BỘ
TÀI CHÍNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
194/2011/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN GIẢI NGÂN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI HẠN MỨC TÍN DỤNG
LẦN 4 CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ BẮC ÂU
Căn cứ Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17
tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 07 năm 2010 của
Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ;
Căn cứ Hiệp định vay số PIL
5229 ký ngày 21 tháng 07 năm 2010 giữa Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng đầu tư Bắc Âu (NIB) về việc cung cấp
Hạn mức tín dụng 40 triệu USD (sau đây gọi là Hạn mức tín dụng);
Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện giải ngân và cơ chế tài chính đối với Hạn mức tín dụng lần 4 của Ngân hàng
Đầu tư Bắc Âu như sau:
Điều 1. Các
quy định chung
1. Hạn mức tín dụng của NIB là
khoản vay nước ngoài của Chính phủ, toàn bộ tiền vay, trả nợ được hạch toán vào
Ngân sách nhà nước.
2. Các dự án sử dụng vốn vay từ
Hạn mức tín dụng (sau đây gọi là Dự án) thuộc danh mục dự án được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và phù hợp với các tiêu chí của Hiệp định Tín dụng, được
NIB phê duyệt.
3. Cơ chế tài chính trong nước
áp dụng đối với Dự án là cơ chế cho vay lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại công văn số 1029/TTg-QHQT ngày 17/6/2010 và theo các điều kiện cụ thể quy định
tại phần II của công văn này.
4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
là Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại vốn vay
từ Hạn mức tín dụng theo Hợp đồng ủy quyền số 04/2011/UQ/BTC-QLN ngày
29/03/2011 giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Hợp
đồng ủy quyền).
5. Các Chủ dự án có trách nhiệm sử
dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả, phù hợp với các điều kiện qui định của Hiệp
định và thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo đúng qui định tại Hợp đồng tín dụng ký với
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Hợp đồng tín dụng).
Điều 2. Các
quy định cụ thể
1. Các điều kiện vay chính theo Hiệp
định
- Đồng tiền vay là đồng Đôla Mỹ
(USD) hoặc đồng Euro (EUR) tùy theo đề xuất của từng Dự án cụ thể và được NIB
phê duyệt.
- Tổng trị giá Hạn mức tín dụng
tương đương 40 triệu USD, trong đó trị giá mỗi khoản vay thuộc Hạn mức tín dụng
(sau đây gọi là Khoản vay phụ - Sub Loan) tối thiểu tương đương 1 triệu USD và
tối đa tương đương 20 triệu USD, nhưng không vượt quá 50% tổng mức đầu tư Dự
án.
- Lãi suất vay: Lãi suất cho vay
lại bằng LIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân bằng đồng USD)/EURIBOR (nếu
Khoản vay được giải ngân bằng đồng EUR) + Lãi lề (Margin). Lãi suất lề cụ thể
cho từng Khoản vay phụ sẽ do NIB xác định và thông báo cho Bộ Tài chính tại Bản
chào các điều kiện vay khi phê duyệt Khoản vay phụ đó.
- Đối với những Khoản vay phụ có
trị giá từ 2 triệu USD hoặc tương đương trở lên, sau khi đã giải ngân toàn bộ
Khoản vay phụ, Bộ Tài chính và NIB có thể thỏa thuận chuyển sang áp dụng lãi suất
cố định cho toàn bộ Khoản vay phụ nếu Chủ dự án có đề nghị bằng văn bản gửi cho
Bộ Tài chính không muộn hơn 30 ngày dương lịch trước bất kỳ Ngày thanh toán
nào.
- Kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) và thời
gian trả nợ gốc của mỗi Khoản vay phụ sẽ được quy định tại Bản chào các điều kiện
vay tương ứng của mỗi Khoản vay phụ theo nguyên tắc thời gian vay tối đa của
Khoản vay phụ là 17 năm, trong đó thời gian ân hạn tối đa là 5 năm kể từ ngày
quy định tại Bản chào các điều kiện vay tương ứng của mỗi Khoản vay phụ.
- Hạn rút vốn của toàn bộ Hạn mức
tín dụng là ngày 21/07/2013 và có thể được gia hạn theo thỏa thuận giữa Bộ Tài
chính và NIB.
