Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 48-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 17/07/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 48-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 7 năm 1995

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48-CP NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 1995 VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để củng cố và xây dựng một nền điện ảnh Việt Nam dân tộc, hiện đại và nhân văn, mở rộng giao lưu quốc tế về điện ảnh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá và tinh thần của nhân dân;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.-

Điện ảnh là loại hình nghệ thuật tổng hợp gắn liền với phương thức sản xuất công nghiệp. Hoạt động điện ảnh nhằm giáo dục chính trị, tư tưởng, tình cảm, nâng cao dân trí và trình độ thẩm mỹ, góp phần đáp ứng nhu cầu chính đáng sinh hoạt văn hoá và tinh thần của nhân dân.

Hoạt động điện ảnh bao gồm các lĩnh vực chủ yếu: sản xuất phim, phổ biến phim (phát hành phim và chiếu phim), xuất, nhập khẩu phim. Hoạt động điện ảnh không mang tính chất kinh doanh đơn thuần; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên là loại doanh nghiệp hoạt động công ích.

Phim quy định trong nghị định này là tác phẩm điện ảnh được ghi trên các loại vật liệu, được phổ biến thông qua các cơ sở chiếu phim, các đài truyền hình và mạng lưới video.

Điều 2.- Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động điện ảnh trong cả nước bằng pháp luật theo nguyên tắc:

1. Phân biệt chức năng quản lý Nhà nước của Bộ, Uỷ ban Nhân dân các cấp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh, sự nghiệp của các cơ sở điện ảnh;

2. Đảm bảo quyền bình đẳng, quyền chủ động sáng tạo và quyền tác giả của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh, quyền hưởng thụ tác phẩm điện ảnh của mọi công dân;

3. Phim thuộc mọi thể loại, sản xuất trong nước hoặc nhập từ nước ngoài đều phải được Bộ Văn hoá - Thông tin xét duyệt và cấp giấy phép mới được phổ biến trong nước hoặc nước ngoài.

Nghiêm cấm sản xuất, nhập khẩu và phổ biến các phim có nội dung sau:

- Chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

- Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; Truyền bá tư tưởng văn hoá phản động, lối sống dâm ô đồi truỵ, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái;

- Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà Nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư, và bí mật khác do pháp luật quy định;

- Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Điều 3.- Nhà nước thực hiện chính sách sau đây đối với hoạt động điện ảnh:

1. Nhà nước đặt hàng, ưu đãi về thuế, cho vay vốn với lãi xuất thấp, trợ giá cho sáng tác kịch bản, sản xuất và phổ biến các loại phim: tài liệu, khoa học, hoạt hình, phim thiếu nhi, phim giáo khoa, phim tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà Nước, một số phim truyện, các hoạt động điện ảnh ở vùng núi, hải đảo... và phim thể nghiệm; Trợ giá một phần đối với việc nhập khẩu phim cho thiếu nhi và một số phim của nước ngoài có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật;

Nhà nước cấp một phần vốn lưu động cho các cơ sở sản xuất phim, các cơ sở xuất, nhập khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim là doanh nghiệp Nhà nước.

Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Tài chính ban hành quy chế về đặt hàng, ưu đãi về thuế, cho vay vốn trợ giá và cấp vốn lưu động cho các cơ sở nói trên.

2. Đầu tư có mục tiêu, có trọng điểm cho việc nghiên cứu lý luận, đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thật, ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại đối với các cơ sở điện ảnh của Nhà nước trên các lĩnh vực sản xuất, phổ biến và bảo quản các tác phẩm điện ảnh;

3. Củng cố và tăng cường các cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp Nhà nước thành một hệ thống liên thông giữa sản xuất và tiêu thụ, trên cơ sở đó giữ vai trò định hướng trong hoạt động điện ảnh, đồng thời thực hiện xã hội hoá hoạt động điện ảnh;

4. Khuyến khích việc xuất khẩu, phổ biến những tác phẩm có giá trị của điện ảnh Việt Nam ra nước ngoài và mở rộng giao lưu quốc tế về điện ảnh;

5. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi chính sách đối với các nghệ sĩ điện ảnh chuyên nghiệp: xếp lương cơ bản theo trình độ, chất lượng cống hiến, chứ không theo thâm niên, quy định cụ thể chế độ thưởng và phụ cấp cho nghệ sỹ tuỳ theo kết quả tham gia vào tác phẩm điện ảnh. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và bộ Văn hoá - Thông tin trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định nói ở trên.

