Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực

Số hiệu: 73/2012/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2012/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 09 năm 2012

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009;

Căn cứ Luật dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục,

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bao gồm liên kết đào tạo, thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

2. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức quốc tế và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Liên kết đào tạo là hình thức hợp tác giữa cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài nhằm thực hiện chương trình đào tạo để cấp văn bằng hoặc cấp chứng chỉ mà không thành lập pháp nhân.

2. Cơ sở giáo dục bao gồm cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục thường xuyên.

3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường cao đẳng nghề.

4. Cơ sở dạy nghề bao gồm trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề.

5. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm trường đại học và trường cao đẳng.

6. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ, tin học, văn hóa, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ.

7. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài, cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

8. Phân hiệu là đơn vị phụ thuộc của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đó, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

9. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài (gọi tắt là văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài) là đơn vị phụ thuộc của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam nhằm xúc tiến, phát triển hợp tác, đầu tư trong giáo dục theo quy định của pháp luật Việt Nam.

10. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

11. Chia cơ sở giáo dục là việc một cơ sở giáo dục bị chia thành hai hoặc một số cơ sở giáo dục mới. Sau khi chia, cơ sở giáo dục bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của cơ sở giáo dục bị chia được chuyển giao cho các cơ sở giáo dục mới theo quyết định chia cơ sở giáo dục, phù hợp với mục đích hoạt động của cơ sở giáo dục mới.

12. Tách cơ sở giáo dục là việc một cơ sở giáo dục bị tách thành một hoặc một số cơ sở giáo dục mới. Sau khi tách, cơ sở giáo dục bị tách và cơ sở giáo dục được tách thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình theo quyết định tách cơ sở giáo dục, phù hợp với mục đích hoạt động của các cơ sở giáo dục đó.

13. Sáp nhập cơ sở giáo dục là việc một hoặc một số cơ sở giáo dục được sáp nhập (sau đây gọi là cơ sở giáo dục được sáp nhập) vào một cơ sở giáo dục khác (sau đây gọi là cơ sở giáo dục sáp nhập). Sau khi sáp nhập, cơ sở giáo dục được sáp nhập chấm dứt tồn tại; các quyền, nghĩa vụ dân sự của cơ sở giáo dục được sáp nhập được chuyển giao cho cơ sở giáo dục sáp nhập.

14. Hợp nhất cơ sở giáo dục là việc hai hoặc một số cơ sở giáo dục cùng loại kết hợp thành một cơ sở giáo dục mới. Sau khi hợp nhất, các cơ sở giáo dục cũ chấm dứt tồn tại; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các cơ sở giáo dục cũ được chuyển giao cho cơ sở giáo dục mới.

Điều 3. Ngành, nghề đào tạo được phép hợp tác, đầu tư

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân nước ngoài) được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục các ngành, nghề đào tạo mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam.

Điều 4. Kiểm định chất lượng giáo dục

1. Trong quá trình hoạt động, cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm:

a) Tự chịu trách nhiệm về chất lượng hoạt động giáo dục, định kỳ triển khai hoạt động tự đánh giá, đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể tiêu chí, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục; nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục Việt Nam đối với kiểm định chất lượng chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 5. Tài chính trong hợp tác, đầu tư của nước ngoài

1. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tuân thủ các quy định, hiện hành của pháp luật Việt Nam về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn cụ thế quy định về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Chương 2.

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

MỤC 1. HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI HẠN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO, VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ

Điều 6. Hình thức liên kết đào tạo được phép triển khai

Đào tạo trực tiếp theo chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên xây dựng; thực hiện toàn bộ chương trình tại Việt Nam hoặc một phần chương trình tại Việt Nam, một phần chương trình tại nước ngoài; cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam, của nước ngoài hoặc hai bên cấp riêng theo quy định của từng bên.

Điều 7. Đối tượng và phạm vi liên kết đào tạo

1. Đối tượng liên kết đào tạo:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

2. Phạm vi liên kết đào tạo:

a) Cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép thực hiện;

b) Cơ sở giáo dục quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này chỉ được liên kết đào tạo trong phạm vi ngành, nghề và trình độ đào tạo được phép thực hiện và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.

Điều 8. Kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ

1. Việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam hoặc theo quy định của pháp luật nước ngoài nếu cấp văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài.

2. Bằng tốt nghiệp của chương trình liên kết đào tạo được quy định như sau:

a) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật nước đó và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận;

b) Văn bằng, do cơ sở giáo dục Việt Nam cấp phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 9. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của chương trình liên kết đào tạo không quá năm năm, kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.

MỤC 2. ĐIỀU KIỆN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Điều 10. Đội ngũ nhà giáo

1. Giáo dục nghề nghiệp:

a) Đối với liên kết đào tạo nghề trình độ sơ cấp thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương, giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề hoặc tương đương hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề) và liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng thì giáo viên dạy lý thuyết ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm, hoặc bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật, hoặc bằng tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành giảng dạy và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; giáo viên dạy thực hành ít nhất phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc tương đương, hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.

2. Giáo dục đại học:

a) Đối với liên kết đào tạo trình độ cao đẳng thì giảng viên ít nhất phải có bằng tốt nghiệp đại học phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học thì giảng viên ít nhất phải có bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành giảng dạy;

c) Đối với liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ thì giảng viên giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ ít nhất phải có bằng tiến sĩ; giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy ngoại ngữ ít nhất phải có bằng thạc sĩ;

d) Đối với liên kết đào tạo trình độ tiến sĩ thì giảng viên ít nhất phải có bằng tiến sĩ ở chuyên ngành hoặc ngành phù hợp với học phần sẽ đảm nhiệm trong chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

3. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các chương trình liên kết đào tạo ít nhất phải có năm năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.

4. Giáo viên, giảng viên giảng dạy bằng ngoại ngữ trong chương trình liên kết đào tạo phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình, nhưng không thấp hơn trình độ C1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.

Điều 11. Cơ sở vật chất, thiết bị

1. Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong liên kết đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của ngành, nghề đào tạo, không làm ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo chung của cơ sở giáo dục Việt Nam và bao gồm: Phòng học, phòng làm việc giáo viên, phòng máy tính, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị cần thiết khác. Diện tích trung bình dùng trong giảng dạy, học tập ít nhất là 05 m2/sinh viên.

2. Cơ sở giáo dục thực hiện liên kết đào tạo phải cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Điều 12. Chương trình, quy mô đào tạo, ngôn ngữ giảng dạy

1. Chương trình đào tạo của nước ngoài thực hiện tại Việt Nam phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng ở nước ngoài hoặc là chương trình của cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài công nhận về chất lượng.

2. Quy mô đào tạo của chương trình liên kết được xác định căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng chương trình: Cơ sở vật chất, thiết bị, phòng thí nghiệm, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Các điều kiện này không được trùng với các điều kiện đã được sử dụng để tính toán chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài đề xuất quy mô đào tạo trong Đề án liên kết đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này phê duyệt.

3. Ngôn ngữ sử dụng để giảng dạy các môn chuyên ngành trong liên kết đào tạo để cấp văn bằng của nước ngoài là ngoại ngữ, không giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc thông qua phiên dịch; có thể giảng dạy thông qua phiên dịch đối với các chương trình liên kết đào tạo để cấp văn bằng, chứng chỉ của Việt Nam.

Điều 13. Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh vào học tại các chương trình liên kết đào tạo cấp văn bằng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam thì phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.

2. Trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì phải tuân thủ quy định về điều kiện tiếp nhận vào học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ của cơ sở giáo dục nước ngoài. Các điều kiện này phải tương ứng với điều kiện tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài quy định tại nước sở tại và được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận.

3. Trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục nước ngoài thì đối tượng tuyển sinh phải đáp ứng quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.

4. Trình độ ngoại ngữ:

a) Đối với liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B2 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương;

b) Đối với liên kết đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng thì đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ B1 theo Khung tham chiếu chung châu Âu về năng lực ngoại ngữ hoặc tương đương.

5. Căn cứ nhu cầu của người học, các cơ sở giáo dục liên kết có thể tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ giúp thí sinh đạt trình độ quy định tại Khoản 4 Điều này trước khi tổ chức giảng dạy chính khoá.

MỤC 3. THỦ TỤC, THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT, GIA HẠN, CHẤM DỨT LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

Điều 14. Hồ sơ liên kết đào tạo

1. Văn bản đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài do các bên liên kết cùng ký.

2. Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác giữa các bên liên kết.

3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của các bên liên kết: Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc các tài liệu tương đương khác.

4. Giấy tờ chứng minh cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài được phép đào tạo trong lĩnh vực dự định liên kết.

5. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của chương trình đào tạo nước ngoài hoặc của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.

6. Văn bản chấp thuận về chủ trương cho phép liên kết đào tạo với nước ngoài của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục Việt Nam thuộc cơ quan chủ quản.

7. Đề án liên kết đào tạo do các bên liên kết xây dựng và cùng ký, bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Sự cần thiết, mục tiêu của chương trình liên kết đào tạo; ngành và trình độ đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình và nội dung giảng dạy; danh sách giáo viên, giảng viên dự kiến và lý lịch cá nhân; đối tượng và tiêu chí tuyển sinh; quy mô đào tạo; hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá; văn bằng, chứng chỉ sẽ được cấp, tính tương đương của văn bằng nước ngoài đối với văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam; biện pháp đảm bảo chất lượng và quản lý rủi ro; bộ phận phụ trách chương trình liên kết, lý lịch cá nhân của người đại diện cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục nước ngoài tham gia quản lý chương trình; mức học phí, hỗ trợ tài chính của cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài (nến có), dự toán kinh phí, cơ chế quản lý tài chính; trách nhiệm và quyền hạn của các bên liên kết; trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, người học.

Điều 15. Trình tự, thủ tục phê duyệt

1. Các bên liên kết làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và nộp cho:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp;

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng;

d) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phù hợp với quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này;

đ) Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng đối với hồ sơ liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phù hợp với quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho các bên liên kết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này quyết định.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, các cấp có thẩm quyền phải có ý kiến trả lời.

5. Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không đủ điều kiện, phê duyệt, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 16. Thẩm quyền phê duyệt

1. Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ xác nhận năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.

2. Thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp văn bằng được quy định như sau:

a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp;

b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ trung cấp;

c) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Đề án liên kết đào tạo nghề trình độ cao đẳng;

d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Đề án liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này;

đ) Giám đốc Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng phê duyệt Đề án liên kết đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện phân cấp thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo theo lộ trình cho các trường đại học, trường cao đẳng và cao đẳng nghề có khả năng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trên cơ sở tuân thủ các quy định về điều kiện của Nghị định này.

Điều 17. Gia hạn Đề án liên kết đào tạo

1. Thủ tục gia hạn Đề án liên kết đào tạo được thực hiện 06 tháng trước khi thời hạn liên kết đào tạo hết hiệu lực.

2. Điều kiện gia hạn:

a) Thực hiện đúng quy định trong Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo, không có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

b) Chương trình đào tạo hoặc cơ sở giáo dục nước ngoài tiếp tục đáp ứng các điều kiện về kiểm định chất lượng giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này.

3. Hồ sơ đề nghị gia hạn:

a) Văn bản đề nghị gia hạn do các bên liên kết cùng ký;

b) Báo cáo tổng kết hoạt động liên kết đào tạo trong thời gian được cấp phép;

c) Thỏa thuận (Hợp đồng) hợp tác đang còn hiệu lực giữa các bên liên kết;

d) Kiến nghị các nội dung cần điều chỉnh (nếu có) trong Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo và giải trình.

4. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền gia hạn:

a) Hồ sơ đề nghị gia hạn nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Nghị định này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định, lập báo cáo và trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 16 của Nghị định này quyết định;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo và dự thảo Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo, các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án phải có ý kiến trả lời;

d) Trường hợp Đề án liên kết đào tạo không được gia hạn, trong thời hạn ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 18. Đình chỉ tuyển sinh và chấm dứt liên kết đào tạo

1. Chương trình liên kết đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh trong những trường hợp sau:

a) Không đảm bảo các điều kiện liên kết quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13 của Nghị định này, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục;

b) Vi phạm quy định của Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo ở mức độ pháp luật quy định phải đình chỉ tuyển sinh.

2. Chương trình liên kết đào tạo chấm dứt trong những trường hợp sau:

a) Hết thời hạn quy định trong Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo;

b) Theo đề nghị của các bên liên kết;

c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh nhưng không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;

d) Vi phạm quy định của Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo ở mức độ pháp luật quy định phải chấm dứt.

Điều 19. Trách nhiệm của các bên liên kết

1. Tổ chức thực hiện theo quy định của Quyết định phê duyệt hoặc Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo.

2. Cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin liên quan đến chương trình liên kết đào tạo trên trang web của cơ sở liên kết và chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin này.

3. Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho người học.

4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và những người lao động khác trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm đứt hoạt động liên kết đào tạo trước thời hạn. Cụ thể như sau:

a) Liên hệ để chuyển sang cơ sở đào tạo khác số học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh đã được tuyển sinh theo quy định;

b) Bồi hoàn kinh phí cho người học đối với trường hợp cung cấp chương trình đào tạo và cấp văn bằng không được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công nhận;

c) Thanh toán các khoản thù lao giảng dạy, các quyền lợi khác của giáo viên, giảng viên và người lao động theo hợp đồng lao động đã ký kết hoặc thỏa ước lao động tập thể;

d) Thanh toán các khoản nợ thuế (nếu có) và các khoản nợ khác.

5. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định sau:

a) Đối với liên kết đào tạo cấp văn bằng:

Các bên tham gia liên kết đào tạo có trách nhiệm báo cáo việc tổ chức thực hiện liên kết đào tạo cho cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài và báo cáo cơ quan chủ quản trường hợp cơ sở giáo dục thuộc cơ quan chủ quản.

Đại học Quốc gia, Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện liên kết đào tạo tại những cơ sở này.

- Báo cáo được thực hiện sau mỗi năm học, bao gồm các nội dung liên quan đến việc thực hiện Quyết định phê duyệt, Quyết định gia hạn Đề án liên kết đào tạo, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tuyển sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị.

b) Đối với liên kết đào tạo cấp chứng chỉ:

Cơ sở giáo dục đại học báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Báo cáo được thực hiện 06 tháng một lần, bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng liên kết, nội dung, chương trình giảng dạy, chứng chỉ được cấp, số người được đào tạo, trách nhiệm và quyền hạn của người học, giáo viên, giảng viên và người lao động khác, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị.

6. Chấp hành các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.

Chương 3.

CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

MỤC 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 20. Hình thức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục

1. Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư trực tiếp thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Điều 21 của Nghị định này theo các hình thức sau:

a) Cơ sở giáo dục 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài;

b) Cơ sở giáo dục liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân Việt Nam kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 21. Loại hình Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập

1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

2. Cơ sở giáo dục mầm non (trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, dành cho trẻ em là người nước ngoài.

3. Cơ sở giáo dục phổ thông (trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học) thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của nước ngoài, cấp văn bằng của nước ngoài, dành cho học sinh là người nước ngoài và một bộ phận học sinh Việt Nam có nhu cầu.

4. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

5. Cơ sở giáo dục đại học.

Điều 22. Đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm và được đặt tên theo quy định dưới đây:

a) Đối với trường, tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng;

b) Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Trung tâm giáo dục/đào tạo”, "Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính” và tên riêng;

c) Đối với Trung tâm dạy nghề, tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Trung tâm dạy nghề”, “Lĩnh vực hoặc nhóm nghề đào tạo chính" và tên riêng;

d) Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự sau đây: “Phân hiệu”, “Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài” và “tại tỉnh, thành phố của Việt Nam”.

2. Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

3. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.