- Phí thu xếp (front-end fee):
5.000 USD tính một lần cho toàn bộ Hạn mức tín dụng, được Bộ Tài chính ứng trả
trước cho NIB trước đợt giải ngân đầu tiên theo Hiệp định này. Phí thu xếp cho
mỗi Khoản vay phụ được tính theo tỷ lệ vốn sử dụng của dự án so với tổng số tiền
thực sử dụng của Hạn mức trên tổng phí thu xếp cho toàn bộ Hạn mức được Bộ Tài
chính ứng trả trước cho NIB. Trong trường hợp tổng số tiền thực sử dụng của Hạn
mức có sự thay đổi, Bộ Tài chính thông báo cho Chủ dự án để thu bổ sung phí thu
xếp đối với các Khoản vay phụ.
- Phí cam kết (commitment fee):
0,25%/năm trên cơ sở trên số tiền chưa giải ngân hàng ngày của mỗi Khoản vay phụ
từ ngày Bộ Tài chính chấp nhận bản chào lãi suất tương ứng với Khoản vay phụ đó
nhưng trừ ngày thực tế mà số tiền đã giải ngân hết hoặc bị huỷ bỏ. Phí cam kết
được trả bán niên theo ngày trả nợ áp dụng cho Khoản vay phụ đó.
- Lãi suất chậm trả là mức lãi
suất cao hơn trong hai mức sau:
• 150% lãi suất cho vay lại
quy định tại thỏa thuận cho vay lại tính trên số nợ quá hạn, hoặc
• Mức lãi suất chậm trả quy định
tại Hiệp định tính trên số nợ quá hạn (bằng LIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân
bằng đồng USD)/EURIBOR (nếu Khoản vay được giải ngân bằng đồng EUR) + Lãi lề
(Margin) + 2%).
Lãi chậm trả được tính từ ngày đến
hạn mà không trả nợ cho đến ngày trả nợ thực tế. Mức lãi suất chậm trả sẽ được
Bộ Tài chính thông báo tới Cơ quan cho vay lại khi Bộ Tài chính nhận được thông
báo từ NIB.
2. Điều kiện cho vay lại
- Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ
cho Chủ dự án vay lại vốn vay từ Hạn mức tín dụng theo đúng các điều kiện vay của
NIB nêu tại điểm 1 trên đây. Ngoài ra, Chủ Dự án phải trả phí cho vay lại bằng
0,25%/năm tính trên dư nợ gốc.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam
là Cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại Hạn mức
tín dụng đối với Chủ dự án và được hưởng phí cho vay lại theo quy định của Hợp
đồng ủy quyền.
- Trong vòng 15 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo của Bộ Tài chính về các điều kiện cụ thể của Khoản vay phụ,
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm ký Hợp đồng tín dụng với Chủ dự án
quy định cụ thể các điều kiện cho vay lại của Khoản vay phụ cho Dự án.
- Chủ dự án có trách nhiệm thanh
toán đầy đủ và đúng hạn các khoản trả nợ gốc, nợ lãi và các khoản phí cho NIB
và Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của Hiệp định và Hợp đồng tín dụng.
- Căn cứ Hợp đồng tín dụng,
thông báo rút vốn của NIB và chứng từ ghi thu ghi chi các khoản rút vốn vay nước
ngoài qua Ngân sách nhà nước của Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có
trách nhiệm thông báo và ký khế ước nhận nợ vốn vay từng lần với Chủ dự án.
3. Thủ tục tài trợ
của NIB
3.1 Nguyên tắc
chung: Nguồn vốn vay của NIB là tín dụng có ràng buộc,
chỉ sử dụng để tài trợ cho các hàng hóa, dịch vụ có xuất xứ từ các nước Bắc Âu
(Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland) và các nước vùng Baltic
(Estônia, Lítva, Látvia) hoặc đồng tài trợ cho các dự án có sự tham gia (về vốn,
công nghệ kỹ thuật...) của các nước trên. Thông thường, mức tài trợ của NIB cho
một dự án sẽ tùy thuộc vào tỷ lệ tham gia của các nước Bắc Âu và Baltic nói
trên trong dự án đó nhưng không vượt quá 50% tổng mức đầu tư dự án. Các tiêu
chí tài trợ cụ thể của NIB nêu tại Phụ lục 1
của công văn này.
