Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 15/2008/QD-BTNMT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Nguyễn Công Thành
Ngày ban hành: 31/12/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 15/2008/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Thành

 

QUY ĐỊNH

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất; việc bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm hiện trường, khai thác nước dưới đất, hoạt động xây dựng, khoáng sản và các hoạt động khác liên quan đến nguồn nước dưới đất.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân hộ gia đình trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có các hoạt động liên quan tới nguồn nước dưới đất.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động bảo vệ nước dưới đất là hoạt động phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu tới số lượng, chất lượng, giữ cho nguồn nước dưới đất không bị suy thoái, ô nhiễm, cạn kiệt; phục hồi, cải thiện nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước dưới đất.

2. Ô nhiễm nguồn nước dưới đất là sự biến đổi chất lượng nguồn nước dưới đất về thành phần vật lý, hóa học, sinh học làm cho nguồn nước không còn phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho phép áp dụng.

3. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất là sự suy giảm về số lượng và chất lượng nguồn nước dưới đất so với trạng thái tự nhiên của nó hoặc so với trạng thái của nó quan trắc được trong các thời gian trước đó.

4. Quan trắc nước dưới đất là quá trình đo đạc, theo dõi một cách có hệ thống về mực nước, lưu lượng và các chỉ tiêu chất lượng của nguồn nước dưới đất nhằm cung cấp thông tin phục vụ việc đánh giá hiện trạng, diễn biến số lượng, chất lượng và các tác động khác đến nguồn nước dưới đất.

Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ nước dưới đất

1. Bảo vệ nước dưới đất phải gắn với khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước dưới đất; gắn với các hoạt động bảo vệ nguồn nước mặt, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khác có liên quan; hoạt động bảo vệ nước dưới đất ở mỗi địa phương phải gắn với bảo vệ nước dưới đất của các địa phương liền kề và phù hợp với đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng trong từng giai đoạn.

2. Bảo vệ nước dưới đất phải được thực hiện ngay từ khâu lập các quy hoạch phát triển và trong quá trình nghiên cứu, lập các dự án đầu tư có liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước dưới đất hoặc có các hoạt động ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất.

3. Bảo vệ nguồn nước dưới đất phải lấy phòng ngừa làm chính, kết hợp với việc khắc phục, hạn chế ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất đối với các tầng chứa nước quan trọng và tại các khu vực nhạy cảm; chú trọng bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung.

4. Bảo vệ nước dưới đất là quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất phải có nghĩa vụ khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do mình gây ra và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất, hành nghề khoan nước dưới đất trái với các quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

2. Chôn lấp chất thải vào các lỗ khoan, giếng khoan, giếng đào hoặc các công trình thu nước dưới đất khác.

3. Thải nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường tràn lan trên mặt đất, xuống giếng thấm, ao thấm, hồ thấm, mương thấm và không đúng nơi quy định.

4. Đưa nước thải, chôn lấp các chất độc, chất phóng xạ, xác động vật dịch bệnh và chất thải nguy hại khác vào trong các tầng chứa nước hoặc vào trong lòng đất không đúng quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường.

5. Hủy hoại nguồn nước dưới đất; che dấu hành vi hủy hoại nguồn nước dưới đất, cản trở hoạt động bảo vệ nước dưới đất, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng đối với số lượng, chất lượng nguồn nước dưới đất.

6. Không trám, lấp giếng theo quy định của pháp luật.

7. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Chương II

VÙNG CẤM, VÙNG HẠN CHẾ XÂY DỰNG MỚI CÔNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 6. Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất

1. Vùng cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất, tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có (sau đây gọi tắt là vùng cấm khai thác) là vùng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép;

b) Vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác;

c) Vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn môi trường đối với các bãi rác thải tập trung, bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn thải nguy hại khác;

d) Vùng bị sụt lún đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do khai thác nước dưới đất gây ra;

đ) Vùng cấm khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

2. Căn cứ mức độ nguy hại, ngoài việc cấm xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất và tăng lưu lượng của các công trình khai thác nước dưới đất hiện có, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có thể quyết định:

a) Giảm lưu lượng khai thác hoặc số lượng công trình khai thác nước dưới đất hiện có, đối với trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Cấm toàn bộ hoạt động khai thác nước dưới đất hoặc giảm số lượng công trình, lưu lượng khai thác nước dưới đất hiện có, đối với trường hợp quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này.

3. Việc thực hiện các quy định tại khoản 2 Điều này phải có lộ trình, bảo đảm không gây gián đoạn việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất. Tổ chức, cá nhân có công trình khai thác thuộc diện phải trám lấp, phải thực hiện việc trám lấp giếng theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng (sau đây gọi chung là Quyết định số 14).

4. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này gồm:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên và đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;

b) Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định đối với các trường hợp chung quy định tại điểm a Khoản này.

Điều 7. Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất

1. Vùng hạn chế xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là vùng hạn chế khai thác) là vùng liền kề với vùng cấm khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 1 Điều 6 của Quy định này hoặc vùng thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vùng có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và hạ thấp gần tới giới hạn cho phép;

b) Vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác;

c) Vùng có nguy cơ sụt lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm nguồn nước do khai thác nước dưới đất gây ra;

d) Vùng nằm trong các đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và chất lượng dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng;

đ) Vùng có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng;

e) Vùng hạn chế khai thác khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.

2. Trong vùng hạn chế khai thác, chỉ được tăng lưu lượng khai thác của các công trình hiện có hoặc xây dựng các công trình khai thác nước dưới đất mới để phục vụ cấp nước ăn uống, sinh hoạt, hoặc cấp nước cho các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ ít tiêu tốn nước, có hiệu quả kinh tế cao và phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Tổng lượng nước dưới đất khai thác nhỏ hơn trữ lượng có thể khai thác;

b) Không làm tăng nguy cơ gây sụt lún, xâm nhập mặn, ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất trong vùng hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác nước dưới đất của các công trình khai thác nước dưới đất liền kề hiện có;

c) Phù hợp với quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản 1 Điều này, ngoài các quy định tại khoản 2 còn hạn chế việc xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ hoặc khoan giếng phục vụ cấp nước trong phạm vi hộ gia đình. Trường hợp đặc biệt thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở địa phương.

Điều 8. Căn cứ xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Căn cứ xác định các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất gồm:

1. Điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu, tập quán sử dụng nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng địa phương và các quy định tại Điều 6, 7 của Quy định này;

2. Mức độ hạ thấp mực nước, diễn biến mực nước dưới đất của từng tầng chứa nước trong vùng; giới hạn mực nước hạ thấp cho phép; trữ lượng có thể khai thác của từng tầng chứa nước và của cả vùng;

3. Chất lượng nước và xu thế biến đổi chất lượng nguồn nước dưới đất; các sự cố bất thường về chất lượng nước và môi trường liên quan tới việc khai thác nước dưới đất; những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất;

4. Số lượng công trình, lưu lượng khai thác thực tế của từng công trình và của cả vùng; mật độ công trình khai thác thực tế trong vùng; kế hoạch, lộ trình giải quyết nhu cầu sử dụng nước của các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, hoạt động trong vùng;

5. Quy mô, mức độ, phạm vi, tính chất nguy hại của chất thải ở các nguồn thải, các bãi chôn lấp chất thải, xác động vật; đặc tính thấm nước của các lớp đất đá tại khu vực nguồn thải và nơi chôn lấp chất thải; các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất, môi trường đã được áp dụng;

6. Hiện trạng hệ thống cấp nước và nhu cầu sử dụng nước trong vùng.

Điều 9. Trình tự, thủ tục xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

1. Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Sở Tài nguyên và Môi trường) tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác theo quy định tại Điều 8 của Quy định này; lập danh mục và bản đồ khoanh vùng phạm vi từng vùng cấm, vùng hạn chế khai thác (sau đây gọi chung là bản đồ phân vùng khai thác) trên địa bàn.

b) Nội dung danh mục vùng cấm, vùng hạn chế khai thác gồm:

- Danh sách và vị trí địa lý, diện tích, phạm vi hành chính của từng vùng cấm, hạn chế;

- Chiều sâu hoặc tầng chứa nước cấm, hạn chế khai thác trong từng vùng; các tầng chứa nước hoặc phạm vi chiều sâu không bị cấm, hạn chế đối với trường hợp có nhiều tầng chứa nước mà chỉ cấm, hạn chế khai thác ở một số tầng;

- Những số liệu, căn cứ chính để xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác theo quy định tại Điều 8 của Quy định này;

- Danh sách các công trình khai thác nước dưới đất hiện có, chiều sâu khai thác, lưu lượng, phạm vi cấp nước, mục đích cấp nước, số người dùng nước trong từng vùng cấm, hạn chế khai thác;

