BỘ
CHÍNH TRỊ
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------
|
Số:
41-QĐ/TW
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN TƯ TƯỞNG -
VĂN HOÁ TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản
Việt Nam và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư khóa IX;
- Căn cứ Nghị quyết Trung ương 7 (khoá VIII);
BỘ CHÍNH TRỊ QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Chức
năng của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương
Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương
là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên
là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực
tư tưởng và văn hoá.
Điều 2. Nhiệm
vụ của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương
1- Nghiên cứu, đề xuất
:
- Chủ trì hoặc phối hợp nghiên cứu
cụ thể hoá đường lối của Đảng về tư tưởng - văn hoá; chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn
bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị và quyết định thuộc lĩnh vực nêu
trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân
tích tình hình tư tưởng trong Đảng và trong xã hội, những âm mưu, thủ đoạn chống
phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá của các thế lực thù
địch, để kịp thời đề xuất phương hướng, nhiệm vụ, nội dung biện pháp xây dựng Đảng
về chính trị, tư tưởng; các biện pháp lớn trong công tác tư tưởng - văn hoá đối
với toàn xã hội; đối sách và biện pháp chống các quan điểm, tư tưởng sai trái,
thù địch.
2- Thẩm định :
Thẩm định về mặt quan điểm chính
trị đối với các đề án của các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức đoàn thể có
liên quan đến lĩnh vực tư tưởng-văn hoá.
3- Hướng dẫn, kiểm tra
:
- Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức
đảng trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tư tưởng
- văn hoá.
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức
đảng xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng
viên và nhân dân ngoài đối tượng thuộc hệ thống trường chính trị của trung
ương, tỉnh, thành uỷ.
- Kiểm tra về phương hướng chính
trị, tư tưởng trong giảng dạy lý luận chính trị thuộc hệ thống trường chính trị,
hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống các trường ngành và đoàn thể.
- Hướng dẫn, kiểm tra nội dung
tuyên truyền và hoạt động của hệ thống báo cáo viên từ trung ương đến cơ sở.
- Hướng dẫn, kiểm tra định hướng
chính trị, tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan truyền thông đại chúng, các
cơ quan xuất bản báo chí, văn hoá, văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền
đối ngoại ở Trung ương và địa phương.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung
ương và Ban Khoa giáo Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
và biên chế của ban tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Tham gia hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác
tư tưởng, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ các cấp, các ngành, các đoàn thể.
4- Tham gia công tác xây dựng
Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng-văn
hoá :
- Tham gia với Đảng uỷ Khối cơ
quan Trung ương về công tác tư tưởng, về phương hướng công tác xây dựng Đảng.
- Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ
nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ
trong lĩnh vực tư tưởng - văn hoá theo danh mục phân cấp quản lý của Trung
ương.
5- Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền :
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan
trong việc quản lý công tác nghiên cứu lý luận và giáo dục lý luận chính trị.
- Chủ trì, phối hợp chỉ đạo định
hướng chính trị tư tưởng trong hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản, văn
hoá-văn nghệ, các cơ quan thông tin, tuyên truyền đối ngoại ở Trung ương và địa
phương, các hội văn học-nghệ thuật, hội nhà báo, đảm bảo các hội này hoạt động
theo đúng định hướng và tính chất là tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp.
- Chủ trì và phối hợp chỉ đạo nội
dung giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống
giáo dục quốc dân, đặc biệt đối với các trường chính trị ở các tỉnh, thành phố,
các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các trung tâm giáo dục chính trị ở
quận, huyện.
Điều 3. Tổ
chức bộ máy của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương
1- Cơ cấu tổ chức của Ban gồm
các vụ và đơn vị sau đây :
- Vụ Nghiên cứu giáo dục lý luận
chính trị.
- Vụ Tuyên truyền.
- Vụ Tuyên truyền và hợp tác quốc
tế.
- Vụ Văn hoá.
- Vụ Văn nghệ.
- Vụ Báo chí.
- Vụ Xuất bản.
- Trung tâm Thông tin công tác
tư tưởng.
- Trung tâm Nghiên cứu dư luận
xã hội.
- Cơ quan thường trực tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan thường trực tại thành
phố Đà Nẵng.
- Tạp chí Tư tưởng-Văn hoá.
- Vụ Tổ chức - Cán bộ.
- Văn phòng.
2- Lãnh đạo Ban gồm :
Trưởng ban và các Phó trưởng
ban.
3- Về biên chế :
Thống nhất với Ban Tổ chức Trung
ương trên cơ sở xác định chức danh tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
Ngoài số biên chế theo quy định,
Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương được sử dụng chế độ cộng tác viên phục vụ cho
công tác nghiên cứu của Ban.
Điều 4. Quy
chế làm việc
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy và biên chế, Ban Tư tưởng-Văn
hoá Trung ương tiến hành xây dựng và hoàn chỉnh quy chế làm việc của Ban.
- Quan hệ giữa Ban Tư tưởng-Văn
hoá Trung ương với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng
đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện theo chức năng và theo quy định của
Ban Bí thư.
Điều 5. Điều
khoản thi hành
- Quyết định này thay thế Quyết
định số 37-QĐ/TW ngày 29-8-1992 của Ban Bí thư (khoá VII) về chức năng, nhiệm vụ
và tổ chức của Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương và có hiệu lực từ ngày ký.
- Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung
ương, các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
BỘ CHÍNH TRỊ
Phan Diễn
|