UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2215/2008/QĐ-UBND
|
Huế,
ngày 26 tháng 9 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH
PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ về
khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Thông tư 03/2005/TT-BCN ngày 23
tháng 6 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 134/2004/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số
36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp
hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động
khuyến công;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 647/TT-SCT ngày 12
tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về việc quản
lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và
thay thế Quyết định số 92/2000/QĐ-UB ngày 17 tháng 01 năm 2000 và Quyết định số
1301/2002/QĐ-UB ngày 14 tháng 5 năm 2002 của UBND tỉnh.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương,
Tài chính; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố
Huế; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thúy Hòa
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KINH TẾ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2215/2008/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2008
của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
tiêu của hoạt động khuyến công
Hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ,
khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN); phát triển ngành nghề TTCN
trong nông nghiệp nông thôn; ngành nghề truyền thống và làng nghề trên địa bàn
tỉnh (sau đây gọi tắt là hoạt động khuyến công) phù hợp với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
- nông thôn; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người lao động.
Điều 2. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn việc quản
lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến công trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ áp dụng đối với các hoạt động ở trong nước.
Điều 3.
Kinh phí sự nghiệp kinh tế cho hoạt động khuyến công được hình thành từ các nguồn
Nguồn ngân sách của tỉnh được
phân bổ theo kế hoạch ngân sách hàng năm;
Hỗ trợ từ kinh phí khuyến công
Quốc gia cho hoạt động khuyến công của tỉnh theo chương trình, kế hoạch và đề
án được phê duyệt;
Nguồn hỗ trợ đóng góp của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Nguồn vốn hợp pháp khác theo quy
định của pháp luật;
Kinh phí sự nghiệp kinh tế cho
hoạt động khuyến công (sau đây được gọi là kinh phí khuyến công) hàng năm được
phân thành hai phần:
- Chi phí cho hoạt động thường
xuyên của Trung tâm Khuyến công theo biên chế được giao và định mức quy định hiện
hành cho các đơn vị sự nghiệp hành chính của tỉnh;
- Chi cho hoạt động khuyến công
được quy định cụ thể tại Chương II của Quy định này.
Điều 4.
Kinh phí khuyến công do ngân sách tỉnh bố trí hàng năm
trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương và Giám đốc Sở Tài chính nhằm đảm
bảo nguồn kinh phí cho Trung tâm Khuyến công thực hiện nhiệm vụ được giao. Kinh
phí khuyến công do ngân sách tỉnh bố trí hàng năm nếu không sử dụng hết trong
năm thì được chuyển nguồn sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Các
đối tượng được hỗ trợ kinh phí khuyến công
1. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp
đầu tư sản xuất công nghiệp – TTCN tại huyện, thị xã, thị trấn và xã (gọi tắt
là cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn) bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành
lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã thành lập, hoạt động
theo Luật Hợp tác xã;
c) Hộ kinh doanh cá thể theo Nghị
định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
2. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế hoạt động dịch vụ khuyến công gồm: các dịch vụ tư vấn đào tạo,
chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động
liên quan đến đầu tư sản xuất công nghiệp - TTCN, ngành nghề trong nông thôn,
ngành nghề truyền thống và làng nghề.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về
hoạt động khuyến công theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 134/2004/NĐ-CP.
Điều 6. Các
ngành nghề được hỗ trợ kinh phí khuyến công
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển sản xuất công nghiệp – TTCN, phát triển ngành nghề trong nông thôn,
ngành nghề truyền thống và làng nghề đối với các ngành nghề sau:
a) Chế biến nông - lâm - thủy, hải
sản;
b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ,
thủ công truyền thống;
c) Sản xuất sản phẩm sử dụng nguồn
nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động;
d) Sản xuất sản phẩm mới, hàng
thay thế hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu sử dụng chủ yếu nguyên liệu trong nước;
đ) Sản xuất sản phẩm, phụ tùng,
lắp ráp và sửa chữa cơ khí phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp;
e) Xây dựng công trình điện sử dụng
năng lượng mới hoặc năng lượng tái tạo có công suất lắp đặt dưới 10.000KW để
cung cấp điện cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa;
g) Sản xuất, gia công chi tiết,
bán thành phẩm và dịch vụ cho các cơ sở sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh;
h) Đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ
tầng cho cụm, điểm công nghiệp - TTCN và làng nghề.
