BỘ TÀI
CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 658/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 3 năm 2011
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN
KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP
LUẬT VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI
CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày
05/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tài chính;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Tư
pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài
chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, các văn bản hướng dẫn trước đây
đều bãi bỏ.
Điều 3. Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thủ
trưởng các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Vụ HCSN, Vụ Pháp chế, VPB;
- Các đơn vị, tổ chức thuộc BTC;
- Lưu VT, Vụ KHTC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Sỹ Danh
|
QUY
CHẾ
HƯỚNG
DẪN LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO
ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 658/QĐ-BTC ngày 22/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi thực hiện: Quy chế này quy định
việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn Ngân sách
nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác bảo đảm cho công tác xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì
nghiên cứu soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành.
2. Đối tượng thực hiện: Các đơn vị, tổ chức
thuộc Bộ Tài chính (bao gồm cả các Vụ, Cục không phải là đơn vị dự toán) được
Bộ trưởng Bộ Tài chính giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật (sau đây gọi tắt là các đơn vị). Các đơn vị phối hợp tham gia trong quá
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện thông qua đơn vị chủ trì.
Điều 2. Nguyên tắc,
phạm vi sử dụng kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện
hệ thống pháp luật
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn
bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước cấp, được bố trí
trong dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị. Riêng kinh phí xây dựng dự án
luật, pháp lệnh, bao gồm cả chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được NSNN bố
trí riêng, thông báo và cấp cho đơn vị chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra
dự án luật, pháp lệnh.
2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ
thống pháp luật được thực hiện theo đúng mục đích, nội dung và hướng dẫn của
Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước và Quy chế này.
3. Việc bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác
xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại đơn vị được thực hiện
theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong
năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán
ngân sách đã được giao. Trường hợp văn bản phải ban hành gấp, chưa có trong
chương trình xây dựng văn bản hàng năm của Quốc hội, Chính phủ, của Bộ Tài
chính và trường hợp văn bản có trong chương trình nhưng chuyển sang năm sau
hoặc tạm dừng thực hiện thì đơn vị chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo
cho Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế và Vụ Kế hoạch - Tài chính để tổng hợp, bổ sung
và điều chỉnh chương trình, kinh phí cho phù hợp.
4. Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được
giao, tính chất phức tạp của văn bản được dự kiến xây dựng và hoạt động hoàn
thiện hệ thống pháp luật được dự kiến thực hiện, thủ trưởng đơn vị được giao
chủ trì quyết định phân bổ định mức kinh phí cụ thể cho phù hợp.
5. Hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện
hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện bao gồm:
a) Nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản;
b) Lập đề nghị chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh; dự kiến chương trình xây dựng Nghị định của Chính phủ; Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ; chương trình xây dựng văn bản của Bộ Tài chính và tổ
chức phân công thực hiện;
c) Điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh
giá, tổng kết thực tiễn trong quá trình lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản
và thi hành pháp luật;
d) Soạn thảo văn bản;
đ) Đánh giá tác động của văn bản;
e) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án, dự
thảo văn bản; ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án, dự
thảo văn bản;
g) Góp ý, thẩm định dự án, dự thảo văn bản;
h) Thẩm tra của Văn phòng Chính phủ về dự án,
dự thảo văn bản;
i) Rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ trực
tiếp cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
k) Công bố văn bản;
l) Dịch văn bản sang tiếng nước ngoài, tiếng
dân tộc thiểu số;
m) Đánh giá tác động sau khi thi hành văn
bản;
n) Theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp
luật
Chương II
QUY
ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1. NỘI DUNG VÀ
ĐỊNH MỨC CHI, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ KINH PHÍ
Điều 3. Nội dung chi
cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp
luật
Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi
hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định tại khoản
5 Điều 2, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung
sau:
1. Tập hợp, rà soát, đánh giá văn bản;
2. Dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng
nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại;
3. Tổ chức nghiên cứu lý luận và đánh giá,
tổng kết thực tiễn về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng văn bản và
hoàn thiện hệ thống pháp luật;
4. Điều tra, khảo sát về vấn đề liên quan
phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản; lập đề nghị, dự
kiến chương trình xây dựng văn bản; đánh giá tác động của văn bản; soạn thảo
văn bản;
5. Tổ chức họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị
phục vụ trực tiếp cho các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống
pháp luật;
6. Chi soạn thảo các loại đề cương, bản
thuyết minh, tờ trình; các loại báo cáo nghiên cứu lý luận và đánh giá, tổng