- Phương án, lộ trình giảm lưu lượng, số lượng công trình khai thác nước dưới đất hiện có và phương án giải quyết nguồn nước ăn uống, sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.

c) Bản đồ phân vùng khai thác:

Bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất phải được lập trên nền bản đồ tài nguyên nước dưới đất, thể hiện phạm vi hành chính, có tỷ lệ phù hợp với quy mô, phạm vi của từng địa phương và phải thể hiện các thông tin chủ yếu của mỗi vùng như sau:

- Cao độ, chiều sâu mực nước của các tầng chứa nước;

- Ranh giới mặn - nhạt của các tầng chứa nước (nếu có);

- Vị trí, tên, ranh giới phạm vi các nguồn ô nhiễm chính trong khu vực (nếu có);

- Ranh giới phạm vi vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất;

- Giới hạn chiều sâu hoặc tên các tầng chứa nước cấm, hạn chế khai thác; các tầng chứa nước hoặc phạm vi chiều sâu không cấm, hạn chế khai thác (nếu có)

2. Thẩm định, phê duyệt, công bố vùng cấm, vùng hạn chế khai thác:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả điều tra, danh mục, bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất để tổ chức thẩm định và gửi Cục Quản lý tài nguyên nước để lấy ý kiến.

b) Nội dung thẩm định bao gồm:

- Căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học, thực tiễn của việc cấm, hạn chế khai thác ở từng vùng;

- Tính đầy đủ, chính xác của thông tin, dữ liệu, số liệu làm căn cứ để xác định các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác;

- Tính hợp lý, khả thi của các phương án, lộ trình đề xuất;

- ảnh hưởng của việc cấm, hạn chế khai thác đối với việc cấp nước sinh hoạt, sản xuất trong vùng.

c) Thời hạn thẩm định không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

d) Căn cứ kết quả thẩm định và ý kiến của Cục Quản lý tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh danh mục và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất (nếu có yêu cầu) trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt;

đ) Trong thời hạn không quá 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi văn bản phê duyệt tới Cục Quản lý tài nguyên nước và công bố danh mục, bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, thông báo tới Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đã được phê duyệt.

3. Điều chỉnh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác:

a) Vùng cấm, vùng hạn chế khai thác được xem xét, điều chỉnh định kỳ 5 (năm) năm một lần hoặc khi có một trong các trường hợp sau:

- Có sự thay đổi lớn về các căn cứ xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác quy định tại Điều 8 của Quy định này;

- Có sự kiến nghị điều chỉnh của Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan hoặc đa số tổ chức, cá nhân trong vùng.

b) Nội dung điều chỉnh danh mục và bản đồ phân vùng khai thác phải dựa trên kết quả phân tích, đánh giá những yếu tố, căn cứ xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác ảnh hưởng đến việc điều chỉnh và phải bảo đảm tính kế thừa;

c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố nội dung điều chỉnh danh mục vùng cấm, hạn chế khai thác và bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất thực hiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Chương III

BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG KHOAN, ĐÀO, THÍ NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG

Điều 10. Yêu cầu chung về bảo vệ nguồn nước dưới đất trong việc thiết kế, thi công các lỗ khoan, giếng khoan

Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công các lỗ khoan, giếng khoan (sau đây gọi chung là giếng khoan) trong hoạt động điều tra khảo sát, nghiên cứu, thăm dò, khai thác, quan trắc nước dưới đất; điều tra khảo sát, nghiên cứu, thăm dò khoáng sản; điều tra, khảo sát, thi công nền móng, xây dựng công trình ngầm, tháo khô mỏ, hố móng phải bảo đảm tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ nguồn nước dưới đất như sau:

1. Phải chống ống tạm thời với chiều sâu tối thiểu là 3m; miệng ống chống cao hơn mặt đất xung quanh miệng giếng tối thiểu 0,2m và phải bảo vệ, duy trì trong suốt quá trình thi công và thực hiện các nhiệm vụ trong giếng khoan;

2. Xung quanh thành lỗ khoan và ống chống tạm thời phải được chèn cách ly bằng đất sét tự nhiên hoặc vật liệu có tính chất thấm nước tương đương. Trong phạm vi bán kính tối thiểu 1m xung quanh miệng giếng khoan phải gia cố, tôn cao bằng đất sét tự nhiên hoặc các vật liệu chống thấm khác để ngăn ngừa nước bẩn từ trên mặt đất chảy trực tiếp vào giếng khoan hoặc thấm qua thành, vách lỗ khoan vào tầng chứa nước;

3. Không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại, phụ gia chứa hóa chất gây ô nhiễm để làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan và đưa vào lỗ khoan dưới bất cứ hình thức nào; không để nhiên liệu, dầu mỡ rò rỉ làm ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực giếng khoan;

4. Bảo đảm sự ổn định của môi trường đất xung quanh khu vực giếng khoan trong suốt quá trình khoan giếng, thực hiện công việc nghiên cứu, thí nghiệm trong giếng khoan hoặc trong quá trình sử dụng giếng khoan;

5. Trường hợp giếng khoan có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên thì phải thực hiện việc chống ống và trám cách ly bảo đảm ngăn chặn nước từ trên mặt đất xâm nhập vào các tầng chứa nước hoặc nước của các tầng chứa nước có chất lượng khác nhau lưu thông qua thành giếng khoan đó;

6. Trường hợp gây sự cố sụt, lún đất, mất nước nghiêm trọng và các sự cố bất thường khác thì phải kịp thời xử lý, khắc phục ngay đồng thời thông báo tới chính quyền địa phương và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi xảy ra sự cố;

7. Các giếng khoan bị hỏng, bị hủy bỏ trong quá trình thi công hoặc không có kế hoạch sử dụng phải được xử lý, trám lấp theo Quyết định số 14.

Điều 11. Yêu cầu cụ thể về bảo vệ nguồn nước dưới đất trong việc thiết kế, thi công các giếng khoan khai thác nước dưới đất

Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng khoan khai thác nước dưới đất phải thực hiện các quy định tại Điều 10 của Quy định này và các yêu cầu sau:

1. Việc thiết kế giếng khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, hoặc có giấy đăng ký hoạt động kinh doanh, có quyết định thành lập, trong đó có nội dung hoạt động tư vấn thiết kế về khoan giếng hoặc địa chất thuỷ văn thực hiện;

2. Việc thi công các giếng khoan khai thác nước dưới đất phải do các tổ chức, cá nhân có giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước thực hiện;

3. ống chống, ống lọc lắp đặt các loại giếng khoan khai thác nước dưới đất phải là loại ống chuyên dùng cho giếng khoan khai thác nước dưới đất, có ghi rõ ký mã hiệu, tiêu chuẩn và tên nhà sản xuất; có độ dầy và các chỉ tiêu cơ lý, hóa học phù hợp với các đặc điểm địa tầng, chiều sâu, đường kính, thời gian sử dụng và đặc tính ăn mòn hóa học của đất, nước tại nơi lắp đặt giếng; bảo đảm sự ổn định của giếng khoan trong suốt thời gian sử dụng;

4. Miệng ống giếng phải được lắp đặt cao hơn mặt đất hoặc sàn nhà bơm ít nhất là 0,3m hoặc cao hơn mực nước lũ trung bình hằng năm đối với vùng thường xuyên bị lũ, lụt; phần mặt đất trong phạm vi bán kính ít nhất 1,5m xung quanh miệng giếng khoan phải tôn cao, đổ bê tông hoặc xây, trát, láng vữa xi măng để phòng, tránh nước bẩn xâm nhập vào tầng chứa nước;

5. Phải có bản vẽ thiết kế cấu trúc giếng khoan và phương án thi công giếng được cơ quan có thẩm quyền thẩm định cùng với hồ sơ xin cấp phép (nếu thuộc trường hợp phải xin phép) hoặc được lập trước khi thi công, có xác nhận của chủ giếng và tổ chức, cá nhân thiết kế giếng (nếu không thuộc trường hợp phải xin phép). Bản vẽ thiết kế cấu trúc giếng khoan và phương án thi công phải thể hiện các nội dung chủ yếu sau:

a) Cột địa tầng và mô tả địa tầng, chiều sâu phân bố của từng lớp đất đá tại vị trí khoan giếng; loại, đường kính, chiều dày, chiều sâu của từng đoạn ống chống, ống lọc; kích thước, vị trí lắp đặt của các bộ định tâm cột ống chống (nếu có);

b) Chiều sâu, chiều dầy, loại và kích thước vật liệu lọc của từng đoạn lắp đặt vật liệu lọc;

c) Chiều sâu, chiều dầy, vật liệu trám của từng đoạn trám cách ly của giếng khoan;

d) Lưu lượng khai thác và dự kiến độ sâu mực nước tĩnh, mực nước động lớn nhất; sơ đồ lắp đặt thiết bị khai thác và thiết bị quan trắc mực nước, giám sát lưu lượng khai thác của giếng;

đ) Kích thước của phần bê tông bảo vệ miệng giếng khoan và cao độ miệng giếng;

e) Tên chủ giếng và tổ chức, cá nhân thiết kế giếng;

g) Nêu rõ biện pháp thi công các lớp vật liệu lọc, các đoạn trám cách ly và cách thức kiểm tra, kiểm soát.

