BỘ KHOA
HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 19/2012/TT-BKHCN
|
Hà Nội,
ngày 08 tháng 11 năm 2012
|
THÔNG
TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHIẾU XẠ NGHỀ NGHIỆP VÀ CHIẾU
XẠ CÔNG CHÚNG
Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03/6/2008;
Căn cứ Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử;
Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
Bộ trưởng Khoa học và
Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề
nghiệp và chiếu xạ công chúng như sau:
Mục 1. QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy
định các yêu cầu về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề
nghiệp và chiếu xạ công chúng.
2. Thông tư này áp
dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ;
b) Tổ chức, cá nhân điều
hành và tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt nhân;
c) Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc tại nơi có nồng độ khí Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1
mét khối không khí (1.000 Bq/m3);
d) Cơ quan nhà nước
có chức năng thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ, hạt nhân;
đ) Tổ chức, cá nhân
làm dịch vụ đo liều cá nhân;
e) Tổ chức, cá nhân
xuất khẩu, nhập khẩu, thu gom phế thải kim loại, tái chế kim loại.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Thông tư này
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chiếu xạ nghề
nghiệp là chiếu xạ đối với cá nhân xảy ra trong quá trình tiến hành công
việc bức xạ, ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, làm việc tại nơi có nồng độ khí
Radon-222 vượt quá 1.000 Becơren trong 1 mét khối không khí (1.000 Bq/m3) hoặc
tiến hành thẩm định, thanh tra tại các cơ sở có tiến hành các công việc bức xạ,
không tính đến chiếu xạ được loại trừ (như K-40 trong cơ thể người, tia vũ trụ
trên mặt đất…) và chiếu xạ từ những công việc bức xạ, nguồn bức xạ được miễn
trừ và chiếu xạ y tế. Chiếu xạ nghề nghiệp bao gồm chiếu xạ ngoài và chiếu xạ
trong.
2. Chiếu xạ công
chúng là chiếu xạ đối với công chúng do công việc bức xạ đã được cấp giấy
phép gây ra và chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân bức xạ, hạt
nhân trừ chiếu xạ nghề nghiệp, chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ phông bức xạ tự
nhiên tại địa phương.
3. Khu vực kiểm
soát là nơi phải áp dụng các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc
biệt nhằm kiểm soát sự chiếu xạ hoặc ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng
trong điều kiện làm việc bình thường, ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ chiếu xạ
tiềm ẩn.
4. Khu vực giám sát
là nơi các điều kiện chiếu xạ luôn được theo dõi mặc dù không cần thiết phải có
các biện pháp bảo vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực kiểm
soát.
5. Chiếu xạ tiềm
ẩn là chiếu xạ không chắc chắn xảy ra nhưng có thể xảy ra do sự cố bức xạ,
hạt nhân bức xạ, do một sự kiện hoặc một loạt các sự kiện mang tính xác suất,
bao gồm hỏng thiết bị và lỗi trong vận hành.
6. Mức kiềm chế
liều là hệ số để xác định giá trị liều bức xạ lớn nhất đối với một cá nhân
từ một nguồn bức xạ hoặc một cơ sở hoặc một công việc bức xạ được áp dụng khi
tính toán thiết kế che chắn, có tính đến việc tối ưu hóa bảo đảm an toàn bức xạ
hoặc khả năng chiếu xạ có thể có trong tương lai.
7. Mức điều tra
là giá trị liều hiệu dụng, suất liều, mức liều nhiễm hoặc mức nhiễm bẩn phóng xạ
trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, nếu bị vượt quá phải tiến hành điều
tra nhằm phát hiện nguyên nhân và tiến hành các biện pháp khắc phục.
8. Nhân viên bức
xạ là nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát và trong khu vực giám sát.
9. Giới hạn liều
là giá trị không được phép vượt quá của liều hiệu dụng hoặc liều tương đương đối
với cá nhân do bị chiếu xạ từ các công việc bức xạ được kiểm soát.
10. Liều bức xạ
còn lại là hiệu số của liều dự báo và liều tránh được sau khi áp dụng các
biện pháp can thiệp nhất định.
11. Liều dự báo
là liều có thể nhận được khi sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra nếu không áp dụng
bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
12. Liều tránh
được là liều có thể giảm được khi áp dụng các biện pháp can thiệp.
Mục 2. YÊU
CẦU VỀ KIỂM SOÁT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHIẾU XẠ NGHỀ NGHIỆP VÀ CHIẾU
XẠ CÔNG CHÚNG
Điều 3.
Nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên
bức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính
quy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên
bức xạ và công chúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.
Điều 4. Sử
dụng người lao động làm công việc bức xạ
1. Không sử dụng
người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức xạ. Trường hợp người học nghề có liên
quan đến bức xạ, học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn bức
xạ trong quá trình học tập của mình chỉ được làm việc trong khu vực kiểm soát hoặc
khu vực giám sát với điều kiện có cán bộ chuyên môn hướng dẫn.
2. Không sử dụng
người mắc các bệnh cấm kỵ phóng xạ theo quy định của Bộ Y tế.
3. Nhân viên bức xạ
được các cơ sở y tế chứng nhận không đủ sức khỏe để tiếp tục công việc bức xạ
phải được thay đổi điều kiện lao động.
