầu tư hoặc sử
dụng vào mục đích khác.
- Bổ sung, đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất (nhà xưởng, lớp học, phòng làm việc...) cho Trường Cao đẳng Công
nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa để đảm bảo việc tiếp nhận,
bố trí phòng học, xưởng thực hành cho giáo viên, học sinh.
2.7. Lộ trình tự chủ: Thực
hiện lộ trình tự chủ theo Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh về
thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập tỉnh giai đoạn 2019 -
2021, mục tiêu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, giai đoạn
2019 - 2024 Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa tự chủ 1 phần chi thường
xuyên, sau năm 2025 tự đảm bảo chi thường xuyên (theo lộ trình của Trường Cao đẳng
nghề Công nghiệp Thanh Hóa).
3. Các
trường cao đẳng, trung cấp không thực hiện sáp nhập
- Giữ nguyên trạng các trường:
Cao đẳng nghề Nghi Sơn; TCN Thanh thiếu niên khuyết tật đặc biệt khó khăn; TCN
Miền núi; TCN Thương mại Du lịch; TCN Giao thông vận tải.
- Đối với các trường Cao đẳng
Y tế Thanh Hóa: Thực hiện theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kết luận số
843-KL/TU ngày 09/8/2019 về chưa giải thể Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa.
Các trường xây dựng phương
án kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc
theo vị trí việc làm; xác định cơ chế tự chủ về tài chính, số lượng người làm
việc từ năm 2020 - 2021 trở đi báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
4. Đối với
Trường TCN Kỹ nghệ Thanh Hóa
Thực hiện theo Quyết định số
4950/QĐ-UBND ngày 21/11/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chuyển giao Trường
TCN Kỹ Nghệ Thanh Hóa trực thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa cho Liên
minh Hợp tác xã Việt Nam tiếp nhận, quản lý.
V. HIỆU
QUẢ VÀ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Hiệu quả
- Sau khi thực hiện sáp nhập,
chuyển giao theo phương án nêu trên, hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp
công lập thuộc quyền quản lý của tỉnh sẽ còn 11 trường (4 cao đẳng, 7 trung cấp),
giảm 4 đầu mối trường công lập, gồm: 01 trường cao đẳng; 03 trường trung cấp cấp
tỉnh.
- Sau sắp xếp, sẽ củng cố và
sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được đầu tư đảm bảo các
điều kiện tốt nhất cho học sinh, sinh viên thực hành và rèn luyện kỹ năng nghề.
- Tiết kiệm được cho ngân
sách nhà nước khi đầu tư xây dựng trụ sở Trường THPT Nguyễn Trãi và Trường THCS
Nguyễn Hồng Lễ (nếu sử dụng cơ sở này cho xây dựng trường) và kinh phí chi thường
xuyên, chi đầu tư cho 05 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tạo điều kiện để các trường
sắp xếp bố trí lại cơ cấu tổ chức, bộ máy và phát huy hiệu quả hơn năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, từng bước thực hiện
đúng quy định của pháp luật về định mức giáo viên/học sinh, tiêu chuẩn nghề
nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- Đảm bảo được cơ hội tiếp cận
việc học nghề, có việc làm của những người dễ bị tổn thương trong xã hội, góp
phần đảm bảm an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
- Cơ cấu đào tạo theo từng
lĩnh vực, từng địa bàn hợp lý sẽ giúp cho người có nhu cầu học tập được tiếp cận
thuận lợi.
2. Tác động xã hội
- Việc sắp xếp sẽ làm xáo trộn
về công tác tổ chức, cán bộ; ảnh hưởng tư tưởng của một số cán bộ, giáo viên,
giảng viên và việc học tập của học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục nghề
nghiệp của tỉnh.
- Một số người là lao động hợp
đồng có thể phải tìm kiếm công việc mới.
- Việc sáp nhập các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp hoạt động không hiệu quả vào các cơ sở đang hoạt động hiệu quả
làm tăng quy mô hoạt động nhưng cũng có thể làm suy giảm hiệu quả hoạt động của
cơ sở sau khi sáp nhập.
VI. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường công tác thông
tin, tuyên truyền, thống nhất nhận thức từ tư tưởng đến hành động của các
ngành, các cấp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, giáo viên, giảng viên;
học sinh, sinh viên và toàn bộ xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về sắp xếp lại tổ chức và quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập
thuộc tỉnh quản lý nhằm tạo sự đồng thuận để triển khai thực hiện Đề án có hiệu
quả. Đồng thời, chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện, phân công cụ thể trách
nhiệm cho từng cơ quan liên quan và từng trường thuộc diện sắp xếp.