2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội địa phương, quy hoạch phát triển ngành, các chương trình kinh
tế - xã hội trọng điểm hàng năm của tỉnh và tình hình thực tế; hàng năm Sở Công
Thương thông báo các ngành nghề và lĩnh vực ưu tiên được hỗ trợ từ nguồn kinh
phí khuyến công vào trước thời điểm lập kế hoạch khuyến công của năm sau.
Điều 7. Nội
dung và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến công
1. Hỗ trợ cho các hoạt động để
hướng dẫn tổ chức, cá nhân khởi sự doanh nghiệp, lập dự án đầu tư phát triển
công nghiệp - TTCN, ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn, ngành nghề truyền
thống và làng nghề; tìm kiếm mặt bằng sản xuất; tuyển dụng, đào tạo lao động;
huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo đúng quy định
của pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp – TTCN trên địa
bàn.
Lập dự án đầu tư, báo cáo đầu tư
phát triển công nghiệp – TTCN, ngành nghề trong nông nghiệp nông thôn, ngành
nghề truyền thống và làng nghề: hỗ trợ 50% kinh phí, nhưng tối đa không quá 50
triệu đồng/dự án, sau khi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển
khai thực hiện. Nội dung chi phí gồm: điều tra, khảo sát, thu thập số liệu; lập
dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; đánh giá tác động môi trường.
2. Hỗ trợ, tư vấn các cơ sở sản
xuất nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; đầu
tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản
phẩm và bảo vệ môi trường.
Hỗ trợ 50% kinh phí, nhưng tối
đa không quá 50 triệu đồng/đề án. Nội dung chi phí gồm: khảo sát học tập các cơ
sở sản xuất trong và ngoài tỉnh; thuê chuyên gia tư vấn; lập dự án xử lý môi
trường.
3. Chi phí cho các hoạt động để
tập huấn cán bộ các cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN, ngành nghề truyền thống
và làng nghề về nghiệp vụ khuyến công, nghiệp vụ kỹ thuật, nâng cao năng lực quản
lý; tổ chức các hội thảo chuyên đề. Mức chi trên cơ sở dự toán được Sở Tài
chính thẩm định.
4. Hỗ trợ, cung cấp thông tin về
thị trường, giá cả, sản phẩm và công nghệ; các hoạt động học tập, trao đổi kinh
nghiệm; tiếp thị tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh và tham gia triển lãm,
hội chợ, giới thiệu sản phẩm (chỉ hỗ trợ đối với các hoạt động ở trong nước). Hỗ
trợ và tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế,
tham gia các hiệp hội ngành nghề.
a) Đối với các đối tượng thuộc
khoản 1 Điều 5 Quy định này:
- Hỗ trợ 80% kinh phí cho các đề
án tổ chức khảo sát tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác; khảo sát công nghệ -
thiết bị; học tập kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề, bao gồm: chi phí đi
lại, thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú. Nội dung và mức chi áp dụng theo quy định
của UBND tỉnh về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các hội nghị đối với
các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hỗ trợ 50% chi phí thuê diện
tích gian hàng tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm trong nước;
riêng các hội chợ tổ chức tại các vùng miền núi, Tây nguyên, vùng cao được hỗ
trợ tối đa 80%. Các nghệ nhân cấp tỉnh, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân được
hỗ trợ 100% chi phí thuê 01 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày các sản phẩm do
chính nghệ nhân làm ra.