3.2 Thủ tục đề
nghị tài trợ Dự án
a) Chủ dự án gửi Bộ
Tài chính công văn đăng ký dự án và các tài liệu sau:
- Mô tả chi tiết dự
án do Chủ dự án ký và bản dịch sang Tiếng Anh.
- Quyết định phê
duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án (bản chính) và bản dịch sang Tiếng Anh.
- Báo cáo đánh giá
tác động môi trường (Environmental Impact Assessment) theo mẫu tại Phụ lục 3 của Thông tư này.
b) Bộ Tài chính gửi
các tài liệu dự án như trên để xin ý kiến NIB về nguyên tắc tài trợ dự án. Trong
trường hợp phía NIB chấp thuận về nguyên tắc tài trợ, Chủ dự án triển khai thủ
tục đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cho Dự án theo các quy định hiện hành của
Nhà nước về đấu thầu, quản lý đầu tư và xây dựng. (Đồng tiền thanh toán trong
các Hợp đồng thương mại cung cấp vật tư, thiết bị của Dự án (sau đây gọi là Hợp
đồng thương mại) là đồng USD hoặc đồng EUR để phù hợp với đồng tiền vay theo Hiệp
định và tránh rủi ro hối đoái (nếu có)).
c) Sau khi Chủ dự
án đã hoàn tất thủ tục đầu tư Dự án theo quy định và đã có kết quả đấu thầu
trong trường hợp nhà thầu Bắc Âu trúng thầu loại hàng hoá đáp ứng các tiêu chí
tài trợ của NIB, Bộ Tài chính xin ý kiến thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh
mục dự án. Để phục vụ việc thẩm định Dự án, Chủ dự án gửi Bộ Tài chính và Ngân
hàng Phát triển Việt Nam 02 (hai) bộ các tài liệu theo quy định tại điểm a, khoản 4, Điều 19 Nghị định số 78/2010/NĐ-CP ngày 14
tháng 07 năm 2010 của Chính phủ về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của
Chính phủ.
d) Chủ dự án gửi Bộ
Tài chính các tài liệu sau để hoàn thiện hồ sơ gửi NIB và thực hiện các thủ tục
trình duyệt:
- Đề nghị Phê duyệt
Dự án (Form of Sub Project Request) theo mẫu tại Phụ
lục 2 của công văn này, có dấu của Chủ Dự án.
- Kế hoạch rút vốn
của Dự án (tối đa là 5 đợt) do Chủ dự án ký và bản dịch sang Tiếng Anh.
- Quyết định phê
duyệt Hợp đồng thương mại (bản chính) và bản dịch sang Tiếng Anh.
- 02 bản Hợp đồng
thương mại (bản chính hoặc bản sao có xác nhận sao y bản chính).
- Thông báo tên,
chức vụ, mẫu dấu và chữ ký của những người có thẩm quyền đại diện Chủ dự án ký
xác nhận hồ sơ rút vốn của Dự án.
đ) Sau khi NIB có
phê duyệt chính thức Dự án, trong vòng 15 ngày Bộ Tài chính thông báo bằng văn
bản cho Chủ dự án và Ngân hàng Phát triển Việt Nam về quyết định tài trợ Dự án
của NIB và các điều kiện cụ thể của Khoản vay phụ để làm căn cứ ký kết Hợp đồng
tín dụng quy định cụ thể các điều kiện cho vay lại Khoản vay đối với Dự án.
4. Hướng dẫn giải
ngân Hạn mức tín dụng
4.1 Nguyên tắc
chung
Theo quy định của Hiệp
định, NIB chỉ thực hiện giải ngân trên cơ sở Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài
chính gửi kèm các chứng từ thanh toán có liên quan. Hồ sơ rút vốn phải được
chuyển cho phía NIB chậm nhất là 15 ngày trước ngày đề nghị rút vốn. Theo đề
nghị của Bộ Tài chính, NIB sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho Người Bán/
Nhà Cung cấp trong Hợp đồng thương mại hoặc có thể xem xét áp dụng các hình thức
rút vốn khác (tạm ứng, hoàn vốn) phù hợp với yêu cầu thanh toán của Dự án nhưng
phải được sự chấp thuận trước của NIB.