4. Nhân viên bức xạ
nữ mang thai phải thông báo cho người phụ trách an toàn về việc mang thai của
mình và nếu có nguyện vọng tạm thời thay đổi điều kiện lao động thì người đứng
đầu tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bố trí công việc khác phù
hợp.
Điều 5.
Đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức đào tạo khi mới tuyển dụng và định kỳ
đào tạo lại về an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ
phải qua các khóa đào tạo, huấn luyện về an toàn bức xạ theo yêu cầu của người
phụ trách an toàn bức xạ.
Điều 6.
Kiểm soát nguồn gây chiếu xạ
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ phải thực hiện các yêu cầu sau để kiểm soát nguồn gây
chiếu xạ:
1. Bảo đảm số lượng
nguồn bức xạ và hoạt độ nguồn phóng xạ là tối thiểu để thực hiện công việc bức
xạ.
2. Lưu giữ nguồn
phóng xạ ở những nơi bảo đảm an toàn, có che chắn tốt và áp dụng các biện pháp
kiểm soát chiếu xạ và gây nhiễm bẩn phóng xạ.
3. Định kỳ kiểm kê
nguồn bức xạ.
4. Thường xuyên kiểm
tra sự rò rỉ của nguồn phóng xạ.
5. Áp dụng các biện pháp
bảo đảm an toàn bức xạ khi vận chuyển nguồn phóng xạ trong và ngoài cơ sở.
6. Thực hiện việc thu
gom, xử lý, lưu giữ, thải bỏ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng
và kiểm soát mức xả chất thải phóng xạ vào môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 7.
Thiết kế che chắn bức xạ
1. Khi tính toán
thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu vực giám sát, tổ chức, cá
nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ nghề
nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ.
2. Khi tính toán
thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ chức, cá nhân tiến hành công
việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng
3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở xem xét các yếu tố
sau:
a) Sự đóng góp liều
từ các nguồn bức xạ và công việc bức xạ khác, kể cả các nguồn và các công việc
bức xạ có thể phát sinh trong tương lai;
b) Những thay đổi
tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến chiếu xạ công chúng như thay đổi đặc tính và vận
hành của nguồn;
c) Những kinh nghiệm
vận hành tốt các nguồn bức xạ hoặc tiến hành tốt các công việc bức xạ tương tự.
3. Cơ sở hạt nhân có
xử lý hoặc lưu giữ chất thải phóng xạ trong hồ sơ thiết kế cơ sở phải có dữ
liệu về nền móng công trình, nước ngầm, nước bề mặt, nước sinh hoạt; đánh giá khả
năng thẩm thấu, vận chuyển nhân phóng xạ trong đất, nước; chứng minh thiết kế
có khả năng ngăn ngừa rò rỉ chất phóng xạ vào đất, nước và không khí.
Điều 8.
Khu vực kiểm soát và khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi thỏa mãn
một trong các điều kiện sau:
a) Mức liều bức xạ
tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm;
b) Có khả năng gây
nhiễm bẩn phóng xạ;
c) Phòng điều khiển
lò phản ứng hạt nhân, máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải thiết lập khu vực giám sát tại những nơi thỏa
mãn điều kiện sau: có mức liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1 mSv/năm và nhỏ hơn 6
mSv/năm.
Điều 9. Kiểm
soát việc tiếp cận nguồn bức xạ và ra, vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ sử dụng các nguồn bức xạ phải áp dụng biện pháp kiểm
soát hành chính hoặc biện pháp kỹ thuật thích hợp sau đây để kiểm soát việc
tiếp cận nguồn phóng xạ:
a) Trang bị hệ thống
khóa liên động hoặc khóa có sử dụng chìa khóa đối với nơi lưu giữ, sử dụng nguồn
phóng xạ loại 1 và 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN
6:2010-BKHCN về An toàn bức xạ - Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ; nơi
sử dụng máy gia tốc; nơi xử lý chế biến chất phóng xạ, dược chất phóng xạ và
những khu vực lưu giữ chất thải phóng xạ;
b) Có biển báo và sử
dụng các rào cản để ngăn chặn việc tiếp cận đến nguồn;
c) Yêu cầu sử dụng
giấy phép ra vào đối với các khu vực này; đeo thẻ nhận dạng hoặc cử người giám
sát việc ra vào khu vực kiểm soát;
d) Xây dựng nội quy
kiểm soát người được phép tiếp cận đến nguồn phóng xạ.
2. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng các biện pháp hành chính và kỹ thuật
thích hợp sau đây để kiểm soát việc ra vào khu vực giám sát:
a) Xây dựng nội quy
ra vào các khu vực này;
b) Có biển báo, sử
dụng các rào cản để ngăn chặn việc ra vào khu vực này.
Điều 10. Kiểm
soát nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, nhiễm bẩn phóng xạ không khí
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ sử dụng nguồn phóng xạ hở phải kiểm soát nhiễm bẩn phóng
xạ bề mặt, nhiễm bẩn phóng xạ không khí bằng các biện pháp sau:
1. Sử dụng các hệ
thống kín như tủ hút, tủ găng.
2. Sử dụng vật liệu
dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà và các bề mặt dễ nhiễm bẩn phóng xạ.