2. Đẩy mạnh việc giao quyền
tự chủ cho các trường công lập; nâng cao chất lượng và phát triển quy mô dạy
nghề, đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề có sử dụng nguồn nhân lực có tay nghề
cao trong nước và xuất khẩu lao động; huy động sự đồng hành của doanh nghiệp với
nhà trường trong việc dạy nghề theo “đơn đặt hàng” theo nhu cầu của doanh nghiệp,
xem đây là khâu đột phá.
3. Tập trung nguồn lực để đầu
tư xây dựng các trường cao đẳng sau khi đã sắp xếp, đồng thời đầu tư cho các
trường theo nguồn vốn Dự án “Đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm về công
nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ đào tạo, học tập, quản lý tại một số trường cao
đẳng trung cấp của tỉnh” từ nguồn kinh phí của Đề án “Xây dựng chính quyền điện
tử và phát triển dịch vụ thành phố thông minh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2017-2020”; ban hành chính sách thu hút đội ngũ các nhà giáo có kỹ năng nghề giỏi,
kỹ sư giỏi của các doanh nghiệp tham gia biên soạn chương trình, giáo trình và
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực hành kỹ năng nghề, đặc biệt chú trọng các
ngành nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và Quốc gia.
4. Tranh thủ các nguồn kinh
phí đầu tư của Trung ương để đầu tư cho các trường được lựa chọn đào tạo nghề
trọng điểm theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn
lao động giai đoạn 2016-2020 để mua sắm thiết bị, nâng cấp cải tạo hệ thống nhà
xưởng thực hành; tập trung nguồn lực đầu tư cho các nghề trọng điểm đã được Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội lựa chọn đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
lao động và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tái cơ cấu kinh tế của tỉnh.
5. Thực hiện tốt các chính
sách, chế độ đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề, viên chức và người lao động
thuộc diện nghỉ hưu hoặc dôi dư sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy ở
các trường và bổ sung, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, giáo viên dạy nghề, viên chức
ở từng trường đảm bảo theo quy định để đảm bảo chất lượng công tác giáo dục nghề
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
6. Kết hợp việc sắp xếp lại
các trường cao đẳng và trung cấp của tỉnh với việc thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và việc khai thác, phát huy có hiệu quả
các cơ sở dạy nghề của các bộ, ngành và tổng công ty đảm bảo tính hệ thống,
tính liên tục theo yêu cầu phát triển toàn diện, hiện đại với cơ cấu hợp lý, đồng
bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường liên
doanh, liên kết trong giáo dục nghề nghiệp ở làng nghề và doanh nghiệp.
7. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện Đề án và công tác quản lý việc
hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại các trường thuộc diện sáp nhập và chuyển đổi
hình thức hoạt động, tuyệt đối không để việc sắp xếp các trường mà ảnh hưởng đến
nề nếp hoạt động, chất lượng giáo dục nghề nghiệp và xử lý nghiêm túc các tổ chức
và cá nhân vi phạm.
VII. THẨM
QUYỀN CHO PHÉP SÁP NHẬP CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP VÀO TRƯỜNG CAO ĐẲNG
Theo quy định tại Điều 18,
Luật Giáo dục nghề nghiệp; Điều 10, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016
của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp, quy định: “Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ
sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 7 Nghị định này thì có quyền
chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề
nghiệp”, tại Điều 7 quy định: “Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường
cao đẳng tư thục’’.
Căn cứ quy định nêu trên,
thì việc sáp nhập các trường trung cấp vào trường cao đẳng là thuộc thẩm quyền
quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
VIII. TIẾN
ĐỘ, THỜI GIAN CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Sau khi Đề án được phê
duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng Đề án sáp nhập
Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào Trường Cao đẳng
Nông lâm thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; sáp nhập Trường Trung cấp
nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thành - Truyền hình vào Trường Cao đẳng
nghề Công nghiệp Thanh Hóa và lấy tên Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và
Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa, báo cáo UBND tỉnh trong Quý I năm 2020, để
xem xét báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến chỉ đạo, thực hiện. Thời gian
báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong Quý II năm 2020.
2. Sau khi được Ban Thường vụ
Tỉnh ủy cho ý kiến, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở
Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội xem xét, quyết định sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn vào Trường Cao đẳng Nông lâm thành Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Thanh Hóa; sáp nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp
Phát thành - Truyền hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa và lấy
tên Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình Thanh
Hóa, dự kiến trong Quý II năm 2020.
3. UBND tỉnh triển khai Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập Trường
Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào Trường Cao đẳng Nông lâm
thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; sáp nhập Trường Trung cấp nghề Xây
dựng và Trường Trung cấp Phát thành - Truyền hình vào Trường Cao đẳng nghề Công
nghiệp Thanh Hóa và lấy tên Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh
- Truyền hình Thanh Hóa, dự kiến hoàn thành trước Quý II năm 2020.