6. Các đoạn trám cách ly quy định tại điểm c khoản 5 Điều này phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Đoạn chiều sâu ít nhất 5m tính từ mặt đất phải được trám bằng vữa xi măng;

b) Đoạn chiều sâu tiếp theo đến mái của tầng chứa nước khai thác hoặc đến đỉnh của lớp đá, hoặc đến đỉnh của lớp vật liệu lọc phải được trám bằng hỗn hợp vữa xi măng, vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit;

c) Trường hợp đường kính lỗ khoan lớn hơn 250mm so với đường kính ngoài lớn nhất của ống chống lắp đặt trong đoạn đó, hoặc giếng khoan khai thác có đường kính ống chống nhỏ hơn 60mm và chiều sâu giếng không quá 30m thì có thể sử dụng vật liệu trám là sét tự nhiên dạng viên có kích thước không lớn hơn 0,25 lần chiều dầy của lớp trám;

d) Trường hợp giếng khoan khai thác đồng thời từ 2 tầng chứa nước không liên tục trở lên thì phải thực hiện trám đoạn chiều sâu nằm giữa các tầng chứa nước đó theo quy định tại điểm b Khoản này;

đ) Chiều dầy lớp trám không nhỏ hơn 30mm, nếu đường kính ống nhỏ hơn 60mm hoặc không nhỏ hơn 50mm đối với các trường hợp khác.

7. Vật liệu sử dụng để lắp đặt giếng khoan phải được tập kết, bảo quản ở nơi khô ráo, cách xa các nguồn nhiễm bẩn, không mang theo các hóa chất nguy hại, vi khuẩn gây bệnh vào trong giếng. Trường hợp sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan phải được sự chấp thuận của cơ quan cấp phép hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý tài nguyên nước ở địa phương;

8. Kết thúc quá trình thi công phải có báo cáo kết quả thi công gửi cơ quan cấp phép theo quy định (nếu thuộc trường hợp phải xin phép) hoặc bản vẽ hoàn công có xác nhận của tổ chức, cá nhân thi công khoan giếng gửi Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đặt giếng (nếu thuộc trường hợp không phải xin phép). Báo cáo kết quả thi công phải nêu rõ các kết quả thực tế đã thi công theo nội dung quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 12. Yêu cầu cụ thể về bảo vệ nguồn nước dưới đất trong việc thiết kế, thi công các giếng khoan khác và giếng đào

Tổ chức, cá nhân thiết kế, thi công giếng khoan khác và giếng đào phải thực hiện các quy định tại Điều 10 của Quy định này và các yêu cầu sau:

1. Đối với giếng khoan thăm dò, giếng khoan tháo khô mỏ, hố móng và giếng khoan thuộc các dự án điều tra, nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước dưới đất:

a) Trường hợp giếng khoan được sử dụng làm giếng khoan khai thác nước dưới đất, quan trắc lâu dài hoặc giếng khoan có thời gian sử dụng từ 2 (hai) năm trở lên thì thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Quy định này.

b) Trường hợp giếng khoan không quy định tại điểm a Khoản này thì phải trám cách ly đoạn chiều sâu từ miệng giếng đến mái của tầng chứa nước, đến đỉnh của lớp đá hoặc đến đỉnh của lớp vật liệu lọc, nếu thời gian sử dụng giếng từ 1 (một) năm đến dưới 2 (hai) năm; hoặc trám cách ly đoạn chiều sâu tối thiểu 5m, tính từ mặt đất, nếu thời gian sử dụng giếng từ 6 (sáu) tháng đến dưới 1 (một) năm.

2. Đối với giếng khoan khảo sát địa chất công trình, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản và giếng khoan khác:

a) Trường hợp giếng khoan có thời gian sử dụng từ 2 (hai) năm trở lên, thì thực hiện việc trám cách ly giếng khoan theo quy định tại khoản 6 Điều 11 của Quy định này;

b) Trường hợp giếng khoan không quy định tại điểm a Khoản này thì phải trám cách ly đoạn chiều sâu tối thiểu 5m tính từ mặt đất.

3. Đối với giếng đào phục vụ cấp nước sinh hoạt:

a) Phải đặt giếng ở vị trí thoát nước thuận tiện, cách xa chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh, hố rác và các nguồn gây ô nhiễm khác với khoảng cách không nhỏ hơn 10m.

b) Thành giếng phải cao hơn mặt đất tối thiểu 0,5m và bảo đảm cách ly không cho nước từ trên mặt đất chảy vào giếng và phải có nắp đậy.

Điều 13. Yêu cầu bảo vệ nguồn nước dưới đất trong việc thực hiện các thí nghiệm trong giếng khoan

1. Thí nghiệm trong giếng khoan phải được thiết kế trong các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, hồ sơ kỹ thuật thi công công trình, được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; quá trình thực hiện thí nghiệm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước và môi trường.

2. Trường hợp xảy ra các sự cố sụt lún đất, rạn nứt nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh phải xử lý, khắc phục ngay đồng thời thông báo đến chính quyền địa phương và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi xảy ra sự cố

3. Hoá chất, chất phóng xạ sử dụng trong quá trình thí nghiệm phải nằm trong danh mục cho phép sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân thủ những quy định về an toàn có liên quan.

4. Không được đưa nước thải, nước có chứa chất độc hại vào trong giếng khoan

5. Trường hợp thí nghiệm bơm hút nước, ngoài quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau:

a) Nước bơm lên phải được thu gom, dẫn cách xa miệng giếng khoan ít nhất 10m, không gây ngập úng và ảnh hưởng tới môi trường xung quanh;

b) Không gây hạ thấp mực nước quá mức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác của các công trình khai thác nước dưới đất lân cận;

c) Trường hợp lượng bùn, cát trong nước bơm lên không bình thường hoặc làm chết cây cối phải dừng bơm, xử lý khắc phục ngay đồng thời thông báo đến chính quyền địa phương và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi xảy ra sự cố.

Chương IV

BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Điều 14. Bảo vệ nguồn nước dưới đất trong quá trình khai thác

Trong quá trình khai thác nước dưới đất, chủ công trình phải thực hiện các yêu cầu sau:

1. Chủ động giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng khai thác và thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan khai thác;

2. Xác định và bảo vệ vùng phòng hộ vệ sinh cho từng giếng khoan khai thác theo quy định tại Điều 15 của Quy định này;

3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát diễn biến lưu lượng, mực nước, chất lượng nguồn nước tại giếng khai thác; thực hiện việc quan trắc theo quy định tại Điều 16 và báo cáo theo quy định tại Điều 17 của Quy định này, đối với trường hợp phải xin phép;

4. Phát hiện, xử lý, khắc phục các hiện tượng, sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác và các sự cố về môi trường do hoạt động khai thác của mình gây ra đồng thời báo cáo kịp thời tới chính quyền địa phương, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi xảy ra sự cố và tới cơ quan cấp phép đối với trường hợp đã được cấp giấy phép;

5. Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích

6. Xử lý, trám lấp giếng theo Quyết định số 14, đối với trường hợp giếng khoan phải trám lấp;

7. Thực hiện các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 15. Vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác nước dưới đất

Chủ công trình khai thác nước dưới đất phải xác định vùng bảo hộ vệ sinh của từng giếng, từng điểm lộ khai thác nước (sau đây gọi chung là giếng) như sau:

1. Đối với công trình khai thác thuộc diện không phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước vùng bảo hộ vệ sinh kể từ miệng giếng không nhỏ hơn:

a) 5m, đối với khu vực đô thị;

b) 10m, đối với khu dân cư nông thôn ở vùng đồng bằng;

c) 20m, đối với các trường hợp không quy định tại điểm a và b Khoản này.

Trong vùng này không được bố trí chuồng trại chăn nuôi gia súc, nhà vệ sinh, bãi thải, kho, bãi chứa hóa chất và các nguồn gây ô nhiễm khác.

2. Đối với công trình khai thác thuộc diện phải xin phép phải thiết lập vùng bảo hộ vệ sinh bao gồm 2 khu cụ thể như sau:

a) Khu I là phạm vi xung quanh giếng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm tất cả các hoạt động phát sinh ra nguồn gây ô nhiễm. Ranh giới, phạm vi khu I không nhỏ hơn 30m, kể từ miệng giếng;

b) Khu II là khu vực liền kề với khu I, cần phải hạn chế các hoạt động phát sinh nguồn gây ô nhiễm, phá huỷ lớp phủ bảo vệ tầng chứa nước. Ranh giới, phạm vi khu II được xác định cụ thể theo điều kiện địa chất thuỷ văn, lưu lượng khai thác, sơ đồ bố trí công trình khai thác nước và mức độ tự bảo vệ của tầng chứa nước khai thác.