3. Sử dụng các biện pháp
ngăn chặn sự lan rộng nhiễm bẩn phóng xạ.
4. Sử dụng hệ thống
thông gió có phin lọc chất phóng xạ.
5. Sử dụng các thiết
bị đo suất liều, máy đo nhiễm bẩn phóng xạ, các phép thử khác để theo dõi và
đánh giá mức nhiễm bẩn.
Điều 11.
Phương tiện bảo hộ cá nhân và thiết bị đo kiểm tra bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải trang bị cho nhân viên bức xạ các phương tiện
bảo hộ cá nhân như sau:
a) Nhân viên làm công
việc bức xạ có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ phải được trang bị quần, áo bảo
hộ, găng tay, giầy, ủng hoặc bao chân, mũ trùm đầu, khẩu trang chống nhiễm bẩn
phóng xạ;
b) Nhân viên sử dụng
thiết bị X-quang để chụp soi chiếu chẩn đoán phải được trang bị tạp dề cao su
chì, tấm cao su chì che tuyến giáp, kính chì;
c) Nhân viên vận hành
thiết bị X-quang can thiệp, bác sĩ và kỹ thuật viên tham gia thực hiện các thủ
thuật X-quang can thiệp phải được trang bị tạp dề cao su chì, tấm cao su chì
che tuyến giáp, găng tay cao su chì, kính chì thích hợp;
d) Nhân viên sử dụng
nguồn phóng xạ trong thăm dò địa vật lý giếng khoan phải được trang bị kẹp gắp
nguồn, găng tay.
2. Đối với khu vực
kiểm soát có khả năng gây nhiễm bẩn phóng xạ, tại lối vào khu vực, tổ chức, cá
nhân tiến hành công việc bức xạ phải cung cấp cho nhân viên bức xạ thiết bị
kiểm soát liều phù hợp; tại lối ra khu vực, phải bố trí nhà tắm, nơi rửa tay,
nơi lưu giữ vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ và thiết bị để kiểm tra nhiễm bẩn cơ
thể, quần áo, vật dụng mang ra khỏi khu vực.
3. Phương tiện bảo hộ
cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn cơ thể phải đạt
chất lượng và quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế
được thừa nhận; phải được bảo quản tốt và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.
4. Nhân viên bức xạ
phải được hướng dẫn đầy đủ về việc sử dụng và kiểm tra phương tiện bảo hộ cá
nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể.
5. Nhân viên bức xạ
phải sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm soát liều và thiết bị
kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể theo đúng chỉ dẫn.
Điều 12.
Nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng nội quy an toàn bức xạ và quy trình
làm việc phù hợp; nội quy an toàn bức xạ phải có yêu cầu về tuân thủ các quy
trình làm việc và chỉ dẫn an toàn, yêu cầu về việc thực hiện đo liều cá nhân,
yêu cầu về việc sử dụng các trang thiết bị bảo hộ cá nhân, thiết bị kiểm tra
bức xạ và liều kế cá nhân, trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường
có thể gây mất an toàn bức xạ và các yêu cầu cụ thể khác phù hợp với công việc
bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ
phải chấp hành nội quy an toàn bức xạ và quy trình làm việc.
Điều 13.
Kiểm soát chiếu xạ đối với khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc, thăm bệnh
nhân và bệnh nhân khi ra viện
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ có sử dụng nguồn bức xạ để chuẩn đoán và điều trị bệnh phải
kiểm soát chiếu xạ đối với khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc, thăm bệnh
nhân và bệnh nhân khi ra viện bằng các biện pháp sau:
1. Bố trí người có
hiểu biết về các biện pháp an toàn và bảo vệ chống bức xạ đi kèm hướng dẫn
khách đến thăm, người hỗ trợ chăm sóc và thăm bệnh nhân đi vào khu vực kiểm
soát.
2. Cung cấp đầy đủ
thông tin và các chỉ dẫn về an toàn bức xạ cho khách trước khi họ đi vào khu
vực kiểm soát.
3. Bảo đảm liều bức
xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm
hoặc điều trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ không vượt quá giới
hạn liều theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm
theo Thông tư này.
4. Chỉ cho phép bệnh
nhân đã tiếp nhận dược chất phóng xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh được xuất
viện khi hoạt độ chất phóng xạ trong cơ thể không vượt quá mức theo quy định
của pháp luật về hướng dẫn bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế.
Điều 14.
Kiểm xạ khu vực làm việc
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc.
2. Việc kiểm xạ khu
vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng
với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và bảo đảm các yêu cầu
sau:
a) Phải tuân theo các
đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ
đã được xác định trước;
b) Mức điều tra cho
các vị trí đo quy định tại điểm a khoản này phải được thiết lập dựa trên các số
liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công
việc bức xạ tương tự;
c) Tần suất kiểm xạ
khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực
hiện tại khu vực đó và không được ít hơn một lần trong một năm;
d) Thiết bị kiểm xạ
phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn
quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
3 Yêu cầu kiểm xạ
theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành chương trình quan trắc
và nộp theo hồ sơ xin cấp giấy phép và lưu trong hồ sơ kiểm xạ khu vực làm
việc.
4. Kết quả kiểm xạ
khu vực làm việc phải thông báo cho nhân viên bức xạ và người quản lý trực tiếp
của họ.