Điều 23. Văn bằng, chứng chỉ

1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam có quyền cấp hoặc đề nghị cấp:

a) Văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Văn bằng, chứng chỉ thuộc hệ thng văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài, tuân thủ quy định của pháp luật nước ngoài và được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam công nhận.

2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm đăng ký bằng tốt nghiệp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được công nhận giá trị pháp lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Điều 24. Tiếp nhận học sinh Việt Nam

1. Cơ sở giáo dục phthông quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định này được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam, nhưng số học sinh Việt Nam ở trường tiểu học và trung học cơ sở không quá 10% tng số học sinh của trường, ở trường trung học phthông không quá 20% tổng số học sinh của trường.

2. Học sinh Việt Nam không đủ 05 tuổi không được tiếp nhận vào học chương trình của nước ngoài.

Điều 25. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không quá năm mươi năm, tính từ ngày cho phép thành lập. Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn, nhưng không quá bảy mươi năm.

Điều 26. Quy trình cho phép thành lập

1. Việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Điều 21 của Nghị định này (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này) thực hiện theo quy trình sau:

a) Cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

c) Cấp Giấy phép hoạt động giáo dục.

2. Việc cho phép cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 của Nghị định này thực hiện theo quy định tại các Điểm b, c Khoản 1 Điều này.

3. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục tại các tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở chính của những cơ sở này thực hiện theo quy trình sau:

a) Cấp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc xin mở phân hiệu của cơ sở giáo dục;

b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục;

c) Cấp Giấy phép hoạt động cho phân hiệu của cơ sở giáo dục.

4. Việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục trong cùng một tỉnh, thành phố thực hiện theo quy trình sau:

a) Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;

b) Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục;

c) Cấp Giấy phép hoạt động cho phân hiệu của cơ sở giáo dục.

Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

1. Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoạt động và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí cho người học trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không đảm bảo chất lượng như cam kết.

4. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và những người lao động khác trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Hằng năm báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về giáo dục, dạy nghề về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ mỗi khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.

7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

MỤC 2. QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN

Điều 28. Vốn đầu tư

1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.

2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng,

3. Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.

4. Dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề phải có suất đầu tư ít nhất là 60 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất.

5. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) phải có suất đầu tư ít nhất là 100 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 100 tỷ đồng.

6. Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có suất đầu tư ít nhất là 150 triệu đồng/sinh viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có dự kiến quy mô đào tạo cao nhất, nhưng không thấp hơn 300 tỷ đồng.

7. Dự án đầu tư xin mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có suất đầu tư và vốn đầu tư ít nhất tương đương mức quy định cho việc thành lập cơ sở giáo dục quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 Điều này.

8. Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này.

Điều 29. Cơ sở vật chất, thiết bị

1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, trung tâm dạy nghề:

a) Có phòng học phù hợp về ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy;

b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo ở mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/người học đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và 04 m2/người học đối với trung tâm dạy nghề;

c) Có văn phòng của Ban Giám đốc, phòng giáo viên, thư viện và các phòng chức năng khác;

d) Có thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác đào tạo và quản lý.

2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số nhóm lớp, số trẻ với bình quân ít nhất 06 - 08 m2/trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 - 12 m2/trẻ đối với khu vực nông thôn;

b) Có phòng học, phòng ngủ của trẻ và các phòng chức năng phù hợp về diện tích, ánh sáng, bàn ghế, thiết bị, đồ đùng chăm sóc và giáo dục trẻ;

c) Có văn phòng nhà trường, phòng ban giám hiệu, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên phù hợp về diện tích, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ;

d) Có hệ thống nước sạch, hệ thống thoát nước, phòng vệ sinh phù hợp, có thiết bị vệ sinh đảm bảo an toàn, sạch sẽ, đáp ứng mọi sinh hoạt của trường;

đ) Có nhà bếp được tổ chức theo quy trình hoạt động một chiều với các thiết bị, đồ dùng phù hợp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nếu trường tổ chức nấu ăn cho trẻ;

e) Có sân chơi, tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;

g) Trong khu vực trường có cây xanh. Toàn bộ các thiết kế xây dựng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của trường phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

3. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Trường tập trung tại một địa điểm, có môi trường tốt. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền, với mức bình quân ít nhất là 06 m2/học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã và 10 m2/học sinh đối với khu vực nông thôn;

b) Có diện tích dùng cho học tập, giảng dạy đảm bảo mức bình quân ít nhất là 2,5 m2/học sinh;

c) Có văn phòng hiệu bộ, phòng giáo viên, phòng họp phù hợp;

d) Có phòng học bộ môn (đối với trung học cơ sở và trung học phổ thông), thư viện, bàn ghế, thiết bị, đồ dùng giảng dạy, đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

đ) Có phòng tập thể dục đa năng, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng tin học, phòng học tiếng, phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập, phòng y tế học đường, có nhà ăn, phòng nghỉ trưa nếu tổ chức học bán trú;

e) Có hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh phù hợp với quy mô của cơ sở giáo dục, đảm bảo các điều kiện về tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

g) Có sân chơi, bãi tập, khu để xe với diện tích ít nhất bằng 30% tổng diện tích mặt bằng của trường. Có tường bao quanh khu vực trường, có cổng trường với biển trường ghi rõ tên trường theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

4. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề):

a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất là 25 m2/người học tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

b) Có khu học tập đủ số phòng học, hội trường, phù hợp với quy mô đào tạo;

c) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, ban, bộ môn chuyên môn, đảm bảo diện tích ít nhất là 06 m2 /người đối với trường trung cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, 08 m2/người đối với trường cao đẳng nghề;

d) Có thư viện, cơ sở thực hành, thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường, trại trường, vườn thí nghiệm phù hợp với từng ngành nghề đào tạo;

đ) Có khu ký túc xá, câu lạc bộ, nhà ăn, các công trình kỹ thuật, y tế, công trình phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và khu vệ sinh phục vụ cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nhà trường;

e) Có trang thiết bị dạy học, máy móc, phương tiện đào tạo phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng ngành nghề cụ thể.

5. Đối với cơ sở giáo dục đại học:

a) Diện tích đất để xây dựng trường đạt bình quân ít nhất 25 m2/sinh viên tại thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch phát triển nhà trường;

b) Diện tích xây nhà bình quân ít nhất là 09 m2/sinh viên, trong đó diện tích học tập ít nhất là 06 m2/sinh viên, diện tích nhà ở và sinh hoạt của sinh viên ít nhất là 03 m2/sinh viên;

c) Có đủ số giảng đường, phòng học, phòng chức năng phù hợp và đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ngành, nghề và phương thức tổ chức đào tạo;

d) Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và hiệu bộ bảo đảm đáp ứng được cơ cấu tổ chức phòng, ban, khoa, bộ môn chuyên môn, đảm bảo diện tích ít nhất là 08 m2/người;

đ) Có hội trường, thư viện, cơ sở thí nghiệm, thực tập, thực hành và các cơ sở vật chất khác đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo và hoạt động khoa học - công nghệ;

e) Có nhà ăn, các công trình xây dựng phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ, giảng viên và sinh viên;

g) Có khu công trình kỹ thuật bao gồm: Trạm bơm nước, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tầng và nhà để xe ô tô, xe máy, xe đạp.

6. Xây dựng và thuê cơ sở vật chất:

a) Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động từ hai mươi năm trở lên tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý về việc giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Giai đoạn đầu tối đa là năm năm, các cơ sở này phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất cần thiết, ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và phải đảm bảo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án;

b) Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dưới hai mươi năm không phải xây dựng cơ sở vật chất riêng, nhưng phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận thuê trường, lớp, nhà xưởng, các diện tích phụ phù hợp và ổn định trong thời gian ít nhất là năm năm.

Điều 30. Chương trình giáo dục

1. Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.

2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được tổ chức giảng dạy:

a) Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông của nước ngoài đối với các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 của Nghị định này;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định này.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam theo học các chương trình đào tạo của nước ngoài trong các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 31. Đội ngũ nhà giáo

1. Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng hoặc tương đương, có ngành nghề đào tạo phù hợp với chuyên môn được phân công giảng dạy;

b) Tỷ lệ học viên/giáo viên quy đổi tối đa là 25 học viên/giáo viên.

2. Đối với cơ sở giáo dục mầm non:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non hoặc tương đương;

b) Số trẻ tối đa trong 01 nhóm/lớp được quy định như sau:

Trẻ nhà trẻ:

- Trẻ 03-12 tháng tuổi: 15 trẻ/nhóm;

- Trẻ 13 - 24 tháng tuổi: 20 trẻ/nhóm;

- Trẻ 25 - 36 tháng tuổi: 25 trẻ/nhóm.

Trẻ mẫu giáo:

- Trẻ 03 - 04 tuổi: 25 trẻ/lớp;

- Trẻ 04 - 05 tuổi: 30 trẻ/lớp;

- Trẻ 05 - 06 tuổi: 35 trẻ/lớp.

c) Số lượng giáo viên trong 01 nhóm/lớp được quy định như sau:

- Đối với trẻ nhà trẻ: 05 trẻ/giáo viên;

- Đối với trẻ mẫu giáo: 10-12 trẻ/giáo viên.

3. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ đại học sư phạm hoặc tương đương đối với giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông;

b) Số lượng giáo viên ít nhất phải đảm bảo tỷ lệ: 1,5 giáo viên/lớp đối với trường tiểu học, 1,95 giáo viên/lớp đối với trường trung học cơ sở và 2,25 giáo viên/lớp đối với trường trung học phổ thông;

c) Số lượng học sinh/lớp không vượt quá 30 học sinh/lớp đối với trường tiểu học, 35 học sinh/lớp đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

a) Giáo viên ít nhất phải có trình độ theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định này;

b) Tỷ lệ học sinh/giáo viên tối đa là 25 học sinh/giáo viên đối với các ngành nhân văn, kinh tế và dịch vụ; 20 học sinh/giáo viên đối với các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; 15 học sinh/giáo viên đối với các ngành năng khiếu;

c) Tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học không ít hơn 15% tổng số giáo viên của các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề;

d) Các cơ sở đào tạo phải có đủ số lượng giáo viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

5. Đối với cơ sở giáo dục đại học:

a) Giảng viên ít nhất phải có trình độ theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định này;

b) Tỷ lệ sinh viên/giảng viên tối đa là 10 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu, 15 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ, 25 sinh viên/giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh;

c) Đối với trường cao đẳng thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không ít hơn 60%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 25% tổng số giảng viên của cơ sở;

d) Đối với trường đại học thì tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ và tiến sĩ không ít hơn 80%, trong đó tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ không ít hơn 35% tổng số giảng viên của cơ sở;

đ) Cơ sở phải có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để đảm nhận ít nhất 60% khối lượng chương trình của mỗi ngành, nghề đào tạo.

6. Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải có 05 năm kinh nghiệm trong cùng lĩnh vực giảng dạy.

MỤC 3. THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Điều 32. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này:

a) Có dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Có Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 33 của Nghị định này;

c) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này;

d) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3, 4 Điều 26 của Nghị định này:

a) Cơ sở giáo dục phải là đối tượng được phép mở phân hiệu theo quy định tại Điều 40 của Nghị định này;

b) Cơ sở giáo dục đã được tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng;

c) Có quỹ đất tại địa phương để giao hoặc cho nhà đầu tư thuê hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này;

d) Có Đề án tiền khả thi thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 33 của Nghị định này;

đ) Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Đối với dự án đầu tư thành lập trường đại học, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, dự án đầu tư còn phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Nhà đầu tư là tổ chức cần nộp bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương khác. Nhà đầu tư là cá nhân cần nộp bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân, lý lịch cá nhân; nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài nộp bổ sung lý lịch tư pháp;

c) Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan;

d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: Mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này; giải pháp về công nghệ và môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có);

đ) Đề án tiền khả thi thành lập cơ sở giáo dục, bao gồm các nội dung sau:

Loại cơ sở giáo dục đề nghị thành lập; sự cần thiết thành lập cơ sở giáo dục; sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến về văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 23, 29, 30, 31 của Nghị định này.

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

2. Đối với dự án đầu tư mở phân hiệu của cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3, 4 Điều 26 của Nghị định này:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

c) Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động của cơ sở giáo dục;

d) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục xin mở phân hiệu hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Giải trình kinh tế - kỹ thuật liên quan đến việc mở phân hiệu, bao gồm các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;

e) Đề án tiền khả thi đề nghị mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, bao gồm các nội dung sau:

Sự cần thiết mở phân hiệu;

Tên gọi của phân hiệu, phạm vi hoạt động của phân hiệu; kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo tương ứng với từng giai đoạn phát triển của phân hiệu; dự kiến về cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại Điều 29, 30, 31 của Nghị định này.

g) Văn bản chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

3. Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp cho nhà đầu tư phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 34. Thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Việc thẩm tra điều kiện về giáo dục, dạy nghề để cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm tra dự án đầu tư thành lập trường đại học, trường cao đẳng và phân hiệu của những cơ sở này;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này; cơ sở giáo dục mầm non; cơ sở giáo dục phổ thông;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này.

2. Trường hợp cần thiết, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.

Điều 35. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đến:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trường đại học, trường cao đẳng và phân hiệu của những cơ sở này;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án đầu tư thành lập trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với dự án đầu tư thành lập trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này.

MỤC 4. THỦ TỤC CHO PHÉP THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC

Điều 36. Điều kiện cho phép thành lập

1. Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này:

a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

b) Có Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 của Nghị định này;

c) Đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất thì phải có văn bản giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi kèm dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này và các giấy tờ pháp lý liên quan;

d) Đối với trường hợp không phải xây dựng cơ sở vật chất thì phải có thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này và các giấy tờ pháp lý liên quan;

đ) Có đủ năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

2. Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại Khoản 2 Điều 26 của Nghị định này:

a) Có Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục theo quy đinh tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 của Nghị định này;

b) Có sự chấp thuận việc mở cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc sẽ giao hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này;

c) Có đủ năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

Điều 37. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập

1. Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này, hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư;

c) Đề án chi tiết thành lập cơ sở giáo dục, trong đó xác định rõ:

Tên gọi của cơ sở giáo dục; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; phạm vi hoạt động giáo dục; văn bằng, chứng chỉ sẽ cấp; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành;

Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của cơ sở giáo dục trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 của Nghị định này.

d) Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất) và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này và các giấy tờ pháp lý liên quan;

đ) Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết cơ sở giáo dục đối với trường hợp phải xây dựng cơ sở vật chất;

e) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

2. Đối với cơ sở giáo dục theo quy định về thủ tục tại Khoản 2 Điều 26 của Nghị định này, hồ sơ gồm:

a) Tài liệu quy định tại các Điểm a, c Khoản 1 Điều này;

b) Văn bản chấp thuận việc thành lập cơ sở giáo dục tại địa phương và chấp thuận về nguyên tắc sẽ giao hoặc cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục dự kiến thành lập hoặc thỏa thuận về nguyên tắc thuê đất hoặc cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này;

c) Văn bản chứng minh năng lực tài chính theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

Điều 38. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập

1. Nhà đầu tư làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và nộp cho:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đại học, trường cao đẳng; cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường cao đẳng nghề;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;

đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

4. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm tra, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 39 của Nghị định này xem xét, quyết định.

5. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

6. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 39. Thẩm quyền cho phép thành lập

1. Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định cho phép thành lập trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Khoản 2 Điều này; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trường cao đẳng nghề).

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông), trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại Khoản 2 Điều này.

MỤC 5. THỦ TỤC CHO PHÉP MỞ PHÂN HIỆU CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 40. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được phép mở phân hiệu

1. Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Cơ sở giáo dục đại học.

