Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 682/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Mễ
Ngày ban hành: 12/03/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 682/QĐ-UB

Huế, ngày 12 tháng 3 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2001-2010“

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 2l/6/1994;

- Cứ Quyết định số 1344/QĐ-UB ngày 14/6/2001 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010”;

- Căn cứ Công văn số 5307/TM/KHTK ngày 23/12/2002 của Bộ Thương mại về việc góp ý quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010;

- Xét báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010” do Viện Nghiên cứu thương mại thực hiện tháng 4/2002;

- Xét đề nghị của Sở Thương mại tại Tờ trình số 41/KH-STM ngày 30/01/2003 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 177/TH-SKH ngày 04/3/2003.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I:

Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án:

Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010

2. Quan điểm, mục tiêu phát triển

2.1. Quan điểm phát triển

- Phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế so sánh của các tiểu vùng trong toàn tỉnh. Phát triển thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Phát triển thị trường Thừa Thiên Huế theo hướng mở cửa, gắn thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, trước hết với thị trường vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ, Bắc Bộ và cả nước nhằm tổ chức tốt lưu thông hàng hoá, kích thích tiêu dùng trong dân cư, đồng thời từng bước hội nhập với thị trường thế giới theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại.

- Phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh. Thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, định hướng mở rộng thị trường và mặt hàng kinh doanh góp phần ổn định thị trường và giá cả.

- Phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chú trọng tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo yêu cầu xã hội như tạo thêm việc làm cho người lao động, ổn định cuộc sống của đồng bào các vùng khó khăn, bảo vệ tốt môi trường sinh thái, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng hiện đại hoá và văn minh thương nghiệp, chú trọng đầu tư nâng cấp mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh thương mại, lấy thị trường đô thị làm trọng tâm, hỗ trợ thúc đẩy thị trường nông thôn.

2.2. Mục tiêu phát triển

Phấn đấu đến năm 2010 đạt các mục tiêu chủ yếu sau:

- Phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ xã hội và doanh thu dịch vụ tăng bình quân thời kỳ 2001-2010 từ 15-16%, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân thời kỳ 2001-2010 là 16-19%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng 16-19%/năm, phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 150-175 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 95-120 triệu USD.

- Từng bước mở rộng và phát triển lưu thông hàng hoá trên thị trường của tỉnh và mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận cũng như thị trường ngoài nước. Phấn đấu đưa thị trường hoạt động ổn định, không để xảy ra các biến động lớn về giá cả và sự thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng với quy mô lớn, ổn định và có giá trị xuất khẩu cao.

- Phát triển thị trường thành thị theo hướng văn minh hiện đại, củng cố và mở rộng mạng lưới thương nghiệp dịch vụ ở thị trường nông thôn. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá, làm cho thương nghiệp thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, coi hoạt động xuất nhập khẩu là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Khai thác thị trường xuất khẩu theo hướng đa phương hoá, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu mới, chú trọng xuất khẩu dịch vụ và xuất khẩu lao động.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại. Củng cố, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước theo hướng vừa chuyên môn hoá, vừa đa dạng hoá các lĩnh vực, các ngành kinh doanh phù hợp với nền thương mại hiện đại, đảm bảo thương nghiệp phải thực sự làm tốt chức năng hướng dẫn, vừa thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu dùng của dân cư, chú trọng đến các khu vực nhân dân có thu nhập thấp.

- Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất- kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá phương tiện hoạt động, đáp ứng yêu cầu kinh doanh ở mức cao hơn với chi phí lưu thông thấp nhất. Bên cạnh các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, cần chú trọng phát triển hệ thống chợ, cửa hàng, nhất là chợ ở khu vực nông thôn.

- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo kỷ cương, pháp luật.

3. Định hướng phát triển thương mại thời kỳ 2001-2010

3.1. Đối với nội thương:

- Củng cố và tăng cường phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đa thành phần. Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân và tập thể phát triển thương mại và dịch vụ trong khuân khổ pháp lý của Nhà nước, không ngừng củng cố thương nghiệp quốc doanh đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Củng cố hệ thống dịch vụ thương nghiệp ở thành thị. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn tạo ra môi trường thuận lợi cho giao lưu hàng hoá, kích thích hình thành các vùng chuyên canh, phát triển sản xuất.