Điều 15.
Theo dõi và đánh giá chiếu xạ nghề nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm
việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.
2. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải sử dụng dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân tại các
cơ sở được được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên
tử.
3. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử
dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với
liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:
a) Nhân viên bức xạ
phải sử dụng đúng, hợp lý các thiết bị kiểm xạ, liều kế cá nhân và báo ngay cho
người phụ trách an toàn khi liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn
phóng xạ hoặc bị hỏng, bị mất;
b) Trường hợp liều kế
cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, liều kế phải
được chuyển ngay đến đơn vị thực hiện dịch vụ đo liều kế cá nhân. Trong thời
gian chờ kết quả đọc liều, chủ cơ sở phải trang bị liều kế mới cho nhân viên
hoặc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn bảo đảm mức liều không cao hơn mức
liều trung bình nhân viên nhận; toàn bộ sự việc và các tài liệu liên quan cần
được lập thành hồ sơ và được lưu giữ;
c) Bảo đảm tính chất,
tần suất và độ chính xác của việc theo dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được
xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả
năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một
lần.
4. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm khi có chiếu xạ trong, nhân viên bức xạ
ngoài việc được trang bị liều kế cá nhân, phải áp dụng các biện pháp đánh giá
liều chiếu trong trực tiếp hoặc gián tiếp dựa trên kết quả theo dõi phông bức
xạ, nồng độ chất phóng xạ tại nơi làm việc, trang thiết bị bảo hộ được sử dụng
và những thông tin về vị trí, thời gian nhân viên bị chiếu xạ.
Điều 16.
Khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ
1. Tổ chức và cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ khi
mới tuyển dụng, định kỳ hằng năm trong thời gian làm việc và khi chấm dứt làm
công việc liên quan tới bức xạ.
2. Nhân viên bức xạ
phải thực hiện khám sức khỏe theo yêu cầu của người phụ trách an toàn.
Điều 17.
Hồ sơ an toàn bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ phải lập, thường xuyên cập nhật, lưu giữ các hồ sơ
quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Năng lượng nguyên tử với
các nội dung sau:
a) Hồ sơ về nguồn phóng
xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; các thay đổi, sửa
chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu
vực làm việc, đo đạc và hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, trong đó ghi
lại: kế hoạch kiểm xạ, công tác kiểm xạ, kết quả kiểm xạ định kỳ, tài liệu bảo
dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm xạ và các tài liệu khác có liên
quan;
c) Nhật ký và hồ sơ
về sự cố bức xạ, hạt nhân trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
d) Hồ sơ đào tạo của
nhân viên bức xạ;
đ) Hồ sơ sức khỏe của
nhân viên bức xạ, trong đó ghi lại kết quả khám sức khỏe hàng năm và đột xuất
của từng nhân viên;
e) Hồ sơ liều bức xạ
của nhân viên bức xạ theo mẫu quy định tại Phụ lục III
Thông tư này. Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ được cập nhật ít nhất một
năm một lần và ngay sau khi xảy ra trường hợp liều bức xạ vượt quá mức điều
tra, giới hạn liều và khi có yêu cầu;
g) Kết luận thanh
tra, kiểm tra và tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
h) Hồ sơ kiểm xạ đối
với công chúng gồm các nội dung: chương trình quan trắc và kết quả quan trắc
bức xạ môi trường, kết quả hiệu chuẩn thiết bị quan trắc.
2. Tổ chức, cá nhân
tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm cung cấp cho nhân viên bức xạ, đối
tượng khác có liên quan về hồ sơ chiếu xạ nghề nghiệp; thực hiện lưu giữ,
chuyển giao hồ sơ về kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp theo quy định tại Điều 29 của Luật Năng lượng nguyên tử. Hồ sơ sức khỏe và hồ sơ
liều bức xạ của nhân viên bức xạ phải được lưu giữ trong thời hạn 30 năm kể từ
khi không còn làm công việc bức xạ.
3. Nhân viên bức xạ
phải bảo quản và lưu giữ sổ theo dõi liều bức xạ cá nhân.
Cung cấp cho tổ chức,
cá nhân tiến hành công việc bức xạ những thông tin trước đây liên quan đến
chiếu xạ nghề nghiệp của mình.
Điều 18.
Giám sát nội bộ đối với việc thực hiện các yêu cầu về kiểm soát chiếu xạ nghề
nghiệp
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ phải định kỳ xem xét lại những nội dung sau:
1. Nội quy an toàn
bức xạ, quy trình làm việc.
2. Việc kiểm xạ khu vực
làm việc và chương trình quan trắc môi trường xung quanh.
3. Việc theo dõi và
đánh giá liều bức xạ cá nhân.
4. Việc lưu giữ hồ
sơ.
5. Phạm vi khu vực
kiểm soát và khu vực giám sát.
Điều 19.
Kiểm soát chiếu xạ công chúng
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ phải thiết lập và thực hiện chương trình quan trắc để đảm
bảo chiếu xạ công chúng do các nguồn bức xạ của tổ chức, cá nhân tiến hành công
việc bức xạ được đánh giá đúng, đầy đủ và được chấp thuận bởi cơ quan quản lý
nhà nước.
