UBND
TỈNH QUẢNG NINH
SỞ THỦY SẢN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
380/HD-STS
|
Quảng
Ninh, ngày 01 tháng 07 năm 2003
|
HƯỚNG DẪN
CÔNG
TÁC ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ CÓ TỔNG CÔNG SUẤT MÁY CHÍNH ĐẾN DƯỚI 45CV
Thực hiện Quyết định số:
1793/2003/QĐ-UB ngày 11/6/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh: “V/v phân cấp đăng
kiểm tàu cá”.
Căn cứ Quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên (ban hành kèm theo
Quyết định 494/2001/QĐ-BTS ngày 15/6/2001 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản)
Sở Thủy sản Quảng Ninh hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố về công tác đăng kiểm
tàu cá được phân cấp, với nội dung cụ thể như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tàu cá phải
đăng kiểm theo Quy chế gồm:
+ Tàu cá lắp máy
tổng công suất máy chính từ 20cv trở lên.
+ Tàu cá lắp máy
với tổng công suất máy chính dưới 20cv hoặc không lắp máy chính nhưng có chiều
dài đường nước thiết kế từ 15m trở lên.
Đối với tàu cá
có chiều dài đường nước thiết kế lớn hơn 20m, việc đăng kiểm do cơ quan đăng
kiểm tỉnh và Trung ương đảm nhiệm.
2. Tất cả các
tàu cá nêu ở (mục 1) đều phải chịu sự kiểm tra giám sát kỹ thuật của cơ quan
đăng kiểm tàu cá.
3. Tàu cá không
nói ở (mục 1) thì cơ quan đăng kiểm chỉ kiểm tra trang bị an toàn và thông số
cơ bản của tàu cá trước khi đăng ký (không phải đăng kiểm).
4. Các loại tàu
cá nói ở (mục 1) khi đóng mới, sửa chữa lớn, cải hoán và trang bị lại, chủ tàu
hoặc cơ sở đóng, sửa chữa tàu thuyền được chủ tàu ủy quyền phải ký hợp đồng
giám sát kỹ thuật với cơ quan Đăng kiểm tàu cá.
5. Tàu cá thuộc
loại quy định phải đăng kiểm đều phải có hồ sơ kỹ thuật; nội dung hồ sơ kỹ
thuật tàu cá kiểm quy định tại Tiêu chuẩn Ngành 28 TCN 140:2000 và Quy phạm,
tiêu chuẩn Nhà nước hiện hành.
6. Việc thực
hiện công tác Đăng kiểm tàu cá, đóng mới, sửa chữa lớn, cải hoán gồm:
+ Xét duyệt
thiết kế.
+ Kiểm tra, giám
sát trong quá trình thi công, thử và nghiệm thu.
7. Việc thực
hiện công tác đăng kiểm tàu cá trong quá trình tàu cá đang hoạt động gồm:
a. Kiểm tra lần
đầu
b. Kiểm tra hàng
năm
c. Kiểm tra định
kỳ
d. Kiểm tra bất
thường
Nội dung của các
loại kiểm tra nói trên thực hiện theo văn bản “Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật tàu
cá vỏ gỗ”.
Phần trang bị an
toàn áp dụng theo 28TCN 90-91.
8. Các giấy tờ
được cấp sau khi thực hiện công tác đăng kiểm.
+ Phiếu duyệt
thiết kế
+ Biên bản
nghiệm thu từng phần
+ Biên bản kiểm
tra kỹ thuật lần đầu/định kỳ
+ Biên bản kiểm
tra kỹ thuật hàng năm.
+ Sổ chứng nhận
khả năng hoạt động tàu cá.
Nội dung, khuôn
khổ và mẫu trình bày các giấy tờ nói trên quy định tại Tiêu chuẩn Ngành từ 28
TCN 140: 2000 đến 28 TCN 149:2000.
II. VỀ ĐĂNG
KIỂM TÀU CÁ:
Tất cả tàu cá có
tổng công suất máy chính từ 20Cv trở lên hoặc có chiều dài từ 15m trở lên khi
hoạt động phải thực hiện đăng kiểm tàu cá (sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu
cá).
Nội dung thực
hiện theo: HƯỚNG DẪN ĐĂNG KIỂM, ĐĂNG KÝ TÀU CÁ của Cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy
sản (đã cấp cho các huyện, thị xã, thành phố khi hướng dẫn thực hiện Quyết định
1624/QĐ-UB ngày 15/6/2002 của UBND tỉnh: “V/v phân cấp đăng ký tàu cá”).
Tại Mục: “Hướng dẫn kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá vỏ gỗ (ban hành kèm
theo Công văn số 182/BVNL/ĐKTC ngày 22/8/2001 của Cục trưởng Cục BVNL thủy
sản”, với các nội dung chính sau đây:
1. Đăng
kiểm tàu cá đóng mới, sửa chữa lớn, cải hoán.
1.1. Quy định
về thủ tục ban đầu
Trước khi yêu
cầu cơ quan đăng kiểm tiến hành đăng kiểm tàu cá, chủ tàu phải thực hiện:
a. Đối với tàu
cá đóng mới.