3. Trường hợp vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác nước dưới đất có diện tích không thuộc quyền sử đất hợp pháp của chủ công trình khai thác, thì phải có văn bản thoả thuận với chủ sử dụng đất đó trước khi thi công;

4. Vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác nước dưới đất quy định tại khoản 2 Điều này được xác định sơ bộ trong quá trình lập hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò nước dưới đất và được điều chỉnh, xác định cụ thể khi lập hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác nước dưới đất;

5. Đối với các công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động nhưng chưa lập vùng bảo hộ vệ sinh và điều kiện mặt bằng hiện tại không thể thiết lập được vùng bảo hộ vệ sinh, thì không được gia tăng các hoạt động phát sinh thêm nguồn gây ô nhiễm khu vực xung quanh công trình khai thác.

Điều 16. Quan trắc nguồn nước dưới đất trong quá trình khai thác

1. Chủ công trình khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép phải lắp đặt thiết bị và quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước theo quy định tại khoản 3 Điều này và lập sổ theo dõi diễn biến nguồn nước trong quá trình khai thác.

2. Đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công trình còn phải xây dựng giếng quan trắc để giám sát diễn biến nguồn nước dưới đất tại khu vực công trình khai thác như sau:

a) Đối với công trình khai thác có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm đến dưới 5.000m3/ngày đêm, phải xây dựng ít nhất 1 giếng khoan quan trắc;

b) Đối với công trình khai thác có lưu lượng từ 5.000m3/ngày đêm đến dưới 10.000m3/ngày đêm, phải xây dựng ít nhất 2 giếng khoan quan trắc;

c) Đối với công trình khai thác có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên, phải xây dựng ít nhất 3 giếng khoan quan trắc;

d) Vị trí, số lượng giếng khoan quan trắc, yếu tố và chế độ quan trắc được xác định tùy theo quy mô công trình khai thác, đặc điểm địa chất thủy văn, điều kiện vệ sinh môi trường và hiện trạng khai thác nước dưới đất ở từng khu vực cụ thể và phải được thiết kế chi tiết trong đề án khai thác nước dưới đất. Vị trí của các giếng quan trắc phải được thể hiện trên cùng bản vẽ sơ đồ bố trí công trình khai thác.

3. Chế độ quan trắc:

a) Quan trắc mực nước ít nhất 6 (sáu) ngày một lần, đối với các tháng mùa mưa và 3 (ba) ngày một lần đối với các tháng mùa khô; thực hiện đồng thời tại tất cả giếng khoan quan trắc (nếu có) và giếng khoan khai thác vào một thời điểm cố định;

b) Quan trắc lưu lượng phải xác định được lượng nước khai thác thực tế của từng giếng khai thác và của cả công trình trong ngày (24 giờ);

c) Lấy mẫu phân tích chất lượng nước được thực hiện đối với từng giếng khai thác, giếng quan trắc (nếu có) vào cùng một thời điểm cố định; số lượng mẫu, chỉ tiêu phân tích và chế độ lấy mẫu được xác định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mục đích sử dụng nước, điều kiện vệ sinh môi trường, chất lượng nguồn nước dưới đất và quy mô của công trình khai thác nước, nhưng tối thiểu mỗi giếng được lấy 1 (một) mẫu vào giữa mùa khô và 1 (một) mẫu vào giữa mùa mưa. Số lượng mẫu phân tích và chỉ tiêu phân tích được thể hiện trong đề án khai thác nước dưới đất.

4. Đối với vùng tập trung nhiều công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạ thấp mực nước lớn và vùng nằm trong khu vực nhạy cảm về ô nhiễm, thì Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư xây dựng mạng quan trắc giám sát diễn biến tài nguyên nước dưới đất trong vùng đó. Kinh phí xây dựng, vận hành mạng quan trắc được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc nguồn thu thuế, phí sử dụng tài nguyên nước.

Điều 17. Báo cáo hiện trạng nguồn nước và khai thác sử dụng nguồn nước tại công trình khai thác

Chủ công trình khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép phải thực hiện việc báo cáo hiện trạng nguồn nước và khai thác, sử dụng nước tại công trình khai thác nước của mình như sau:

1. Nội dung báo cáo:

a) Các biểu số liệu quan trắc về mực nước thực đo, mực nước lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình tháng và chênh lệch mực nước so với cùng kỳ năm trước ở từng giếng; biểu đồ diễn biến mực nước trong năm.

b) Các biểu số liệu về lưu lượng khai thác trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của từng giếng, trong từng tháng; tổng lượng nước khai thác sử dụng của từng giếng, trong từng tháng và cả năm; biểu đồ diễn biến lưu lượng khai thác ở từng giếng khoan khai thác và cả công trình;

c) Các biểu số liệu kết quả phân tích chất lượng nước; diễn biến chất lượng nước so với cùng kỳ năm trước ở từng giếng khoan khai thác và cả công trình;

d) Đánh giá chung hiện trạng, diễn biến mực nước, chất lượng nước và lượng nước khai thác nước trong kỳ báo cáo và đề xuất, kiến nghị (nếu có).

2. Chế độ báo cáo một năm một lần, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm. Báo cáo được gửi báo cáo tới:

a) Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước dưới đất, đối với công trình khai thác nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước dưới đất, đối với trường hợp không quy định tại điểm a Khoản này.

3. Trường hợp phát hiện những diễn biến bất thường về hạ thấp mực nước, suy giảm lưu lượng công trình, gia tăng hàm lượng các thành phần hóa học, vi trùng trong nước hoặc có biểu hiện sụt lún mặt đất, nghiêng lệch, rạn nứt nhà cửa và các hiện tượng bất thường khác, thì chủ công trình khai thác nước có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quản lý tài nguyên nước địa phương và cơ quan cấp phép.

Chương V

BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG, KHOÁNG SẢN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

Điều 18. Bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động xây dựng

1. Việc quy hoạch phát triển, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp tập trung và làng nghề (sau đây gọi chung là khu xây dựng tập trung), ngoài việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, phải thực hiện các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm toàn bộ nước thải phát sinh được thu gom, không thấm, rò rỉ vào lòng đất, được xử lý theo quy định trước khi thải ra ngoài phạm vi khu xây dựng tập trung và kết nối với hệ thống tiêu, thoát nước thải của cả vùng theo quy định

b) Trường hợp trong khu xây dựng tập trung có bố trí công trình khai thác nước dưới đất tại chỗ thì phải bố trí không gian phù hợp để lập vùng bảo hộ vệ sinh của công trình khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 15 của Quy định này;

c) Không bố trí các cơ sở sản xuất có hoạt động phát sinh các chất độc hại, chất thải nguy hại trong vùng lộ của tầng chứa nước, vùng đá vôi có nhiều hang chứa nước hoặc gần vùng phòng hộ vệ sinh của công trình khai thác nước dưới đất;

d) Trường hợp không thể thực hiện được các nội dung quy định tại điểm c Khoản này, thì phải đánh giá, dự báo các nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất, tính toán xác định mức độ, thời gian dịch chuyển của các yếu tố gây ô nhiễm tới công trình khai thác nước dưới đất hoặc tầng chứa nước là đối tượng khai thác chủ yếu của khu vực; xác định khoảng cách an toàn đối với nguồn nước dưới đất và có phương án kiểm soát, giám sát cụ thể.

2. Chỉ sử dụng các vật liệu nằm trong danh mục được phép sử dụng theo quy định của Nhà nước; không dùng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại để trộn vật liệu thi công cọc nhồi hoặc phụt dung dịch gia cố nền móng.

3. Trong quá trình xây dựng phải có các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động xây dựng; không được thải nước thải tràn lan trên mặt đất, nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường vào lòng đất hoặc chôn lấp chất thải vào tầng chứa nước.

Điều 19. Bảo vệ nước dưới đất trong hoạt động khoáng sản

Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, ngoài việc thực hiện các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan, phải thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đối với trường hợp thực hiện các biện pháp tháo khô mỏ:

a) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc tháo khô mỏ đối với việc khai thác sử dụng nước của các công trình khai thác nước hiện có trong khu vực; phạm vi, mức độ hạ thấp mực nước, ảnh hưởng đến môi trường và có biện pháp hạn chế, khắc phục;

b) Thu gom, vận chuyển và xử lý nước tháo khô mỏ theo quy định về nước thải. Trường hợp nước tháo khô mỏ có chất lượng phù hợp với các mục đích sử dụng khác thì phải có phương án sử dụng để cấp nước cho các mục đích đó

2. Đối với các hồ, bể chứa hoặc khu vực chứa nước thải, bã quặng và các chất thải lỏng khác, phải được cách ly bằng lớp vật liệu không thấm nước, bảo đảm nước bẩn không thấm trực tiếp vào môi trường đất đá xung quanh và phải có biện pháp thu gom, xử lý nước bẩn thấm, rò rỉ.