Điều 20.
Báo cáo kết quả đánh giá kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và công chúng
1. Định kỳ hàng năm
vào tháng 11 hoặc khi có yêu cầu, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ
phải gửi báo cáo thực trạng an toàn theo quy định tại Điều 20 Luật
Năng lượng nguyên tử và báo cáo kết quả kiểm soát, bảo đảm an toàn bức xạ trong
chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng đến Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Các cơ sở vận hành thiết bị X-quang chẩn đoán y tế gửi báo cáo này đến Sở Khoa
học và Công nghệ nơi cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
2. Báo cáo kết quả
kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công
chúng gồm các nội dung sau đây:
a) Kết quả liều bức
xạ nghề nghiệp cá nhân;
b) Kết quả kiểm xạ
khu vực làm việc và khu vực công chúng;
c) Đánh giá những sai
lệch so với bản đánh giá an toàn đã được cấp giấy phép;
d) Đánh giá những
trường hợp bị chiếu quá liều (nếu có);
đ) Báo cáo những trường
hợp sự cố bức xạ, hạt nhân xảy ra cũng như các trường hợp liều chiếu vượt mức điều
tra.
Mục 3. KIỂM
SOÁT CHIẾU XẠ TRONG TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ BỨC XẠ, HẠT NHÂN VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐẶC
BIỆT KHÁC
Điều 21.
Kiểm soát chiếu xạ trong trường hợp sự cố bức xạ, hạt nhân
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ có mức bức xạ, mức nhiễm bẩn phóng xạ, mức xả thải phóng
xạ gây ra bởi công việc bức xạ của cơ sở vượt quá giới hạn cho phép phải tiến
hành các biện pháp sau:
1. Thiết lập và duy
trì khả năng thực hiện kiểm xạ khẩn cấp.
2. Áp dụng mọi biện pháp
để đưa các mức này về dưới mức cho phép.
3. Thực hiện quy định
trong kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp.
Điều 22.
Kiểm soát chiếu xạ đối với nhân viên ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ, người sử dụng lao động, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ,
hạt nhân các cấp có trách nhiệm:
1. Quản lý, kiểm soát
và lưu giữ liều bức xạ của các nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt
nhân.
2. Bảo đảm liều bức
xạ đối với nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân không vượt quá 50
mSv trừ các trường hợp sau:
a) Vì mục đích cứu
người;
b) Khi thực hiện các
hành động ngăn chặn các tổn thương nghiêm trọng hoặc gây tử vong hoặc ngăn chặn
các điều kiện có thể gây đến thảm họa ảnh hưởng đáng kể tới con người và môi
trường;
c) Khi thực hiện các
hành động để tránh liều tập thể lớn.
3. Bảo đảm nhân viên tham
gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân phải được thông báo trước các mối rủi ro đối
với sức khỏe của họ cũng như các biện pháp bảo vệ trước khi tiến hành các hành
động can thiệp với liều bức xạ nhận được vượt quá 50mSv.
4. Bảo đảm trong mọi
trường hợp không để nhân viên tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân nhận liều
hiệu dụng vượt quá 500 mSv.
Liều bức xạ của nhân
viên bức xạ khi tham gia ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân sẽ không được tính vào
liều nghề nghiệp để kiểm soát theo giới hạn liều. Trường hợp nhân viên tham gia
ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân đã nhận liều hiệu dụng lớn hơn 200 mSv phải được
kiểm tra sức khỏe và tư vấn về y tế trước khi tiếp tục công việc bức xạ đang
làm.
Điều 23.
Kiểm soát chiếu xạ công chúng trong tình huống sự cố bức xạ, hạt nhân
Tổ chức, cá nhân tiến
hành công việc bức xạ, tổ chức ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp phải bảo
đảm:
1. Thực hiện các hành
động bảo vệ và ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân tức thời trước khi sự chiếu xạ
xảy ra. Mức liều quyết định hành động bảo vệ và ứng phó khẩn cấp trong trường
hợp sự cố bức xạ, hạt nhân được quy định tại Phụ lục II
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đánh giá tính hiệu
quả của các hành động được thực hiện và điều chỉnh chúng cho phù hợp.
3. So sánh liều bức
xạ còn lại với mức tham chiếu (từ 20 - 100 mSv) để đưa ra mức độ ưu tiên bảo vệ
đối với nhóm người có mức liều bức xạ còn lại vượt quá mức tham chiếu.
4. Đối với các cơ sở
hạt nhân phải có quy hoạch vùng bảo vệ khẩn cấp (PAZ), vùng lập kế hoạch bảo vệ
khẩn cấp (UPZ) dựa trên mức liều được quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 24.
Kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn phóng xạ
Tổ chức và cá nhân
thực hiện các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, tiêu thụ và tái chế phế
thải kim loại, phôi thép có trách nhiệm:
1. Tổ chức theo dõi,
phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ và các nguồn phóng xạ
lẫn trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm.
2. Báo cáo ngày bằng
văn bản cho Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân nếu phát
hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ và các nguồn phóng xạ lẫn
trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm.