- Ký hợp đồng
hoặc mời cơ quan đăng kiểm tàu cá tiến hành đăng kiểm tàu cá (có mẫu – theo mẫu
M08-TS/ĐK)
- Trình thiết kế
đã được duyệt
- Cung cấp các
giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu của chủ tàu đối với vỏ tàu, máy móc, trang
thiết bị sẽ được lắp đặt vào tàu (hợp đồng đóng tàu, tờ khai xin đóng mới tàu
cá …).
b. Đối với tàu
cá sửa chữa lớn, cải hoán:
- Trình hồ sơ
đăng kiểm cũ của tàu
- Trình biên bản
khảo sát tình trạng hư hỏng của tàu.
- Phương án kỹ
thuật của việc sửa chữa, cải hoán tàu cá.
1.2. Tiến
hành đăng kiểm tàu cá
Khi thực hiện đủ
các quy định về thủ tục ban đầu, cán bộ Đăng kiểm cùng với chủ tàu cá tiến hành
kiểm tra, đăng kiểm tàu cá theo quy định.
1.3. Giấy tờ
chủ tàu cá được cấp khi thực hiện xong đăng kiểm tàu cá.
- Biên bản kiểm
tra kỹ thuật.
- Sổ chứng nhận
khả năng hoạt động tàu cá.
2. Đăng
kiểm tàu cá đang hoạt động
Kiểm tra tàu cá
đang hoạt động gồm các loại tàu cá sau:
+ Tàu cá đã đăng
ký đang hoạt động.
+ Tàu cá chưa
đăng ký đang hoạt động và tàu cá đã đăng ký đang hoạt động nhưng hết hạn kiểm
tra của đăng kiểm quá 6 tháng.
2.1. Kiểm tra
lần đầu
Áp dụng cho tàu
cá đang hoạt động mà chưa thực hiện đăng kiểm cấp sổ chứng nhận khả năng hoạt
động tàu cá và tàu cá hết hạn kiểm tra của đăng kiểm quá 6 tháng mà không đến
kiểm tra lại hàng năm theo quy định được ghi trong sổ chứng nhận khả năng hoạt
động tàu cá.
2.1.1. Quy định
về thủ tục ban đầu.
a) Tàu cá đang
hoạt động nhưng được đóng từ 31/12/2002 trở về trước, hồ sơ đăng kiểm gồm:
- Tờ khai đăng
ký tàu cá.
- Đơn đề nghị
đăng kiểm tàu cá (trong đơn nói rõ nguồn gốc vỏ, máy và các thông số cơ bản của
tàu cá).
- 01 bản vẽ sơ
đồ của tàu (chỉ cần thể hiện hình dạng của tàu, không cần đúng tỷ lệ, đúng kích
cỡ tiêu chuẩn bản vẽ).
- 01 ảnh chụp
theo mạn tàu.
b) Tàu cá đóng
sau ngày 31/12/2002, hồ sơ gồm:
- Tờ khai đăng
ký tàu cá
- Đơn đề nghị
đăng kiểm tàu cá.
- Trình và nộp
các giấy tờ liên quan đến việc sở hữu của tàu (hợp đồng mua bán hoặc đóng mới
tàu cá…).
- Hồ sơ kỹ thuật
tàu cá: Theo mục A4 tiêu chuẩn ngành 28 TCN 141: 2000; tuy nhiên tùy theo
trường hợp cụ thể để đăng kiểm viên xem xét, quyết định việc miễn giảm hồ sơ kỹ
thuật trên, song phải bảo đảm tính an toàn của tàu.
c) Tàu cá hết
hạn kiểm tra của đăng kiểm quá 6 tháng ghi trong sổ chứng nhận KNHĐ tàu cá. Chủ
tàu cá phải thực hiện:
- Trình cho cơ
quan đăng kiểm tàu cá sổ chứng nhận KNHĐ tàu cá.
- Báo cáo sự
thật hoạt động của tàu trong thời gian qua, những hư hỏng phát sinh và biện
pháp khắc phục chúng (nếu có).
2.1.2. Tiến hành
đăng kiểm tàu cá:
Khi thực hiện đủ
các quy định về thủ tục ban đầu, cán bộ Đăng kiểm cùng với chủ tàu cá tiến hành
kiểm tra, đăng kiểm tàu cá theo quy định.
2.1.3. Giấy tờ
chủ tàu cá được cấp khi thực hiện đăng kiểm tàu cá.
- Biên bản kiểm
tra kỹ thuật lần đầu.
- Sổ chứng nhận
khả năng hoạt động tàu cá.
2.2. Kiểm tra
hàng năm (gia hạn tàu cá).
Được thực hiện
với tất cả các tàu cá đã được cơ quan đăng kiểm tàu cá tiến hành đăng kiểm cấp
sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá. Nội dung:
2.2.1. Chủ tàu
phải thực hiện:
- Trình cho cơ
quan đăng kiểm sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá.
- Báo cáo sự
thật hoạt động của tàu trong thời gian qua, những hư hỏng phát sinh và biện
pháp khắc phục chúng.
2.2.2. Cán bộ
Đăng kiểm tiến hành kiểm tra thực tế tàu cá theo quy định.