Điều 41. Điều kiện cho phép mở phân hiệu

1. Có Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của cơ sở giáo dục hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

2. Đã được cơ quan, tổ chức kiểm định chất lượng hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng.

3. Có Đề án chi tiết mở phân hiệu của cơ sở giáo dục theo quy định tại Khoản 4 Điều 42 của Nghị định này.

4. Đáp ứng điều kiện quy định tại các Điểm c, d Khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.

5. Có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư mở phân hiệu theo mức quy định tại Điều 28 của Nghị định này.

Điều 42. Hồ sơ đề nghị cho phép mở phân hiệu

1. Văn bản đề nghị cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.

2. Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc mở phân hiệu của cơ sở giáo dục hoặc Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh.

3. Bản sao có chứng thực giấy tờ kiểm định chất lượng hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

4. Đề án chi tiết đề nghị mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, trong đó xác định rõ:

Tên gọi của phân hiệu; mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành và các hoạt động giáo dục tại phân hiệu;

Dự kiến cụ thể kế hoạch xây dựng, phát triển và quy mô đào tạo của phân hiệu trong từng giai đoạn, trong đó làm rõ khả năng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị; chương trình giáo dục; đội ngũ nhà giáo phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 của Nghị định này.

5. Văn bản chấp thuận giao đất hoặc cho thuê đất để xây dựng phân hiệu và thỏa thuận về nguyên tắc thuê cơ sở vật chất sẵn có phù hợp với quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Nghị định này và các giấy tờ pháp lý có liên quan.

6. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, gồm phần thuyết minh và thiết kế chi tiết phân hiệu của cơ sở giáo dục trong trường hợp xây dựng cơ sở vật chất.

Điều 43. Trình tự, thủ tục cho phép mở phân hiệu

1. Nhà đầu tư xin mở phân hiệu của cơ sở giáo dục làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và nộp cho:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của trường đại học, trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ xin phép mở phân hiệu của trường cao đẳng nghề;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ xin mở phân hiệu của trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ xin ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, đơn vị được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời.

4. Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo thẩm tra, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều 44 của Nghị định này xem xét, quyết định.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.

6. Trường hợp hồ sơ không được chấp thuận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 44. Thẩm quyền cho phép mở phân hiệu

Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục thì có thẩm quyền cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục đó.

MỤC 6. THỦ TỤC CHO PHÉP HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Điều 45. Thời hạn đăng ký hoạt động giáo dục

1. Cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động giáo dục sau khi được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục.

2. Trong thời hạn tối đa là ba năm (đủ 36 tháng), kể từ ngày được cấp Quyết định cho phép thành lập hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu, cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục sau đây phải hoàn tất công tác chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục:

a) Cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam;

b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trừ trung tâm dạy nghề) và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam.

3. Trong thời hạn tối đa là hai năm (đủ 24 tháng), kể từ ngày có Quyết định cho phép thành lập hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu, cơ sở giáo dục và phân hiệu của những cơ sở giáo dục sau đây phải hoàn tất công tác chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục:

a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam;

b) Trung tâm dạy nghề và phân hiệu của những cơ sở này tại Việt Nam;

c) Cơ sở giáo dục mầm non;

d) Cơ sở giáo dục phổ thông.

4. Quá thời hạn quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, nếu cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đăng ký hoạt động vẫn không có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục thì Quyết định cho phép thành lập hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu sẽ bị thu hồi.

Điều 46. Điều kiện cho phép hoạt động giáo dục

1. Đã kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.

2. Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này.

4. Đáp ứng các điều kiện về mở ngành đối với cơ sở giáo dục phải thực hiện thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục

1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục.

2. Bản sao có chứng thực Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục hoặc Quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục, đồng thời gửi kèm hồ sơ đề nghị cho phép thành lập hoặc cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục.

3. Quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.

4. Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tình hình góp vốn, vay vốn, tổng số vốn đầu tư đã thực hiện.

5. Báo cáo giải trình về việc cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đã đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này, đồng thời gửi kèm:

a) Danh sách Hiệu trưởng (Giám đốc), Phó Hiệu trưởng (Phó Giám đốc), trưởng các khoa, phòng, ban và kế toán trưởng. Đối với hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục của phân hiệu, cần bổ sung danh sách cán bộ phụ trách phân hiệu và cơ cấu, bộ máy tổ chức của phân hiệu;

b) Danh sách và lý lịch cá nhân của cán bộ, giáo viên, giảng viên (cơ hữu, thỉnh giảng);

c) Cấp học, trình độ đào tạo, ngành, nghề đào tạo;

d) Chương trình, kế hoạch giảng dạy, tài liệu học tập, danh mục sách giáo khoa và tài liệu tham khảo chính;

đ) Đối tượng tuyển sinh, quy chế và thời gian tuyển sinh;

e) Quy chế đào tạo;

g) Quy mô đào tạo (học sinh, sinh viên, học viên);

h) Các quy định về học phí và các loại phí liên quan;

i) Quy định về kiểm tra, đánh giá, công nhận hoàn thành chương trình môn học, mô đun, trình độ đào tạo;

k) Mẫu văn bằng, chứng chỉ sẽ được sử dụng.

6. Giấy tờ liên quan đến thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải làm thủ tục mở ngành.

Điều 48. Trình tự, thủ tục cho phép hoạt động giáo dục

1. Hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục được làm thành 06 bộ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc và nộp cho:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này;

b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục hoạt động đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông); cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập; trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này;

d) Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học phổ thông);

đ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở giáo dục hoạt động đối với hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục của trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này.

2. Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm tra trên thực tế khả năng đáp ứng các điều kiện theo quy định, lập báo cáo, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, các cấp có thẩm quyền có ý kiến trả lời.

4. Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động, trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 49. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học và phân hiệu của những cơ sở này.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề và phân hiệu của những cơ sở này.

3. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi cơ sở giáo dục và phân hiệu của cơ sở giáo dục hoạt động cho phép hoạt động giáo dục đối với:

a) Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và phân hiệu của những cơ sở này;

b) Trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó có cấp học trung học phổ thông);

c) Cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị cho phép thành lập;

d) Trường trung cấp chuyên nghiệp và phân hiệu của những cơ sở này.

4. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với:

a) Cơ sở giáo dục mầm non;

b) Trường tiểu học;

c) Trường trung học cơ sở;

d) Trường phổ thông có nhiều cấp học (trong đó không có cấp học trung học ph thông).

5. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cơ sở dạy nghề và phân hiệu của cơ sở dạy nghề hoạt động cho phép hoạt động đối với trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề và phân hiệu của những cơ sở này.

Điều 50. Bổ sung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đối tượng tuyển sinh, điều chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy

1. Trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của những cơ sở này có nhu cầu bsung, điều chỉnh các hoạt động giáo dục, ngành đào tạo, mở rộng quy mô, đi tượng tuyn sinh, điu chỉnh nội dung, chương trình giảng dạy thì phải có văn bản và hsơ gửi tới cp có thm quyền cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điu 49 của Nghị định này xem xét, quyết định.

2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điu 48 của Nghị định này phải tổ chức thẩm định theo quy định, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và có văn bản trả lời.

Điều 51. Bố cáo thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy phép hoạt động giáo dục, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng bố cáo trong 05 số báo liên tiếp của ít nht 01 tờ báo trung ương và 01 tờ báo địa phương về các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài thông dụng.

2. Giấy chứng nhận đầu tư đối với những trường hợp phải tiến hành các thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (số, ngày, cơ quan cấp, tng số vốn đăng ký đầu tư).

3. Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục (số, ngày, cơ quan cấp).

4. Giấy phép hoạt động giáo dục (s, ngày, cơ quan cấp, các hoạt động giáo dục được phép thực hiện).

5. Họ và tên Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục.

6. Địa chỉ của cơ sở giáo dục và các thông tin liên quan: Điện thoại, fax, biểu tượng và trang web (nếu có), e-mail.

7. Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch.

MỤC 7. ĐÌNH CHỈ TUYỂN SINH, CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT CƠ SỞ GIÁO DỤC CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Điều 52. Đình chỉ tuyển sinh

1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nưc ngoài bị đình chỉ tuyn sinh trong những trường hợp sau đây:

a) Không đảm bảo điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định của Nghị định này, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục;

b) Vi phạm các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ tuyển sinh;

c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cấp có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoạt động thì có thẩm quyền đình chỉ tuyn sinh của cơ sở giáo dục đó.

Điều 53. Chấm dứt hoạt động, giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

1. Cơ sở giáo dục có vn đầu tư nước ngoài chấm dứt hoạt động và bị giải thtrong những trường hợp sau đây:

a) Mục tiêu và nội dung hoạt động của cơ sở giáo dục không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;

b) Chấm dứt hoạt động và giải thể theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề do vi phạm quy định về qun lý, tchức và hoạt động của cơ sở giáo dục hoặc theo bn án, quyết định của Tòa án;

c) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở giáo dục;

d) Hết thời hạn cho phép hoạt động của cơ sở giáo dục;

đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định chấm dứt hoạt động và cho phép cơ sở giáo dục đó giải thể.

3. Hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Văn bản đề nghị giải thể cơ sở giáo dục;

b) Quyết định giải thể cơ sở giáo dục bao gồm:

Tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục;

Lý do giải th;

Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của cơ sở giáo dục; ưu tiên cho việc thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo him xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết, sau đó là đến nợ thuế và các khoản nợ khác. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể, phần còn lại thuộc về chủ sở hữu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;

Các biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và những người lao động khác;

Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục.

c) Cơ sở giáo dục buộc phải giải thể theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cần bổ sung Quyết định chấm dứt hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, dạy nghề hoặc bản án, quyết định của Tòa án.

4. Trình tự, thủ tục cho phép giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Nghị định này;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm tra hồ sơ, lập báo cáo thẩm tra trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Nghị định này xem xét, quyết định. Cơ sở giáo dục chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc đồng ý về nguyên tắc cho giải thể cơ sở giáo dục.

5. Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc cho giải thể, cơ sở giáo dục tổ chức thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ, thanh lý tài sản của cơ sở giáo dục trong thời hạn tối đa là 06 tháng.

6. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của cơ sở giáo dục, người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục gửi cho cấp có thẩm quyền:

a) Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động;

b) Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;

c) Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;

d) Con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.

7. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo với cơ quan thuế, cơ quan công an về việc giải thể cơ sở giáo dục và trình cấp có thẩm quyền xác nhận việc giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài nếu cơ quan thuế và cơ quan công an không có ý kiến khác.

8. Chủ sở hữu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo thì những người này phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán, số thuế chưa nộp, quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh trong thời hạn ba năm (đủ 36 tháng) kể từ ngày nộp hồ sơ giải thể cơ sở giáo dục đến cơ quan có thẩm quyền.

9. Trường hợp nhà đầu tư có tranh chấp trong việc thanh lý cơ sở giáo dục thì tranh chấp được đưa ra giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật.

10. Trong quá trình thanh lý, nếu cơ sở giáo dục không có khả năng thanh toán các khoản nợ thì việc thanh lý sẽ chấm dứt và được xử lý theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều 54. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài

1. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

a) Đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam;

b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục;

c) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

d) Đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động, nhà giáo và người học của cơ sở giáo dục;

đ) Cơ sở giáo dục mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31 của Nghị định này.

2. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thì có thẩm quyền cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục.

3. Hồ sơ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục;

b) Một trong các loại giấy tờ tương ứng sau đây:

Quyết định chia cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục thông qua. Quyết định chia cơ sở giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục bị chia; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục bị chia sang cơ sở giáo dục mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của cơ sở giáo dục bị chia; thời hạn thực hiện chia cơ sở giáo dục. Quyết định chia phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định;

Quyết định tách cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được chủ sở hữu cơ sở giáo dục thông qua. Quyết định tách cơ sở giáo dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phải có các nội dung về tên, địa điểm của cơ sở giáo dục bị tách; tên và địa điểm của cơ sở giáo dục sẽ thành lập; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ cơ sở giáo dục bị tách sang cơ sở giáo dục sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; thời hạn thực hiện tách cơ sở giáo dục. Quyết định tách phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định;

Hợp đồng sáp nhập do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục có liên quan soạn thảo. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội đung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục bị sáp nhập thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục nhận sáp nhập, thời hạn thực hiện sáp nhập;

Hợp đồng hợp nhất do người đại diện theo pháp luật của các cơ sở giáo dục có liên quan soạn thảo. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các cơ sở giáo dục bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơ sở giáo dục hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp của cơ sở giáo dục bị hợp nhất thành phần vốn góp của cơ sở giáo dục hợp nhất, thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo quy chế hoạt động của cơ sở giáo dục hợp nhất.

4. Trình tự, thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định sau đây:

a) Hồ sơ đề nghị cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Nghị định này;

b) Trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 của Nghị định này xem xét, quyết định.

Chương 4.

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

Điều 55. Chức năng, nhiệm vụ

1. Văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài (gọi tắt là văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài) có chức năng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đó thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục Việt Nam thông qua xúc tiến xây dựng chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục được phía Việt Nam quan tâm;

b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các tổ chức, cơ sở giáo dục Việt Nam.

2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài không được thực hiện hoạt động giáo dục sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam.

3. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài không được phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 56. Đặt tên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

Tên của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Văn phòng đại diện”, “Tên của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài” và “tại Việt Nam”.

Điều 57. Thời hạn hoạt động

Thời hạn hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài không quá năm năm tính từ ngày được cấp Giấy phép thành lập và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá năm năm.

Điều 58. Điều kiện cho phép thành lập

1. Có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đặt trụ sở chính.

2. Có thời gian hoạt động ít nhất năm năm tại nước sở tại.

3. Là tổ chức, cơ sở giáo dục đã được kiểm định chất lượng hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng.

4. Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng.

5. Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng đại diện giáo dục dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định tại Điều 55 của Nghị định này.

Điều 59. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập

1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam gồm:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện;

b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

c) Tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

d) Bản sao có chứng thực Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

đ) Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền;

e) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

g) Văn bản giới thiệu nhân sự làm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu.

2. Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 60. Trình tự, thủ tục cho phép thành lập

1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi 05 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc đến Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm tra, trình các cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 61 của Nghị định này xem xét, quyết định cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

3. Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 61. Thẩm quyền cho phép thành lập

1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề.

3. Cấp có thẩm quyền cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam thì có thẩm quyền gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập, tạm thời đình chỉ, chấm dứt hoạt động, giải thể đối với văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 62. Đăng ký hoạt động

1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, tổ chức, cơ sở giáo dục thành lập văn phòng đại diện phải làm thủ tục đăng ký hoạt động với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đặt trụ sở.

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài gồm:

a) Văn bản đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

b) Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đã nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Quyết định bổ nhiệm Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, và lý lịch cá nhân của người được bổ nhiệm;

d) Nhân sự làm việc tại văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và lý lịch cá nhân;

đ) Địa điểm cụ thể đặt văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và giấy tờ pháp lý có liên quan.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

4. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài phải tiến hành các công việc sau đây:

a) Đăng trong 05 số báo liên tiếp trong đó có ít nhất 01 tờ báo Trung ương và 01 tờ báo địa phương về các nội dung chủ yếu sau đây:

Tên của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng (nếu có);

Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài (số, ngày và cơ quan cấp);

Họ và tên Trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

Địa điểm đặt trụ sở, biểu tượng, điện thoại, fax, hộp thư điện tử và trang web (nếu có);

Số tài khoản tại ngân hàng giao dịch;

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (số, ngày và cơ quan cấp).

b) Triển khai các hoạt động phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động, thời hạn, địa điểm được ghi trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Điều 63. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy phép thành lập

1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài phải đăng ký sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong phạm vi quốc gia mà tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;

b) Thay đổi tên gọi, người đứng đầu hoặc địa điểm đặt trụ sở của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

c) Hết thời hạn hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

2. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài phải đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

a) Thay đổi chức năng, phạm vi hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;

b) Thay đổi trụ sở của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài từ quốc gia này sang quốc gia khác;

c) Bị mất Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc bị mất Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hết hiệu lực, tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài phải gửi hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tới cơ quan có thẩm quyền.

4. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung, gia hạn và cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài gồm:

a) Đơn đề nghị của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài với những nội dung chính sau đây:

Tên đầy đủ, địa chỉ của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

Nội dung thay đổi, bổ sung;

Lý do sửa đi, bổ sung, gia hạn hoặc đề nghị cp lại Giy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

b) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

c) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

5. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, ktừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, cấp có thm quyền xem xét cp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoặc Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài sửa đổi, bổ sung.

6. Trường hợp hồ sơ không được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Điều 64. Chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép thành lập

1. Hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

a) Hết thời hạn ghi trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

b) Theo đề nghị ca tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện;

c) Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài bị thu hồi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Giấy phép thành lập văn phòng đại điện giáo dục nước ngoài bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

a) Không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập lần đầu hoặc 03 tháng, kể từ ngày được gia hạn Giấy phép thành lập;

b) Bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài;

c) Văn phòng đại diện giáo dục nưc ngoài có nhng hoạt động trái với nội dung của Giấy phép, vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có trách nhiệm thông báo lý do thu hồi Giấy phép hoặc lý do chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài và y ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan biết trước khi văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động.

4. Trong thời hạn 60 ngày làm việc, ktừ ngày được thông báo chấm dứt hoạt động, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài phải hoàn thành mọi thủ tục liên quan đến các khoản nợ, tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, tiền thuê nhà, các nghĩa vụ tài chính khác (nếu có), hoàn trả Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, nộp lại con dấu và gửi báo cáo bng văn bản đến Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trong trường hợp được bộ chủ quản đồng ý, thời hạn này có thể được kéo dài, nhưng không quá một năm.

Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài

1. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có các quyền sau đây:

a) Trong thời gian hoạt động tại Việt Nam, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyn và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

b) Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của văn phòng đại diện;

c) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

d) Mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện;

đ) Có con dấu mang tên văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

a) Hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam phải theo đúng nội dung, phạm vi hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục, Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

b) Có trách nhiệm định kỳ hằng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động về hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời có trách nhiệm báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam;

c) Người đứng đầu văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;

d) Nhân viên nước ngoài của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có trách nhiệm:

Thực hiện đúng mục đích nhập cảnh Việt Nam;

Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và tôn trọng các phong tục, tập quán của Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của nhân viên văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Chương 5.

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Điều 66. Nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục có hợp tác, đầu tư của nước ngoài

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

2. Ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

3. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế, kiểm tra, thanh tra, giám sát việc ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức, cơ sở giáo dục Việt Nam và tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài, đảm bảo tuân thủ pháp luật Việt Nam.

4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy; điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị; điều kiện về đội ngũ nhà giáo; văn bằng, chứng chỉ đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục tại các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Tổ chức, quản lý công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, giảng dạy, trao đổi học thuật, tham dự hội nghị, hội thảo và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam thực hiện các hoạt động trên.

7. Cấp, điều chỉnh, gia hạn Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài.

8. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

9. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Quyết định cho phép thành lập, Quyết định cho phép mở phân hiệu, Giấy phép hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

10. Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại và thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

11. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục.

12. Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế vĩ mô của hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

13. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

14. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý đầu tư nước ngoài trong giáo dục cho hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp.

15. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

16. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Điều 67. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

2. Chủ trì thẩm định, phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài trong, giáo dục đại học.

3. Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ, chủ trì tổ chức thẩm định, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của những cơ sở này và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

4. Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ, chủ trì tổ chức thẩm định, quyết định cấp Giấy phép hoạt động cho cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý toàn diện chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài thuộc phạm vi quản lý của ngành giáo dục và đào tạo.

6. Hướng dẫn, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các sở giáo dục và đào tạo, các phòng giáo dục và đào tạo về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

7. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục.

8. Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

9. Định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện của các chương trình, dự án hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Điều 68. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề.

2. Chủ trì thẩm định, phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài trong các trường cao đẳng nghề.

3. Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ, chủ trì tổ chức thẩm định, quyết định việc cho phép thành lập các trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu của những cơ sở này và thành lập văn phòng đại diện của tổ chức, cơ sở dạy nghề nước ngoài tại Việt Nam.

4. Hướng dẫn thủ tục, tiếp nhận hồ sơ, chủ trì tổ chức thẩm định, quyết định cấp Giấy phép hoạt động cho các trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý toàn diện chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề.

6. Hướng dẫn, tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các sở lao động - thương binh và xã hội về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề.

7. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề.

8. Hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm đối với hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề.

9. Định kỳ 06 tháng, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện của các chương trình, dự án hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề.

Điều 69. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến thẩm định về hồ sơ đề nghị thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Kiểm tra, giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền; xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát liên ngành đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục; kiểm tra việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quá trình đầu tư.

3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan quản lý các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư thành lập cơ sở giáo dục.

5. Thực hiện việc báo cáo tình hình hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục theo quy định về chế độ báo cáo, thống kê đầu tư nước ngoài tại Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 70. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến thẩm định về hồ sơ đề nghị thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế của các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

3. Hướng dẫn, giải quyết những vướng mắc thuộc phạm vi phụ trách đối với các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

4. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan quản lý cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

Điều 71. Trách nhiệm của Bộ Công an

Bộ Công an có trách nhiệm góp ý kiến các nội dung liên quan đến an ninh, trật tự đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

Điều 72. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quyết định về quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục đã được phê duyệt.

2. Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách phát triển giáo dục trên địa bàn, lập và công bố Danh mục dự án thu hút đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư.

3. Chủ trì tổ chức thẩm tra, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư; Quyết định cho phép thành lập theo thẩm quyền cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của những cơ sở này.

4. Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường đại học, trường cao đẳng và trường cao đẳng nghề có vốn đầu tư nước ngoài.

5. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các chương trình, dự án hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại địa bàn tỉnh theo các nội dung chủ yếu sau:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban để tổ chức quản lý toàn diện các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh;

b) Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu của dự án đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo vệ môi trường sinh thái; chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành thực hiện thanh tra các dự án đầu tư trên địa bàn;

c) Tổ chức thực hiện việc giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý sử dụng đất đai đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;

đ) Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh.

6. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tại địa phương.

Điều 73. Thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính

1. Thanh tra, kiểm tra:

a) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật đối với các chương trình liên kết đào tạo, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;

b) Phạm vi thanh tra đầu tư, tổ chức và hoạt động thanh tra đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về thanh tra đối với hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư và dự án đầu tư.

2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:

a) Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước khác có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề;

b) Hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư và việc xử lý vi phạm về đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật liên quan.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 74. Điều khoản chuyển tiếp

1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước khi Nghị định này có hiệu lực không phải xét duyệt lại, nhưng phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực để được cấp Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục, quyết định cho phép mở phân hiệu.

2. Dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng chưa được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại các Mục 4, 5, 6 Chương III của Nghị định này.

3. Dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề đã nộp hồ sơ nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại các Mục 3, 4, 5, 6 Chương III của Nghị định này.

4. Hồ sơ đề nghị phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài đã được nộp nhưng chưa được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định này.

5. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài đã được nộp nhưng chưa được cấp Giấy phép thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.

Điều 75. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2012.

2. Nghị định này bãi bỏ các quy định về giáo dục và đào tạo tại Nghị định số 18/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ quy định về lập và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về hợp tác đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và các quy định khác liên quan đến hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục trái với quy định của Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No. 73/2012/NĐ-CP

Hanoi, September 26, 2012

 

DECREE

ON THE FOREIGN COOPERATION AND INVESTMENT IN EDUCATION

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Investment dated November 29, 2005;

Pursuant to the Law on Enterprise dated November 29, 2005, amended and supplemented in 2009;

Pursuant to the Law on Vocational training dated November 29, 2006;

At the proposal of the Minister of Education and Training and Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Decree prescribes the foreign cooperation and investment in education and educational training, including educational association, foreign-capitalized educational institutions, representative offices of foreign education in Vietnam.

2. This Decree is applicable to Vietnamese organizations and individuals, international organizations, and foreign organizations and individuals engaged in cooperation and investment in education and vocational training.

Article 2. Interpretation of terms

The terms in this Decree is construed as follows:

1. Educational association is a cooperation between a Vietnamese educational institution and a foreign educational institution in running a training program to issue qualifications or certificates without establishing a legal entity.

2. Educational institutions include preschool education institutions, compulsory education institutions, vocational education institutions, higher education institutions, and continuing education institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Vocational training institutions include vocational training centers, vocational intermediate schools, and vocational colleges.

5. Higher education institutions include universities and colleges.

6. Short-term training institutions are institutions that provide training in foreign languages, IT, cultures, specialized skills…

7. Foreign-capitalized educational institutions include 100% foreign-capitalized educational institutions, educational institutions in a joint venture between a domestic investor and a foreign investor.

8. A campus is an affiliated unit of a foreign-capitalized educational institutions in Vietnam, assigned to carry out all or part of the functions and duties of the educational institution, including authorized representation.

9. A representative office in Vietnam of a foreign education institution (hereinafter referred to as representative office of foreign education) is an affiliated unit of the foreigns education institution, established and operated in Vietnam for the purpose of accelerating and developing the cooperation and investment in education as prescribed by Vietnam’s laws.

10. A valid dossier is a dossier that sufficiently contain sufficient papers that are completely declared as prescribed in this Decree.

11. Dividing an educational institution is when an educational institution is divided into two new educational institutions or more. After dividing, the divided educational institution no longer exists, the civil rights and obligations of the divided educational institution shall be transferred to the new educational institutions according to the decision on dividing the educational institution, in conformity with the purpose of the new educational institutions.

12. Splitting an educational institution is when part of an educational institution is split and form a new educational institution or more. After splitting, the split educational institution and the new educational institutions shall exercise their civil rights and take on their obligations according to the decision on splitting the educational institution, in conformity with their purposes.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Consolidating an educational institution is when two or some educational institutions of the same kind is combined into a new educational institution. After consolidating, the old educational institutions no longer exist, the civil rights and obligations of the old educational institution shall be transferred to the new one.

Article 3. The disciplines allowed to cooperate and invest in

1. Foreign organizations and individuals, international organizations (hereinafter referred to as foreign organizations and individuals) are allowed to cooperate and invest in education and vocational training as prescribed by Vietnam’s law and the International Agreements to which Vietnam is a signatory.

2. Depending on the requirements for socio-economic development of the country, the Minister of Education and Training and Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall compile a list of disciplines in which foreign organizations and individuals may cooperate and invest.

Article 4. Education quality assessment

1. During the operation, educational institutions engaged in educational association and foreign-capitalized educational institutions in Vietnam must:

a) Bear responsibility for the education quality; periodically carry out internal inspection and quality enhancement by Vietnam’s or foreign standards.

b) Periodically apply for quality assessment as prescribed by the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Organizations competent to assess the quality of the educational association program and foreign-capitalized educational institutions in Vietnam are Vietnam’s education quality assessment organizations or foreign education quality assessment organizations accredited by the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Finance for foreign cooperation and investment

1. Educational institutions engaged in educational association with foreign partners, foreign-capitalized educational institutions, and representative offices of foreign education must comply with current Vietnam’s law provisions on finance, accounting, audit, and taxation.

2. The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and the Ministry of Finance must guide the provisions on finance, accounting, audit, and taxation applicable to foreign cooperation and investment in education and vocational training.

Chapter 2.

EDUCATIONAL ASSOCIATION

SECTION 1. FORMS, SUBJECTS, RANGE, AND PERIODS OF EDUCATIONAL ASSOCIATION, QUALIFICATIONS AND CERTIFICATES

Article 6. Permissible forms of educational association

Directly running a foreign program or a program formulated by both parties; running the entire program in Vietnam, or part of it in Vietnam and the rest overseas; issuing Vietnam’s or foreign qualifications and certificates depending on each party’s regulation.

Article 7. Subjects and range of educational association

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Vocational education institutions and higher education institutions lawfully established and operated in Vietnam;

b) Vocational education institutions and higher education institutions lawfully established and operated overseas, of which the quality is certified by foreign quality assessment organizations or competent agencies, and accredited by competent agencies of Vietnam.

2. Range of educational association:

a) The educational institutions prescribed in Point a Clause 1 this Article may only participate in educational association within the discipline and training level allowed by Vietnam’s competent agencies;

b) The educational institution prescribed in Point b Clause 1 this Article may only participate in educational association within the discipline and training level allowed and accredited by Vietnam’s competent agencies.

Article 8. Examinations, assessment, graduation, and issuance of qualifications and certificates

1. The examinations, assessment, and certification of completion of subjects, modules, programs, grades, and graduation must comply with Vietnam’s law when issuing Vietnam’s qualifications and certificates, and must comply with foreign law when issuing foreign qualifications and certificates.

2. A diploma of a educational association program is specified as follows:

a) A diploma issued by a foreign educational institution must comply with that country’s law and accredited by Vietnam’s competent agencies;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Operation period

The period of an educational association program must not exceed 5 years as from the date of approval, and may be extended. Each extension must not exceed 5 years.

SECTION 2. CONDITIONS FOR EDUCATIONAL ASSOCIATION

Article 10. The teaching staff

1. Vocational education:

a) For primary vocational educational association, the teachers teaching theory must possess an intermediate vocational diploma or the equivalent, the teachers teaching practice must possess an intermediate vocational diploma or the equivalent, or be artists, skilled workers that possess a certificate of pedagogic skills or the equivalent.

b) For intermediate vocational educational association (vocational intermediate schools) and vocational educational association at college level, the teachers teaching theory must possess a Bachelor’s degree in pedagogy, or a Bachelor’s degree in technical pedagogy, or a Bachelor’s degree in the discipline being taught and a certificate of pedagogic skills or the equivalent, the teachers teaching practice must possess an vocational college degree or the equivalent, or be artists, skilled workers that possess a certificate of pedagogic skills or the equivalent.

2. Higher education:

a) For educational association at college level, the lecturer must possess at least a Bachelor’s degree in the discipline being taught;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) For educational association at master’s level, the lecturer that teaches, guides master’s theses, and participates in the Master’s Thesis Assessment Council must possess at least a doctorate; the lecturer that guides the practice, internship and teach foreign languages must possess at least a master’s degree;

d) For educational association at doctorate level, the lecturer must possess at least a doctorate in a discipline suitable for the assigned subject in the doctorate course;

3. The foreign teachers and lecturers teaching educational association programs must have at least 5 years of experience in the disciplines being taught.

4. The teachers and lecturers teaching in foreign languages in educational association programs must satisfy the requirements for foreign languages of the programs, but must not lower than C1 level in the Common European Framework of Reference for Languages (CEFR) or equivalent.

Article 11. Facilities and equipment

1. The facilities and equipment used in educational association must suit the requirements of the disciplines being taught without affecting the general education of the Vietnamese educational institution, including: classrooms, teachers’ rooms, computer labs, practice rooms, laboratories, libraries, and other necessary equipment. The minimum average area for teaching is 5 m2 per student.

2. The educational institutions participating in educational association must provide textbooks and teaching materials serving the study of undergraduate students and graduate students.

Article 12. Teaching program, scale, and languages

1. The foreign training program provided in Vietnam must be a program of which the quality has been accredited overseas, or the program of a educational institution accredited by foreign quality assessment organizations or foreign competent agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The subjects in educational association designed to issue foreign qualifications must be taught in foreign languages, not in Vietnamese nor through a translator. The educational association programs that designed to issue Vietnam’s qualifications and certificates may be taught through a translator.