kết thực tiễn; các loại báo cáo đánh giá tác động văn bản; dự thảo đề nghị xây
dựng văn bản; dự thảo đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản và dự thảo
văn bản;
7. Chi trả thù lao cho những người tham gia
nghiên cứu, thực hiện tư vấn trong quá trình xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ
thống pháp luật;
8. Chi góp ý, tư vấn về đề nghị xây dựng văn
bản; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; góp ý, thẩm định, thẩm tra
dự án, dự thảo văn bản;
9. Tổ chức giới thiệu nội dung dự thảo văn
bản, lấy ý kiến của nhân dân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn
bản;
10. Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương,
bản thuyết minh, tờ trình; các loại báo cáo; dự thảo đề nghị xây dựng văn bản;
dự thảo đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản và dự thảo văn bản;
11. Chi cho các hoạt động công bố luật, pháp
lệnh và các văn bản đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành;
12. Tổ chức đánh giá tác động sau khi thi
hành văn bản;
13. Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp
luật;
14. In ấn, sao chụp, mua tài liệu và các chi
phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
Điều 4. Định mức chi
cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống
pháp luật
Định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo
đảm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây
dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:
1. Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo
văn bản.
a) Đối với luật, pháp lệnh:
Dự án luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay
thế: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/đề cương;
Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 2.500.000 đồng/đề cương.
b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên
tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội:
Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi
tối đa 2.000.000 đồng/đề cương;
Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương.
c) Đối với quyết định của Thủ tướng Chính
phủ; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính với Chánh án Toà án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch
giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi
tối đa 1.500.000 đồng/đề cương;
Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương.
d) Đối với thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài
chính:
Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi
tối đa 1.000.000 đồng/đề cương;
Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 800.000 đồng/đề cương.
2. Chi soạn thảo văn bản.
a) Đối với luật, pháp lệnh:
Dự án luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay
thế: mức chi tối đa 8.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số
điều: mức chi tối đa 5.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên
tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội:
Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi
tối đa 5.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
c) Đối với quyết định của Thủ tướng Chính
phủ; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính với Chánh án Toà án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch
giữa Bộ trưởng Bộ Tài chính với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi
tối đa 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 2.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
d) Đối với thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài
chính:
Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi
tối đa 3.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số
điều: mức chi tối đa 2.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
3. Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác
xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
a) Báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải
trình, tiếp thu ý kiến góp ý, thẩm định: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.
b) Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản
biện, ủy viên hội đồng thẩm định, báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của đơn
vị chủ trì soạn thảo:
Đối với dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay
thế: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;
Đối với dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều: mức chi tối đa 700.000 đồng/báo cáo;
Đối với các văn bản còn lại: mức chi tối đa
500.000 đồng/báo cáo.
c) Báo cáo đánh giá tác động của văn bản:
Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ: mức chi tối
đa 4.000.000 đồng/báo cáo;
Báo cáo đánh giá tác động đơn giản: mức chi
tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
Báo cáo đánh giá tác động đầy đủ: mức chi tối
đa 6.000.000 đồng/báo cáo.
d) Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp
luật:
Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật
định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: mức chi tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;
Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật
theo chuyên đề: mức chi tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật
đột xuất: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.
4. Soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm
định, thẩm tra văn bản.
a) Văn bản góp ý:
Đối với dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay
thế: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản;
Đối với dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ
sung một số điều: mức chi tối đa 700.000 đồng/văn bản;
Đối với các văn bản còn lại: mức chi tối đa
500.000 đồng/văn bản.
b) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra:
Đối với dự án luật, pháp lệnh: mức chi tối đa
1.500.000 đồng/báo cáo;
Đối với dự thảo nghị định, nghị quyết, nghị
quyết liên tịch, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch: mức
chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;
Đối với dự thảo thông tư: mức chi tối đa
500.000 đồng/báo cáo.
5. Chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu,
các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình văn bản: mức chi tối đa 500.000
đồng/lần chỉnh lý.
6. Chỉnh lý dự thảo văn bản: mức chi tối đa
600.000 đồng/lần chỉnh lý.
7. Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo,
toạ đàm, hội nghị và họp báo:
a) Tham gia họp, hội thảo, toạ đàm, hội nghị
phục vụ công tác lập đề nghị xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh giá
tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản; điều tra, khảo sát; theo dõi,
đánh giá về tình hình thi hành pháp luật:
Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp;
Các thành viên tham dự: mức chi 100.000
đồng/người/cuộc họp;
Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên
tham dự: mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản.
b) Tham dự cuộc họp báo công bố luật, pháp
lệnh và các văn bản đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành:
Người chủ trì cuộc họp: mức chi 150.000
đồng/người/cuộc họp;
Các thành viên tham dự: mức chi 70.000
đồng/người/cuộc họp.
8. Chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu:
Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng
Việt: mức chi tối đa 120.000 đồng/trang (350 từ);
Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước
ngoài: mức chi tối đa 150.000 đồng/trang (350 từ);
Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân
tộc thiểu số: mức chi tối đa 100.000 đồng/trang (350 từ);
Hiệu đính tài liệu dịch: mức chi tối đa
40.000 đồng/trang (350 từ).
Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức
chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.
9. Chi lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc
lập.
Trong trường hợp đề nghị xây dựng văn bản; đề
nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn
bản và các loại báo cáo thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải
lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi tối đa
1.000.000 đồng/báo cáo.
10. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công
tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ngoài việc thực hiện
theo mức chi cho những nội dung quy định tại khoản 1 đến khoản 9 Điều này, mức
chi cho những nội dung khác được thực hiện và áp dụng theo các chế độ chi tiêu
tài chính hiện hành, bao gồm:
a) Đối với các khoản chi công tác phí cho cán
bộ đi công tác trong nước, chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tọa đàm, sơ
kết, tổng kết thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí,
chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập;
b) Đối với các khoản chi cho việc tổ chức các
đoàn đi khảo sát ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế
độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước
ngoài do ngân sách nhà nước đài thọ;
c) Đối với việc tổ chức các cuộc điều tra,
khảo sát, điều tra xã hội học được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính
hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra
từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước;
d) Đối với các khoản chi lập hệ cơ sở dữ liệu
tin học hóa phục vụ cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp
luật được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập
tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ
thông tin, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu;
đ) Đối với công tác nghiên cứu, xây dựng các
chuyên đề phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
xây dựng các loại thuyết minh, tờ trình; lập đề nghị xây dựng văn bản; lập đề
nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; báo cáo đánh giá, tổng kết thực
tiễn; báo cáo đánh giá tác động của văn bản; báo cáo theo dõi tình hình thi
hành pháp luật được thực hiện và áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ
Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí
đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
e) Chi rà soát, hệ thống hoá văn bản phục vụ
trực tiếp công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện
theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về quản lý và sử dụng
kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Điều 5. Định mức phân
bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp
luật
1. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công
tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải thực hiện trên cơ sở
các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3 và 4 của Quy chế này,
trừ các nội dung quy định tại điểm m, n khoản 5 Điều 2 và khoản 10 Điều 4, cụ
thể như sau:
a) Đối với dự thảo nghị định của Chính phủ,
mức phân bổ kinh phí tối đa 25 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức
tạp, chỉ lấy ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành Trung ương và tối đa 40 triệu
đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phải lấy ý kiến tham gia của nhiều
Bộ, ngành Trung ương, đoàn thể và địa phương. Trường hợp dự thảo nghị định phải
tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi, nhiều lần với phạm vi rộng, thì mức phân bổ
kinh phí do thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, xây dựng quyết định
trong phạm vi dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao;
b) Đối với dự thảo quyết định của Thủ tướng
Chính phủ, nghị quyết liên tịch thì mức phân bổ kinh phí tối đa 20 triệu
đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp hoặc ít phải tổ chức các cuộc họp
lấy ý kiến và tối đa 35 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp hoặc
phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;
c) Đối với dự thảo thông tư, thông tư liên
tịch thì mức phân bổ kinh phí tối đa 15 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung
ít phức tạp, phạm vi điều chỉnh hẹp và tối đa 30 triệu đồng/dự thảo văn bản
hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phạm
vi đối tượng thực hiện rộng trong toàn quốc, phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều
lần;
d) Đối với dự án luật, pháp lệnh thì mức phân
bổ kinh phí được thực hiện căn cứ theo mức độ phức tạp của từng dự án luật,
pháp lệnh.