Điều 20. Bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khác

1. Đối với hoạt động mai táng: hạn chế tối đa việc bố trí xây dựng mới nghĩa trang tập trung tại vùng lộ của các tầng chứa nước, hoặc vùng lớp đất sét, sét pha có chiều dầy nhỏ hơn 3m.

2. Đối với hoạt động chôn lấp, xử lý chất thải:

a) Không bố trí xây dựng mới khu chôn lấp rác thải, chất thải nguy hại, xử lý các chất độc tại vùng lộ của các tầng chứa nước, vùng có nhiều công trình khai thác nước dưới đất tập trung, quy mô lớn hoặc vùng lớp đất sét, sét pha có chiều dầy nhỏ hơn 5m;

b) Khu vực chôn lấp, xử lý chất thải phải được cách ly hoàn toàn với môi trường đất xung quanh bằng lớp vật liệu không thấm nước;

c) Bố trí hệ thống thu gom, xử lý nước thấm, rò rỉ;

d) Bố trí hệ thông thu gom, thoát nước mưa riêng, không được để nước mưa chảy tràn vào khu vực xử lý, chôn lấp;

đ) Đánh giá phạm vi, mức độ ảnh hưởng của việc chôn lấp, xử lý đối với việc khai thác sử dụng nước của các công trình khai thác nước hiện có trong khu vực và biện pháp giải quyết; xác định khoảng cách an toàn về môi trường đối với nguồn nước dưới đất và thông báo cho nhân dân, chính quyền địa phương.

3. Đối với hoạt động nuôi trồng thuỷ sản:

a) Hạn chế việc khai thác nước dưới đất có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm nguồn cấp cho ăn uống, sinh hoạt để nuôi trồng thủy sản ở những vùng, khu vực khan hiếm nước sinh hoạt hoặc thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước;

b) Khuyến khích khai thác nước dưới đất mặn, lợ để nuôi, trồng thuỷ sản ở những vùng đã được quy hoạch nuôi, trồng thuỷ sản nước mặn, lợ;

c) Đối với việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trên vùng cát ven biển, vùng đất liền khác có tầng chứa nhạt nằm trên cùng, phải nằm trong vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải có biện pháp chống thấm ao nuôi bằng vật liệu chống thấm, không được để nước ao nuôi thấm vào tầng chứa nước;

d) Thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đã hết hạn sử dụng; bao bì đựng thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản sau khi sử dụng; bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh trong ao nuôi thủy sản phải được thu gom, xử lý theo quy định về xử lý chất thải, không được chôn lấp vào tầng chứa nước;

4. Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp:

a) Hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong vùng lộ của các tầng chứa nước lớn, quan trọng;

b) Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, xử lý theo quy định về xử lý chất thải nguy hại, không được chôn lấp vào tầng chứa nước;

c) Phân, rác, nước thải từ các khu chăn nuôi tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc được thu gom, chế biến để sử dụng làm phân bón, không được thải tràn trên mặt đất hoặc xả trực tiếp vào nguồn nước,

d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng dịch.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Xử lý tồn tại

1. Đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất có trước ngày Quy định này có hiệu lực, nếu thuộc trường hợp phải phải xây dựng giếng quan trắc theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy định này nhưng chưa có giếng khoan quan trắc, thì trong thời hạn 1 (một) năm, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, chủ công trình khai thác phải hoàn thành việc xây dựng các giếng quan trắc theo quy định.

2. Đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất có trước ngày Quy định này có hiệu lực, nếu thuộc diện phải xin cấp phép nhưng chưa lắp đặt thiết bị đo lưu lượng, mực nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Quy định này, thì trong thời hạn 6 (sáu) tháng, kể từ ngày Quy định này có hiệu lực phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị đo lưu lượng, mực nước tại từng giếng khoan khai thác.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, thống kê và kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định tại khoản 1 và 2 Điều này và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý tài nguyên nước chậm nhất 2 (hai) tháng, kể từ ngày hết hạn nêu trên.

Điều 22. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independent - Freedom – Happiness
---------

No. 15/2008/QD-BTNMT

Hanoi, December 31, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON PROTECTION OF GROUNDWATER RESOURCES

MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

Pursuant to the Law on water resource dated May 20, 1998;

Pursuant to the Decree No.25/2008/ND-CP dated March 04, 2008 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;

At the proposal of Director of the Water Resource Management Department and Director General of Department of Legal Affairs,

DECIDES

Article 1. Issue together with this Decision the Regulation on Protection of groundwater resources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government, Director of Department of Water Resources Management, General Director of Legal Affairs Department, Directors of the Departments of Natural Resources and Environment, Heads of units of the Ministry and the concerned organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

FOR MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Cong Thanh

 

THE REGULATION

ON PROTECTION OF GROUNDWATER RESOURCES
(Issuing together with Decision No.15/2008/QD-BTNMT dated December 31, 2008 of Minister of Natural Resources and Environment)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This provision defines restricted area, the restricted area of new construction of the exploitation work of groundwater; protection of groundwater in the operations of drilling, digging, field testing, groundwater exploitation, construction, minerals and other activities related to groundwater sources.

Article 2. Subjects of application

This provision shall apply to the State management agencies, domestic organizations and individuals in the households and foreign organizations, or individuals operating on the territory of the Socialist Republic of Vietnam (after referred to as organizations and individuals) whose activities are related to groundwater sources.

Article 3. Interpretation of terms

In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

1. Activity of groundwater protection means the activity of prevention and limit of the adverse impacts on the quantity and quality, keeping the groundwater sources not being degraded, polluted and depleted; restoration, improvement of groundwater sources to be contaminated, degraded, and depleted; and exploitation, rational use and saving of groundwater sources.

2. Pollution of groundwater sources mean the changes of groundwater quality in the composition of physics, chemistry, biology, making the water sources unsuitable to Vietnam standards or foreign standards is permitted to apply by the State of Vietnam.

3. Degradation and depletion of groundwater sources means the decline in quantity and quality of groundwater sources compared with its natural state or with the state that it is observed in the previous periods.

4. Groundwater observation means the process of measuring and monitoring a systematic manner of water level, flow and quality criteria of groundwater sources to provide information for assessing the status and happening of quantity, quality and other impacts to groundwater sources.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Protection of groundwater must be associated with reasonable and effective exploitation and use of groundwater resources; associated with the activity of surface water resource protection, environmental protection, forest protection and other related natural resources protection; activities of the groundwater protection in each locality must be associated with groundwater protection of the adjoining locality and in accordance with natural characteristics, level of social - economic development of each region in each period.

2. Protection of groundwater must be done right from the formulation of development plans and in the research process, establishment of investment projects related to the exploitation and use of groundwater sources or activities affecting the quantity and quality of groundwater sources.

3. Protection of groundwater sources must be taken measure of prevention as a principle, combined with the recovery, restriction of pollution, degradation, and depletion of groundwater for important aquifer and in the sensitive areas; focus on protection of groundwater in urban areas, industrial zones, industrial clusters, craft villages and focus residential areas.

4. Protection of groundwater is the rights, obligations and responsibilities of state agencies and all organizations and individuals. Organizations and individuals that cause pollution, degradation, and depletion of groundwater sources must take remedial obligations, pay compensation of damages caused by them, and take responsibility as prescribed by law.

Article 5. Prohibited Acts

1. Exploration, exploitation, and use of underground water resources, underground water drilling practice contrary to the provisions of the law on water resources.

2. Burying of waste in boreholes, drilled wells, dug wells or other works of collecting groundwater.

3. Discharge of wastewater untreated for obtaining environmental technical standards, regulations on the ground surface, down the permeability well, permeability ponds, permeability lakes, permeability trench and not in compliance with the prescribed places.

4. Discharge of wastewater and burial of toxic substance, radioactive materials, and dead animals got epidemic diseases and other hazardous waste into the aquifer or into the ground in contravention of regulations, standards and technical regulations on environmental protection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Failure to fill the wells in accordance with the law regulations.

7. The other prohibited acts under the provisions of law.

Chapter II

PROHIBITED AREA, RESTRICTED AREA OF NEW CONSTRUCTION OF WORKS OF GROUNDWATER EXPLOITATION

Article 6. The prohibited area of new construction of works of groundwater exploitation

1. The prohibited area of new construction of works mining groundwater, of flow increase of the existing works mining groundwater (hereinafter referred to as the prohibited area of ​​exploitation) is the area of one of the following cases:

a) The area with groundwater level is lowered beyond the permitted limit;

b) The area with total amount of groundwater is exploited exceeding the reserves that can be exploited;

c) The area within distance of unsafe environment for concentrated waste landfills, waste burial sites, cemeteries and other hazardous waste sources;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) The area prohibited to exploit decided on by the state competent agencies.

