BỘ NỘI VỤ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
61/2003/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ
CHỨC CỦA THANH TRA BỘ NỘI VỤ
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
- Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra
ngày 29 tháng 3 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước;
- Căn cứ Nghị định số
86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số
45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
- Căn cứ Nghị định số 244-HĐBT
ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức của hệ thống Thanh
tra nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra;
- Căn cứ Nghị định số
58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chỉnh phủ về quản lý và sử dụng con
dấu;
- Theo đề nghị của Chánh thanh
tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra
Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí
và chức năng
1. Thanh tra Bộ Nội vụ (Thanh tra
Bộ) là tổ chức của Bộ Nội vụ, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện quyền thanh
tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, quản lý công tác thanh tra đối với
cơ quan, đơn vi thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và chịu sự
chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước về công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra; giúp Bộ
trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về con dấu theo quy định của pháp
luật.
Điều 2. Nhiệm
vụ và quyền hạn
A. Thanh tra Bộ có các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
1. Trình Bộ trưởng phê duyêt
chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của ngành tổ chức nhà nước và kiểm
tra việc tổ chức thực hiện.
2. Xây dựng, trình Bộ trưởng ban
hành và kiểm tra việc thực hiện Quy chế Thanh tra; Quy chế Tiếp công dân; Quy
chế Tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các quy định khác về
thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp
luật và xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và công
dân trong các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tổ chức chính quyền
địa phương, quản lý địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
tổ chức hội và tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước và quản lý nhà
nước đối với các dịch vụ công thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ;
4. Thanh tra việc thực hiện chính
sách pháp luật, chức năng, nhiêm vụ được giao đối với các đơn vi, cá nhân thuộc
Bộ Nội vụ.
5. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn tổ
chức và nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cao đối với cơ quan, đơn
vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thanh tra Ban Tổ chức
chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Vụ Tổ chức cán bộ các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
6. Xác minh, kết luận và kiến nghị
Bộ trưởng giải quyết các khiếu nại quyết định kỷ luật công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
7. Xác minh, kết luận và kiến nghị
Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị do Bộ trưởng
quản lý trực tiếp đã giải quyết nhưng đương sự còn khiếu nại hoặc phát hiện có
dấu hiệu vi phạm pháp luật.
8. Tiếp công dân, các cơ quan, đơn
vị, tổ chức và tham mưu, đề xuất kiến nghị giải quyết khiếu nai, tố cáo về các
vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
9. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ
thanh tra cho thanh tra viên ngành tổ chức nhà nước.
10. Về quản lý con dấu:
a) Tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về con dấu theo quy định của pháp luật; Trực tiếp soạn
thảo hoặc phối hợp soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng
con dấu;
b) Phối hợp với cơ quan chức năng
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng con dấu của các cơ quan nhà nước và giải quyết các kiến nghị có liên quan;
c) Giúp Bộ trưởng tổ chức hoặc phối
hợp tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản
lý và sử dụng con dấu.
11. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu
khoa học, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế về lĩnh vực
thanh tra chuyên ngành của Bộ.
12. Giúp Bộ trưởng tổ chức sơ kết,
tổng kết việc thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra chuyên ngành tổ chức cán bộ
nhà nước.
13. Thực hiện công tác thống kê tổng
hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thanh tra và quản lý con dấu và phối hợp
với Trung tâm tin học ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, sử dụng
phục vụ sự lãnh đạo, quản lý của Bộ và của Thanh tra Bộ.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Bộ trưởng giao.
B. Thanh tra Bộ có các quyền hạn
chủ yếu sau đây:
1. Trong quá trình thanh tra,
Thanh tra Bộ có các quyền hạn quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Thanh tra, bao gồm:
a) Yêu cầu cơ quan, đơn vi, cá nhân
có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra; yêu cầu
cơ quan, đơn vị hữu quan cử người tham gia hoạt động thanh tra;
b) Trưng cầu giám định;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra
cung cấp tài liêu, báo cáo bằng văn bản, trả lời những chất vấn của Thanh tra Bộ
hoặc thanh tra viên; khi cần thiết tiến hành kiểm kê tài sản;
d) Quyết định niêm phong tài liệu,
kê biên tài sản khi có căn cứ để nhận định có vi phạm pháp luật; ra quyết định
yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp hoặc sử
dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc
để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
đ) Đình chỉ việc làm xét thấy đang
hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và công dân;
e) Tạm đình chỉ việc thi hành quyết
định kỷ luật, thuyên chuyển công tác người đang công tác với Thanh tra Bộ hoặc
đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi hành quyết định gây trở ngại
cho việc thanh tra;
g) Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác
cán bộ, công chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến
nghị, quyết định của Thanh tra Bộ hoặc thanh tra viên;
h) Kết luận, kiến nghị hoặc quyết
định xử lý theo quy định của pháp luật;
i) Chuyển hồ sơ về việc vi phạm
pháp luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết, nếu xét thấy
có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Khi xét thấy không còn cần thiết
áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản d, đ, e và biện pháp tạm đình chỉ
công tác cán bộ, công chức quy định tại khoản g thì người đã ra quyết định phải
ra quyết định huỷ việc áp dụng các biện pháp đó.