- Mở rộng trao đổi hàng hoá trong và ngoài tỉnh, thiết lập các kênh lưu thông hàng hoá thông suốt từ trung tâm của tỉnh xuống các huyện, xã và cụm xã. Khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại nhằm đáp ứng yêu cầu làm cầu nối cho phát triển sản xuất như hệ thống kho tàng, các trung tâm thương mại, hệ thống giao thông, hệ thống phân phối xăng dầu...

3.2 Đối với ngoại thương:

- Đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, vận dụng tối đa các chính sách đối với xuất nhập khẩu. Chủ động tìm kiếm thị trường quốc tế, duy trì và phát triển các thị trường truyền thống EU, Nhật Bản, ASEAN, quan tâm đúng mức ngoại thương với CHDCND Lào và Liên bang Nga.

- Khuyến khích đầu tư vào một số ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu dựa vào lợi thế về tài nguyên và lao động như: thuỷ hải sản, dệt may, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm. Đẩy mạnh xuất khảu dịch vụ, coi đây là hướng chủ yếu lâu dài trong phát triển xuất khẩu của tỉnh. Cụ thể:

Xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến:

+ Thuỷ sản xuất khẩu: Tập trung đầu tư cho các cơ sở chế biến thuỷ hải sản để nâng sản lượng hải sản đông lạnh lên 4.000 tấn, mở rộng các dây chuyền IQF để tăng giá trị xuất khẩu. Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này từ 30-35 triệu USD vào năm 2005. Giai đoạn 2006-2010 tiếp tục đầu tư chiều sâu để đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu 40-45 triệu USD năm 2010.

+ Xuất khẩu tinh bột sắn (Công suất nhà máy ban đầu 60 tấn tinh bột/ngày, năm 2005 nâng công suất lên 120 tấn tinh bột/ngày).

+ Xuất khẩu hàng chế biến nông lâm sản: Sản lượng bia năm 2005 đạt 48 triệu lít, sản lượng nước khoáng năm 2005 đạt 8-10 triệu lít, sản lượng bánh kẹo năm 2005 đạt: 6.000 tấn, một số sản phẩm mới như: nhựa thông, gỗ nhân tạo , gỗ laminate…cũng được chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2005 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm sản chế biến đạt 5-10 triệu USD và 25-30 triệu USD năm 2010. Thị trường xuất khẩu chính là các nước ASEAN, EU, thâm nhập vào thị trường Mỹ, SNG.

+ Vật liệu xây dựng, khoán sản: Sản lượng xi măng năm 2005 đạt 1-1,2 triệu tấn, năm 2010 đạt 3-3,5 triệu tấn, các sản phẩm như gạch Granit, sứ vệ sinh, cao lanh, quặng titan, Zircon cũng sẽ được nâng cao công suất. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp này khoảng 3-5 triệu USD vào năm 2005 và 8-10 triệu vào năm 2010.

+ Hàng tiêu dùng và thủ công nghiệp: Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của nhóm hàng này là dệt may, giày da, thêu ren, mộc mỹ nghệ, chạm đồng mạ bạc, mây tre, gốm sứ mỹ nghệ, các sản phẩm kiểu cung đình. Hàng dệt may và giày da sẽ là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong thời kỳ 2001-2010. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này khoảng 15-18 triệu USD năm 2005 và 35-40 triệu USD năm 2010. Thị trường xuất khẩu là EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước SNG và Đông Âu, trong đó xuất khẩu tại chổ chiếm tỷ trọng đáng kể.

Dự báo kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chế biến tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005 là 45-50 triệu USD và 2010 là 100-120 triệu USD.

Sản phẩm cơ khí, điện, điện tử: Đây là lĩnh vực tỉnh ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Tỉnh đã có chiến lược phát triển để xây dựng ngành này thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai, đặc biệt là khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

Ngành du lịch: Phấn đấu đến năm 2010 đạt doanh thu 2.500 tỷ đồng, thu nhập ngoại tệ từ du lịch là 130-150 triệu USD, đạt mức đóng góp vào GDP là 24% góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của địa phương, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Xuất khẩu lao động: Thời kỳ 2001-2010 phấn đấu bình quân hàng năm đưa chuyên gia và công nhân lao động sang làm việc ở nước ngoài lên 2000-4500 người. Dự báo đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khẩu lao động từ 15-20 triệu USD. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các khu vực thị trường truyền thống như Đông Nam Á, Đong Bắc Á, các nước vùng vịnh và chuẩn bị lực lượng lao động có trình độ cao để xuất khẩu sang các khu vực thị trường khác như Châu Âu, Bắc Mỹ.