3. Thực hiện ngay các
biện pháp xử lý sau:
a) Hoàn trả lại lô
hàng có nhiễm phóng xạ hoặc có lẫn nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát cho
nước xuất khẩu;
b) Thu gom, cất giữ
và bảo quản các hàng hóa bị nhiễm xạ theo quy định về quản lý chất thải phóng
xạ;
c) Dùng các biện pháp
kỹ thuật và hành chính khoanh vùng hạn chế người ra vào khu vực có hàng hóa bị
nhiễm phóng xạ.
Điều 25.
Kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ đối với nhân viên làm việc trong môi trường
có nồng độ khí Radon-222 cao
1. Người sử dụng lao
động phải áp dụng các biện pháp kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ đối với
nhân viên làm việc trong điều kiện môi trường khi nồng độ khí Radon-222 tại nơi
làm việc vượt quá mức 1000 Becơren (Bq) trong 1 mét khối không khí như quy định
đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.
2. Người sử dụng lao
động ở nơi có nồng độ khí Radon-222 cao vượt mức quy định tại khoản 1 Điều này,
tùy theo điều kiện cụ thể, phải áp dụng các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu
nồng độ khí radon trong môi trường làm việc như tăng cường thông khí, pha loãng
không khí trong khu vực làm việc với không khí ngoài trời, làm sạch không khí
bằng cách sử dụng than hoạt tính hoặc các phương pháp thích hợp khác.
Điều 26.
Kiểm soát chiếu xạ đối với người làm công tác thẩm định, thanh tra an toàn bức
xạ
Cơ quan nhà nước thực
hiện chức năng thẩm định, thanh tra an toàn bức xạ phải trang bị liều kế cá
nhân và đánh giá liều bức xạ cá nhân cho cán bộ, nhân viên trực tiếp đi thanh
tra, thẩm định an toàn bức xạ.
Mục 4. YÊU
CẦU ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀM DỊCH VỤ ĐO LIỀU CÁ NHÂN
Điều 27.
Thiết bị đo liều cá nhân sử dụng trong dịch vụ đo liều cá nhân
1. Liều kế cá nhân
phải thích hợp với loại hình công việc bức xạ và bảo đảm không thể tự ý thay
đổi chỉ số đo trên liều kế.
2. Các phép đo và
hiệu chuẩn các thiết bị đo liều cá nhân phải được thực hiện theo các đại lượng
thực hành sau:
a) Hp (10) cho liều
hiệu dụng toàn thân;
b) Hp (3) cho liều
tương đương đối với mắt;
c) Hs (0,07) cho liều
tương đương đối với da.
Điều 28.
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân làm dịch vụ đo liều cá nhân
Tổ chức, cá nhân làm
dịch vụ đo liều cá nhân có trách nhiệm:
1. Có đủ trang thiết
bị, nhân lực để thực hiện dịch vụ đo liều cá nhân theo quy định pháp luật.
2. Xây dựng và thực
hiện chương trình bảo đảm chất lượng.
3. Hướng dẫn các tổ
chức, cá nhân sử dụng liều kế cá nhân theo đúng quy trình.
4. Phiếu trả kết quả đo
liều cá nhân phải có các thông tin chính sau: tên tổ chức, cá nhân tiến hành
công việc bức xạ, địa chỉ của cơ quan, khoảng thời gian đo, danh sách nhân viên
bức xạ cùng với giá trị liều, đại lượng đo và xác nhận của cơ quan làm dịch vụ.
5. Báo cáo ngay Cục
An toàn bức xạ và hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ địa phương những trường
hợp nhân viên bức xạ bị chiếu quá liều.
6. Cập nhật số liệu
liều bức xạ nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề
nghiệp theo hướng dẫn của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Mục 5. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 29.
Trách nhiệm thi hành
Cục An toàn bức xạ và
hạt nhân, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 30.
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, đề nghị phản ánh kịp thời
về Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét sửa đổi, bổ sung./.
PHỤ
LỤC 1
GIỚI
HẠN LIỀU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. Các đại lượng liều
1. Liều hấp thụ (ký
hiệu là D): Là đại lượng vật lý cơ bản sử dụng cho đánh giá liều bức xạ và được
xác định theo công thức sau:
Trong đó, dE là năng
lượng trung bình do bức xạ iôn hóa truyền cho một khối vật chất; dm là khối
lượng của khối vật chất đó.
Đơn vị của liều hấp
thụ là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là gray (Gy).
1 J/kg = 1 Gy.
2. Liều tương đương
(ký hiệu là HT,R): Là đại lượng dùng để đánh giá liều bức xạ trong một tổ chức
mô hoặc cơ quan của cơ thể người và được xác định theo công thức sau:
HT,R
= DT,R x WR
Trong đó, DT,R
là liều hấp thụ do loại bức xạ R gây ra, lấy trung bình trên cơ quan hoặc tổ
chức mô T; WR là trọng số bức xạ của bức xạ loại R, giá trị của nó đối
với các bức xạ khác nhau được cho trong bảng 1.
Khi trường bức xạ gồm
nhiều loại bức xạ với các trọng số bức xạ WR khác nhau thì liều tương đương
được xác định theo công thức sau, trong đó tổng được lấy cho tất cả các loại
bức xạ liên quan:
Đơn vị của liều tương
đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv.
