Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23241/CT-TTHT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Tiến Trường
Ngày ban hành: 14/04/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 23241/CT-TTHT
V/v hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh

Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2020

 

Kính gửi: Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC)
(Đ/c: Số 7, Đường Bằng Lăng 1, KĐT Vinhomes Riverside,
Q. Long Biên, TP. Hà Nội)
MST: 0108411164

Trả lời công văn số 1701-01/2020/CV-VGPC nhận ngày 11/02/2020 và hồ sơ bổ sung công văn 1701-01/2020/CV-VGPC nhận ngày 10/04/2020 của Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) (sau đây gọi là "VGPC") hỏi về hướng dẫn áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam và các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam:

+ Tại Điều 1 hướng dẫn về đối tượng áp dụng:

“Thông tư này điều chỉnh các đối tượng là đối tượng cư trú của Việt Nam hoặc của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc đồng thời là đối tượng cư trú của Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam.

1. Theo Hiệp định, thuật ngữ “đối tượng cư trú của một Nước ký kết” là đối tượng mà theo luật của một Nước ký kết là đối tượng chịu thuế tại nước đó do:

1.1. Có nhà ở, có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một cá nhân; hoặc

1.2. Có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự trong trường hợp đối tượng đó là một tổ chức; hoặc

1.3. Thuật ngữ này cũng bao gồm cả Nhà nước hoặc chính quyền địa phương của nước đó, trong trường hợp Hiệp định có quy định...”

+ Tại Điều 2 hướng dẫn về các loại thuế áp dụng:

“Các loại thuế áp dụng trong các Hiệp định là các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản được quy định cụ thể tại từng Hiệp định.

1. Trong trường hợp của Việt Nam các loại thuế thuộc phạm vi áp dụng Hiệp định là:

a) Thuế thu nhập doanh nghiệp; và

b) Thuế thu nhập cá nhân…”

+ Tại Điều 4 hướng dẫn nguyên tắc áp dụng Hiệp định:

“Khi áp dụng, xử lý thuế đối với từng trường hợp phải căn cứ theo quy định tại từng Hiệp định (bao gồm cả Nghị định thư và/hoặc Thư trao đổi nếu có).”

+ Tại Điều 11 hướng dẫn xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh:

“1. Trường hợp doanh nghiệp nước ngoài tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam.

1.1. Nghĩa vụ thuế

Theo quy định tại Hiệp định, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nước ngoài chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam nếu doanh nghiệp đó có một cơ sở thường trú tại Việt Nam và thu nhập đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơ sở thường trú đó. Trong trường hợp này doanh nghiệp đó chỉ bị đánh thuế tại Việt Nam trên phần thu nhập phân bổ cho cơ sở thường trú đó.

1.2. Định nghĩa cơ sở thường trú

1.2.1. Theo quy định tại Hiệp định, “cơ sở thường trú” là một cơ sở kinh doanh cố định của một doanh nghiệp, thông qua đó, doanh nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình....”

- Căn cứ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh ký ngày 09/04/1994:

+ Tại Điều 5 quy định cơ sở thường trú

“(1) Theo Hiệp định này, thuật ngữ “Cơ sở thường trú” là nơi kinh doanh cố định mà qua đó công việc kinh doanh của một doanh nghiệp được tiến hành toàn bộ hay một phần.

(2) thuật ngữ “Cơ sở thường trú” đặc biệt bao gồm:

(a) một trụ sở quản lý;

(b) một chi nhánh;

(c) một văn phòng;

(d) một nhà máy;

(e) một xưởng;

(f) một giếng khí, dầu hay giếng mỏ, mỏ đá hoặc bất cứ nơi nào khác dùng cho việc khai thác các nguồn tài nguyên.

(3) Một công trường xây dựng hoặc dự án lắp đặt tạo nên một cơ sở thường trú nếu kéo dài hơn 183 ngày.

(4) Mặc dù có các quy định trước đó của Điều này, thuật ngữ "Cơ sở thường trú" sẽ được coi là không bao gồm:

(a) việc sử dụng các phương tiện riêng chỉ dành cho mục đích lưu trữ, trưng bày hoặc chuyển giao hàng hóa hoặc hàng hóa thuộc doanh nghiệp;

(b) việc duy trì kho hàng hóa hoặc hàng hóa thuộc doanh nghiệp chỉ với mục đích lưu trữ, trưng bày hoặc giao hàng;

(c) việc duy trì kho hàng hóa hoặc hàng hóa thuộc doanh nghiệp chỉ duy nhất cho mục đích chế biến bởi một doanh nghiệp khác;

(d) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ nhằm mục đích mua hàng hóa, hoặc thu thập thông tin cho doanh nghiệp;

(e) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ duy nhất cho mục đích quản lý, đối với doanh nghiệp, bất kỳ hoạt động nào khác mang tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ;

(f) việc duy trì một địa điểm kinh doanh cố định chỉ duy nhất cho bất kỳ sự kết hợp nào của các hoạt động được đề cập trong khoản phụ (a) đến (e) của khoản này, với điều kiện là các hoạt động tổng thể của địa điểm kinh doanh cố định từ sự kết hợp này mang tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ.