2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định
tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần
thiết thì thủ trưởng đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn
ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt
động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp
luật.
Mục 2. LẬP DỰ TOÁN,
PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 6. Nguồn kinh
phí thực hiện:
1. Nguồn kinh phí trong dự toán chi ngân sách
nhà nước thường xuyên hàng năm của đơn vị, tổ chức được Bộ trưởng Bộ Tài chính
giao.
2. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao để
hỗ trợ cho việc xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh theo chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh chính thức hàng năm được Quốc hội thông qua.
3. Nguồn kinh phí được các tổ chức, cá nhân
nước ngoài viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật để xây dựng các văn
bản quy phạm pháp luật.
4. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 7. Lập dự toán
cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh
toán và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện theo các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính căn
cứ chức năng nhiệm vụ được giao lập dự kiến cho năm sau: Chương trình xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật và đồng thời lập dự toán kinh phí gồm dự toán
kinh phí không thường xuyên theo mức chi quy định tại văn bản này cho quá trình
xây dựng văn bản, hoàn thiện hệ thống pháp luật và dự toán kinh phí thường
xuyên cho các hoạt động tại điểm m, n khoản 5 Điều 2 và khoản 10 Điều 4; gửi Vụ
Pháp chế, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính trước ngày 05/7 hàng năm.
Đối với các Tổng cục và Kho bạc nhà nước, lập
dự kiến chương trình xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy
định tại Quy chế này, dự toán kinh phí thực hiện tổng hợp chung trong dự toán
chi của hệ thống.
Trường hợp, các đơn vị không gửi chương trình
và dự toán xây dựng văn bản thì không được xem xét phân bổ dự toán thực hiện
khi chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt.
Vụ pháp chế chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ
rà soát, thẩm định nội dung, sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật
để tổng hợp danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết ban hành trong
năm sau gửi Vụ Kế hoạch Tài chính trước ngày 15/7 để lập dự toán và tổng hợp
chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của Bộ Tài chính.
2. Ngoài ra, đối với chương trình xây dựng
Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ các đơn vị
được giao chủ trì xây dựng văn bản phải lập dự toán riêng gửi Vụ Kế hoạch Tài
chính để tổng hợp gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng
Quốc hội.
Cùng với việc lập dự toán kinh phí xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, các đơn vị được giao chủ trì xây dựng
Luật, Pháp lệnh phải lập dự toán kinh phí cần thiết để tổ chức triển khai thực
hiện (kèm theo căn cứ tính toán) nhằm bảo đảm thi hành Luật, Pháp lệnh sau khi
được ban hành theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày
05/3/2009 của Chính phủ để gửi Bộ Tài chính thẩm định, bố trí nguồn tài chính
thực hiện.
Điều 8. Phân bổ dự
toán kinh phí.
Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm được cơ
quan có thẩm quyền giao cho Bộ Tài chính, chương trình, kế hoạch xây dựng văn
bản được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, việc phân bổ dự toán chi xây dựng
văn bản đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính như sau:
1. Đối với kinh phí được giao hàng năm:
a) Đối với đơn vị thuộc Bộ Tài chính (không
phải là đơn vị dự toán):
- Sau 15 ngày kể từ ngày thông báo chương
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê
duyệt, căn cứ nội dung, mức chi quy định tại văn bản này, Thủ trưởng đơn vị lập
dự toán chi tiết đối với từng văn bản thuộc trách nhiệm đơn vị chủ trì nghiên
cứu, xây dựng (ghi rõ mức độ phức tạp của văn bản) theo Biểu số 1 kèm theo văn
bản này gửi Vụ pháp chế, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính.
Nếu quá thời hạn quy định nêu trên, Thủ
trưởng đơn vị không lập và gửi dự toán chi tiết danh mục đề nghị cấp kinh phí,
coi như đơn vị không có nhu cầu, Bộ Tài chính (Vụ KHTC) chỉ xem xét trường hợp
đối với các văn bản được Bộ yêu cầu bổ sung.
- Căn cứ vào khả năng dự toán chi ngân sách
nhà nước giao cho Bộ Tài chính hàng năm, Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì, phối
hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ Tài chính phê
duyệt danh mục và mức kinh phí hỗ trợ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối
với từng loại văn bản đảm bảo không thấp hơn 50% mức kinh phí quy định tại Điều
5 Quy chế này.
- Căn cứ dự toán đã được Lãnh đạo Bộ Tài
chính phê duyệt, Vụ Kế hoạch Tài chính thông báo định mức phân bổ kinh phí
(theo biểu số 2 kèm theo văn bản này) đối với từng văn bản quy phạm pháp luật
cho từng đơn vị để chủ động triển khai thực hiện, trong đó:
+ Đơn vị chủ trì xây dựng văn bản: Kinh phí
xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
+ Đơn vị thẩm định, thẩm tra: Kinh phí thẩm
định, thẩm tra văn bản quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
Dự toán thực hiện xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật của các đơn vị tại khoản này được bố trí tại Vụ Kế hoạch Tài chính.
b) Đối với các đơn vị dự toán thuộc Bộ Tài
chính: Thủ trưởng đơn vị căn cứ các quy định về nội dung và định mức chi, tính
chất quy mô từng nhiệm vụ để chủ động phân bổ mức kinh phí xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật trong dự toán chi thường xuyên, kinh phí thực hiện tự chủ được
giao và bảo đảm nội dung, mức chi, mức kinh phí xây dựng văn bản quy định tại
văn bản này (không bao gồm kinh phí thẩm định, thẩm tra văn bản quy định tại
khoản 4 Điều 4 Quy chế này).
2. Đối với kinh phí hỗ trợ xây dựng Luật,
Pháp lệnh được ngân sách nhà nước giao dự toán riêng: Việc phân bổ kinh phí cho
các đơn vị thực hiện theo dự toán được NSNN giao đối với từng văn bản.
3. Điều chỉnh dự toán được phân bổ trong năm:
Định kỳ hàng quý, Thủ trưởng các đơn vị rà
soát lại danh mục các văn bản cần ban hành của Bộ Tài chính: Loại khỏi chương
trình những văn bản không có khả năng thực hiện, bổ sung vào chương trình những
văn bản cần ban hành và đồng thời lập dự toán chi tiết phục vụ xây dựng văn bản
gửi Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ và Vụ Kế hoạch Tài chính để tổng hợp trình Lãnh
đạo Bộ điều chỉnh chương trình, kinh phí thực hiện cho phù hợp.
Trong trường hợp dự án xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật cần phải ban hành gấp: Chưa có trong chương trình xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật hàng năm của Quốc hội, Chính phủ hoặc có trong chương
trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện, thì cơ quan chủ trì
soạn thảo phải kịp thời thông báo cho Vụ Kế hoạch Tài chính để chủ trì, phối
hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ sung, điều
chỉnh kinh phí hoặc báo cáo các Bộ liên quan điều chỉnh, bổ sung kinh phí cho
phù hợp.