3. Liều hiệu dụng (ký
hiệu là E): Là tổng liều tương đương của từng mô nhân với trọng số mô tương ứng
tính cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể, được xác định theo công thức
sau:
Trong đó, HT
là liều tương đương của mô T, WT là trọng số mô của mô T. Tổng được
lấy cho tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Các mô và cơ quan xác định được
dùng trong đánh giá liều hiệu dụng và giá trị trọng số mô của chúng được cho
trong bảng 2.
Đơn vị của liều tương
đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv
4. Liều nhiễm tương
đương (ký hiệu là HT(ζ)): Là liều tương đương cho một tổ chức mô hoặc cơ quan
của cơ thể trong khoảng thời gian ζ kể từ sau khi hấp thụ chất phóng xạ vào cơ
thể, được định nghĩa bằng công thức sau:
Trong đó to
là thời điểm hấp thụ chất phóng xạ vào cơ thể, HT (t) là suất liều
tương đương tại thời điểm t trong tổ chức mô hoặc cơ quan T và ζ được lấy là 50
năm đối với người lớn và 70 năm đối với trẻ em.
Đơn vị của liều nhiễm
tương đương là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv
với khoảng thời gian tích lũy xác định ζ
5. Liều nhiễm hiệu
dụng (ký hiệu là E(ζ)): Là liều hiệu dụng trong khoảng thời gian ζ kể từ sau
khi hấp thụ chất phóng xạ vào cơ thể, được định nghĩa bằng công thức sau:
Trong đó HT(ζ)
là liều nhiễm tương đương đối với mô hoặc cơ quan T, WT là trọng số
mô của mô hoặc cơ quan T, còn ζ được lấy là 50 năm đối với người lớn và 70 năm
đối với trẻ em.
Đơn vị của liều nhiễm
hiệu dụng là jun trên kilôgam (J/kg) và được gọi là sivơ (Sv). 1 J/kg = 1 Sv
với khoảng thời gian tích lũy xác định ζ
6. Tương đương liều
cá nhân (ký hiệu là Hp(d)): Là liều tương đương trong mô mềm xác
định dưới bề mặt cơ thể ở độ sâu d. Đối với bức xạ có độ đâm xuyên mạnh, d =
10mm và tương ứng là Hp (10). Đối với bức xạ có độ đâm xuyên yếu, d
= 0,07 mm và tương ứng là Hp(0,07).
7. Liều hấp thụ trọng
số RBE (ký hiệu là ADT): Là liều hấp thụ có trọng số RBE (relative
biological effectiveness) được định nghĩa bằng công thức sau:
Trong đó
DT,R là
liều hấp thụ gây bởi bức xạ R trong cơ quan (hay mô) T
RBET,R là
hệ số tác dụng sinh học tương đối (xem bảng 3)
Bảng 1.
Trọng số bức xạ
Loại bức
xạ
|
Trọng số
bức xạ, WR
|
Photon với năng
lượng bất kỳ
|
1
|
Hạt điện tử và các
muon
|
2
|
Proton và các pion
tích điện
|
2
|
Các hạt anpha, các
mảnh phân hạch và các ion nặng
|
20
|
Nơtron
|
Hàm liên tục của
năng lượng nơtron
Biểu thức tính
trọng số bức xạ của nơtron theo năng lượng:
|
Bảng 2.
Các mô, cơ quan và trọng số mô WT
Tổ chức
mô hoặc cơ quan
|
Trọng số
mô, WT
|
S WT
|
Tủy sống (đỏ), ruột
kết, phổi, dạ dày, vú, các mô còn lại*
|
0,12
|
0,72
|
Cơ quan sinh dục
|
0,08
|
0,08
|
Bàng quang, thực
quản, gan, tuyến giáp
|
0,04
|
0,16
|
Bề mặt xương, não,
tuyến nước bọt, da
|
0,01
|
0,04
|
Tổng cộng
|
|
1
|
* Các mô còn lại bao
gồm tuyến thượng thận, vùng ngoài ngực, túi mật, tim, thận, hạch bạch huyết,
cơ, màng nhầy miệng, lá lách, ruột non, tụy, tuyến ức, tuyến tiền liệt (đối với
nam), tử cung (đối với nữ).
Bảng 3.