(5) Mặc dù có các quy định của khoản (1) và (2) Điều này, trong trường hợp một đối tượng khác ngoài một đại lý có tư cách độc lập mà khoản (6) của Điều này áp dụng hành động thay mặt cho doanh nghiệp, và thường xuyên thực hiện tại một Nước ký kết, có thẩm quyền ký kết hợp đồng đại diện cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đó được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết đó đối với bất kỳ hoạt động nào mà người đó cam kết cho doanh nghiệp, trừ khi các hoạt động của người đó bị giới hạn bởi những gì được để cập tại khoản (4) của Điều này mà, nếu thực hiện thông qua một địa điểm kinh doanh cố định, sẽ không làm cho địa điểm kinh doanh cố định này trở thành một cơ sở thường trú theo các quy định của khoản này.

(6) Một doanh nghiệp không được coi là có cơ sở thường trú tại một Nước ký kết chỉ đơn thuần là vì nó tiến hành việc kinh doanh tại Nước đó thông qua một nhà môi giới, tổng đại lý hoa hồng hoặc bất kỳ đại lý nào khác có tư cách độc lập, với điều kiện những người này đang hoạt động trong quá trình kinh doanh bình thường của họ.

(7) Thực tế là một công ty là một đối tượng cư trú của một Nước ký kết kiểm soát hoặc được kiểm soát bởi một công ty là một đối tượng cư trú của Nước ký kết khác, hoặc tiến hành việc kinh doanh tại Nước ký kết khác đó (hoặc thông qua một cơ sở thường trú hoặc dưới hình thức khác) thì nó sẽ không làm cho bất kỳ công ty nào trở thành một cơ sở thường trú của Công ty kia.”

+ Tại Điều 7 quy định lợi nhuận kinh doanh

“(1) Lợi nhuận của một doanh nghiệp của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước đó trừ khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh tại Nước ký kết khác thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước ký kết khác đó. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh như nêu trên, lợi nhuận của doanh nghiệp có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết khác nhưng chỉ có phần lợi nhuận phân bổ cho cơ sở thường trú đó là bị tính thuế.

(2) Theo quy định của khoản (3) của Điều này, khi một doanh nghiệp của một Nước ký kết tiến hành kinh doanh tại Nước ký kết khác thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước, ký kết khác đó, thì lợi nhuận được phân bổ cho cơ sở thường trú đó trong mỗi Nước ký kết có thể được dự kiến thực hiện nếu nó là một doanh nghiệp khác biệt và riêng biệt tham gia vào các hoạt động giống nhau hoặc tương tự theo các điều kiện giống nhau hoặc tương tự và xử lý hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp mà nó là một cơ sở thường trú.

(3) Khi xác định lợi nhuận của một cơ sở thường trú, thì được phép khấu trừ các khoản chi phí phát sinh cho các mục đích của cơ sở thường trú, bao gồm một sự phân bổ hợp lý của chi phí hành chính chung và điều hành phát sinh cho các mục đích của doanh nghiệp nói chung, cho dù cơ sở thường trú đó đóng trong Nước ký kết hoặc ở nơi khác.

(4) Không có lợi nhuận được tạo ra cho một cơ sở thường trú vì lý do của việc mua hàng hóa cho doanh nghiệp bởi cơ sở thường trú đó.

(5) Trường hợp lợi nhuận bao gồm các khoản thu nhập hoặc thặng dư vốn được xử lý riêng tại các Điều khác của Hiệp định này, khi đó các quy định của những Điều đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi các quy định của Điều này.”

+ Tại Điều 12 quy định tiền bản quyền

“(1) Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết và được trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết khác có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết khác đó.

(2) Tuy nhiên, tiền bản quyền đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi mà tiền bản quyền phát sinh, và theo pháp luật của Nước ký kết đó, nhưng nếu chủ sở hữu hưởng tiền bản quyền là một cư dân của Nhà nước ký kết khác và chịu thuế đối với tiền bản quyền trong nước đó, thuế được tính, tùy thuộc vào sự thỏa thuận được ghi trong Công hàm Trao đổi giữa các Nước ký kết khi Hiệp định này đã được ký kết, không được vượt quá 10% của tổng số tiền bản quyền.