4. Trường Cao đẳng Nông nghiệp
Thanh Hóa, Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình
Thanh Hóa hoàn thành việc sắp xếp, bố trí, sử dụng và quản lý cán bộ, giáo
viên, viên chức, lao động, người học và tài sản, trụ sở của Trường Cao đẳng nghề
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Cao đẳng Nông lâm; Trường Trung cấp
nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thanh
- Truyền hình trong Quý
III/2020 và thực hiện hoạt động theo mô hình mới, tuyển sinh, đào tạo từ năm học
2020-2021.
Phần
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Sau khi Đề án “Sắp xếp các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do tỉnh quản lý” được UBND tỉnh phê duyệt,
các sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
có trách nhiệm:
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Sở
Nội vụ và các sở, đơn vị có liên quan, xây dựng các Đề án sáp nhập Trường Cao đẳng
nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vào Trường Cao đẳng Nông lâm thành Trường
Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; sáp nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường
Trung cấp Phát thành - Truyền hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh
Hóa và lấy tên Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền
hình Thanh Hóa, trình UBND tỉnh xem xét, báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy xin ý kiến
trước khi trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định theo thẩm
quyền.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở
Nội vụ và các Sở, cơ quan đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh triển
khai thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
việc sáp nhập; tổ chức bàn giao cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao
động, người học, tài chính, tài sản và trụ sở của
Trường Cao đẳng nghề Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Cao đẳng Nông Lâm cho Trường Cao đẳng
Nông nghiệp Thanh Hóa; Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát
thành - Truyền hình cho Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh -
Truyền hình Thanh Hóa.
c) Chủ trì, phối hợp Sở Nội
vụ, đơn vị có liên quan, thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương
án sắp xếp, bố trí, sử dụng, quản lý cán bộ, giáo viên, viên chức, người lao động
và người học; tài chính, tài sản và trụ sở của Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn và Trường Cao đẳng Nông lâm cho Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Thanh Hóa; Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát thành
- Truyền hình cho Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền
hình Thanh Hóa; thực hiện tinh giản biên chế đối với cán bộ, giáo viên, viên chức,
lao động theo Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.
2. Sở Nội vụ
a) Phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, các sở, ngành xây dựng các Đề án sáp nhập Trường Cao đẳng
nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Cao đẳng Nông lâm thành Trường
Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, sáp nhập Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường
Trung cấp Phát thành - Truyền hình vào Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh
Hóa và lấy tên Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền
hình Thanh Hóa, báo cáo UBND tỉnh, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
xem xét, quyết định; tổ chức bàn giao cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người
lao động, người học, tài chính, tài sản và trụ sở của Trường Cao đẳng nghề Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Cao đẳng Nông Lâm cho Trường Cao đẳng
Nông nghiệp Thanh Hóa; Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung cấp Phát
thành - Truyền hình cho Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh -
Truyền hình Thanh Hóa; thẩm định phương án sắp xếp, bố trí, sử dụng, quản lý,
cán bộ, giáo viên, viên chức, người lao động và người học của Trường Cao đẳng
nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Trường Cao đẳng Nông lâm cho Trường
Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; Trường Trung cấp nghề Xây dựng và Trường Trung
cấp Phát thành - Truyền hình cho Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát
thanh - Truyền hình Thanh Hóa, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức Tỉnh ủy báo cáo thực trạng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của các trường sáp nhập và đề xuất phương án nhân
sự Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập
các trường trung cấp, cao đẳng.
c) Chủ trì, phối hợp với các
sở, ngành hướng dẫn các trường sau khi sáp nhập xây dựng Đề án xác định vị trí
việc làm cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc theo
cơ chế tự chủ, báo cáo cơ quan chủ quản, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để
thực hiện.
3. Sở Xây dựng; Đài Phát
thanh - Truyền hình Thanh Hóa
Sở Xây dựng chỉ đạo Trường
TCN Xây dựng; Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa chỉ đạo Trường TC Phát
thanh - Truyền hình tổ chức kiểm kê tài sản, tài chính; thống kê đội ngũ cán bộ,
nhà giáo, lao động hợp đồng; người học trên cơ sở đó tiến hành bàn giao cán bộ,
giáo viên, viên chức, người lao động, người học; tài sản, tài chính cho Trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa theo trình tự, thủ tục quy định. Xong trước
ngày 30/01/2020.