Bưu chính viễn thông: Dự báo đến năm 2010 doanh thu các dịch vụ thu ngoại tệ tại chổ của ngành bưu chính viễn thông đạt 4-5 triệu USD, tổng doanh thu của cả thời kỳ 2001-2010 là 15-20 triệu USD.

Các dịch vụ khác: Từng bước tạo lập cơ sở để phát triển các ngành dịch vụ như ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vận tải xây dựng… Xác định các phương án và những bước đi thích hợp cho các giai đoạn phát triển và từng loại hình dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất khảu 20-30 triệu USD.

- Khuyến khích làm hàng xuất khẩu, mở rộng mạng lưới chi nhánh thương mại ra các tỉnh và tham gia tích cực các hoạt động hội chợ, triển lãm quốc tế để tìm kiếm thị trường.

3.3 Đối với mạng lưới thương mại:

- Hình thành các trung tâm thương mại làm đầu mối thúc đẩy phát triển thương mại trên toàn tỉnh. Từ nay đến năm 2005 xây dựng trung tâm thương mại thành phố Huế, khu kinh tế thương mại Chân Mây. Giai đoạn 2006-2010 xây dựng các trung tâm thương mại ở một số đô thị khác của tỉnh.

- Phát triển hệ thống mạng lưới chợ theo hướng văn minh, hiện đại. Đến năm 2005 hình thành và ổn định hệ thống chợ bao gồm chợ xã, huyện, thành phố, đảm bảo mỗi xã có 1 chợ, 4-6 xã có 1 chợ thị tứ, mỗi huyện có 1 chợ kiên cố. Đến năm 2010 xoá bỏ chợ tạm, tập trung nâng cấp các chợ kiên cố, bán kiên cố. Kinh phí đầu tư phát triển chợ thời kỳ 2001-2010 là 106,8 tỷ đồng.

- Hệ thống siêu thị sẽ tập trung xây dựng ở thành phố Huế, đô thị Chân Mây và khu công nghiệp Phú Bài. Các thị xã, thị trấn cũ và mới sẽ xây dựng mỗi nơi 1-2 siêu thị loại II với quy mô mỗi siêu thị khoảng 800-1.000 m2. Tới năm 2010 tổng kinh phí xây dựng cho các siêu thị mới khoảng 16-20 tỷ đồng.

- Khôi phục lại các kho dự trữ lương thực, vật tư cho sản xuất và tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu trong những trường hợp đặc biệt, bên cạnh việc xây dựng mới cần cải tạo hệ thống kho dự trữ quốc gia đảm bảo ổn định thị trường cho Thừa Thiên Huế và các tỉnh miền Trung, nơi thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt.

- Giai đoạn 2001- 2005 phát triển hệ thống xăng dầu theo hướng kết hợp bố trí cửa hàng xăng dầu phân tán với bố trí theo cụm. Theo hướng này sẽ xây thêm 9 cửa hàng để đáp ứng như cầu tiêu dùng cho sản xuất và dân cư trên cơ sở giữ nguyên số cửa hàng hiện có, nâng cấp các điểm bán xăng dầu để đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn Nhà nước. Giai đoạn 2006-2010, khi các tuyến giao thông chính và khu dân cư của tỉnh đã định hình theo quy hoạch, không tăng số lượng các cửa hàng mà hợp nhất một số cửa hàng trên cơ sở tập trung đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị, phát triển mở rộng quy mô và khả năng cung cấp của các cửa hàng, hình thành các cụm cửa hàng xăng dầu đủ năng lực cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng. Dự kiến kinh phí đầu tư cho 2 giai đoạn khoảng 20 tỷ đồng.

- Xây dựng đề án phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn từ nay đến 2010. Trước mắt cần chủ động đầu tư cơ sở hạ tầng như máy tính, thông tin và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu về thương mại điện tử. Khi các cơ sở pháp lý về thương mại điện tử ở nước ta được thiết lập, cần chủ động bước vào thương mại điện tử nhằm phát triển thương mại trong những năm tới.