- Hỗ trợ 50% chi phí đi lại, lưu
trú, phụ cấp công tác phí trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm cho các
cơ sở tham gia nhưng không quá 2 người/cơ sở. Chế độ và tiêu chuẩn chi tiêu
theo quy định hiện hành.
b) Đối với các đối tượng thuộc
khoản 2 và 3 Điều 5 Quy định này:
- Hỗ trợ 100% chi phí tổ chức
gian hàng giới thiệu tiềm năng, sản phẩm công nghiệp - TTCN và làng nghề của tỉnh
tại các hội chợ, triễn lãm giới thiệu sản phẩm trong nước - với các nội dung:
khảo sát tổ chức Hội chợ; thuê diện tích, thiết kế và trang trí gian hàng; vận
chuyển hàng hoá; bảo vệ, hướng dẫn và giới thiệu tại gian hàng; tổ chức hội thảo
quảng cáo sản phẩm công nghiệp-TTCN và làng nghề của địa phương; chi phí đi lại,
thuê chỗ ở, phụ cấp công tác phí của cán bộ tham gia hội chợ; tìm kiếm thị trường,
đối tác kinh doanh; và các chi phí liên quan khác.
- Hỗ trợ 100% chi phí đi lại,
thuê phòng nghỉ, phụ cấp lưu trú, chi phí tổ chức đối với các đề án tổ chức khảo
sát tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác; khảo sát công nghệ - thiết bị; học tập
kinh nghiệm phát triển nghề và làng nghề.
c) Đề án thành lập các hiệp hội
ngành nghề trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ 50% kinh phí nhưng tối đa không quá 50
triệu đồng/đề án, sau khi có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền.
5. Hỗ trợ chi phí để tổ chức đào
tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề:
a) Các cơ sở sản xuất có nhu cầu
đào tạo nghề nhằm phục vụ phát triển sản xuất (số lượng học viên từ 20 người trở
lên và thời gian đào tạo từ 2 tháng trở lên) thì được kinh phí khuyến công hỗ
trợ một phần chi phí đào tạo (bao gồm: chi phí hội trường; biên soạn giáo
trình; chi phí giáo viên dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành; khai giảng, bế
giảng; nhiên, nguyên vật liệu và dụng cụ phục vụ học tập; tổ chức và quản lý lớp
học). Mức hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/học viên/tháng và không quá 1.000.000 đồng/người/1
suất đào tạo.
b) Đào tạo, tập huấn lao động
nông thôn, lao động làng nghề (mỗi lớp có từ 30 học viên trở lên, thời gian đào
tạo từ 3 tháng trở lên): Mức hỗ trợ tối đa 300.000 đồng/người/tháng và không quá
1.500.000 đồng/người/khóa học nghề. Nội dung chi phí gồm: Thuê giáo viên; biên
soạn giáo trình; nhiên, nguyên vật liệu, dụng cụ và thiết bị phục vụ học tập; hỗ
trợ học viên; các chi phí tuyển sinh, khai giảng, bế giảng, khen thưởng, cấp chứng
chỉ, hội trường, điện nước, tổ chức quản lý lớp học.
c) Các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh
vực các ngành nghề truyền thống địa phương khi tổ chức các lớp truyền nghề nhằm
bảo tồn, phát triển nghề truyền thống gắn với phục vụ sản xuất của cơ sở (mỗi lớp
từ 10 học viên trở lên, thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) thì được kinh phí
khuyến công hỗ trợ một phần chi phí đào tạo (bao gồm: Chi phí giáo viên dạy lý
thuyết và hướng dẫn thực hành; nhiên, nguyên vật liệu, điện, nước và dụng cụ phục
vụ học tập; hỗ trợ học viên; tổ chức quản lý lớp học). Mức hỗ trợ tối đa
300.000 đồng/người/tháng và không quá 2.000.000 đồng/người/khóa học nghề.
d) Thợ giỏi, các cá nhân được
phong tặng danh hiệu Nghệ nhân khi tham gia giảng dạy và hướng dẫn thực hành
cho các lớp đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề cho các cơ sở sản xuất,
làng nghề được trả thù lao giáo viên theo các quy định hiện hành và văn bản hướng
dẫn liên quan.
