BỘ NGOẠI GIAO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
58/2013/TB-LPQT
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 11 năm 2013
|
THÔNG BÁO
VỀ
VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều
47 của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại
giao trân trọng thông báo:
Bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực nông
nghiệp giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước
Cộng hòa Nam-mi-bi-a, ký tại Hà Nội ngày 19 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực kể từ
ngày 19 tháng 11 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản ghi nhớ
theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
BẢN GHI NHỚ
GIỮA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA
NAM-MI-BI-A VỀ HỢP TÁC KỸ THUẬT TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM và CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NAM-MI-BI-A, (sau đây gọi chung là
"các Bên" và gọi riêng là "Bên");
XEM XÉT lợi ích của các Bên để duy trì và củng
cố mối quan hệ trong lĩnh vực Nông nghiệp;
NHẬN THỨC được tính cần thiết của việc hợp
tác và thúc đẩy các kế hoạch hợp tác song phương đặc biệt, với mục đích tăng cường
và củng cố quan hệ song phương, trong lĩnh vực Nông nghiệp giữa các Bên;
CÔNG NHẬN tính cần thiết của việc phát triển
nguồn nhân lực của các Bên, với mục đích hỗ trợ các nỗ lực chung trong phát triển
nông nghiệp;
NHẬN BIẾT rằng việc hỗ trợ phát triển nông
nghiệp của các Bên có thể đẩy mạnh quá trình hợp tác thể chế giữa khu vực nhà
nước mà có chức năng thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp;
CÔNG NHẬN các lợi ích chung phát sinh từ Bản
ghi nhớ này;
TỪ ĐÓ ĐỒNG Ý như sau:
Điều 1. Mục đích
Mục đích của Bản ghi nhớ này là xây dựng khuôn khổ
pháp lý cho thiết lập và thúc đẩy các chương trình hợp tác kỹ thuật song phương
(chương trình hợp tác), với mục tiêu tăng cường và củng cố quan hệ song phương
giữa các Bên.
Điều 2. Các lĩnh vực hợp tác
Các Bên đồng ý hợp tác trong các lĩnh vực hoạt động
sau đây:
a) Sản xuất, lưu trữ và chế biến sản phẩm nông nghiệp
b) Hệ thống thủy lợi hiện đại và công nghệ tưới;
c) Chuyển giao công nghệ và xây dựng năng lực trong
lĩnh vực sản xuất lúa gạo;
d) Bảo vệ thực vật;
e) Sản xuất nông hộ;
f) Sản xuất phân bón hữu cơ;
g) Hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ thuật nông
nghiệp và an toàn thực phẩm;
h) Tăng cường hợp tác thương mại trong lĩnh vực
nông nghiệp tại các diễn đàn đa phương;
i) Thống kê nông nghiệp;
j) Dịch vụ khuyến nông;
k) Khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến các hợp đồng
giữa các doanh nghiệp và tổ chức tư nhân hoặc nhà nước có liên quan cũng như
các lĩnh vực khác có thể được thỏa thuận giữa các Bên;
l) Xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp;
m) Tìm nguồn vốn nước ngoài cho các dự án chung về
nông nghiệp;
n) Trao đổi chuyên gia;
o) Trao đổi thương mại máy móc và trang thiết bị
nông cụ cho sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ;
p) Xúc tiến thương mại song phương sản phẩm thịt bò
và các loại nông sản khác;
q) Trao đổi, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực quản
lý rừng bền vững, thực thi lâm luật và thương mại gỗ và bảo vệ đa dạng sinh học;
và
r) Giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Điều 3. Phương thức hợp tác
Các hoạt động hợp tác giữa các Bên nhìn chung sẽ được
thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Trao đổi các chuyên gia, kỹ thuật viên và nhà
nghiên cứu;
b) Trao đổi kết quả nghiên cứu về hạt giống và con
giống, thông tin và tài liệu kỹ thuật;
c) Đồng tổ chức các Hội nghị, Hội thảo và triển lãm
hàng nông sản;
d) Phối hợp, xây dựng và triển khai thực hiện các dự
án nghiên cứu mà hai bên cùng quan tâm;
e) Các hình thức khác mà hai bên cùng quan tâm.
Điều 4. Nhóm công tác chung
Hai bên sẽ cùng thiết lập một nhóm công tác chung về
hợp tác nông nghiệp (gọi là Nhóm công tác chung). Nhóm công tác chung sẽ chịu
trách nhiệm bàn thảo và xây dựng các chương trình hợp tác căn cứ vào nội dung Bản
ghi nhớ này cũng như các sáng kiến khác mà Nhóm công tác thấy phù hợp. Nhóm
công tác sẽ họp ít nhất 2 năm một lần thay phiên nhau tại mỗi nước.
Điều 5. Tài chính và nghĩa vụ
tuân thủ Luật pháp
a) Mỗi bên sẽ tự chịu chi phí phát sinh từ việc thực
hiện Bản ghi nhớ này.
b) Mỗi bên có trách nhiệm tuân thủ luật pháp của mỗi
bên trong quá trình thực hiện Bản ghi nhớ này.
Điều 6. Giải quyết tranh chấp
Bất cứ sự không thống nhất trong cách hiểu về Bản
ghi nhớ này đều được giải quyết thông qua đàm phán giữa các Bên.
Điều 7. Sửa đổi
Bản ghi nhớ này có thể được sửa đổi khi có sự đề
nghị bằng văn bản của mỗi bên. Văn bản sửa đổi sẽ là một phần của Bản ghi nhớ
này.
Điều 8. Điều khoản Hiệu Iực, thời
hạn và chấm dứt
a) Bản ghi nhớ này sẽ có hiệu lực 5 năm kể từ ngày
ký và sẽ tự động gia hạn thêm 5 năm trừ khi một bên có văn bản chính thức đề
nghị 6 tháng trước khi chấm dứt.
b) Việc chấm dứt Bản ghi nhớ này sẽ không ảnh hưởng
đến việc tuân thủ hoặc thực hiện bất kỳ dự án hoặc chương trình nào đã hoặc
đang được thực hiện dựa trên Bản ghi nhớ này trừ khi các bên có thỏa thuận
khác.
TRƯỚC SỰ CHỨNG KIẾN, người ký dưới đây được ủy
quyền của Chính phủ nước mình, đã ký và đóng dấu vào Bản ghi nhớ này thành hai
bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
Ký tại Hà Nội vào ngày 19 tháng 11 năm 2013.
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA NAM-MI-BI-A
|