2.2.3. Lập biên
bản kiểm tra kỹ thuật hàng năm và ghi vào sổ chứng nhận KNHĐ tàu cá.
2.3. Kiểm tra
bất thường.
2.3.1. Các
trường hợp kiểm tra bất thường.
Được thực hiện
với tàu cá mà cơ quan Đăng kiểm đã cấp sổ chứng nhận KNHĐ tàu cá, gồm tàu cá
sau:
- Tàu cá sửa
chữa sau tai nạn
- Thử nghiệm 01
bộ phận nào đó trên tàu cá.
- Theo yêu cầu
của chủ tàu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.3.2. Nội dung
và khối lượng kiểm tra
Tùy từng tàu cá
cụ thể mà đăng kiểm định ra nội dung, khối lượng và phương pháp kiểm tra cho
phù hợp theo quy định.
III. VỀ LỆ
PHÍ
Việc thu, nộp lệ
phí đăng ký, đăng kiểm tàu cá thực hiện theo quy định tại Quyết định số
20/2000/QĐ-BTC, ngày 21/2/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành biểu mức thu
phí, lệ phí cho công tác BVNL thủy sản.
IV. CHẾ ĐỘ
BÁO CÁO THỐNG KÊ
Theo Quy chế về
đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu cá và thuyền viên của Bộ trưởng Bộ Thủy sản; Chi
cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Ninh là cơ quan Quản lý tàu cá của tỉnh
Nhằm tập hợp số
liệu thống kê đầy đủ để báo cáo Cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh; Sở Thủy sản yêu cầu các địa phương thực hiện việc báo
cáo về công tác đăng kiểm, đăng ký tàu cá đầy đủ, đúng quy định gửi về Chi cục
Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Ninh một quý một lần theo mẫu biểu báo cáo
thống kê đã gửi trực tiếp cho cán bộ đăng ký tàu cá của địa phương được tập
huấn về công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá tại Sở Thủy sản Quảng Ninh năm 2002.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Cục BVNL Thủy
sản cấp sổ chứng nhận khả năng hoạt động tàu cá cho tàu cá có tổng công
suất máy chính từ 90Cv trở lên; việc kiểm tra gia hạn, kiểm tra từng phần và
đăng ký tàu cá có tổng công suất máy chính từ 90Cv trở lên do Chi cục BVNL Thủy
sản đảm nhiệm,
Chi cục BVNL
Thủy sản Quảng Ninh đăng kiểm, đăng ký tàu cá có tổng công suất máy chính từ
45Cv đến 90Cv; kiểm tra gia hạn, đăng ký cho tàu cá có tổng công suất máy chính
từ 90Cv trở lên.
UBND các huyện,
thị xã, thành phố thực hiện đăng ký, đăng kiểm tàu cá có tổng công suất máy
chính đến dưới 45Cv.
Đề nghị các địa
phương có kế hoạch về cán bộ, trang thiết bị theo Quy chế đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ mới được giao.
Về cán bộ làm
đăng kiểm tàu cá tại các địa phương; theo quy chế đăng kiểm tàu cá, đăng ký tàu
cá và thuyền viên; cán bộ phải có trình độ chuyên ngành về kỹ thuật tàu cá và
chuyên ngành Thủy sản, phải được Bộ Thủy sản đào tạo về công tác đăng kiểm tàu
cá (cán bộ Đăng kiểm tàu cá).
Trước tiên, Sở
Thủy sản Quảng Ninh đề nghị các địa phương thống kê cán bộ kỹ thuật đã, đang và
sẽ làm công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá tại địa phương mình gửi về Chi cục
BVNL Thủy sản để Chi cục có kế hoạch mở lớp tập huấn và đào tạo cán bộ kịp thời.
Về trang thiết
bị phục vụ cho công tác đăng kiểm tàu cá, các địa phương phải trang bị đầy đủ
theo quy định của Quyết định số 494/2002/QĐ-BTS ngày 15/6/2002 của Bộ trưởng Bộ
Thủy sản.
Các giấy tờ cấp
cho chủ phương tiện sau khi thực hiện công tác đăng kiểm (nêu ở mục I-8 của
Hướng dẫn này) được ban hành thống nhất trong toàn quốc (theo Tiêu chuẩn Ngành
từ 28 TCN 140: 2000 đến 28 TCN 149: 2000). Cơ quan Đăng kiểm tàu cá các địa
phương lập dự trù số lượng các biểu mẫu và giấy tờ nói trên gửi về Chi cục Bảo
vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Ninh để Chi cục có kế hoạch in ấn và phát hành.
Trong quá trình
triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phòng Thủy sản hoặc phòng Kinh
tế, phòng Nông Lâm Ngư nghiệp các địa phương báo cáo bằng văn bản cụ thể về Sở
Thủy sản, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản Quảng Ninh để có hướng giải quyết./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- UBND các H, TX, TP;
- LĐ Sở T.Sản;
- Chi cục BVNL Thủy sản;
- Lưu HC.
|
SỞ
THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH
GIÁM ĐỐC
Nguyễn Quang Điệp
|