Article 13. Subjects of enrolment

The subjects enrolling in educational association programs must satisfy the following conditions:

1. Complying with Vietnam’s law on the conditions for enrolling students at intermediate, college, university, master's and doctorate level, applicable to qualifications issued by Vietnamese educational institutions.

2. Complying with provisions of foreign educational institutions, on the conditions for enrolling students at intermediate, college, university, master's and doctorate level of the foreign educational institution, applicable to qualifications issued by foreign educational institutions. Such conditions must match the enrolment conditions of the foreign educational institution in its country, and approved by the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

3. For qualifications issued by both the Vietnamese educational institution and the foreign educational institution, the subjects of enrolment must comply with Clause 1 and 2 this Article.

4. Foreign language skills:

a) For educational association at the university, master’s and doctorate level, the subjects of enrolment must reach the B2 level in the Common European Framework of Reference for Languages or equivalent;

b) For educational association at the intermediate and college level, the subjects of enrolment must reach the B1 level in the Common European Framework of Reference for Languages or equivalent.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SECTION 3. PROCEDURES AND AUTHORITY TO APPROVE, EXTEND, AND TERMINATE EDUCATIONAL ASSOCIATION

Article 14. Educational association dossier

1. The application for approving Scheme for educational association with foreign partners, signed by both parties.

2. The association agreement (contract) between the parties.

3. The papers proving the legal status of both parties: The authenticated copy of the decision on establishing or approving the establishment of the educational institution, or the equivalent.

4. The papers proving that the Vietnamese educational institution and the foreign educational institution are allowed to provide training in the discipline associated.

5. The quality assessment certificate of the foreign training program or the foreign educational institution, or papers proving the quality from competent agencies.

6. The written approval for the educational association with foreign partners from the agencies in charge, applicable to Vietnamese educational institution affiliated to the agencies in charge.

7. The Scheme from educational association formulated and signed by both parties, including the following contents: the necessity, the objectives of the educational association program; the discipline and level of training; the facilities and equipment; the teaching contents and program, the list of teachers and lectures, enclosed with their résumés; the subjects of enrolment and for enrolment criteria; the training scale, the forms of examinations and assessment, the qualifications and certificates being issued, the equivalence between the foreign qualifications and Vietnam’s qualifications; the measures for assuring quality and risk management; the persons in charge of the association program, the résumés of the representatives of the Vietnamese educational institution and the foreign educational institution participating in managing the program; the tuition rates and financial support from  Vietnam’s and foreign organizations and individuals (if any), the budget estimates, the financial management mechanism; responsibilities and entitlements of both parties, responsibilities and entitlements of teachers and students.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The associating parties must make 06 dossiers, including 01 original dossier, and submit them to:

a) The Service of Education and Training, applicable to dossiers on vocational education association at intermediate level;

b) The Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable for dossiers on vocational training association at intermediate level;

c) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable for dossiers on vocational training association at college level;

d) The Ministry of Education and Training, applicable to dossiers on educational association at college, university, master’s and doctorate level prescribed in Point d Clause 2 Article 16 of this Decree;

d) Vietnam National University, University of Thai Nguyen, University of Hue, University of Da Nang, applicable to dossiers on educational association at college, university, master’s and doctorate level prescribed in Point d Clause 2 Article 16 of this Decree.

2. Within 05 working days as from receiving the dossier, the receiving agency must check the validity of the dossier. If the dossier is not valid, the receiving agency tax codes notify the associating parties in writing for supplementation.

3. Within 30 working days as from receiving the valid dossier, the receiving agency must carry out the assessment, make and submit reports to the competent authorities prescribed in Article 16 of this Decree for decision.

4. Within 05 working days as from receiving the valid dossier, the receiving agency must carry out the assessment, make and submit reports to the competent authorities prescribed in Article 16 of this Decree for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Authority to make approval

1. The Principal (Director) of the vocational education institution or higher education institutions of Vietnam shall approve the Scheme for educational association designed to issue foreign certificates (except for certificates of foreign language skills).

2. The authority to approve Schemes for educational association designed to issue qualifications is specified as follows:

a) The Directors of Services of Education and Training shall approve the Schemes for educational association at intermediate level;

b) The Directors of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall approve the Schemes for vocational training association at intermediate level;

c) The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall approve the Schemes for vocational training association at college level;

d) The Minister of Education and Training shall approve the Schemes for educational association at college, university, master’s and doctorate level, except for the cases prescribed in Point dd Clause 2 of this Decree;

dd) The Directors of Vietnam National University, University of Thai Nguyen,University of Hue, University of Da Nang shall approve the Schemes for educational association at college, university, master’s and doctorate that they participate in.

3. The Minister of Education and Training and Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs must distribute the authority to approve Schemes for educational association to capable universities, colleges, and vocational colleges in accordance with this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The procedures for extending a Scheme for educational association must be done 06 months before the educational association period expires.

2. Conditions for extension:

a) Complying with the Decision on approving the Scheme for educational association, without violating Vietnam’s and foreign law;

b) The training program or the foreign educational institution satisfies the conditions of education quality assessment prescribed in Clause 1 Article 12 of this Decree.

3. The application for extension:

a) The application for extension signed by both parties;

b) The summary report on the educational association during the licensed period;

c) The unexpired association agreement (contract) between the parties;

d) The proposals of adjustments in the Decision on approving the Scheme for educational association, and the explanation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Submitting the application for extension to a receiving agency prescribed in Clause 1 Article 15 of this Decree;

b) Within 10 working days as from receiving the valid dossier, the receiving agency must carry out the assessment, make and submit reports to the competent authorities prescribed in Article 16 of this Decree for decision.

c) Within 05 working days as from receiving the valid dossier and the draft Decision on extending the Scheme for educational association, the agencies competent to approve the Scheme must reply;

d) If the Scheme extension is not approved, within … working days as from receiving the opinions from competent authorities, the receiving agency must reply in writing and specify the reasons.

Article 18. Suspending enrolment and terminating educational association

1. The enrolment of an educational association shall be suspended in the following cases:

a) Failing to satisfy the association conditions prescribed in Article 10, 11, 12, 13 of this Decree, that affect the education quality;

b) Violating the Decision on approving or extending the Scheme for educational association to a degree that the enrolment must be suspended as prescribed by law.

2. An educational association program shall be terminated in the following cases:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) At the request of associating parties;

c) The period of enrolment suspension has expired but the its cause is not rectified;

d) Violating the Decision on approving or extending the Scheme for educational association to a degree that the program must be terminated as prescribed by law.

Article 19. Responsibility of associating parties

1. Implementing the Decision on approving or extending the Scheme for educational association.

2. Providing sufficient and clear information related to the educational association program on the website of the associating institution, and bear responsibility for the accuracy of such information.

3. Bearing responsibility for the legitimacy of the qualifications and certificates being issued to students.

4. Ensuring the lawful interests of students, officers, lecturers, teachers, and other employees if the educational association is terminated ahead of time. In particular:

a) Transfer the enrolled students and graduate students to another training institution as prescribed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Paying wages to and providing other benefits for teachers, lecturers, and employees in accordance with the concluded labor contracts or the collective labor agreement;

d) Paying off the tax debts (if any) and other debts.

5. Following the reporting regime:

a) For educational association designed to issue qualifications:

The parties participating in the educational association must report the progress of educational association to competent authorities that approved the Scheme for educational association with foreign partners, and to the agency in charge if the educational institution is affiliated to the agency in charge.

The Vietnam National University, University of Thai Nguyen, University of Hue, and University of Da Nang must report their educational association to the Ministry of Education and Training.

- The report must be make after each school year, including the implementation of the Decision on approving or extending the Scheme for educational association, the organization of teaching and learning, the academic results of students and graduate students, the enrolment target, the number of graduated students, the graduation ratio, the issued qualifications, the Financial statements, the difficulties and advantages during the implementation, the suggestions and proposals.

b) For educational association designed to issue certificates:

Higher education institutions shall send reports to the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Services of Education and Training and Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send reports to the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

The reports must be made every 06 months, including the following contents: the subjects of association, the teaching program and contents, the issued certificates, the number of students, responsibilities and entitlements of students, teachers, lecturers, and other employees, the Financial statements, the difficulties and advantages during the implementation, suggestions and proposals.

6. Complying with relevant Vietnam’s law provisions.

Chapter 3.

FOREIGN-CAPITALIZED EDUCATIONAL INSTITUTIONS

SECTION 1. GENERAL PROVISIONS

Article 20. Forms of foreign investment in education

1. Foreign investors may directly invest in establishing educational institutions as prescribed in Article 21 of this Decree in the following forms:

a) 100% foreign-capitalized educational institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Foreign-capitalized educational institutions are Vietnam’s legal entities as from the date of issue of the Decision on approving the establishment and operation as prescribed by Vietnam’s law.

Article 21. Permissible forms of foreign-capitalized educational institutions

1. Short-term training institutions.

2. Preschool education institutions following foreign educational programs for foreign children.

3. Compulsory education institutions (elementary schools, middle schools, high schools, and mixed compulsory education institution) following foreign educational programs, issuing foreign qualifications, for foreign students and part of Vietnamese students.

4. Vocational education institution.

5. Higher education institutions.

Article 22. Naming foreign-capitalized educational institutions

1. Foreign-capitalized educational institutions established in forms of schools or centers must be named as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For short-term training institutions, the name must follow this order: education/training center, primary disciplines, and proper name;

c) For vocational training centers, the name must follow this order: vocational training center, primary disciplines or professions, and proper name;

d) For campuses of foreign-capitalized educational institutions in Vietnam, the name must follow this order: Campus of, name of the educational institution, name of the city/province of Vietnam.

2. The name of the foreign-capitalized educational institution must not coincide or cause confusion with the name of a registered educational institution or the name of an enterprise that execute the investment project; must not use the words and symbols that contradicts the tradition, history, culture, ethics, and customs of Vietnam.

3. A foreign-capitalized educational institution must be named in Vietnamese and English (or in another common foreign language).

4. The Minister of Education and Training and Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consider and make decisions on naming a number of particular educational institutions.

Article 23. Qualifications and certificates

1. Foreign-capitalized educational institutions are entitled to issue or request the issuance of:

a) Qualifications and certificates in the national education system of Vietnam and in accordance with Vietnam’s law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Foreign education institutions must register for the nationwide accreditation of their diplomas with the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 24. Enrolling Vietnamese students

1. The compulsory education institutions prescribed in Clause 3 Article 21 of this Decree may enrol Vietnamese students, but the number of Vietnamese students in primary schools and middle schools must not exceed 10% of the total number of students, and that in high schools must not exceed 20% of the total number of students.

2. Vietnamese students under 05 years old shall not be accepted to learn foreign programs.

Article 25. Operation period

The operation period of foreign-capitalized educational institutions must not exceed 50 years as from the date of approval. If necessary, the Government may make decisions on a longer period, but such period must not exceed 70 years.

Article 26. Procedures for approving the establishment

1. The approval for establishing an educational institution prescribed in Article 21 of this Decree (except for the cases prescribed in Clause 2 this Article) is made under the following procedures:

a) Issue the Investment certificate;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Issue the License to provide education.

2. The permission for foreign diplomatic missions, inter-government international organizations to establish educational institution prescribed in Clause 2 and 3 Article 21 of this Decree must comply with Point b and c Clause 1 this Article.

3. The approval for establishing campuses in other provinces or cities than that where the head office is situated is made under the following procedures:

a) Issue the Investment certificate enclosed with the application for establishing campuses of educational institution;

b) Make decisions on approving the establishment of the campus of the educational institution;

c) Issue the operation license to the campus of the educational institution.

4.  The approval for establishing a campus of the educational institution in the same province or city is made under the following procedures:

a) Adjust the issued Investment certificate;

b) Approve the establishment of the campus of the educational institution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Rights and obligations of foreign-capitalized educational institutions

1. Have the lawful rights and interests prescribed by Vietnam’s law and the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory protected.

2. Comply with the territorial administrative management from provincial People’s Committees, and the State management as prescribed by law.

3. Publicly fulfilling the commitment on the education quality, the conditions for assuring the education quality, and financial receipts and expenses. Pay compensation to student if the training program quality is not consistent with the commitment.

4. Ensure the lawful interests of students, officers, lecturers, teachers, and other employees if the operation is terminated ahead of time.

5. Facilitate the operation of political organizations and socio-political organizations in foreign-capitalized educational institutions, which are established and operated under Vietnam’s law.

6. Report the comprehensive development of the institution to the State management agencies in charge of education and vocational training, and provide explanation at the request from the State management agencies.

7. Other rights and obligations prescribed by Vietnam’s law.

SECTION 2. CONDITIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The projects of investment in establishing preschool education institutions must reach at least 30 million VND per kid (not including the expense on land tenancy).  The total minimum capital is calculated when the estimated education scale is greatest. The capital plan must suit the estimated scale of each stage.

2. The projects of investment in establishing compulsory education institutions must reach at least 50 million VND per student (not including the expense on land tenancy).  The total minimum capital is calculated when the estimated education scale is greatest, but must not be lower than 50 billion VND.

3. The projects of investment in establishing short-term training institutions must reach at least 20 million VND per student (not including the expense on land tenancy).  The total minimum capital is calculated based on the total quantity of students when the estimated education scale is greatest.

4. The projects of investment in establishing vocational training centers must reach at least 60 million VND per student (not including the expense on land tenancy).  The total minimum capital is calculated based on the quantity of students when the estimated education scale is greatest.

5. The projects of investment in establishing vocational education institutions (except for vocational training centers) must reach at least 100 million VND per student (not including the expense on land tenancy).  The total minimum capital is calculated when the estimated education scale is greatest, but must not be lower than 100 billion VND.

6. The projects of investment in establishing higher education institutions must reach at least 150 million VND per student (not including the expense on land tenancy).  The total minimum capital is calculated when the estimated education scale is greatest, but must not be lower than 300 billion VND.

7. The lowest investment in establishing a campus of a foreign-capitalized educational institution in Vietnam must equal the corresponding investment in establishing the educational institutions prescribed in Clause 3, 4, 5 and 6 this Article.

8. For foreign-capitalized educational institutions of which the facilities are leased or contributed by the Vietnamese party, investment must reach at least 70% of the investment prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 5, and 6 this Article.

Article 29. Facilities and equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The light, furniture, and teaching equipment in classrooms must be appropriate;

b) The minimum average area for teaching must be 2.5 m2 per students for short-term training institutions, and 4 m2 per student for vocational training centers;

c) Have offices for the Board of Directors, teachers, libraries, and other functional rooms;

d) Have necessary equipment serving the teaching and management.

2. For preschool education institutions:

a) The school must be situated in a good environment. The area must be calculated based on the quantity of classes and kids: at least 6 – 8 m2 per kid, applicable to urban areas; 10—12 m2 per kid, applicable to rural areas;

b) The area, light, furniture, and equipment in classrooms, bedrooms, and functional rooms must be appropriate;

c) The offices, the infirmary, the security room, and staff’s rooms must be suitable regarding the area and equipment serving the management, care for, education of children;

d) The water supply and drainage system, bathroom, and sanitation must be safe, clean, and suitable for the school operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Have the playground, surrounding walls, and a gate specifying its name as prescribed in Article 22 of this Decree;

g) There are trees in the schools area. All the constructions, equipment, and toys of the school must ensure absolute safety for the kids.