Điều 9. Sử dụng và
quyết toán kinh phí:
1. Sử dụng kinh phí:
- Mức kinh phí được thông báo đối với từng
văn bản là mức khoán để thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình xây dựng văn
bản, Thủ trưởng đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quyết định sử dụng theo các nội
dung, mức chi cho phù hợp và chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí hiệu quả,
đúng người, đúng việc.
- Đối với kinh phí thẩm định, thẩm tra văn bản:
Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế quy định việc phối hợp công tác thẩm định, thẩm tra
văn bản, mức chi cho từng đơn vị. Kinh phí thẩm định, thẩm tra được nhận tại Vụ
Kế hoạch Tài chính.
- Khi có danh mục văn bản được Bộ Tài chính
phê duyệt, các đơn vị được tạm ứng tối đa 70% mức kinh phí được thông báo để
chi cho công tác xây dựng văn bản; số kinh phí còn lại chỉ được nhận khi đã có
sản phẩm cuối cùng (kể cả kinh phí thẩm định, thẩm tra).
- Trường hợp, đơn vị đã tạm ứng kinh phí xây
dựng văn bản nhưng văn bản chưa xây dựng hoặc chưa được ban hành:
+ Nếu văn bản chưa xây dựng và loại khỏi
chương trình xây dựng văn bản thì đơn vị phải hoàn trả kinh phí xây dựng văn
bản đã tạm ứng.
+ Nếu văn bản đã xây dựng nhưng không được
cấp có thẩm quyền ban hành: Được quyết toán theo kinh phí thực chi nhưng không
được vượt quá số kinh phí đã tạm ứng và đảm bảo chứng từ theo quy định. Đối
với, kinh phí chưa chi Thủ trưởng đơn vị hoàn kinh phí tạm ứng theo quy định.
- Kinh phí được các tổ chức, cá nhân nước
ngoài viện trợ, tài trợ để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nếu không
có các quy định cam kết của nhà tài trợ thì phải thực hiện chi tiêu theo đúng
các quy định tại công văn này.
2. Quyết toán kinh phí:
- Hồ sơ quyết toán, gồm: Thông báo mức kinh
phí xây dựng, thẩm định, thẩm tra văn bản theo Biểu số 2; Bảng tổng hợp quyết
toán kinh phí theo Biểu số 3 kèm theo văn bản này do Thủ trưởng đơn vị được
giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng, thẩm định thẩm tra ký phê duyệt, đính kèm văn
bản quy phạm pháp luật đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành.
- Kinh phí khoán xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật được quyết toán vào mục 7000, tiểu mục 7015. Đối với chi công tác
phí, hội nghị phí, làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn... phục vụ công tác xây
dựng văn bản, thực chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của
mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.
3. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng cho
công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Cùng với thời điểm thực hiện công
tác khoá sổ kế toán cuối năm, các đơn vị dự toán phải báo cáo số kinh phí chưa
sử dụng về Vụ Kế hoạch Tài chính để tổng hợp gửi cơ quan tài chính làm thủ tục
chuyển số dư dự toán sang năm sau theo quy định.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Tổ chức
triển khai thực hiện:
1. Đối với các Đề án, Chương trình có tính
chiến lược lớn của ngành và các văn bản hướng dẫn các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ
Tài chính thực hiện chế độ, cơ chế, chính sách có nội dung phức tạp, phạm vi hướng
dẫn rộng có quy trình xây dựng tương tự xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt danh mục thực hiện thì được vận dụng theo
mức chi quy định tại văn bản này.
Hàng năm, căn cứ dự toán chi ngân sách nhà
nước của Bộ Tài chính được giao, nhiệm vụ xây dựng văn bản được Bộ trưởng Bộ
Tài chính phê duyệt, Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế,
Văn phòng Bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh mục văn bản và kinh phí thực
hiện.
2. Thủ trưởng đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài
chính có trách nhiệm phổ biến cho các đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức,
viên chức trong đơn vị được biết và thực hiện.
3. Quy chế này áp dụng thực hiện kể từ ngày
ký. Các văn bản hướng dẫn trước đây đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn
vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính (qua Vụ Kế hoạch Tài
chính) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|