Mỗi Khoản vay thuộc
Hạn mức tín dụng chỉ được giải ngân tối đa là 5 đợt (Tranche) phù hợp với kế hoạch
rút vốn của Dự án.
4.2 Thủ tục rút
vốn cụ thể
a) Thanh toán trực
tiếp
Căn cứ vào kế hoạch
rút vốn của Dự án và tiến độ thực hiện Hợp đồng thương mại, khi có yêu cầu
thanh toán, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài chính hồ sơ đề nghị rút vốn gồm các tài liệu
sau:
- Công văn đề nghị
rút vốn, trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý để rút vốn, kèm theo các chỉ dẫn
thanh toán cần thiết (tên, số tài khoản và ngân hàng của Người Bán/Nhà Cung cấp).
- Hóa đơn hoặc Yêu
cầu thanh toán của Người Bán/Nhà Cung cấp đã được Chủ dự án kiểm tra và (ký,
đóng dấu) xác nhận đồng ý thanh toán theo các điều kiện của Hợp đồng thương mại
đã ký kết.
- Các tài liệu
khác được xác định trong Hợp đồng thương mại (Bảo lãnh đặt cọc, Bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, bàn giao vận hành máy móc thiết bị...) hoặc
tài liệu giải trình bổ sung nếu Bộ Tài chính và NIB có yêu cầu.
Trong vòng tối đa
là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ,
Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn rút vốn gửi NIB.
Trong vòng tối đa
là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài chính,
NIB sẽ xem xét, chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của Người Bán/Nhà cung cấp
nếu chấp nhận thanh toán (hoặc sẽ có thư gửi Bộ Tài chính thông báo lý do nếu
không chấp nhận thanh toán).
b) Thanh toán tạm ứng
Trong một số trường
hợp đặc biệt, NIB có thể xem xét thanh toán theo hình thức tạm ứng cho Chủ dự
án một khoản tiền vào tài khoản tạm ứng mở tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để
Chủ dự án có thể chủ động và thuận lợi trong việc thanh toán các chi phí nhỏ lẻ
hoặc các hạng mục trong nước của Dự án, giảm bớt số lần rút vốn từ NIB.
Hạn mức tài khoản
tạm ứng tùy thuộc vào quy mô, đặc điểm và nhu cầu chi tiêu của Dự án và sẽ do
NIB quyết định đối với từng Dự án cụ thể.
- Rút vốn lần đầu
về tài khoản tạm ứng:
Căn cứ vào hạn mức
tài khoản tạm ứng và kế hoạch sử dụng vốn đã thoả thuận với phía NIB, Chủ dự án
gửi cho Bộ Tài chính các tài liệu sau:
• Công văn đề
nghị rút vốn tạm ứng, trong đó nêu rõ các căn cứ pháp lý để xin tạm ứng vốn,
kèm theo các chỉ dẫn thanh toán cần thiết (số tiền đề nghị tạm ứng tối đa bằng
hạn mức của tài khoản tạm ứng, số tài khoản tạm ứng).
• Kế hoạch giải
ngân từ tài khoản tạm ứng của Dự án.
• Các tài liệu
giải trình bổ sung nếu NIB có yêu cầu.
Trong vòng tối đa
là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn rút vốn gửi
NIB.
Trong vòng tối đa
là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài chính,
NIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng của Dự án nếu chấp nhận thanh
toán tạm ứng (hoặc sẽ có thư gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do nếu không chấp
nhận thanh toán).
- Rút vốn bổ sung
tài khoản tạm ứng:
Để rút vốn bổ
sung trên cơ sở chi tiêu thực tế từ tài khoản tạm ứng, Chủ dự án gửi cho Bộ Tài
chính các tài liệu sau :
• Công văn đề
nghị rút vốn bổ sung tài khoản tạm ứng, trong đó nêu rõ căn cứ pháp lý để xin
rút vốn và các chỉ dẫn thanh toán cần thiết (số tiền đề nghị bổ sung tài khoản
tạm ứng có thể thấp hơn hoặc bằng số tiền đã tạm ứng).