6. Hỗ trợ chi phí để xây dựng
thí điểm mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ sản xuất tiên tiến,
công nghệ xử lý môi trường:
Nội dung và mức chi theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 36/2005/TTLT-BTC-BCN ngày 16/5/2005 của liên bộ Tài
chính - Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Nếu tính chất, quy mô, công nghệ.…
của mô hình trình diễn có yêu cầu cao và phức tạp, mức đầu tư lớn cần sự hỗ trợ
lớn hơn các mức quy định trên, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các ngành
liên quan nghiên cứu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
7. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ để tổ chức, cá nhân đầu tư mới,
đầu tư bổ sung nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất sản
phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý môi trường.
a) Đối với hoạt động chuyển giao
công nghệ theo các quy định hiện hành của Nhà nước về chuyển giao công nghệ: hỗ
trợ 50% kinh phí theo hợp đồng chuyển giao công nghệ, nhưng tối đa không quá
100 triệu đồng/đề án.
b) Đối với hoạt động chuyển giao
bí quyết kỹ thuật mang tính đặc thù thuộc các ngành nghề thủ công mỹ nghệ,
ngành nghề truyền thống: hỗ trợ 50% kinh phí theo hợp đồng, nhưng tối đa không
quá 50 triệu đồng/đề án, bao gồm: thuê chuyên gia, nghệ nhân hướng dẫn và chuyển
giao bí quyết; đào tạo, hướng dẫn thực hành ứng dụng bí quyết được chuyển giao;
mua tài liệu phục vụ nghiên cứu; nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất thử.
8. Hỗ trợ chi phí điều tra, lập
đề án phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề TTCN trong nông nghiệp
nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề; điều tra, lập đề án phát triển sản
phẩm công nghiệp - TTCN nông thôn của các huyện, thị xã. Mức hỗ trợ 70% kinh
phí, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng cho mỗi đề án theo dự toán được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
9. Hỗ trợ đăng ký xác lập quyền
sở hữu công nghiệp; thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng các sản phẩm có
giá trị kinh tế.
a) Các cơ sở sản xuất thực hiện
đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn
hiệu hàng hóa), kiểm tra và công bố chất lượng sản phẩm, … được hỗ trợ 50% chi
phí đăng ký, kiểm tra.
b) Các cơ sở sản xuất thực hiện
thiết kế mới và cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm có giá trị kinh tế được hỗ
trợ 50% kinh phí nhưng không quá 50 triệu đồng cho 1 loại sản phẩm mới. Nội
dung chi phí gồm: nghiên cứu, khảo sát thị trường; thuê chuyên gia kỹ thuật thiết
kế, chế tạo; chi phí sản xuất thử.
10. Chi phí tổ chức các hội thi
sản phẩm công nghiệp – TTCN, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, hội thi tay
nghề, trình diễn nghề… Mức chi trên cơ sở dự toán được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
11. Chi phí cho công tác thông
tin, tuyên truyền về sản xuất công nghiệp - TTCN và làng nghề, chương trình
khuyến công với các nội dung: thực hiện trang truyền hình, các chuyên mục; phát
hành các bản tin, chuyên san công nghiệp - TTCN và làng nghề; xây dựng website,
sách báo, tờ rơi quảng bá công nghiệp - TTCN và làng nghề.
12. Chi phí công tác quản lý, kiểm
tra và đánh giá hoạt động khuyến công tại cơ sở, nội dung chi phí gồm:
a) Mua sắm trang thiết bị phục vụ
công tác khuyến công;
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch
khuyến công hàng năm và từng giai đoạn.
c) Công tác thẩm định; kiểm tra,
hướng dẫn và đánh giá hoạt động khuyến công tại cơ sở; kiểm tra việc sử dụng và
quyết toán kinh phí khuyến công;
d) Tổ chức sơ kết, tổng kết, chi
khen thưởng các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến
công.
đ) Các khoản chi khác (nếu có).
Chế độ và tiêu chuẩn chi tiêu
theo quy định tài chính hiện hành.