2. Chánh thanh tra Bộ có quyền hạn
quy định tại Điều 15 Pháp lệnh Thanh tra, bao gồm:
a) Tạm đình chỉ việc thi hành quyết
định kỷ luật, thuyên chuyển công tác của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đối với người đang công tác
với tổ chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét thấy việc thi
hành quyết định gây trở ngại cho việc tiến hành thanh tra; đối với quyết định
nói trên của thủ trưởng cơ quan, đơn vị không do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý trực
tiếp thì kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Cảnh cáo, tạm đình chỉ công tác
cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện các yêu cầu, kiến
nghị, quyết định về thanh tra; đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và đối với người không thuộc quyền quản
lý của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thi kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Thực hiện các quyền hạn khác
quy định tại Điều 9, Điều 14 của Pháp lệnh Thanh tra liên quan đến đối tượng
thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân hữu quan trong phạm vi quản lý nhà nước của
Bộ Nội vụ.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ, thanh
tra viên của Thanh tra Bộ có quyền hạn quy định tại Điều 24 Pháp lệnh Thanh
tra, bao gồm:
a) Các quyền quy định tại các khoản
a, b, c, d và h khoản 1 Mục B Điều 2 Quyết định này;
b) Tạm đình chỉ việc làm xét thấy
đang hoặc sẽ gây tác hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơ quan, tổ chức và công dân, đồng thời báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền giải
quyết.
4. Được Bộ trưởng giao các quyền
như các Vụ chức năng khác của Bộ Nội vụ để tham mưu giúp Bộ trưởng về công tác
quản lý nhà nước con dấu theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra Bộ được sử dụng cộng
tác viên theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh Thanh tra.
Điều 3. Tổ chức
và chế độ làm việc
1. Thanh tra Bộ có Chánh thanh
tra, các Phó Chánh thanh tra, thanh tra viên và chuyên viên.
2. Thanh tra Bộ có con dấu riêng.
3. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ
gồm:
- Phòng Thanh tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo khối Bộ, ngành (gọi tắt là Phòng I);
- Phòng Thanh tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo khối địa phương (gọi tắt là Phòng II);
- Phòng Tổng hợp và Quản lý con dấu.
4. Chánh thanh tra Bộ chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định
tại Điều 2 và có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm
vụ của Thanh tra Bộ và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi mặt công tác của
Thanh tra Bộ;
b) Phân công nhiệm vụ, theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Phó Chánh thanh tra, thanh
tra viên và công chức của Thanh tra Bộ;
c) Ký thừa lệnh Bộ trưởng để trả lời,
giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ và yêu cầu việc cung cấp thông tin đối với các cơ
quan, tổ chức và cá nhân về những vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra
thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
d) Phối hợp với các tổ chức trong
Bộ, các cơ quan liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Thanh tra Bộ;
đ) Thực hiện công tác thông tin
cho công chức của Thanh tra Bộ theo quy chế làm việc của Bộ;
e) Quyết định các nội dung báo
cáo, sơ kết, tổng kết, kiến nghị với Bộ trưởng các chủ trương giải pháp trong
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Bộ;
g) Tổ chức thực hiện các quy chế của
Bộ; quản lý công chức và tài sản được giao theo phân cấp của Bộ.
5. Phó Chánh thanh tra Bộ thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và giúp Chánh thanh tra Bộ phụ trách về một
hoặc một số mặt công tác theo phân công của Chánh thanh tra Bộ; chịu trách nhiệm
trước Chánh thanh tra Bộ về nhiệm vụ được phân công.
6. Thanh tra viên và công chức của
Thanh tra Bộ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Chánh thanh tra Bộ phân công
và chịu trách nhiệm trước Chánh thanh tra Bộ về thực hiện những nhiệm vụ đó.
7. Thanh tra Bộ làm việc theo chế
độ thủ trưởng kết hợp với chế độ chuyên viên; trong trường hợp lãnh đạo Bộ làm
việc trực tiếp với Phó Chánh thanh tra Bộ, thanh tra viên, chuyên viên thì Phó
Chánh thanh tra Bộ, thanh tra viên, chuyên viên có trách nhiệm thi hành ý kiến
của lãnh đạo Bộ và sau đó báo cáo kịp thời với Chánh thanh tra Bộ.
Điều 4. Hiệu lực
và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiêu lực sau
15 ngày kể từ ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh
tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng và công chức các đơn vi có liên
quan thuộc Bộ Nội vụ chịu trách nhiêm thi hành quyết định này./.
Nơi nhân :
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Thanh tra Nhà nước;
- Công báo;
- Lưu VT, VụTCCB.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Đỗ Quang Trung
|