• Sao kê chi
tiêu từ tài khoản tạm ứng do Chủ dự án lập, thể hiện rõ từng khoản chi (ngày
thanh toán, số tiền nguyên tệ, tỷ giá và số tiền quy đổi ra USD/EUR, nội dung
thanh toán, đối tưọng thụ hưởng) có xác nhận của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Sao kê tài khoản
tạm ứng của Dự án, có xác nhận của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
• Khế ước nhận nợ
đã ký giữa Chủ dự án và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, có dấu sao y bản chính của
Chủ Dự án.
Trong vòng tối
đa là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán hợp
lệ, Bộ Tài chính sẽ xem xét và ký Đơn rút vốn gửi NIB.
Trong vòng tối
đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị rút vốn của Bộ Tài
chính, NIB sẽ xem xét, chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng của Dự án nếu chấp nhận
thanh toán bổ sung tạm ứng (hoặc sẽ có thư gửi Bộ Tài chính thông báo rõ lý do
nếu không chấp nhận thanh toán).
5. Chế độ báo cáo
5.1 Trong quá
trình thực hiện Dự án, Chủ dự án có trách nhiệm gửi cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và Ngân hàng Phát triển Việt Nam các báo cáo sau :
- Báo cáo Dự án
không muộn hơn 06 tháng kể từ Ngày kết thúc giải ngân.
- Báo cáo kiểm
toán hàng năm và cung cấp mọi thông tin khác về tình hình tài chính của Chủ dự
án nếu Bộ Tài chính và NIB có yêu cầu.
Các báo cáo trên cần
được dịch sang tiếng Anh để gửi đồng thời cho phía NIB theo quy định của Hiệp định.
5.2 Hàng quý, Ngân
hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính đánh giá thực hiện
các dự án sử dụng vốn vay lại và kế hoạch trả nợ vốn vay lại trong quý tiếp
theo.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
Thông tư này có hiệu
lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2012.
Ngân hàng Phát triển
Việt Nam và các Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông
tư này.
Trong quá trình thực
hiện Dự án và triển khai Hạn mức tín dụng, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ
quan, đơn vị có liên quan phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội,
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Công thương;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
- Bộ Thuỷ sản;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát Nhân dân tối cao;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
- Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu VT, QLN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trương Chí Trung
|
PHỤ LỤC 1
Điều
kiện tài trợ
Các dự án do NIB tài trợ phải
tăng cường tính cạnh tranh và/hoặc cải thiện môi trường theo quy định của NIB và
điều kiện tài trợ. Ngoài ra, đối với các nước không phải là thành viên, các dự
án tài trợ bởi NIB phải có lợi ích chung cho nước bên vay và các nước thành
viên.
Tăng cường khả năng cạnh
tranh
Một trong hai điều kiện tài trợ
chính là tăng cường khả năng cạnh tranh của các nước thành viên. Khả năng cạnh
tranh được xem là khả năng của một quốc gia đạt được mức độ cao bền vững sự
giàu có và thịnh vượng, thông thường được đánh giá qua GDP bình quân đầu người.
Theo khái niệm này, khả năng cạnh
tranh có thể được cải thiện thông qua tăng tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ hoặc
sản xuất tăng thêm trên lượng đầu vào lao động và vốn ban đầu. Về ngắn hạn, có
rất nhiều yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Về dài hạn,
giá trị tăng thêm trong sản xuất hang hoá và dịch vụ mà một quốc gia có thể tạo
ra từ vốn hữu hình và vốn con người quyết định chủ yếu khả năng cạnh tranh của
quốc gia đó.
Nền kinh tế là tổng hợp của nhiều
đơn vị sản xuất. Do đó, nền kinh tế có khả năng cạnh tranh khi các công ty của
quốc gia đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy, điểm xuất phát của
NIB khi đánh giá hiệu ứng tạo khả năng cạnh tranh của một dự án là ảnh hưởng của
dự án đó đến các công ty tham gia. NIB đánh giá cả hiệu ứng trực tiếp và gián
tiếp.
Hiệu ứng trực tiếp thông thường
là ảnh hưởng thương mại đến công ty tham gia, như tăng vốn con người hoặc vốn hữu
hình, cải thiện mức độ tiếp cận nhà thầu hoặc thị trường hoặc phát triển tập
quán kinh doanh. Một dự án có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng hoặc khu vực
lớn hơn ví dụ thông qua chi phí vận chuyển thấp hơn.