3. For compulsory education institutions:

a) The school must be situated in a good environment. The area must be calculated based on the quantity of classes, students, and the regional characteristics: at least 6 m2 per student, applicable to urban areas; 10 m2 per student, applicable to rural areas;

b) The minimum average area for teaching is 2.5 m2 per student;

c) Having offices for the Board of Directors, teachers’ room, and conference room;

d) Having specialized classrooms (for middle schools and high schools), libraries, furniture, and teaching materials satisfying the current standards set by the Ministry of Education and Training;

dd) Having a multi-purpose gym, art learning room, computer lab, language learning room; supporting rooms for disabled students, an infirmary, canteen, and siesta rooms (for day-boarding schools);

e) Having the water supply and drainage system suitable for the scale of the educational institution, ensuring the standards set by the Ministry of Education and Training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For vocational education institution (except for vocational training centers):

a) The area for building the school must reach at least 25 m2 per student when the training scale in the school development plan is greatest;

b) The study area must have enough classrooms and conference rooms suitable for the training scale;

c) The office and administrative area must ensure the organizational structure of the academic departments, faculties, and disciplines, the minimum area is 6 m2 per person, applicable to vocational intermediate schools; and 8 m2 per person, applicable to vocational colleges;

d) The library, workshop, laboratory… must be suitable for each discipline and profession;

dd) Having the dorms, clubs, canteens, technical and medical constructions, the constructions serving recreation, sports, cultural activities, and sanitation areas serving the managers, teachers, and students;

e) Having teaching machinery and equipment suitable for the scale and level of each profession and discipline.

5. For higher education institutions:

a) The area for building the school must reach at least 25 m2 per student when the training scale in the school development plan is greatest;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The quantity of classrooms and functional rooms must be suitable and suit the requirements for training according to disciplines, professions, and forms of training;

d) Having enough offices, administrative area that suit the organizational structure of the academic departments, faculties, and disciplines. The minimum area is 8 m2 per person;

dd) The conference room, library, test lab, workshop, and other facilities must satisfy the requirements of the training program and science and technology activities;

dd) Having canteens and constructions serving the recreation, sports, cultural activities, and the services, medical constructions serving the managers, lecturers, and students;

g) The technical construction area include: water pumping station, transformer, repair workshop, warehouse, and parking lot.

6. Building and leasing facilities:

a) A foreign-capitalized educational institution that applies for 20 years of operation or more in Vietnam must make a plan on building their facilities, and the land transfer or lease must be approved by a provincial People’s Committee. Within 5 years in the beginning, they must have contracts or agreements on leasing facilities to deploy the teaching and training. The investment in building facilities must be consistent with the progress of the project;

b) A foreign-capitalized educational institution that applies for less than 20 years of operation may not build their own facilities, but they must have contracts or agreements on leasing schools, classrooms, workshops, and the ancillary areas for at least 5 years.

Article 30. Education program

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A foreign-capitalized educational institution may offer:

a) Vietnam’s education programs as prescribed by Vietnam’s law;

b) Foreign preschool and compulsory education programs, applicable for the educational institutions prescribed in Clause 2 and 3 Article 21 of this Decree;

c) Foreign short-term training programs, programs at intermediate, college, university, masters, and doctorate level within the educational association programs with foreign partners.

3. The Ministry of Education and Training shall specify the compulsory subjects for students being Vietnamese citizens learning in the educational institutions prescribed in Clause 3 Article 21 of this Decree.

4. The Ministry of Education and Training, Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall specify the compulsory subjects for students being Vietnamese citizens following the foreign training programs in the higher education institutions, vocational education institutions (except for vocational training centers) invested by foreign partners.

Article 31. The teaching staff

1. For short-term training institutions:

a) The teachers must have college degrees, or the equivalent, in the profession suitable for the subjects that they teach;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For preschool education institution:

a) The teachers must have college degrees in preschool pedagogy, or the equivalent;

b) The maximum number of kids in a class is specified as follows:

- 03 – 12 months old: 15 kids/class;

- 1324 months old: 20 kids/class;

- 25 – 36 months old: 25 kids/class;

- 3 – 4 years old: 25 kids/class;

- 45 years old: 30 kids/class;

- 56 years old: 35 kids/class.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For kids 03 – 36 months old: 5 kids per teacher;

- For kids 0306 years old: 10 - 12 kids per teacher.

3. For compulsory education institutions:

a) The teachers of elementary schools, middle schools, and high schools must have Bachelor’s degrees in pedagogy;

b) The ratio of teachers must be kept at 1.5 teachers per class in elementary school; 1.95 teachers per class in middle schools, and 2.25 teachers per class in high school;

c) The quantity of student must not exceed 30 students per class in elementary schoolss, 35 students per classs in middle schools and high schools;

4. For vocational education institutions:

a) The credentials of teachers must satisfy the conditions in Clause 1 Article 10 of this Decree;

b) The maximum ratio of students to teachers is 25 students per teacher, applicable to social science, economics, and services; 20 students per teacher, applicable to technology disciplines; 15 students per teachers, applicable to arts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The quantity of permanent teachers must be able to undertake at least 60% of the program of each discipline.

5. For higher education institutions:

a) The credentials of lecturers must satisfy the conditions in Clause 2 Article 10 of this Decree;

b) The maximum ratio of students to teachers is 10 students per teacher, applicable to arts; 15 students per teacher, applicable to science and technology , 25 students per teacher, applicable to social science, humanities, and economics;

c) In colleges, the proportion of lecturers that hold master’s degrees and doctorate degrees must not be lower than 60%, among which the proportion of lecturers that hold doctorate degrees must not be lower than 25% of lecturers in the institution;

d) In universities, the proportion of lecturers that hold master’s degrees and doctorate degrees must not be lower than 80%, among which the proportion of lecturers that hold doctorate degrees must not be lower than 35% of lecturers in the institution;

dd) The quantity of permanent lecturers must be able to undertake at least 60% of the program of each discipline.

6. The foreign teachers and lecturers teaching in short-term training institutions, preschool education institutions, compulsory education institutions, vocational education institutions, and higher education institutions capitalized by foreign partners must have at least 5 years of experience in the disciplines that they teach.

SECTION 3. PROCEDURES FOR ISSUING INVESTMENT CERTIFICATES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For projects of investment in establishing educational institutions prescribed in Clause 1 Article 26 of this Decree:

a) Having the project of investment in establishing the educational institution in conformity with the socio-economic development and the educational institution network planning approved by competent State agencies;

b) Having the pre-feasibility study on the establishment of the educational institution as prescribed in Point dd Clause 1 Article 33 of this Decree;

c) Having available land in the locality to give or to lease out, or having the agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree;

d) The financial resources is sufficient to execute the project as prescribed in Article 28 of this Decree.

2. For projects of invesment in establishing campuses of a educational institution prescribed in Clause 3 and 4 Article 26 of this Decree:

a) The educational institution must be permitted to establish campuses as prescribed in Article 40 of this Decree;

b) The quality of the educational institution has been recognized by Vietnam’s or foreign quality assessment organizations or competent agencies;

c) Having available land in the locality to give or to lease out, or having the agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The financial resources is sufficient to execute the project as prescribed in Article 28 of this Decree.

3. For projects of investment in establishing universities, apart from the conditions prescribed in Clause 1 this Article, they must also by approved by the Prime Minister.

Article 33. Dossier of application for the investment certificate

1. For projects of invesment in establishing educational institutions prescribed in Clause 1 Article 26 of this Decree:

a) A written application for the investment certificate;

b) A written certification of legal status of the investor: the investor being an organization must submit an authenticated copy of the Establishment Decision or the Certificate of business registration, or the equivalent papers. The investor being an individual must submit an authenticated copy of the passport or ID cards or résumé; the investor being a foreign individual must submit the judicial résumé;

c) The business registration dossier corresponding to each form of economic organizations must comply with law provisions on enterprises and relevant law provisions;

d) The economic – technical explanation, including: the targets, scale, and location of investment; the capital; the project execution schedule; the demand for land, or agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree; technological and environmental solutions, application for investment incentives (if any);

dd) The pre-feasibility study on establishing the educational institution, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The name of the educational institution; the educational targets; the plan for the development and scale of the educational institution in each stage; the designed structure of the managerial mechanism;

The plan for qualifications and certificates, facilities and equipment, education programs, and teaching staff in accordance with Article 23, 29, 30, and 31 of this Decree.

e) The documents proving that the financial capacity of the investor satisfies the conditions prescribed in Article 28 of this Decree.

2. For projects of invesment in establishing campuses of a educational institution prescribed in Clause 3 and 4 Article 26 of this Decree:

a) A written application for the investment certificate or adjusting the Investment certificate;

b) An authenticated copy of the Decision on approving the establishment of the educational institution;

c) An authenticated copy of the operation license of the educational institution;

d) The quality assessment certificate of the educational institution that applies for establishing campuses or other written quality certifications from competent agencies;

dd) The economic – technical explanation related to the establishment of the campus, comprising the contents prescribed in Point d Clause 1 this Article;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The necessary of its establishment;

The name of the campus; its targets; the plan for the development and scale of the campus in each stage; the designed structure of the managerial mechanism;

The plan for the facilities and equipment, education programs, and teaching staff in accordance with Article 29, 30, and 31 of this Decree.

g) The documents proving that financial capacity of the investor satisfies the conditions in Article 28 of this Decree.

3. The written certifications issued to the investor by foreign agencies must be consularly legalized at the Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs or a diplomatic mission, consular office, or an agency authorized to do consulate works of Vietnam overseas, unless the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory prescribed otherwise.

Article 34. Appraising the conditions for education and vocational training to issue Investment certificates

1. The appraisal of the conditions for education and vocational training to issue Investment certificates is carried out as follows:

a) The Ministry of Education and Training shall appraise projects of investment in establishing universities, colleges, and their campuses;

b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall appraise projects of investment in establishing vocational colleges and their campuses;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall appraise projects of investment in establishing vocational training centers, vocational intermediate schools, and their campuses.

2. If necessary, Services of Education and Training and Services of Labor, War Invalids and Social Affairs must consult the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for prompt guidance and resolution.

Article 35. Procedures and authority to issue investment certificates

1. The procedures and authority to issue investment certificates must comply with law provisions on investment.

2. Within 03 working days as from the date of issue of the Investment certificate, the agency that receives the project of investment must send the copy of the Investment certificate to:

a) The Ministry of Education and Training and the Ministry of Planning and Investment, applicable to the projects of investment in universities, colleges, and their campuses;

b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment, applicable to the projects of investment in vocational colleges and their campuses;

c) Services of Education and Training, applicable to the projects of investment in establishing preschool education institutions, compulsory education institutions, short-term training institutions and their campuses; vocational intermediate schools and their campuses;

d) Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable to projects of investment in establishing vocational training centers, vocational intermediate schools, and their campuses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 36. Conditions for approving the establishment

1. For educational institutions prescribed in Clause 1 Article 26 of this Decree:

a) Having been issued with the Investment certificate;

b) Having the pre-feasibility study on the establishment of the educational institution as prescribed in Point c Clause 1 Article 37 of this Decree;

c) If the facilities must be built, it is required to have the documents on giving or leasing land of the provincial People’s Committee, enclosed with the project of investment in building facilities, including the explanation and detailed design of the educational institution, and the agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree, and relevant legal papers;

d) If the facilities is already available, it is required to have the agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree, and relevant legal papers;

dd) The financial capacity satisfies the conditions in Article 28 of this Decree.

2. For educational institutions prescribed in Clause 2 Article 26 of this Decree:

a) Having the pre-feasibility study on the establishment of the educational institution as prescribed in Point c Clause 1 Article 37 of this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The financial capacity satisfies the conditions in Article 28 of this Decree.

Article 37. The dossier of application for the approval for the establishment

1. For educational institutions prescribed in Clause 1 Article 26 of this Decree, the dossier comprises:

a) The written request for the approval for the establishment of the educational institution;

b) An authenticated copy of the investment certificate;

c) The detailed project of the establishment of the educational institution, specifying:

Its name, educational targets; qualifications and certificates being issued; the designed structure of the managerial mechanism;

The detailed plan for the development and scale of the educational institution in each period, specifying the fulfillment of the conditions for facilities and equipment, education programs, and teaching staff in accordance with Article 29, 30, and 31 of this Decree.

d) The written agreement on giving or leasing land of the provincial People’s Committee, if the facilities must be built (specifying the address, area, and boundary of land), and the agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree, and relevant legal papers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) The documents proving that the financial capacity satisfies the conditions prescribed in Article 28 of this Decree.

2. For educational institutions prescribed in Clause 2 Article 26 of this Decree, the dossier comprises:

a) The documents prescribed in Point a and c Clause 1 this Article;

b) The written approval for establishing the educational institution in the locality, and the approval for the principles of giving or leasing land of the provincial People’s Committee, where the educational institution is planned to be located, or the agreement on leasing land or available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree;

c) The documents proving that the financial capacity satisfies the conditions prescribed in Article 28 of this Decree.

Article 38. Procedures for approving the establishment

1. The investor shall make 06 dossiers, including 01 original, and submit them to:

a) The Ministry of Education and Training, applicable to applications for approving the establishment of universities, colleges; preschool education institutions, compulsory education institutions of which the establishment is requested by foreign diplomatic missions or inter-government international organizations;

b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable to applications for the establishment of vocational colleges;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Divisions of Education and Training, applicable to applications for the establishment of preschool education institution, elementary schools, middle schools, mixed compulsory education institutions (without upper secondary education), except for the preschool education institutions and compulsory education institutions prescribed in Point a Clause 1 this Article;

dd) Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable to applications for the establishment of vocational intermediate schools and vocational training centers.

2. Within 05 working days as from receiving the dossier, the agency that receives the dossier must check its validity and consult relevant agencies.

If the dossier is not valid, the agency that receives the dossier must notify the investor in writing for amendment and supplementation.

3. Within 10 working days as from receiving the written request for opinions from the dossier that receives the dossier, the requested agency must reply in writing.

4. Within 30 working days as from receiving the complete and valid dossier, the agency that receives the dossier must verify and submit it to competent authorities prescribed in Article 39 of this Decree for consideration and decision.

5. Within 10 working days as from receiving the verification report, the competent authorities must consider and make decisions on the approval for the establishment of the educational institution.

6. If the dossier is rejected, within 05 working days as from receiving the opinions from the competent authorities, the agency that receives the dossier must notify the investor in writing and specify the reasons.

Article 39. Authority to approve the establishment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Minister of Education and Training shall make decisions on approving the establishment of foreign-capitalized colleges; preschool education institutions, compulsory education institutions of which the establishment is requested by foreign diplomatic missions or inter-government international organizations;

3. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall make decisions on approving the establishment of foreign-capitalized vocational colleges.

4. Presidents of the provincial People’s Committees shall make decisions on the establishment of short-term training institutions, high schools, mixed compulsory education institution (including upper-secondary education), except for the compulsory education institutions prescribed in Clause 2 this Article; vocational education institutions (except for vocational colleges).

5. Presidents of the district-level People’s Committees shall make decisions on the establishment of preschool education institution, elementary schools, middle schools, mixed compulsory education institutions (without upper secondary education), except for the preschool education institutions and compulsory education institutions prescribed in Clause 2 this Article.

SECTION 5. PROCEDURES FOR APPROVING THE ESTABLISHMENT OF CAMPUSES OF FOREIGN-CAPITALIZED EDUCATIONAL INSTITUTIONS IN VIETNAM

Article 40. Foreign-capitalized educational institutions permitted to establish campuses

1. Short-term training institutions.

2. Vocational education institutions.

3. Higher education institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Having the Investment certificate attached to the establishment of the campus of the educational institution, or the adjusted Investment certificate.

2. The quality has been recognized by Vietnam’s or foreign quality assessment organizations or competent agencies;

3. Having detailed project of the establishment of campus of the educational institution as prescribed in Clause 4 Article 42 of this Decree.

4. Satisfying the conditions prescribed in Point c and d Clause 1 Article 36 of this Decree.

5. The financial resources is sufficient to execute the project as prescribed in Article 28 of this Decree.

Article 42. The dossier of application for the approval for establishing a campus

1. The written request for the approval for establishing a campus of the educational institution.

2. An authenticated copy of the investment certificate attached to the establishment of the campus, or the adjusted Investment certificate.