4. Sở Tài chính
Chủ trì phối hợp với Sở Xây
dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố,
các trường cao đẳng, trung cấp của tỉnh và các đơn vị có liên quan hướng dẫn,
kiểm tra việc rà soát việc điều chuyển tài sản, kinh phí chi thường xuyên đã thực
hiện, còn lại; giá trị tài sản... tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều
chuyển tài sản đối với những trường thuộc diện sáp nhập, giải thể và chuyển đổi
mô hình hoạt động. Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch giao quyền tự chủ về
tài chính cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
5. Sở Tài nguyên và Môi
trường
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nhu cầu sử dụng đất của các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp trên địa bàn để bố trí quỹ đất phù hợp khi lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất; thực hiện các thủ tục để giao đất, cho thuê đất để các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp của tỉnh đầu tư xây dựng khuôn viên phù hợp với nhu cầu sử dụng
nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Luật
Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ
quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và
Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho
UBND tỉnh thu hồi các khu đất không còn nhu cầu sử dụng sau khi thực hiện Đề án
này.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn theo dõi các trường
tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư cơ sở vật chất; tham mưu với UBND tỉnh phê
duyệt điều chỉnh dự án đầu tư hoặc lập dự án đầu tư xây dựng bổ sung của các
trường sau khi thực hiện sáp nhập.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chịu trách nhiệm quản lý Nhà
nước về giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp đối với các trường; chỉ đạo, hướng
dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục thường xuyên, hướng
nghiệp của các trường.
8. Sở Thông tin và Truyền
thông
Xây dựng kế hoạch tổ chức
tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa và tác động của việc sắp xếp lại mạng lưới trường
cao đẳng và trung cấp công lập của tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí
của tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở đưa tin kịp thời và thường xuyên về tiến
độ thực hiện, các điển hình và phổ biến kinh nghiệm về triển khai thực hiện Đề
án.
9. Trường Trung cấp nghề Xây
dựng; Trường Trung cấp Phát thanh- Truyền hình
Có trách nhiệm rà soát, thống
kê, tổng hợp cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định; tài chính, tài
sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hồ sơ tài liệu có liên quan, gửi Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa, để tổng
hợp xây dựng Đề án, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Xong trước
ngày 30/01/2020.
10. Trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Thanh Hóa
Có trách nhiệm rà soát, thống
kê, tổng hợp cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng, người học theo quy định; tài
chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường; người học, tài
chính, tài sản, trụ sở tiếp nhận từ Trường Trung cấp nghề Xây dựng, Trường
Trung cấp Phát thanh - Truyền hình về Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh
Hóa và lấy tên là Trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền
hình Thanh Hóa, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng Đề án sáp
nhập báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem
xét, quyết định. Xong trước ngày 15/02/2020.
11. Trường Cao đẳng nghề
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường Cao đẳng Nông Lâm
Có trách nhiệm rà soát, thống
kê, tổng hợp cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định; tài chính, tài
sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường, gửi Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội để xây dựng Đề án sáp nhập báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, trình Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định. Xong trước ngày 30/01/2020.
12. Đối với các trường
cao đẳng, trung cấp không thực hiện sáp nhập
a) Xây dựng Phương án kiện
toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, số lượng người làm việc, bảo đảm
theo quy định của pháp luật, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
b) Xây dựng Đề án xác định vị
trí việc làm cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc
theo cơ chế tự chủ, báo cáo cơ quan chủ quản (nếu có), trình Chủ tịch UBND tỉnh
(qua Sở Nội vụ thẩm định) phê duyệt để thực hiện.
13. Trường Cao đẳng Công
nghiệp, Xây dựng và Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa (sau khi có Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập)
a) Tiếp nhận cán bộ, viên chức,
lao động hợp đồng theo quy định; tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết
bị và hồ sơ tài liệu có liên quan từ các đơn vị sáp nhập cho trường. Xây dựng
phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định từ
các đơn vị sáp nhập cho trường; tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị và trụ
sở, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt, để thực hiện.
b) Xây dựng Đề án xác định vị
trí việc làm cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc
theo cơ chế tự chủ, trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định) phê duyệt
để thực hiện.
14. Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Thanh Hóa (sau khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về việc sáp nhập)
a) Tiếp nhận cán bộ, viên chức,
lao động hợp đồng theo quy định; tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết
bị và hồ sơ tài liệu có liên quan từ các đơn vị sáp nhập cho trường. Xây dựng
Phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định từ
các đơn vị sáp nhập cho trường; tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị và trụ
sở, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ thẩm định, trình Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
b) Xây dựng Đề án xác định vị
trí việc làm cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và số lượng người làm việc
theo cơ chế tự chủ, trình Chủ tịch UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ thẩm định) phê duyệt
để thực hiện.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân
liên quan triển khai các nội dung của Đề án đảm bảo đúng nội dung và lộ trình
theo quy định./.