Hiệu ứng gián tiếp bao gồm hiệu ứng
từ cải tiến và tập quán thị trường mới, và áp lực tăng khả năng cạnh tranh lên
các công ty khác cùng ngành.
Các lĩnh vực tài trợ:
- đầu tư cơ sở hạ tầng như vận
tải;
- dự án năng lượng lớn;
- đầu tư lớn vào cải thiện
quá trình sản xuất và R&D; và
- tài trợ thông qua trung
gian tài chính cho các hoạt động của SMEs.
Cải thiện môi trường
Cải thiện môi trường là một
trong hai điều kiện tài trợ của NIB, có nghĩa là NIB cho vay cho các dự án ngăn
chặn và cải thiện ô nhiễm môi trường.
Trong việc đánh giá tác động môi
trường của một dự án, NIB so sánh ảnh hưởng dự kiến đến môi trường trước và sau
khi có dự án. Một dự án được xem là cải thiện môi trường nếu có lợi ích ròng với
môi trường. Các lĩnh vực môi trường NIB quan tâm là: sản xuất và quản lý nguồn
lực sạch; công nghệ môi trường; giảm thiểu khí thải; và năng lượng tái tạo. Khi
thẩm định tác động môi trường, NIB quan tâm những khu vực trọng tâm trên và thẩm
định định lượng lợi ích với môi trường.
Quốc gia thành viên
NIB thuộc sở hữu của 5 quốc gia
Bắc Âu và 3 quốc gia vùng Baltic: Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland, Latvia,
Lithuania, Nauy và Thuỵ Điển.
DANH SÁCH LOẠI TRỪ
• Các hoạt động được coi là bất
hợp pháp theo pháp luật quy chế (quốc gia) của nước chủ nhà, hay các công ước
và điều ước quốc tế.
• Các hoạt động bị cấm theo pháp
luật của nước chủ nhà hoặc công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ nguồn tài
nguyên đa dạng sinh học hay di sản văn hoá1.
• Các hoạt động không tuân thủ
các quy định về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp tương ứng(OHS) (Các quy định
OHS của EU hay các tiêu chuẩn chính về lao động của ILO và các hướng dẫn EHS về
các vấn đề OHS)
• Việc sản
xuất hay buôn bán các sản phẩm chứa chất PCBs2.
• Việc sản
xuất hay buôn bán các dược phẩm, thuốc trừ sâu/thuốc diệt cỏ và các chất độc hại
khác bị quốc tế cấm hay bị loại bỏ không sản xuất nữa3.
• Việc sản
xuất hay buôn bán các các chất phá hoại tầng ozôn mà quốc tế đã loại bỏ không sản
xuất nữa4.
• Việc buôn
bán động vật hoang dã hoặc các sản phẩm làm từ động vật hoang dã theo quy định
của CITES5.
• Việc sản xuất hay buôn bán hay
sử dụng các sợi amiăng bền hay các sản phẩm chứa chất amiăng.
• Đánh cá bằng
lưới kéo trong môi trường đại dương sử dụng các lưới với chiều dài vượt quá 2,5
km.
• Việc vận chuyển
dầu hay các chất độc hại khác trong các tầu chở dầu không tuân thủ các yêu cầu
IMO.
• Việc vận chuyển
dầu hay các chất độc hại khác trong các tầu chở dầu không tuân thủ các yêu cầu
IMO.
• Việc vận chuyển dầu hay các chất độc hại khác trong các tầu chở dầu
không tuân thủ các yêu cầu IMO 6.
1. Các công ước quốc tế liên quan được đề cập ở đay bao gồm, không
giới hạn: Công ước về Bảo tồn các loài động vật di trú hoang dã (Công ước
Bonn); Công ước về Các vùng đầm lầy có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là Công
ước về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar); Công ước về Bảo tồn môi trường
sống và động vật hoang dã của Châu Âu (Công ước Bern), Công ước Di sản thế giới;
Công ước về Đa dạng sinh học.
2. PCBs: Polychlorinated biphenyls— một nhóm chất hoá học cực độc.
PCPs có thể được tìm thấy trong các máy biến thế bơm dầu, bộ tụ điện và cơ cấu
chuyển mạch từ năm 1950-1985.