Chương 2:

TỔ CHỨC ĐIỆN ẢNH

Điều 4.- Tổ chức điện ảnh bao gồm:

a) Các cơ sở điện ảnh sự nghiệp, hoặc doanh nghiệp thuộc các cơ quan Nhà Nước Trung ương và tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Các cơ sở điện ảnh sự nghiệp, hoặc doanh nghiệp của các tổ chức xã hội ở Trung ương và tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Các cơ sở điện ảnh là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim.

Điều 5.- Các cơ sở điện ảnh thuộc Bộ, ngành, Trung ương bao gồm:

a) Các hãng sản xuất phim;

b) các trung tâm kỹ thuật điện ảnh;

c) Công ty xuất, nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam

d) Các công ty xuất, nhập khẩu và cung ứng vật tư điện ảnh;

e) Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và lưu trữ điện ảnh.

Điều 6.- Công ty xuất nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam thuộc Bộ Văn hoá - Thông tin có một số rạp chiếu phim ở địa phương. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có công ty Phát hành phim và Chiếu bóng (doanh nghiệp), hoặc trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng (sự nghiệp). Các công ty hoặc trung tâm này có các rạp, đội chiếu phim kinh doanh, sự nghiệp và các cửa hàng bán và cho thuê băng hình.

Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không thành lập Công ty (hoặc Trung tâm) Phát hành phim và Chiếu bóng.

Điều 7.- Các cơ quan Nhà Nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân muốn thành lập cơ sở điện ảnh phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn do Bộ Văn hoá - Thông tin quy định.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG ĐIỆN ẢNH

Mục 1: VỀ SẢN XUẤT PHIM

Điều 8.-

1. Cơ sở sản xuất phim chỉ được hoạt động sau khi được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép thành lập và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của pháp luật;

2. Cơ sở sản xuất phim được quyền huy động vốn của cơ quan, đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cá nhân để sản xuất phim. Việc huy động vốn phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 9.-

Cơ quan Nhà Nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội khi có nhu cầu sản xuất phim để phổ biến rộng rãi trên phạm vi cả nước, được xét cấp giấy phép làm phim nhất thời nếu có đủ các điều kiện quy định sau:

1. Có kịch bản của bộ phim xin sản xuất;

2. Có đoàn làm phim gồm các chức danh chính: đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ, thu thanh có chứng chỉ hành nghề;

3. Có kế hoạch sản xuất và phổ biến bộ phim đó.

Điều 10.- Cơ quan, tổ chức đứng tên xin thành lập cơ sở sản xuất phim hoặc xin phép sản xuất phim nhất thời là cơ quan chủ quản của cơ sở sản xuất phim.

Thủ trưởng cơ quan chủ quản và giám đốc sơ sở sản xuất phim phải chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của phim do cơ sở mình sản xuất.

Điều 11.- Cơ sở điện ảnh muốn hợp tác làm phim hoặc cung cấp dịch vụ làm phim với tổ chức quốc tế, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài phải được Bộ Văn hoá Thông tin cho phép.

Điều 12.- Đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ thu thanh tham gia sản xuất phim phải được Bộ văn hoá - Thông tin cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều 13.-

1. Cơ sở có phim được cấp giấy phép phổ biến phải nộp một bản phim lưu chiểu cho Bộ văn hoá - Thông tin;

2. Cơ sở sản xuất phải nộp lưu trữ vật liệu gốc phim do Nhà nước đặt hàng, hoặc trợ giá cho viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh thuộc Bộ văn hoá Thông tin. Bộ văn hoá - Thông tin có quy chế cho việc lưu trữ những phim khác. Hàng năm Nhà nước cấp kinh phí mua phim có giá trị của Việt Nam và nước ngoài để lưu trữ, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, đào tạo và sáng tác điện ảnh.

Viện Nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh có trách nhiệm bảo quản vật liệu lưu trữ và đào tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.

Mục 2: VỀ XUẤT NHẬP KHẨU PHIM

Điều 14.- Cơ sở sản xuất phim được quyền xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu phim do mình sản xuất đã được Bộ Văn hoá - Thông tin cho phép xuất khẩu.

Điều 15.- Việc nhập khẩu phim để kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào đều do FAFIM Việt Nam thuộc Bộ văn hoá - Thông tin đảm nhiệm.

Việc nhập khẩu phim để phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam do Đài truyền hình Việt Nam đảm nhiệm, có sự phối hợp với Bộ văn hoá - Thông tin.

Việc nhập khẩu phim để lưu trữ và nghiên cứu được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập khẩu văn hoá phẩm.