Giá trị RBE đối với bức xạ và cơ quan (hay mô)
Hiệu ứng
sức khỏe
|
Cơ quan
có nguy cơ
|
Chiếu xạ
|
RBET,R
|
Triệu chứng về máu
|
Tủy đỏ
|
Chiếu xạ gamma
(ngoài và trong)
|
1
|
Chiếu xạ neutron
(ngoài và trong)
|
3
|
Chiếu xạ trong beta
|
1
|
Chiếu xạ trong
alpha
|
2
|
Viêm phổi
|
Phổi
|
Chiếu xạ gamma
(ngoài và trong)
|
1
|
Chiếu xạ neutron
(ngoài và trong)
|
3
|
Chiếu xạ trong beta
|
1
|
Chiếu xạ trong
alpha
|
7
|
Triệu chứng dạ dày -
ruột
|
Ruột kết
|
Chiếu xạ gamma
(ngoài và trong)
|
1
|
Chiếu xạ neutron
(ngoài và trong)
|
3
|
Chiếu xạ trong beta
|
1
|
Chiếu xạ trong
alpha
|
0
|
Hoại tử
|
Mô mềm
|
Chiếu xạ ngoài
(beta, gamma)
|
1
|
Chiếu xạ ngoài
neutron
|
3
|
Tróc vẩy ướt
|
Da
|
Chiếu xạ ngoài
beta, gamma
|
1
|
Chiếu xạ ngoài
neutron
|
3
|
Thiểu năng tuyến
giáp
|
Tuyến giáp
|
Hấp thu I-ốt
|
0,2
|
Hấp thu các tác
nhân nhạy tuyến giáp khác
|
1
|
II. Giới hạn liều áp
dụng đối với các công việc bức xạ được cấp phép
1. Giới hạn liều nghề
nghiệp
1.1. Giới hạn liều
nghề nghiệp đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi là:
a) Liều hiệu dụng 20
mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau (100 mSv trong 5
năm) [1]
và 50 mSv trong một năm đơn lẻ bất kỳ;
b) Liều tương đương
đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm được lấy trung bình trong 5 năm
kế tiếp nhau (100 mSv trong 5 năm)1 và 50 mSv trong một năm đơn lẻ
bất kỳ;
c) Liều tương đương
đối với chân và tay hoặc da[2]
500 mSv trong một năm;
d) Riêng đối với nhân
viên bức xạ nữ phải áp dụng thêm các quy định tại khoản 4 Điều 4
của Thông tư này.
1.2. Giới hạn liều
nghề nghiệp đối với người học việc trong quá trình đào tạo nghề có liên quan
đến bức xạ và đối với học sinh, sinh viên tuổi từ 16 đến 18 tuổi sử dụng nguồn
bức xạ trong quá trình học tập của mình là:
a) Liều hiệu dụng 6
mSv trong một năm;
b) Liều tương đương
đối với thủy tinh thể mắt 20 mSv trong một năm;
c) Liều tương đương
đối với chân và tay hoặc da2 150 mSv trong một năm.
2. Giới hạn liều công
chúng
2.1. Liều hiệu dụng 1
mSv trong một năm.
2.2. Trong những
trường hợp đặc biệt[3],
có thể áp dụng giá trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều kiện giá
trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau không vượt quá 1 mSv
trong một năm.
2.3. Liều tương đương
đối với thủy tinh thể mắt 15 mSv trong một năm.
2.4. Liều tương đương
đối với da2 50 mSv trong một năm.
2.5. Liều bức xạ của
người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều
trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ có độ tuổi từ 16 tuổi trở lên
không được vượt quá 5 mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều
trị. Liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán,
xét nghiệm và điều trị bằng bức xạ ion hóa hoặc dược chất phóng xạ có độ tuổi
nhỏ hơn 16 tuổi không được vượt quá 1 mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân làm xét
nghiệm hoặc điều trị.
3. Xác nhận sự tuân
thủ với quy định về giới hạn liều
3.1. Giới hạn liều
hiệu dụng quy định tại Phụ lục I này được áp dụng cho tổng các liều liên quan
gây bởi chiếu ngoài trong một khoảng thời gian xác định và các liều nhiễm liên
quan gây bởi chất phóng xạ nhiễm vào trong cơ thể trong khoảng thời gian nêu
trên. Chu kỳ để tính mức liều nhiễm là 50 năm đối với trường hợp nhiễm chất
phóng xạ đối với người lớn và 70 năm đối với trẻ em.
3.2. Tương đương liều
cá nhân thực hành Hp(10) được sử dụng là giá trị gần đúng của liều hiệu dụng
gây bởi chiếu xạ ngoài từ các bức xạ đâm xuyên trong đánh giá liều nghề nghiệp.
PHỤ
LỤC 2
MỨC
LIỀU QUYẾT ĐỊNH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ VÀ ỨNG PHÓ KHẨN CẤP TRONG TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ BỨC
XẠ, HẠT NHÂN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
Mức liều
hấp thụ
|
Hành
động bảo vệ và ứng phó được yêu cầu
|
Chiếu xạ ngoài cấp
(< 10 giờ)
|
Nếu là mức liều bức
xạ dự báo:
- Thực hiện các
biện pháp bảo vệ phòng ngừa ngay lập tức (thậm chí trong những điều kiện khó
khăn)
- Cung cấp thông
tin và cảnh báo cho công chúng
- Thực hiện tẩy xạ
khẩn cấp
Nếu là mức liều bức
xạ đã nhận được:
- Thực hiện kiểm
tra y tế ngay lập tức
- Thực hiện kiểm
soát nhiễm bẩn phóng xạ
- Thực hiện đăng ký
quan trắc sức khỏe lâu dài
|
ADTủy sống đỏ
ADBào thai
ADMô
ADDa
|
1 Gy
0,1 Gy
25 Gy ở độ sâu
0,5cm
10 Gy đối với 100
cm2
|
Chiếu xạ trong cấp
(∆ = 30 ngày)
|
AD(∆)Tủy
sống
AD(∆)Tuyến
giáp
AD(∆)Phổi
AD(∆)Ruột
kết
AD(∆)Bào
thai
|
0,2 Gy đối với nhân
phóng xạ có số Z 90
2 Gy đối với nhân
phóng xạ có số Z ∆ 89
2 Gy
30 Gy
20 Gy
0,1 Gy
|