(3) Thuật ngữ “Tiền bản quyền” như được sử dụng trong Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán dưới bất kỳ hình thức nào được nhận như là một sự xem xét cho việc sử dụng, hoặc quyền sử dụng bất kỳ bản quyền của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học bao gồm phim ảnh, băng hình cho đài phát thanh hoặc truyền hình, bất kỳ bằng sáng chế, thương hiệu, thiết kế hoặc kiểu dáng, kế hoạch, công thức hoặc quy trình bí mật, hoặc các thông tin (bí quyết) liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, thương mại và khoa học.

(4) Các quy định của khoản (1) và (2) Điều này không được áp dụng nếu chủ sở hữu hưởng tiền bản quyền là một đối tượng cư trú của một Nước ký kết, tiến hành kinh doanh tại Nước ký kết khác mà ở đó tiền bản quyền phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú được đặt ở đó, hoặc thực hiện tại Nước ký kết khác đó các dịch vụ cá nhân độc lập từ một cơ sở cố định được đặt ở đó, và quyền hoặc tài sản mà trong đó tiền bản quyền được trả được liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định. Trong trường hợp này các quy định của Điều 7 hoặc Điều 14 của Hiệp định này được áp dụng, tùy theo từng trường hợp.

…”

- Căn cứ Thông tư số 156/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ:

+ Tại Khoản 3 Điều 20 hướng dẫn về khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài:

“3. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu

...b.2) Hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định:

Trường hợp Nhà thầu nước ngoài thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế do áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ khác thì thực hiện thêm các thủ tục sau:

Mười lăm ngày trước thời hạn khai thuế, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập cho Nhà thầu nước ngoài gửi Cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định. Hồ sơ gồm:

- Thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định mẫu số 01/HTQT ban hành kèm theo Thông tư này;

- Bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú do cơ quan thuế của nước cư trú cấp ngay trước năm thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

- Bản chụp hợp đồng ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có xác nhận của người nộp thuế.

... “Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục áp dụng Hiệp định.

Trường hợp năm trước đó đã thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định thì các năm tiếp theo chỉ cần thông báo các bản chụp hợp đồng kinh tế mới ký kết với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và nước ngoài (nếu có) có xác nhận của người nộp thuế.

15 (mười lăm) ngày trước khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam hoặc kết thúc năm tính thuế (tùy theo thời điểm nào diễn ra trước) Nhà thầu nước ngoài gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự của năm tính thuế đó cho bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập. Trong phạm vi 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận cư trú, bên Việt Nam ký kết hợp đồng hoặc chi trả thu nhập có trách nhiệm nộp cho Cơ quan thuế bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú này.

Trường hợp vào thời điểm trên vẫn chưa có được Giấy chứng nhận cư trú thì nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ cam kết gửi bản gốc (hoặc bản chụp đã được chứng thực) Giấy chứng nhận cư trú đã được hợp pháp hóa lãnh sự trong quý ngay sau ngày kết thúc năm tính thuế.

Trường hợp người nộp thuế không thể cung cấp đủ các thông tin hoặc các tài liệu theo yêu cầu của Hồ sơ thông báo thuộc diện miễn, giảm thuế theo Hiệp định, đề nghị giải trình cụ thể tại Thông báo mẫu số 01/HTQT nêu trên để cơ quan thuế xem xét, quyết định.”

Căn cứ các quy định nêu trên, việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã được quy định cụ thể tại Thông tư 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 của Bộ Tài chính. Đối với trường hợp cụ thể của Công ty Formula One Champion Limied (FOWC) (là một công ty có trụ sở tại Vương Quốc Anh) thì được áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh.

Đề nghị VGPC căn cứ thực tế các khoản thu nhập của Công ty Formula One Champion Limited (FOWC) tại Việt Nam, đối chiếu quy định tại Điều 7 (quy định lợi nhuận kinh doanh), Điều 12 (quy định tiền bản quyền) Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh, Thông tư 205/2013/TT-BTC để áp dụng phù hợp quy định pháp luật.

Nếu khoản thu nhập của Công ty Formula One Champion Limied (FOWC) thuộc đối tượng miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh thì VGPC gửi hồ sơ theo hướng dẫn tại tiết b.2 Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 156/2013/TT-BTC cho Cục Thuế TP Hà Nội để được xem xét, giải quyết.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị VGPC liên hệ Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế số 5 để được hướng dẫn.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TKT5;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 23241/CT-TTHT ngày 14/04/2020 về hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Vương quốc Anh do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.541

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.119.247
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!