3. Các tài liệu tham khảo được sử dụng ở đây là Quy định EU (EEC) Số
2455/92 về Việc nhập khẩu và xuất khẩu các chất hoá học nguy hiểm, đã được sửa
đổi; Danh sách hợp nhất các sản phẩm mà việc tiêu dùng hay việc bán đã các
Chính phủ cấm, huỷ bỏ hay nghiêm khắc cấm và không được thông qua; Công ước về
các thủ tục thỏa thuận, thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc BVTV
nguy hại trong thương mại quốc tế. ( Công ước Rotterdam); Công ước Stockholm về
Các chất hữu cơ khó phân huỷ; Phân loại thuốc trừ sâu theo mức độ nguy hiểm của
WHO.
4. Các chất phá huỷ tầng Ozôn (ODSs): Các hợp chất hoá học phản ứng
với nhau và phá huỷ tầng bình lưu của Ozon, kết quả là tạo ra các ”lỗ hổng
ozôn” rất lớn. Nghị định thư Montreal liệt kê chất ODSs và việc gây ảnh hưởng
và giai đoạn hết tác dụng của các chất đó.
5. CITES: Công ước về Buôn bán quốc tế đối với các loài thực vật và
động vật đang gặp nguy hiểm.
6. Bao gồm: Các tàu chở không đáp ứng được yêu cầu của Chứng nhận
MARPOL SOLÁ (bao gồm, không có giới hạn, không tuân thủ Mã ISM), các tàu chở
này làm trong danh sách đen của Uỷ ban Châu Âu hay bị cấm bởi Bản ghi nhớ Paris
về kiểm soát cảng quốc gia (Paris MOU) và các tàu chở hàng khong đáp ứng tiêu
chuẩn theo quy định 13G MARPOL. Không sử dụng tàu chở hàng với một vỏ bọc duy
nhất quá 25 năm.
DANH SÁCH HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
• Các hoạt động nằm trong, sát kề hay nằm phía thượng nguồn các vùng
đất bị chiếm hữu bởi người dân bản địa hay/ hoặc các nhóm người dễ bị tổn
thương bao gồm các vùng đất và các nguồn nước được sử dụng cho các hoạt động
sinh sống như là chăn thả gia súc, săn bắt hay nghề cá.
• Các hoạt động nằm trong, sát kề hay nằm phía thượng nguồn các khu
vực bảo tồn được chỉ định theo pháp luật quốc gia hay công ước quốc tế, các địa
điểm nghiên cứu khoa học, môi trường sống của các loài quý hiếm/có nguy cơ tuyệt
chủng, ngành cá có tầm quan trọng kinh tế, và các cánh rừng tăng trướng lâu năm
hay sơ khai có tầm quan trọng sinh thái. [1].
• Các hoạt động có thể ảnh hưởng bất lợi tới các địa điểm có tầm
quan trọng văn hoá hoặc khảo cổ học.
• Các hoạt động liên quan đến việc tái định cư không tự nguyện.
To:
Nordic Investment Bank
Attention: Lending - Client and
Country Management
P.O. Box
249
Date [ ]
FI-00171 Helsinki
Finland
(telefax No. +358 10 618 0717)
Re. Sub-project Request under
Loan Facility Agreement PIL [●]
Please refer to the above Loan
Facility Agreement (the "Loan Agreement") between [the
Borrower] (the "Borrower"), as the borrower, and Nordic
Investment Bank ("NIB"), as the lender. Terms defined in the
Loan Agreement have their defined meanings whenever used in this Sub-project
Request.
The Borrower requests that the
following project is [projects are] accepted as [a] Sub-project[s] under the
Loan Agreement:[2]
1. Beneficiary
1. Name
2. Address
2. Sub-project Details
1. Business
- type of
production/construction/activity; principal products (if any)
- type of processes/methods
- capacity
- greenfield/brownfield; to what
extent does the project replace any existing activities
2. Brief description of the
proposed investment
3. Implementation schedule and
production commencement date (if applicable)
4. Intended utilization of Loan
proceeds
5. Description of the Delivery
Contracts from the Member Countries
- date
- parties
- object (Goods to be delivered)
- amount and value (USD/EUR)
6. Information about the
Contractors from the Member Countries
- name
- country of registration;
subsidiary of multinational company (Yes/No)
7. Other Member Country interest
(if any)
3. Environmental impacts (Information
/ documentation to be provided)
1. Location of the suggested
Sub-project
- distance to the closest sensitive
area[3]
- involuntary resettlement[4] involved because
of land acquisition in connection with the suggested Sub-project (Yes/No)
2. Description of environmental
impacts of the suggested Sub-project, and placement of the Sub-project in
category B or C in accordance with Appendix 1 of the Environmental Policy.