2. Based on the degree of hazard, in addition to the prohibition of new construction of works exploiting groundwater and of flow increase of the existing works of groundwater exploitation, the State competent management agencies may decide on:

a) Reducing the flow of exploitation or the number of the existing exploitation works of groundwater for the cases specified at point a and b, clause 1 of this Article;

b) Prohibiting all exploitation of groundwater or reducing the amount of the existing works, flow of groundwater exploitation for the cases specified at point c and d, clause 1 of this Article.

3. The implementation of the provisions in clause 2 of this Article must have a schedule; ensure not to cause disruption of living and production water supply. Organizations and individuals having exploitation works that are subject to refilling, must perform the filling of well under Decision No.14/2007/QD-BTNMT dated September 04, 2007 promulgating Regulations on the handling and filling of unused wells (hereinafter referred to as Decision No.14).

4. Competent State management agencies prescribed in clause 2 of this Article include:

a) Ministry of Natural Resources and Environment shall decide on the exploitation works of groundwater with flow of 3.000m3/day or more and have been licensed to exploit and use groundwater;

b) People's Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as provincial-level People's Committees) shall decide on the general cases specified at point a of this clause.

Article 7. Restricted area of new construction of the exploitation works of groundwater

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The area with groundwater level is declined almost continuously and lowered close to the permitted limit;

b) The area with total amount of groundwater is exploited obtaining close to the reserves that can be exploited;

c) The area that has risk of being land subsidence, saltwater intrusion, pollution increase of water source caused by exploitation of groundwater;

d) The area located in cities and areas densely populated in rural area, industrial zone, cluster, craft villages that had concentrated water supply system and quality of water supply service meets requirements on quality and quantity;

đ) The area which groundwater is contaminated or has signs of pollution but having no solution of processing technology to ensure quality;

e) The area restricted to exploit decided by competent state agencies.

2. In the area restricted to exploit, it may increase flow of exploitation only of the existing works or construct the new groundwater exploitation works for water supply of drinking, living, or supply water for the fields of production and service of water less consumption, with high economic efficiency and must ensure the following conditions:

a) The total amount of groundwater exploited is smaller than reserves can be exploited;

b) It does not increase the risk of subsidence, saltwater intrusion, pollution, degradation and depletion of groundwater sources in the area or it is seriously affected the ability to exploit groundwater of the existing adjacent works of the groundwater exploitation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The cases specified in points d and đ, clause 1 of this Article, in addition to the provisions of clause 2, it is restricted new construction of the small-scale works to exploit groundwater or wells drilling for water supply within the household. For special cases, it must be approved by the State management agency on local water resources.

Article 8. Bases to identify prohibited areas, restricted areas of groundwater exploitation

Bases to identify prohibited areas, restricted areas of groundwater exploitation include:

1. Natural conditions, the level of economic - social development, needs and practices of water use and planning of economic - social development of each region, each locality and the provisions in Article 6, 7 of this Regulation;

2. Lowering of the seawater level, groundwater level happening of each aquifer in the region; permissible limit of lowering water level; reserves can be exploited in each aquifer and of the whole region;

3. Water quality and change trends of groundwater source quality; unusual incidents on water quality and environment related to the exploitation of groundwater; potential risks that can cause pollution and degradation and depletion of groundwater sources;

4. The number of works, the actual exploitation flow of each work and of the whole region; the density of actual exploitation in the region; plan, schedule to deal with the needs of water use of the organizations and individuals that are living and operating in the region;

5. The hazardous size and extent, scope and nature of waste in the waste sources, the landfill, dead animals; hydrophilic properties of the layers of stony ground in areas of the waste sources and the places where waste is buried; the measures to protect groundwater resources, the environment which have been applied;

6. Status of water supply systems and demand for water use in the region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Survey, evaluation and determination of the restricted areas, restricted areas for exploitation:

a) Departments of Natural Resources and Environment of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as the Departments of Natural Resources and Environment) implement the survey, evaluation and determination of the prohibited areas, areas restricted to exploit as prescribed in Article 8 of this Regulation; make lists and zoning maps within each prohibited area, areas restricted to exploit (hereinafter referred to as the zoning map of exploitation) in the area.

b) The contents of the list of prohibited areas, areas restricted to exploit, include:

- List and geographical location, area and administrative scope of each region prohibited or restricted;

- The depth or the aquifer prohibited, restricted mining in each region; the aquifers or the depth scope not  being prohibited, restricted to cases of having many aquifers but it only prohibits, restricts mining in a number of aquifers;

- The main data, bases for determining the prohibit areas, areas restricted to exploit in accordance with provisions in Article 8 of this Regulation;

- List of the existing works of groundwater exploitation, the mining depth, flow, scope of water supply, purposes of water supply, the number of water users in each area banned or restricted in exploitation;

- Plan, schedule of reducing flow, the number of existing works of groundwater exploitation and the plan to resolve sources of living, drinking water for people in the area.

c) Map zoning the exploitation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Height, depth of water level of the aquifers;

- Salt – not salted boundary of the aquifers (if any);

- The location, name and boundaries of the range of main pollution sources in the area (if any);

- The boundary of the scope of the prohibited, restricted areas to exploit groundwater;

- The depth limit or the name of aquifers prohibited or restricted exploitation; the aquifers or depth not prohibited or restricted exploitation (if any).

2. Appraisal, approval and publication of prohibited areas, restricted areas for exploitation:

a) Departments of Natural Resources and Environment report to the provincial-level People's Committees of the survey results, lists, maps zoning exploitation of groundwater to appraise and submit to Water Resources Management Department for collecting opinions.

b) Contents of appraisal include:

- Bases of legislation, scientific basis, the practices of the prohibition, restriction to exploit in each region;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The rationality and feasibility of the plans, the proposed road;

- The effect of prohibition, restriction of exploitation for water supply of living, production in the region.

c) The time limit for appraisal shall not exceed 45 (forty five) working days after receiving complete and valid dossiers;

d) Based on appraisal results and comments of the Department of Water Resources Management, Department of Natural Resources and Environment complete list and zoning map of groundwater extraction (if required), submit to the provincial-level People's Committee for approval;

đ) Within a period of not exceeding 5 (five) working days from the date of approval, the Department of Natural Resources and Environment shall send written approval to the Department of Water Resources Management and announce the list, the zoning map of groundwater extraction on the mass media locally, notify the district-level Office of Natural Resources and Environment and commune-level People's Committee where the restricted area, restricted area of groundwater extraction which has been approved locate.

3. Adjustment of the prohibited areas, restricted areas for exploitation:

a) The prohibited areas, restricted areas for exploitation are reviewed and adjusted every 5 (five) years or as one of the following cases:

- There are big changes on the bases for determining the prohibited areas, restricted areas to exploit according to the provisions of Article 8 of this Regulation;

- There is a proposal of adjustment of concerned district-level people's committee or a majority of organizations and individuals in the region.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The formulation, appraisal, approval, and publication of content of adjusting list of prohibited areas, restricted areas of exploitation and zoning map of groundwater exploitation comply with the provisions of clauses 1 and 2 of this Article.

Chapter III

GROUNDWATER SOURCE PROTECTION IN THE OPERATIONS OF DRILLING, DIGGING, TESTING FIELD

Article 10. General requirements for the protection of groundwater sources in the design and construction of boreholes; bore wells

Organizations and individuals to design and construct boreholes, bore wells (hereinafter referred to as bore wells) in the survey, research, exploration, exploitation, observation of groundwater; surveys, studies, exploration of minerals; survey and construction of the foundation, construction of underground works, draining of mine, pit must ensure compliance with concerned standards, technical regulations and ensure requirements on protection of groundwater sources as follows:

1. Erect the temporary casing pipe with a minimum depth of 3m; mouth of the casing pipe must higher than ground surface around it at least 0.2 m and protect, maintain it during the construction process and performance of the tasks in the drilled well;

2. Around the wall of borehole and the temporary casing pipe must be inserted for isolation with natural clay or materials with equivalent infiltration quality. Within radius of minimum 1 meter around the drilled well mouth, it must be reinforced, banked with the natural clay or other waterproof materials to prevent dirty water from ground surface flowing directly into drilled wells or infiltrating into wall of boreholes into the aquifer;

3. Not to use waste water, dirty water, water containing oil, grease, toxic chemicals, additives containing chemicals causing contamination for use as the drilling dissolution or mixed drilling dissolution and sending into the borehole under any forms; not to let fuel, oil leak polluting the environment around the area of drilled wells;

4. Ensure the stability of the soil around the area of drilled wells during the drilling of wells, research, and experiments in the drilled wells or during the use of drilled wells;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. In case of causing incidents of fall, subsidence of land, severe dehydration and other unusual incidents, it shall be promptly handled and overcome immediately and notify local authorities and the district-level Office of Natural Resources and Environment where incidents happen;

7. The drilled wells damaged, abandoned during the construction, or not planned for use must be processed, filled under Decision No.14.