4. Những giải pháp chủ yếu:

4.1. Phát huy vai trò của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh

- Sắp xếp lại doanh nghiệp quốc doanh theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả. Chuyển hướng hoạt động của các công ty thương nghiệp quốc doanh của tỉnh theo hướng liên kết với các doanh nghiệp do Trung ương quản lý và các đơn vị ngoài quốc doanh để đủ sức làm đầu mối thu mua nguồn hàng nông sản, thực phẩm tránh tình trạng tranh mua tranh bán trên 1 địa bàn.

- Có chính sách khuyến khích phát triển các hợp tác xã thương mại dịch vụ như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực. Có biện pháp để định hướng kinh doanh đối với các HTX thương mại dịch vụ, tập trung và các ngành nghề truyền thống, các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

- Hỗ trợ thông tin thị trường, thông tin thương mại cho các đơn vị thương nghiệp ngoài quốc doanh. Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tìm kiếm và khai thông các thị trường trong và ngoài nước.

4.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý thương mại trên địa bàn tỉnh

- Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về thương mại thông qua việc hoàn thiện pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý thương mại; hoạch định chiến lược và quy hoạch, kế hoạch hoá phát triển thương mại; sử dụng các công cụ như thuế để điều tiết hoạt động thương mại...

- Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thị trường, quy hoạch và kế hoạch hoá phát triển thương mại, kiểm tra, kiểm soát thị trường.

- Đổi mới mô hình tổ chức và quản lý theo hướng tăng cường các quan hệ liên ngành, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất và lĩnh vực đầu tư để thúc đẩy quá trình phát triển thị trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại.

4. 3. Chính sách cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực

- Thực hiện các chương trình đào tạo và đào tạo lại đối với số cán bộ công nhân viên đang hoạt động trong ngành thương mại, du lịch. Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn thể nhân viên và lao động hiện đang tham gia hoạt động trong ngành trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua việc khảo sát, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học chuyên đề trong nước và ngoài nước.

4.4. Chính sách và giải pháp khuyến khích đầu tư

- Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: Nguồn vốn tín dụng được tập trung cho các doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất và lĩnh vực kinh doanh. Vốn ngân sách, ODA, viện trợ được sử dụng đối với các công trình thương mại trọng điểm, các lĩnh vực thương mại chậm thu hồi vốn và cơ sở vật chất thương mại ở những vùng gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra cần có chính sách ưu đãi, thông thoáng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các công trình thương mại và lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ.

- Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư vào các công trình thương mại với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Để thực hiện tốt chính sách này cần có cơ chế linh hoạt, chế độ ưu đãi thoả đáng đối với những đơn vị cá nhân bỏ vốn đầu tư, tạo điều kiện để họ yên tâm đầu tư lâu dài.

4.5. Các giải pháp về xúc tiến thương mại

- Hoạch định chiến lược phát triển thị trường trong một tầm nhìn dài hạn, đảm bảo đồng thời các yếu tố như tốc độ phát triển, cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng;

- Thu thập và phổ biến thông tin về thị trường một cách kịp thời cho các chủ thể kinh doanh, đồng thời làm tốt công tác dự báo để định hướng cho sản xuất và xuất khẩu, phát triển các mặt hàng mới;

- Tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại.

- Nâng cao vai trò của Trung tâm xúc tiến thương mại.

Điều II: Giao trách nhiệm cho sở Thương mại kiểm tra, theo dõi tổng hợp việc thực hiện quy hoạch phát triển thương mại của các ngành, các cấp một cách chặt chẽ; thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất để có những điều chỉnh hợp lý kịp thời phù hợp với định hướng phát triển chung của tỉnh, của vùng và cả nước. Các sở, ban ngành các cấp có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ sở Thương mại trong quá trình thực hiện quy hoạch, nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển thương mại với chiến lược phát triển kinh tế xã hội các ngành, các huyện, thành phố và của tỉnh.

Điều III: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều IV: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Thương mại, Du lịch, Thuỷ sản, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính -Vật giá, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Văn hoá Thông tin, Lao động TB và XH, chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều IV;
- Bộ Thương mại;
- Viện nghiên cứu thương mại
- Thường vụ Tỉnh uỷ (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VP và các CV: TCTM, NN, XD, CN, TH;
- Lưu VT.

TM/UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Mễ

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 682/QĐ-UB ngày 12/03/2003 phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2010

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.836

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.235.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!