3. The authenticated copies of the quality assessment documents or written quality certifications issued by Vietnam’s or foreign competent agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Its name, educational targets; the designed structure of the managerial mechanism, and the educational activities at the campus;

The detailed plan for the development and scale of the campus in each period, specifying the fulfillment of the conditions for facilities and equipment, education programs, and teaching staff in accordance with Article 29, 30, and 31 of this Decree.

5. The written agreement on giving or leasing land to build the campus, and the agreement on leasing available facilities in accordance with Clause 6 Article 29 of this Decree, and relevant legal papers;

6. The project of investment in building facilities, including the description and detailed design of the campus of the educational institution, if the facilities must be built.

Article 43. Procedures for approving the establishment of campuses

1. The investor that applies for the establishment of the campus shall make 06 dossiers, including 01 original, and submit them to:

a) the Ministry of Education and Training, applicable to the application for establishing a campus of a foreign-capitalized university or college;

b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable to the application for establishing a campus of a vocational colleges;

c) The Service of Education and Training, applicable to the application for establishing a campus of a short-term training institution or a vocational intermediate school;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Within 05 working days as from receiving the dossier, the agency that receives the dossier must check its validity and consult relevant agencies. If the dossier is not valid, the agency that receives the dossier must notify the investor in writing for amendment and supplementation.

3. Within 10 working days as from receiving the written request for opinions from the dossier that receives the dossier, the requested agency must reply in writing.

4. Within 25 working days as from receiving the complete and valid dossier, the agency that receives the dossier must verify and submit it to competent authorities prescribed in Article 44 of this Decree for consideration and decision.

5. Within 05 working days as from receiving the verification report, the competent authorities must consider and make decisions on the approval for establishing the campus.

6. If the dossier is rejected, within 05 working days as from receiving the opinions from the competent authorities, the agency that receives the dossier must notify the investor in writing and specify the reasons.

Article 44. Authority to approve the establishment of campuses

The agency that is entitled to approve the establishment of an educational institution is also entitled to approve the establishment of its campuses.

SECTION 6. PROCEDURES FOR APPROVING EDUCATION PROVISIONS

Article 45. Time limits for registering education provision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Within 3 years (full 36 months) as from being issued with the Decision on approving the establishment, the following educational institutions and their campuses must complete the preparation and submit the application for providing education:

a) Higher education institutions and their campuses in Vietnam;

b) Vocational education institution (except for vocational training centers) and their campuses in Vietnam.

3. Within 2 years (full 24 months) as from being issued with the Decision on approving the establishment, the following educational institution and their campuses must complete the preparation and submit the application for providing education:

a) Short-term training institutions and their campuses in Vietnam;

b) Vocational training centers and their campuses in Vietnam;

c) Preschool education institutions;

d) Compulsory education institutions.

4. After the periods prescribed in Clause 2 and 3 this Article, if the registered educational institution or its campus still does not satisfy the conditions for being issued with the License to provide education, the Decision on approving the establishment of the campus shall be revoked.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The organizational structure of the educational institution or its campus has been completed.

2. The Regulation on organization and operation of the educational institution is conformable with law.

3. The conditions of capital, facilities and equipment, education programs, and teaching staff in prescribed in Article 28, 29, 30, and 31 of this Decree are satisfied.

4. The conditions for establishing new faculties are satisfied, applicable to educational institutions that establish new faculties.

Article 47. Dossier of application for providing education

1. A written application for providing education.

2. An authenticated copy of the Decision on approving the establishment of the educational institution, or of the Decision on approving the establishment of a campus, enclosed with the dossier of application for the approval for establishing a campus of the educational institution.

3. The Regulation on the organization and operation of the educational institution or its campus.

4. The report on the progress of the project of investment, the capital contribution, capital loan, and capital invested.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The list of the Principal (Director), Deputy Principal (Deputy Director), the Deans, department managers, and the Chief accountant.  For applications for licensing the operation of a campus, the list of persons in charge of the campus and its organizational structure is required.

b) The list and résumés of teachers, lecturers, and employees (full-time or visiting lecturers);

c) The grades, faculties, and disciplines;

d) The programs, teaching plans, teaching materials, lists of textbooks and primary reference materials;

dd) The subjects, regulation and period of enrolment;

e) The training regulation;

g) The training scale (students);

h) The regulations on tuition and relevant fees;

i) The regulation on the inspection, assessment, and certification of the completion of the programs, modules, and grades;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The papers related to the procedures for establishing new faculties, applicable to educational institutions that establish new faculties.

Article 48. Procedures for approving the education provision

1. The application for providing education shall be made into 06 dossiers, including 01 original, and submitted to:

a) The Ministry of Education and Training, applicable to the applications for providing education of higher education institutions and their campuses;

b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Planning and Investment, applicable to the applications for providing education of vocational colleges and their campuses;

c) Services of Education and Training, applicable to the applications for providing education of short-term training institutions and their campuses; high schools, mixed compulsory education institution (including upper-secondary education); preschool education institutions, and compulsory education institutions of which the establishment is requested by foreign diplomatic missions and inter-government international organizations; vocational intermediate schools and their campuses;

d) Divisions of Education and Training, applicable to applicable to the applications for providing education of preschool education institution, elementary schools, middle schools, mixed compulsory education institutions (without upper secondary education);

dd) Services of Labor, War Invalids and Social Affairs, applicable to the applications for providing education of vocational training centers, vocational intermediate schools, and their campuses.

2. Within 20 working days as from receiving the dossier, the agency that receives the dossier must cooperate with relevant agencies and units in inspecting the fulfillment of the conditions, making and submitting reports to competent authorities for consideration and decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. If the conditions are not completely satisfied, within 5 working days as from receiving the opinions from competent authorities, the receiving agency must reply in writing and specify the reasons.

Article 49. Authority to approve the education provision

1. The Ministry of Education and Training shall approve the operation of higher education institutions and their campuses.

2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall approve the operation of vocational colleges and their campuses.

3. Directors of Services of Education and Training where the educational institutions and their campuses are situated shall approve the operation of:

a) Short-term training institutions and their campuses;

b) High schools, mixed compulsory education institution (including upper-secondary education);

c) Preschool education institutions, and compulsory education institutions of which the establishment is requested by foreign diplomatic missions or inter-government international organizations;

d) Vocational intermediate schools and their campuses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Preschool education institutions;

b) Elementary schools;

c) Middle schools;

d) Mixed compulsory education institution (not including upper-secondary education).

5. Directors of Services of Labor, War Invalids and Social Affairs shall approve the operation of local vocational training centers, vocational intermediate schools, and their facilities.

Article 50. Supplementing and adjusting the education and faculties, expanding the scale and subjects of enrolment, adjusting teaching programs

1. When a foreign-capitalized educational institution or its campus wishes to supplement or adjust the education activities, the faculties, expand the scale or subjects of enrolment, or adjust the teaching programs, it must send a dossier of application to the agencies authorized to approve the education provision prescribed in Article 49 of this Decree for consideration and decision.

2. Within 20 working days as from receiving the valid dossier, the receiving agency prescribed in Clause 1 Article 48 of this Decree must carry out the assessment, submit reports to the competent authorities for consideration and decision, and reply in writing.

Article 51. Declaring the establishment of foreign-capitalized educational institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The name of the foreign-capitalized educational institution in Vietnamese or a common foreign language.

2. The Investment certificate, in case the Investment certificate is compulsory (the number, date of issue, issuing agency, total registered capital)

3. The decision on approving the establishment of the educational institution (the number, date of issue, issuing agency).

4. The License to provide education (the number, date of issue, issuing agency, the types of education allowed to provide).

5. Full name of the Principal (Director) of the educational institution.

6. The address of the educational institution and relevant information: telephone, fax, symbol, website (if any), and email.

7. The bank account number.

SECTION 7. SUSPENDING THE ENROLMENT, SHUTTING DOWN, DISSOLVING, DIVIDING, SPLITTING, MERGING AND CONSOLIDATING FOREIGN-CAPITALIZED EDUCATIONAL INSTITUTIONS

Article 52. Suspending the enrolment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Failing to ensure the education conditions prescribed in this Decree that affect the education quality;

b) Violating the law provisions on penalties for administrative violations of education to a degree that the enrolment must be suspended;

c) Other cases prescribed by law.

2. The agency entitled to approve the establishment of an educational institution is also entitled to suspend its enrolment.

Article 53. Shutting down and dissolving foreign-capitalized educational institutions

1. Foreign-capitalized educational institutions shall be shut down and dissolved in the following cases:

a) The targets and operation of the educational institution are no longer suitable for the socio-economic development requirements;

b) Being shut down and dissolved under the decisions made by State management agencies in charge of education and vocational training for violating the provisions on the management, organization and operation of educational institution, or under the Court’s Judgments;

c) At the request for the founders of the educational institutions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Other cases prescribed by law.

2. The competent authorities entitled to approve the establishment of a foreign-capitalized educational institution is also entitled to make decisions on shutting it down and approving its dissolution.

3. The dossier of application for dissolving a foreign-capitalized educational institution comprises:

a) The written application for dissolving the educational institution;

b) Making decisions on approving the establishment;

The name and address of the head office of the educational institution;

The reasons for dissolution;

The time limit, procedures for liquidating contracts and settling debts of the educational institution; prioritizing the settlement of unpaid wages, severance pays, social insurance, and other benefits of employees in accordance with the concluded collective labor agreements and labor contracts, the outstanding tax and other debts. After paying off all the debts and expenses on the dissolution, the remainder belongs to the owner of the foreign-capitalized educational institutions;

The plan for fulfilling the obligations arising from labor contracts;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The full name and signature of the legal representative of the educational institution.

c) The educational institutions compelled to shut down and dissolve as prescribed in Point b Clause 1 this Article must enclose the Decision on shutting down from a State management agency in charge of education and vocational training, or the Court’s Judgments;

4. A foreign-capitalized educational institutions must be dissolved under the following procedures:

a) The application for dissolving a foreign-capitalized educational institution shall be submitted to the agency that receives the application for establishing foreign-capitalized educational institutions prescribed in Clause 1 Article 38 of this Decree;

b) Within 10 working days, the agency that receives the application must cooperate with relevant agencies and units in verify and submit it to competent authorities prescribed in Article 39 of this Decree for consideration and decision. A educational institution may only dissolved after all the debts and financial obligations are settled;

c) Within 05 working days, the competent authorities must consider and make decisions on approving the dissolution principles of the educational institution.

5. After the dissolution principles are approved, the educational institution may liquidate contracts, settle debts, and liquidate their assets within 06 months.

6. Within 07 working days as from finishing the dissolution and settling the debts, the legal representative of the educational institution shall submit the following documents to competent authorities:

a) The report on the implementation of the dissolution procedures, including the guarantee that all debts have been paid off, including tax debs and benefits of employees;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The list of existing employees and the settled benefits of employees;

b) The stamp, the stamp registration certificate, the tax code registration certificate.

7. Within 10 working days as from receiving the complete and valid dossier, the receiving agency must notify the tax authority and the police of the dissolution of the educational institution, and request competent authorities to certify the dissolution of the foreign-capitalized educational institutions if the tax authority and the police do not make objections.

8. The owner of the foreign-capitalized educational institution is responsible for the accuracy of the dossier of dissolution of the foreign-capitalized educational institution. If the dissolution dossier is inaccurate or fabricated, they must be jointly liable for the unpaid debts, tax, and benefits of employees, and bear personal responsibility before law for the consequences arising within 3 years (full 36 months) as from the day of submitting the dossier of dissolution to competent agencies.

9. If the investors are involved in dispute over the liquidation of the educational institution, the dispute must be settle in Court or by a arbitrator as prescribed by law.

10. During the liquidation, if the educational institution fails to settle the debt, the liquidation shall be terminated and handled as prescribed by law provisions on bankruptcy.

Article 54. Dividing, splitting, merging and consolidating foreign-capitalized educational institutions

1. The division, splitting, merger and consolidation of foreign-capitalized educational institutions must comply with the following rules:

a) Complying with requirements for socio-economic development of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Contributing to the improvement of educational efficiency and quality;

d) Ensuring the interests of the employees, teachers and students of the educational institution;

dd) New educational institutions established from the division, splitting, merger or consolidation must satisfy the conditions prescribed in Article 28, 29, 30, and 31 of this Decree.

2. The competent authorities entitled to approve the establishment of a foreign-capitalized educational institution is also entitled to approve its division, splitting, merger and consolidation.

3. The dossier of dividing, splitting, merging or consolidating a foreign-capitalized educational institution includes:

a) A written application for dividing, splitting, merging or consolidating the foreign-capitalized educational institution;

b) One of the following documents:

The Decision on dividing the foreign-capitalized educational institution passed by the owner of the educational institution. The Decision on dividing the educational institution must comply with current law provisions, and specify the name and location of the divided educational institution, the name and location of the new educational institution being established; the principles of dividing assets, the plan for employment; the period and procedures for transferring the contributed capital of the divided educational institution to the new educational institution; the principles of fulfilling the obligations of the divided educational institution; the period of dividing the educational institution. The decision on dividing must be sent to all creditors and notified to employees within 01 months as from passing the decision;

The Decision on splitting the the foreign-capitalized educational institution passed by the owner of the educational institution. The Decision on splitting the educational institution must comply with current law provisions, and specify the name and location of the divided educational institution, the name and location of the new educational institution being established; the value of assets, the rights and obligations transferred from the split educational institution to the new educational institution; the plan for employment; the period of splitting the educational institution. The decision on splitting must be sent to all creditors and notified to employees within 1 months as from passing the decision;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The consolidation contract made by the legal representatives of the relevant educational institutions. The consolidation contract must contain the name and address of the head office of the transferor institution; the name and address of the head office of the transferee institution; the procedures and condition for consolidation; the plan for employment; time limit, procedures, and conditions for transferring assets and contributed capital of the transferor institution to the transferee institution, the consolidation period; the draft regulation of the transferee institution.

4. The procedures for dividing, splitting, merging and consolidating foreign-capitalized educational institutions are carried out as follows:

a) The application for dividing, splitting, merging or consolidating a foreign-capitalized educational institution shall be submitted to the agency that receives the application for establishing foreign-capitalized educational institutions prescribed in Clause 1 Article 38 of this Decree;

b) Within 30 working days as from receiving the valid dossier, the receiving agency must carry out the assessment, make and submit reports to the competent authorities prescribed in Article 39 of this Decree for consideration and decision.

Chapter 4.

REPRESENTATIVE OFFICES OF FOREIGN EDUCATION

Article 55. Functions and tasks

1. A representative office of a foreign educational institution (hereinafter referred to as representative offices of foreign education) shall take on the following tasks on behalf of such foreign educational institution:

a) Boosting the cooperation with Vietnamese educational institutions via promoting cooperation education programs and projects concerned by the Vietnamese party.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Expediting and supervising the implementation of the agreements on education cooperation signed with Vietnam’s educational institutions.

2. Representative offices of foreign education must not engage in educational activities that directly generate profit in Vietnam.

3. Representative offices of foreign education must not establish representative offices or branches in Vietnam.

Article 56. Naming representative offices of foreign education

The names of representative offices of foreign education must be put in the following order: “Representative office of ”, "Name of the educational institution”, and “in Vietnam”.

Article 57. Operation period

The operation period of an representative office of foreign education must not last longer than 5 years as from the date of issue of the establishment license, and may be extended. Each extension does not exceed 5 years.

Article 58. Conditions for approving the establishment

1. Having a legal status as prescribed by law of the country or territory (hereinafter referred to as country) where the head office of the vocational education institution is situated.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The quality of the educational institution has been assessed or recognized by competent agencies.

4. Having clear charter, principles, and targets.

5. Having the Regulation on organization and operation of the representative office being established in Vietnam in conformity with Vietnam’s law.