13. Các nội dung và mức chi đối
với các hoạt động khác chưa được quy định tại Điều 7 Quy định này; nhưng do điều
kiện cần thiết phải thực hiện, Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính
và các ban ngành liên quan nghiên cứu đề xuất đối với từng đề án cụ thể, trình
UBND tỉnh xem xét quyết định.
14. Trên cơ sở phạm vi, đối tượng,
ngành nghề và nội dung hoạt động khuyến công được quy định tại Quy định này,
khuyến khích lồng ghép hoạt động khuyến công với các chương trình khác thực hiện
trên địa bàn tỉnh để tăng hiệu quả hoạt động của chương trình khuyến công.
Điều 8. Phân
cấp phê duyệt
1. Các đề án có mức hỗ trợ từ
nguồn kinh phí khuyến công đến 50 triệu đồng, giao Giám đốc Sở Công Thương xem
xét và ra Quyết định phê duyệt.
3. Các đề án có mức hỗ trợ từ
nguồn kinh phí khuyến công trên 50 triệu đồng, Sở Công Thương chủ trì phối hợp
Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Phân
công trách nhiệm
1. Sở Công Thương:
- Ban hành quy trình thực hiện đề
án khuyến công;
- Phối hợp với sở Tài chính ban
hành quy trình, thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn thuộc chương trình khuyến
công và một số định mức chi tiêu phục vụ hoạt động khuyến công;
- Chịu trách nhiệm kiểm tra, chỉ
đạo việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí khuyến công.
2. Sở Tài chính:
- Thẩm tra kế hoạch vốn khuyến
công hàng năm do Sở Công Thương lập để tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm
báo cáo UBND tỉnh;
- Bố trí nguồn vốn khuyến công trong
dự toán ngân sách hàng năm, chuyển nguồn vốn cho Trung tâm Khuyến công tỉnh để
quản lý và sử dụng theo quy định; thực hiện quyết toán và thanh tra, kiểm tra
việc sử dụng nguồn vốn khuyến công theo quy định.
3. Kho bạc Nhà nước tỉnh: Thực
hiện cấp phát và kiểm soát chi kinh phí khuyến công theo định mức, chế độ hiện
hành và quy định này.
4. Các Sở, ban ngành liên quan
có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương để thực hiện có hiệu quả chương
trình khuyến công.
5. UBND các huyện và thành phố
Huế: hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trong phạm vi quản lý của mình khảo sát, lập
kế hoạch khuyến công hàng năm của địa phương, gởi Sở Công Thương trước ngày
30/6 của năm trước; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương để tổ chức triển khai
tốt chương trình khuyến công trên địa bàn.
6. Trung tâm Khuyến công - Sở
Công Thương: tham mưu Sở Công Thương xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm và
hướng dẫn tổ chức thực hiện khi được phê duyệt, tổ chức quản lý Quỹ hoạt động
khuyến công theo Quy định này và các chế độ tài chính hiện hành.
7. Các đối tượng tại Điều 5 Quy
định này khi có nhu cầu hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công phải lập đề án kèm
theo các hồ sơ và nộp đúng thời gian quy định; có trách nhiệm sử dụng đúng mục
đích, có hiệu quả nguồn vốn được hỗ trợ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
sự trung thực của đề án và các nội dung liên quan. Những tổ chức, cá nhân vi phạm,
có hành vi gian lận để được hưởng các khoản hỗ trợ từ Quỹ khuyến công thì phải
hoàn trả và tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của
pháp luật. Các đối tượng đã được hỗ trợ kinh phí khuyến công năm trước, thì
chưa được xem xét hỗ trợ trong năm tiếp theo nếu chưa phát huy hết hiệu quả của
đề án đã thực hiện.
Điều 10. Xử
lý các đề án khuyến công chuyển tiếp
Đối với các đề án khuyến công đã
có Quyết định phê duyệt thì tiếp tục triển khai.
Điều 11.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc các Sở,
Ban ngành liên quan, UBND các huyện và thành phố Huế kịp thời phản ánh về Sở
Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.