Article 11. Specific requirements on protection of groundwater sources in the design and construction of drilled wells for groundwater exploitation

Organizations and individuals to design and construct drilled wells for groundwater exploitation must implement the provisions of Article 10 of this Regulation and the following requirements:

1. The design of drilled wells to exploit groundwater must be made by organizations or individuals licensed groundwater drilling practice or having registration business license, having been decided to establish, in which has contents of design consultancy operation for drilled wells or hydrogeology;

2. The construction of drilled wells to exploit groundwater must be made by organizations or individuals licensed groundwater drilling practice in accordance with the law regulations on water resources;

3. Casing pipe, filter pipe installed for drilled wells of groundwater extraction must be the type used exclusively for drilled wells for groundwater extraction, which indicate clearly codes, standards and manufacturer's name; thickness and the physical-mechanical, and chemical criteria consistent with characteristics of the stratigraphy, depth, diameter, duration of use and chemical erosion characteristics of soil, water at the place to install wells; ensure the stability of drilled wells during the duration of use;

4. Mouth of the well pipe must be installed higher than ground surface or pump floor at least 0.3 m or higher than the annual average flood level for areas prone to floods; the ground within a radius of at least 1.5 m around the drilled well mouth must be banked up, poured concrete or constructed, plastered cement to prevent and avoid dirty water entering the aquifer;

5. It must have the structural design drawings of drilled wells and plans of well construction appraised by the competent agencies together with dossier requesting for license (if it is of the case required to be permitted) or be made prior to the construction, with certification of well owners and organizations and individuals who design well (if it is not of the case required to be permitted). Structural design drawings of drilled wells and plans of well construction must show the following main contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The depth, thickness, type, and size of filter material of each section of installation of filter material;

c) The depth, thickness, filling material of the each section of filling for isolation of the drilled wells;

d) Extraction flow and expected depth of static water level, the largest lotic water; diagrams for exploitation equipment installation and observation equipment of water level, supervision of exploitation flow of the well;

đ) The size of the concrete to protect the drilled well mouth and high level of well mouth;

e) Name of well owner and organization and individual designing well;

g) Indicating clearly the method of constructing layers of filter material, the sections of filling for isolation, and the method of inspection and control.

6. The sections of filling for isolation provided at point c, clause 5 of this Article must meet the following requirements:

a) The depth section of at least 5m from the ground surface must be filled with cement mortar;

b) The next depth section to the roof of the exploited aquifer or to the top of the layer of rock, or to the top of the layer of filter material must be filled with a mixture of cement mortar, cement mortar mixed with natural clay or bentonite;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Where it is the extraction wells and has from two discontinuous aquifers or more, it must be filled the depth section between the aquifers under the provisions of point b of this clause;

đ) The thickness of filling layer is not less than 30mm, if pipe diameter is smaller than 60mm or not less than 50mm for other cases.

7. Materials used for installation of drilled wells must be gathered, stored in a dry place, away from sources of contamination, not carrying hazardous chemicals, bacteria into the wells. Where the use of chemicals to soak, wash drilled wells must be approved by the licensing agency or the Department of Natural Resources and Environment and subject to supervision by the agency of local water resources management;

8. When the construction process ends, it must report results of construction and send to the licensing agency according to regulations (if it is of the case required to be permitted) or as-built drawings certified by organizations and individuals drilled wells to submit to the commune-level People's Committee where the well is located (if it is not of the case required to be permitted). Report of construction results must state clearly the actual results which have been constructed according to the contents prescribed in clause 5 of this Article.

Article 12. Specific requirements on protection of groundwater sources in the design and construction of drilled wells and dug wells

Organizations and individuals to design and construct other drilled wells and dug wells must comply with the provisions in Article 10 of this Regulation and the following requirements:

1. For drilled wells for exploration, drilled wells drained mines, pit and drilled wells of the projects of survey, research and evaluation of groundwater resources:

a) Where drilled wells used as the one for groundwater extraction and long-term observation or drilled wells with a period of use from 2 (two) years or more shall comply with the provisions of Article 11 of this Regulation.

b) Where the drilled wells which are not provided for in point a of this clause, it shall be filled for isolation of the depth section from the well mouth to the roof of the aquifer, to the top of the rock layer or the top of layer of filter material, if the duration of using the wells from 1 (one) year to less than 2 (two) years; or filled for isolation for the minimum depth section of 5 meters, from the ground surface, if the duration of using the wells from 6 (six) months to less than 1 (a) year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Where the drilled wells with time to use from 2 (two) years or more, then make the filling for isolation in accordance with provisions in clause 6 of Article 11 of this Regulation;

b) Where the drilled wells which are not provided for in point a of this clause, it shall be filled for isolation of the minimum depth section of 5 meters from the ground surface.

3. For dug wells for living water supply:

a) It must put wells in the convenient location for drainage, far from breeding facilities, toilets, garbage pits, and other pollution sources at a distance of not less than 10m.

b) The well wall must be higher than ground surface at least 0.5 m and it must be ensured isolation not letting water from ground surface flow into the well and it must have lids.

Article 13. Requirements to protect groundwater resources in carrying out the experiments in the drilled wells

1. Experiments in the drilled wells must be designed in the schemes or projects, scientific research theme, technical dossier of work construction, approved by the competent authorities; the testing process should be subject to the inspection and supervision of the State management agencies on water resources and the environment.

2. If surrounding land subsidence, cracking of housing, construction works happen; it must be handled and overcome immediately and notified local authorities and the district-level Office of Natural Resources and Environment where incidents happen.

3. Chemicals, radioactive substances used in the experiments must be on the list allowed to use of competent state agencies and comply with concerned regulations on safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. In case of the water pumping experiment, other than those specified in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, it also complies with the following provisions:

a) Water pumped must be gathered up, leaded away from the drilled well mouth of at least 10 meters, not to cause flooding and affect the surrounding environment;

b) Not to cause excessive lowered water levels and seriously affect the groundwater extraction of the nearby works;

c) Where the amount of silt, sand in the water pumped is abnormal or make the trees die, it must stop to pump, take measure of recovery immediately and notify local authorities and the district-level Office of Natural Resources and Environment where incidents happen.

Chapter IV

GROUNDWATER SOURCE PROTECTION IN THE EXPLOITATION OF GROUNDWATER

Article 14. Protection of groundwater sources in the process of exploitation

During the extraction process of groundwater, the project owner must comply with the following requirements:

1. Taking the initiative to keep sanitation around exploitation wells and taking the measures to prevent; combat pollution of groundwater source via drilled wells for extraction;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Regular monitoring, inspection and supervision of changes in flow, water level, water source quality in the wells of exploitation; implementation of the observation as prescribed in Article 16 and report according to Article 17 of this Regulation for the cases required to be permitted;

4. Detection, treatment and recovery of phenomena, unusual events on water quality, water levels in the wells of exploitation and environmental problems caused by its extraction activities and to timely report to local authorities, the district-level Office of Natural Resources and Environment where the incidents happen and to the licensing agency for the cases have been licensed;

5. Using water economically, efficiently and for the right purpose.

6. Handling, filling of wells filled in accordance with Decision No.14 for the case required to fill wells;

7. Implementation of the provisions of relevant laws.

Article 15. Sanitary protection zone of the exploitation works of groundwater

Project owner of groundwater exploitation must determine the sanitary protection zone of each well, each of exposed point of water extraction (hereinafter referred to as well) as follows:

1. For the exploitation works of the cases not required to request for permission in accordance with the law on water resource of the sanitary protection zone from the well mouth are not less than:

a) 5 m, for urban areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) 20 m, for the cases not specified at points a and b of this clause.

In this region, it is not located cattle sheds, toilets, waste dumps, warehouses, chemicals dump, and other pollution sources.

2. For exploitation projects which are subject to permission, it must be set up sanitary protection zone including two areas specifically as follows:

a) Zone I is the area around the well, it should be strictly protected, ban all activities generating pollution sources. Boundary and scope of the zone I is not less than 30m from the well mouth;

b) Zone II is the area adjacent to the zone I, it is necessary to restrict the activities arising sources of pollution, destruction of aquifer protective coating layer. Boundary and scope of the zone II are specified by hydro-geological conditions, flow of extraction, and diagram of arranging the water exploitation works and self-protection level of exploitation aquifer.

3. Where the sanitary protection zone of the work of groundwater exploitation has an area not belonging to​​ the lawful land use right of exploitation work owner, it must have a written agreement with the land use owner prior to the construction;

4. The sanitary protection zone of the work of groundwater exploitation specified in clause 2 of this Article shall be determined preliminarily during the course of making documents requesting for permit of groundwater exploration and adjusted, specified as making documents requesting for permit of groundwater exploitation;

5. For the work of groundwater exploitation which is operating but not yet been established the sanitary protection zone and current ground conditions cannot be currently set up sanitary protection zone, it shall not be increased further activities arising pollution sources for the area around ​​exploitation work.