3. Summary report of any
environmental analysis of the suggested Sub-project, if available.
4. Confirmation by the Borrower that all
environmental laws and regulations applicable to the suggested Sub-project are
complied with.
5. If NIB so requests, all
relevant supporting documentation to verify 1. through 4. above.
4. Total Cost of the
Sub-project
1. Local costs (Breakdown in
main components including working capital)
2. Foreign costs (Breakdown
in main components)
5. Financing Arrangements
1. Financing plan (sources and
amount)
2. Amount requested to be
allocated under the Loan
3. Requested maturity and grace
period
Place and Date:
[THE BORROWER]
______________________________
(Signatures)
PHỤ LỤC 3
ENVIRONMENTAL IMPACT SCREENING
(Brief
on the project)
No.
|
Screening
question
|
Yes
|
No
|
Description
of the potential impacts
|
PRE-CONSTRUCTION PHASE
|
|
What will
the project cause impacts?
|
|
|
|
1)
|
Causing
the damage of land, assets, trees and crops of the local people?
|
|
|
|
CONSTRUCTION PHASE
|
2)
|
Impacting on vegetation
cover as follows:
- Decreasing vegetation cover
due to acquiring land for constructing substation, access road and ROW?
|
|
|
|
3)
|
Causing impact on animals?
|
|
|
|
|
- Impacting on animals and
their movement?
|
|
|
|
4)
|
Impact on air environment
as follows:
|
|
|
|
|
- Increasing dust, exhaust by equipment’s,
machine’s and material transportation mean’s activities during construction
process (due to excavation and backfill & material transportation)
|
|
|
|
|
- Bad smell due to rubbish of
workers?
|
|
|
|
|
- Increasing noise due to construction
in the project site that will impact on resident’s living activities?
|
|
|
|
5)
|
Impacts on soil environment
are as follow:
|
|
|
|
|
- Decreasing agriculture land
area, residential area, and fruit-tree land
|
|
|
|
|
- Impact
by rubbish?
|
|
|
|
|
- Impacting on soil
environment due to leaking oil during construction equipment maintenance in
construction process?
|
|
|
|
6)
|
Impact on water environment
as follow:
|
|
|
|
|
-
Pollution by construction sewage, including water released from concrete mixing
plant, water pumped from foundation hole, and water released from concrete
maintenance.
|
|
|
|
|
- Increasing turbidity of
surface water source in rainy season?
|
|
|
|
7)
|
Impacting on cultural heritages,
historical monuments? (impacting on their structure or landscape)
|
|
|
|
8)
|
Impacting on public traffic
as interrupting traffic and breaking down road foundation?
|
|
|
|
9)
|
Impacting on worker’s
health and labour safety?
|
|
|
|
OPERATION PHASE
|
10)
|
Impacting
on vegetation cover by cutting down tree in ROW when implementing T/L
maintenance?
|
|
|
|
11)
|
Impact caused by substation
operation worker’s rubbish?
|
|
|
|
12)
|
Does
electromagnetic field impact on health of local people and operator?
|
|
|
|
13)
|
Risks due firing,
explosion?
|
|
|
|
14)
|
Leaking oil due to
transformer failure?
|
|
|
|
[1] Văn bản tham chiếu
mang tính quy tắc: Các Hướng dẫn IUCN về Các vùng bảo tồn.
[2] The details to
be filled in about each suggested Sub-project.
[3] Sensitive areas
include national parks and other protected areas identified by national or
international law; other sensitive locations of international, national or
regional importance, e.g. wetlands, forests with high biodiversity value; areas
of archaeological or cultural significance; areas of importance for indigenous
peoples or other vulnerable groups.
[4]Involuntary
resettlement means physical displacement (relocation or loss of shelter), or
economic displacement (loss of assets or access to assets that leads to loss of
income sources or means of livelihood).