6. The functions and tasks of the representative office being established in Vietnam is conformable with Article 55 of this Decree.

Article 59. The dossier of application for the approval for the establishment

1. The application for establishing a representative office of foreign education includes:

a) The written application for establishing the representative office;

b) The documents proving the legal status of the foreign educational institution;

c) The summary of the establishment and development of the foreign educational institution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The quality assessment certificate of the foreign educational institution, or the written certification of quality from competent agencies;

e) The draft Regulation on the organization and operation of the representative office of foreign education in Vietnam;

g) The letter of introduction of the Manager of the representative of foreign education in Vietnam and his or her résumé.

2. The written certifications issued by foreign agencies must be consularly legalized at the Vietnam’s Ministry of Foreign Affairs or a diplomatic mission, consular office, or an agency authorized to do consulate works of Vietnam overseas, unless the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory prescribed otherwise.

Article 60. Procedures for approving the establishment

1. The vocational education institution that applies for establishing a representative office in Vietnam must send 05 dossiers, including 01 original to the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

2. Within 30 working days as from receiving the valid dossier, the receiving agency must carry out the assessment, make and submit reports to the competent authorities prescribed in Article 61 of this Decree for considering and making decisions on approving the establishment of the representative office of foreign education.

3. If the dossier is rejected, within 05 working days as from receiving the opinions from the competent authorities, the agency that receives the dossier must reply in writing and specify the reasons.

Article 61. Authority to approve the establishment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall approve the establishment of representative offices of foreign educational institutions engaged in vocational training.

3. The competent authorities entitled to approve the establishment of representative offices of foreign education in Vietnam are also entitled to extend, amend, supplement, and revoke the establishment licenses, to suspend, shut down, and dissolve representative offices of foreign education in Vietnam.

Article 62. Operation registration

1. Within 20 working days as from being issued with the License to establish the representative office of foreign education, the educational institution must register its operation with the Service of Education and Training or the Service of Labor, War Invalids and Social Affairs where the representative office is situated.

2. The dossier or registration of the representative office of foreign education includes:

a) The written registration for the operation of the representative office of foreign education;

b) The authenticated copy of the License to establish the representative office of foreign education and the application for the License to establish the representative office of foreign education submitted to the Ministry of Education and Training or the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

c) The decision on appointing the Manager of the representative office of foreign education, and his or her résumé;

d) The personnel of the representative office of foreign education and their résumés;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Within 10 working days as from receiving the dossier of registration from the representative office of foreign education, the Director of the Service of Education and Training or Service of Labor, War Invalids and Social Affairs must consider and issue the Registration certificate.

4. Within 20 working days as from being issued with the Registration certificate, the representative office of foreign education must carry out the following tasks:

a) Post the following contents on 05 consecutive issues of at least 01 central newspaper and 01 local newspaper:

The name of the representative office of foreign education in Vietnamese or a common foreign language (if any);

The License to establish the representative office of foreign education (number, date of issue, and issuing agency);

Full name of the manager of the representative office of foreign education;

The location, symbol, phone, fax numbers, email, and website (if any);

The bank account number;

The Registration certificate (number, date of issue, and issuing agency).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 63. Amending, supplementing, extending, and reissuing the establishment license

1. Foreign educational institutions must apply for the amendment, supplementation, extension, or reissuance of the License to establish the representative office of foreign education in the following cases:

a) Changing the name, the head, or the location of the vocational education institution within the country where it is established;

b) Changing the name, the head, or the location of the representative office of foreign education in Vietnam;

c) The operation period in the License to establish the representative office of foreign education expires.

2. Foreign educational institutions must apply for the reissuance of the License to establish the representative office of foreign education in the following cases:

a) Changing the functions and scope of operation of the foreign educational institution;

b) Changing the location of the foreign educational institution from one country to another;

c) The License to establish the representative office of foreign education is lost.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The dossier of application for the amendment, supplementation, extension, or reissuance of the License to establish the representative office of foreign education includes:

a) The written request from the foreign education institution, specifying:

Name and address of the representative office of foreign education

The amendments and supplements

The reasons for the amendment, supplementation, extension, or reissuance of the License to establish the representative office of foreign education.

b) The License to establish the representative office of foreign education;

c) The Registration certificate of the representative office of foreign education.

5. Within 20 working days as from receiving the complete and valid dossier from the foreign educational institution, competent authorities must consider and reissue the new License to establish the representative office of foreign education, or the amended and supplemented License to establish the representative office of foreign education.

6. If the dossier is rejected, within 05 working days as from receiving the opinions from the competent authorities, the agency that receives the dossier must reply the foreign educational institution in writing and specify the reasons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. A representative office of foreign education shall be shut down in the following cases:

a) The operation period in the License to establish the representative office of foreign education expires;

b) At the request of the foreign educational institution that established the representative office of foreign education;

c) The License to establish the representative office of foreign education is revoked as prescribed in Clause 2 this Article.

2. The License to establish the representative office of foreign education shall be revoked in the following cases:

a) The operation is not commenced within 06 months as from being issued with the first establishment license, or 03 months as from the establishment license is extended;

b) The License to establish the representative office of foreign education is found to be fabricated;

c) The representative office of foreign education engages in the activities in contravention of the License, or violates this Decree and Vietnam’s law.

3. The agency that issued the License to establish the representative office of foreign education must provide the explanation for revoking the License or shutting down the representative office for the foreign educational institution and the relevant provincial People’s Committee before shutting down the representative office.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 65. Rights and obligations of representative offices of foreign education

1. A representative office of foreign education is entitled to:

a) Have the lawful rights and interests prescribed by Vietnam’s law and the International Agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory protected during the period of operation in Vietnam.

b) Rent buildings, purchases vehicles and equipment necessary for its operation;

c) Employing Vietnamese and foreign employees to work in the representative office under Vietnam’s law;

d) Open a spending account in foreign currency, Vietnam Dong from foreign currency in a bank that is allowed to operate in Vietnam. Such account may only used for the operation of the representative office;

dd) Have a stamp bearing the name of the representative offices as prescribed by Vietnam’s law;

e) Other rights prescribed by Vietnam’s law.

2. A representative office of foreign education has the following obligations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Submitting written reports annually, before December 15th, on the operation of the representative office of foreign education in Vietnam to the agency that issued the License to establish the representative office and the agency the issue the Registration certificate, and providing reports and documents or explanation about the related issues at the request of Vietnam’s competent agencies;

a) The head a representative office of foreign education in Vietnam must fulfill the duties delegated by the foreign educational institution intra vires.

d) The foreign employees of a representative office of foreign education must:

Adhere to the purpose of entering Vietnam;

Comply with law and respect Vietnam’s traditional customs. All acts of violations of Vietnam’s law committed by employees of representative offices of foreign education shall be handled in accordance with Vietnam’s law.

dd) Other obligations prescribed by law.

Chapter 5.

STATE MANAGEMENT

Article 66. State management of education in cooperation with and invested by foreign partners

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Promulgate, disseminate, guide, and organize the implementation of policies and legal documents on the cooperation and investment of foreign partners in education.

3. Performing State management of international cooperation; inspect the conclusion and implementation of the agreements on cooperation between Vietnamese educational institutions and vocational education institutions, ensure the conformity with Vietnam’s law.

4. Set teaching targets, formulate teaching programs and contents; set out conditions about facilities and equipment, teaching staff, qualifications and certificates of educational association with foreign partners and foreign-capitalized educational institutions.

5. Organize and manage the education quality assurance and education quality assessment for educational association programs with foreign partners and foreign-capitalized educational institutions.

6. Organize and manage Vietnam’s citizens going abroad to study, to teach, to go on academic exchange, attend conventions, seminars, and foreign individuals, Vietnamese people residing abroad that come to Vietnam to do such activities.

7. Issue, adjust, and extend Schemes for educational association with foreign partners.

8. Issue, adjust, and revoke Investment certificates.

9. Issue, adjust, and revoke Decisions on approving the establishment of campuses, and Licenses to provide education from foreign-capitalized educational institutions.

10. Issue, adjust, supplement, extend, reissue, and revoke Licenses to establish the representative offices of foreign education in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12. Assess the macro-economic efficiency and impact of foreign investment in education.

13. Cooperate with State management agencies at all level in manage the foreign investment in education.

14. Provide training in enhancing the capability of management of foreign investment in education for State management agencies in charge of investment at all level.

15. Make statistics and provide information about foreign cooperation and investment in education.

16. Guide and organize the inspection, supervision, and assessment of the settlement of complaints and denunciation, the commendation, and handling of violations during the cooperation and investment of foreign partners in education.

Article 67. Responsibilities of the Ministry of Education and Training

1. Promulgate, or request competent agencies to promulgate legal documents on the cooperation and investment of foreign partners in education and training.

2. Appraise and approve the the Schemes for higher education association with foreign partners.

3. Guide the procedures for receiving dossiers, organize appraisals, make decisions or request the Prime Minister to make decisions on approving the establishment of foreign-capitalized higher education institutions, their campuses and representative offices of foreign education in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Lead and cooperate with relevant agencies in comprehensively managing the educational association programs with foreign partners, foreign-capitalized educational institutions, and representative offices of foreign education within the scope of management of the education sector.

6. Provide training in enhancing the capability of management of foreign investment in education for Services of Education and Training, Divisions of Education and Training.

7. Guide and support investors to execute their project of investment and resovle their difficulties during their investment in establishing educational institutions.

8. Guide and organize the inspection, supervision, and assessment of the settlement of compaints and denunciation, the commendation, and handling of violations during the cooperation and investment of foreign partners in education and training.

9. Report the progress of the programs and projects of foreign investment and cooperation in education and training to the Prime Minister every 6 months and every year.

Article 68. Responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

1. Promulgate, or request competent agencies to promulgate legal documents on the cooperation and investment of foreign partners in vocational training.

2. Appraise and approve the the Schemes for association with foreign partners in vocational colleges.

3. Guide the procedures for receiving dossiers, decide or request the Prime Minister to make decision on approving the establishment of foreign-capitalized vocational colleges, their campuses and representative offices of foreign vocational training institutions in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Lead and cooperate with relevant agencies in comprehensively managing the educational association programs with foreign partners, foreign-capitalized educational institutions, and representative offices of foreign education within the scope of namangement of the vocational training sector.

6. Provide training in enhancing the capability of management of foreign cooperation and investment in vocational training for Services of Labor, War Invalids and Social Affairs.

7. Guide and support investors to execute their project of investment and resovle their difficulties during their investment in establishing vocational training institutions.

8. Guide and organize the inspection, supervision, and assessment of the settlement of compaints and denunciation, the commendation, and handling of violations during the cooperation and investment of foreign partners in vocational training.

9. Report the progress of the programs and projects of foreign investment and cooperation in vocational training to the Prime Minister every 6 months and every year.

Article 69. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. Cooperate with the Ministry of Education and Training in appraising applications for establishing foreign-capitalized universities;

2. Inspect and supervise the foreign investment intra vires; formulate programs and plans for inter-sector inspection and supervision of the implementation of law provisions on investment applicable to foreign investment in education; inspect the issuance, adjustment, and revocation of Investment certificates, carried out by agencies authorized to issue Investment certificates prescribed by law provisions on investment and relevant legal documents; inspect and supervises the adherence to the plannings approved by competent authorities during the investment.

3. Cooperate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and relevant agencies in the management of foreign-capitalized educational institutions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Report the foreign investment in education in accordance with the reporting regime and provisions on foreign investment statistics in the Law on Investment and its guiding documents.

Article 70. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. Cooperate with the Ministry of Education and Training in appraising applications for establishing foreign-capitalized universities;

2. Supervise and inspect the implementation of law provisions on finance, accounting, audit, and taxation applicable to the cooperation and investment of foreign partners in education.

3. Guide and resolve the difficulties during the cooperation and investment of foreign partners in education.

4. Cooperate with the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Planning and Investment, and relevant agencies in the management of foreign-capitalized educational institutions.

Article 71. Responsibilities of the Ministry of Public Security

The Ministry of Public Security must give opinions about the security and order of the foreign cooperation and investment in education and vocational training.

Article 72. Responsibilities of provincial People’s Committees

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Make and announce the list of projects of attracting investment in local education, stimulate and promote investment, based on the socio-economic development, planning, the plannings, plans, programs, projects, and policies on local education development.

3. Organize the inspection, issuance, adjustment, and revocation of Investment certificates, and Decisions on approving the establishment of foreign-capitalized educational institutions and their campuses.

4. Cooperate with relevant agencies in apprising the applications for establishing foreign-capitalized universities, colleges, and vocational colleges.

5. Perform the State management of programs and projects of foreign investment and cooperation in education locally as follows:

a) Lead and cooperate with relevant agencies in assigning specialized agencies affiliated to the Committee to comprehensively manage the local foreign-capitalized educational institutions, educational association with foreign partners, and representative offices of foreign education;

b) Monitor, supervise, and inspect the accomplishment of the targets of projects of investment, the progress of contribution and project execution; inspect and supervise the fulfillment of financial obligations, wages, and protection of the lawful rights and interests of employees, employers, environment protection; lead or cooperate with Ministries and sectors in inspecting the local projects of investment;

c) Organize the land clearance, land allocation, land lease, the issuance of land tenancy certificates, the management and use of land of foreign-capitalized educational institutions;

d) Resolve difficulties of investors, request the Prime Minister or relevant Ministries and sectors to resolve the issues ultra vires;

dd) Assess the efficiency of local foreign investment in education.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 73. Inspection and penalties for administrative violations

1. Inspection:

a) The Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and other State management agencies must inspect the educational association programs, foreign-capitalized educational institutions, and representative offices of foreign education in Vietnam.

b) The scope of investment inspection must comply with law provisions on investment and inspection applicable to State management of investment and projects of investment

2. Penalties for administrative violations of education:

a) The inspectors of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and other State management agencies competent to impose penalties for administrative violations are specified in the Government's Decrees on penalties for administrative violations of education and  the Government's Decrees on penalties for administrative violations of vocational training;

b) The penalties for violations of investment must comply with law.

3. The settlement of disputes over investment must comply with law provisions on investments and relevant laws.

Chapter 6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 74. Transitional provisions

1. Foreign-capitalized educational institutions and their campuses that have been issued with the Investment certificates concurrently the Business registration certificates and the Licenses to provide education before this Decree takes effect are exempted from reappraisal, but they must supplement and complete the dossiers within 06 months as from this Decree takes effect to be issued with the Decisions on approving the establishment of educational institutions and campuses.

2. The foreign projects of investment in education and vocational training that have been issued with the Investment certificates concurrently the Certificates of business registration, but have not been issued with the License to provide education before this Decree takes effect must comply with Section 4, 5, and 6 Chapter II of this Decree.

3. The foreign projects of investment in education and vocational training of which the applications have been submitted that have not been issued with the Investment certificates concurrently the Certificates of business registration before this Decree takes effect must comply with Section 3, 4, 5, and 6 Chapter II of this Decree.

4. The submitted applications for approving the Schemes for educational association with foreign partners that have not been approved before this Decree takes effect must comply with Chapter II of this Decree.

5. The submitted applications for establishing representative offices of foreign education that have not been issued with the establishment licenses before this Decree takes effect must comply with Chapter IV of this Decree.

Article 75. Implementation provisions

1. This Decree takes effect on November 15, 2012.

2. This Decree annuls the provisions on education and training in the Government's Decree No. 18/2001/NĐ-CP dated May 04, 2001, on the establishment and operation of foreign educational and cultural institutions in Vietnam, the Government's Decree No. 06/2000/NĐ-CP dated March 06, 2000 on the foreign cooperation in investment in medical examination and treatment, education and training, scientific research, and other provisions related to foreign cooperation and investment in education that contradict this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, and relevant agencies are responsible for implementing this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 73/2012/ND-CP of September 26, 2012, on the foreign cooperation and investment in education

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.862

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.69.25
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!