Article 16. Observation of groundwater sources in the exploitation process

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For the work of groundwater exploitation with flow of 3.000m3/day or more, apart from implementing the provisions of clause 1 of this Article, the project owner also must develop observation wells to monitor changes of groundwater source in the area of ​​ exploitation work as follows:

a) For exploitation work with the flow from 3.000m3/day to less than 5.000m3/day, it must be built at least one observation drilled well;

b) For exploitation work with the flow from 5.000m3/day to less than 10.000m3/day, it must be built at least 2 observation drilled wells;

c) For exploitation work with the flow from 10.000m3/ day or more, it must be built at least 3 observation drilled wells;

d) The location, number of observation drilled wells, elements, and regime of observation are determined depending on the size of the exploitation works and geological characteristics, environmental sanitation conditions and the groundwater exploitation current status in each specific area and must be designed in detail in the schemes of groundwater exploitation. Location of the observation wells must be shown on the same layout drawings of arranging the exploitation work.

3. Observation mode:

a) Observation of water levels is made at least 6 (six) days per time for the rainy months and 3 (three) days per time for the dry months; to be made simultaneously all observation drilled wells (if any) and extraction drilled wells at a fixed time;

b) Observation of the flow must be determined the actual exploited water amount of each exploitation wells and the whole work in day (24 hours);

c) Sampling of water quality analysis is done for each extraction well, observation well (if any) at the same fixed time; number of samples, target of analysis and sampling regime is determined for each specific case depending on the purpose of water use, environmental sanitation conditions, groundwater quality and size of groundwater exploitation works, but each well must be taken at least 1 (one) sample in mid-rainy season. The number of analysis samples and target of analysis are presented in the schemes of groundwater exploitation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. Report on current status of water source and exploitation, use of water sources in the exploitation works

Project owner of groundwater exploitation to be of the case required to be permitted must report the current status on exploited water resources and exploitation, use of water in their water exploitation work as follows:

1. Contents of the report:

a) The observation data tables on actually measured water level; minimum, maximum water level; average monthly water level and water level difference compared to the same period of the previous year in each well; diagram of water level changes in year.

b) The data tables on average, minimum, maximum exploitation flow of each well, in each month; the total water amount exploited and used by each well, in each month and the whole year; changes chart of exploitation flow in each drilled well for exploitation and the whole work;

c) The data tables of water quality analysis result; changes in water quality compared to the same period of the previous year in each drilled well for exploitation and the whole work;

d) Overall assessment of current status, changes of water level, water quality, and quantity of water extracted during the period of report and recommendations and proposals (if any).

2. Report regime is made once a year, before December 15 of each year. Report is submitted to:

a) Water Resources Management Department and the Department of Natural Resources and Environment where the work of groundwater exploitation locates, for the the work of groundwater exploitation with a flow from 3.000m3/day or more;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. When detecting the unexpected happenings on lowering of water levels, reductions of work flow, concentration increase of the chemical compositions, bacteria in the water or having signs of land subsidence, tilt, split of housing and other unusual phenomena, the owner of the water exploitation work shall promptly report to the management agencies of local water resources and licensing agencies.

Chapter V

GROUNDWATER SOURCE PROTECTION IN CONSTRUCTION ACTIVITIES, MINERALS, AND OTHER ACTIVITIES

Article 18. Protection of groundwater in construction activities

1. The development planning, development of urban areas, industrial zones, economic zones, centralized industrial clusters and craft villages (hereinafter referred to as the centralized construction), in addition to complying with concerned regulations, standards, technical regulations, it must implement the following requirements:

a) Ensure that all arisen wastewater is collected, not absorbed, leaked into the ground, is treated as prescribed before being discharged outside the centralized construction area and connected to the drainage system of waste water of the whole region in accordance with provisions.

b) Where in the centralized construction area, there is a layout of exploitation work of groundwater in place, they must allocate adequate space for setting up sanitary protection zone of the groundwater exploitation work as defined in Article 15 of this Regulation;

c) Not to allocate the production facilities with activities generating toxic substances and hazardous wastes in the area of aquifer, limestone with caves containing water or near the sanitary protection zone of the works exploiting groundwater;

d) If it is unable to obtain the contents specified at point c of this clause, it must assess and forecast the risk causing pollution of groundwater sources, determine the level, the moving time of elements causing pollution to the work of groundwater exploitation or aquifer as the principal exploitation object of the area; and determine safe distances for groundwater sources and make specific method of control, supervision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. During the construction process, it must take measures to collect, transport and treat waste water generated from construction activities; not to be discharged waste water on the ground surface, waste water not yet been treated for reaching environmental standards into the ground or not to bury waste water into the aquifer.

Article 19. Protection of groundwater in the mineral activities

Organizations and individuals exploring, exploiting, processing minerals, in addition to the implementation of concerned regulations, standards and technical regulations, it must perform the following requirements:

1. For the cases of taking measures of the mine draining:

a) Assess the impact level of the mine draining for water exploitation and use of the existing water exploitation works in the area; the scope, and level to lower water levels, the environmental affect and measures to limit and overcome;

b) Collect, transport and treat the water from mine draining according to provisions on the waste water. Where the water from mine draining has a quality suitable to other purpose of use, it must have the plan to use for water supply for such purpose.

2. For lakes, reservoirs, or areas storing waste water, ore disposal and other liquid wastes, it must be insulated with layers of waterproof material, to ensure dirty water not absorbing directly into the surrounding stony ground environment and must take measures to collect and treat leaked, absorbed waste water.

Article 20. Protection of groundwater in other activities

1. For burial services: minimize the new construction layout of centralized cemetery in the area of ​​the aquifer, or the layer of clay, mixed clay with a thickness of less than 3m.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Failing to build newly the landfill of waste, hazardous waste, treat toxic substances in the open area of the aquifers, the area which has many centralized works of groundwater exploitation of large-scale or the clay area, mixed clay with a thickness of less than 5 m;

b) The area of landfills, waste treatment must be isolated completely with the surrounding soil by layers of impermeable material;

c) Arranging the systems of collection, treatment of water infiltration, leaks;

d) Arranging the systems of collection, separate rainwater drainage, not to let rainwater spill into the treatment area and burial area;

đ) Assessing the scope and the impact of the landfill and treatment for the water exploitation, use of existing water exploitation works in the area and measures to resolve; and determining the safe distance on environment for groundwater sources and notifying the people and the local authorities.

3. For aquaculture activities:

a) Restricting the exploitation of quality groundwater meeting the requirements for use as supplies for living, drinking for aquaculture in the regions, the areas of living water scarcity or frequent droughts, lack of water;

b) Encouraging the exploitation of salinity and brackish groundwater for aquaculture in the areas already planned for salinity and brackish aquaculture;

c) For aquaculture of salinity, brackish water in coastal sandy areas, other inlands containing not salted aquifer on top, must be included in the planned areas of salinity and brackish water aquaculture approved by the competent authority and must take measures against infiltration for breeding ponds with waterproof materials, not to let water of breeding ponds absorb into the aquifer;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For agriculture activities:

a) Minimizing the use of chemical fertilizers, plant protection drugs in the open area of the important, major aquifers;

b) Fertilizers, plant protection drugs, veterinary drugs which have expired; tools, packages of fertilizers, plant protection drugs, veterinary drugs after use must be collected, stored, handled according to regulations on hazardous waste treatment, not to be buried in the aquifers;

c) Stool, waste and wastewater from centralized livestock areas must be collected and treated to meet environmental standards or be collected and processed for use as fertilizer, not to spill on land or discharge directly into water sources.

d) Carcasses of animals killed by epidemic disease must be collected and handled according to regulations on hazardous waste management and hygiene for epidemic prevention.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21. Handling of remainers

1. If the works of groundwater exploitation have established before the effective date of this Regulation, and to be the case required to build observation wells in accordance with provisions in clause 2 of Article 16 of this Regulation but having not yet had observation wells, within 1 (one) year from the effective date of this Decision, the exploitation work owners must complete the construction of observation wells according to regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Department of Natural Resources and Environment is responsible for reviewing and making statistics and monitoring the implementation of the provisions of clauses 1 and 2 of this Article and synthesizing, reporting the implementation result to Water Resources Management Department not later than 2 (two) months after the expiration date mentioned above.

Article 22. Organization of implementation

1. Director of Department of Water Resources Management, Directors of Departments of Natural Resources and Environment are responsible for urging and inspecting the implementation of this Regulation.

2. In the course of implementation, if any problem arises, the organizations and individuals reflect to the Ministry of Natural Resources and Environment for consideration and settlement./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decision No. 15/2008/QD-BTNMT of December 31, 2008, promulgating the regulation on protection of groundwater resources

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.468

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.198.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!