Mục 3: VỀ PHỔ BIẾN PHIM

(Phát hành phim và chiếu phim)

Điều 16.-

1. Cơ sở sản xuất phim được quyền tự phát hành, bán, hoặc uỷ thác cho cơ sở phát hành phim phát hành sản phẩm của mình đến các cơ sở chiếu phim và mạng lưới video.

Cơ sở sản xuất phim muốn tự pháp hành phim phải đăng ký kinh doanh pháp hành theo quy định của pháp luật;

2. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở phát hành phim có đăng ký kinh doanh phát hành được mở các chi nhánh, đại lý, cửa hàng để phát hành sản phẩm thuộc sở hữu của mình ở các địa phương.

Các đại lý, cửa hàng bán và cho thuê băng hình hoạt động theo quy định của Bộ văn hoá - Thông tin .

Điều 17.- Việc chuyển tác phẩm điện ảnh được làm bằng loại vật liệu này, sang loại vật liệu khác và in nhân bản để kinh doanh, phải thực hiện theo pháp luật về quyền tác giả.

Điều 18.-

Nhà nước cấp 100% kinh phí hoạt động chiếu phim ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng nông thôn hẻo lánh, hải đảo; Cấp 50% kinh phí hoạt động chiếu phim ở các vùng nông thôn khác.

Điều 19.- Cơ sở sản xuất phim, cơ sở phát hành phim được quyền xây dựng rạp để phổ biến phim.

Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế (kể cả của nước ngoài) liên doanh, liên kết với các cơ sở điện ảnh để cải tạo, xây dựng, quản lý rạp chiếu phim, hoặc tự bỏ vốn xây dựng, quản lý rạp chiếu phim.

Điều 20.-

1. Cơ sở chiếu phim phải có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp mới được hoạt động;

2. Mọi hoạt động chiếu phim, băng hình có bán vé thu tiền, phải sử dụng vé do ngành Tài chính phát hành thống nhất trong cả nước.

Điều 21.- Các cơ sở chiếu phim phải ưu tiên chiếu những phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá.

Mục 4: PHỔ BIẾN PHIM TRÊN HỆ THỐNG TRUYỀN HÌNH

Điều 22.-

1. Hệ thống truyền hình là một trong những phương tiện chủ yếu tiêu thụ và phổ biến rộng rãi các phim của ngành Điện ảnh.

Các Đài truyền hình trong cả nước phải ưu tiên phổ biến trên sóng truyền hình các phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá.

Cơ sở sản xuất phim, cơ sở phát hành phim có trách nhiệm nhận đặt hàng để cung cấp cho đài truyền hình những phim do Nhà nước đặt hàng và trợ giá...

2. Bộ Tài chính quy định việc trả tiền bản quyền đối với phim được phát trên sóng truyền hình.

Việc phát sóng phim trên truyền hình được thực hiện sau 9 tháng, kể từ ngày phim được phát hành vòng đầu trên mạng lưới chiếu phim, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Các đài truyền hình phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.

Điều 23.-

1. Các đài truyền hình trong cả nước phải nâng dần tỉ lệ phát sóng phim truyện Việt Nam; Đến năm 1998 phim truyện Việt Nam đạt ít nhất 50% tổng thời lượng phát sóng phim truyện;

2. Bộ văn hoá - Thông tin và đài truyền hình Việt Nam quy định cụ thể về quan hệ phối hợp giữa Điện ảnh và Truyền hình trong việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và bảo đảm quyền tác giả đối với các phim phát sóng trên truyền hình.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ ĐIỆN ẢNH

Điều 24.- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động điện ảnh trong cả nước.

Bộ Văn hoá - Thông tin là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động điện ảnh trong cả nước, có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp Điện ảnh dài hạn và hàng năm; Quản lý việc thực hiện kế hoạch hoạt động điện ảnh và chương trình quốc gia củng cố và phát triển điện ảnh Việt Nam; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghệ sỹ điện ảnh.

2. Xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh và các văn bản của Chính phủ trong lĩnh vực hoạt động điện ảnh; ban hành Quyết định, Thông tư, Chỉ thị về tổ chức và hoạt động điện ảnh.

3. Cùng các ngành liên quan quyết định việc cho tổ chức, cá nhân trong nước liên doanh, liên kết, hợp tác và dịch vụ với nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động điện ảnh.

4. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập các cơ sở sản xuất phim, xuất, nhập khẩu phim trong cả nước và các cơ sở phát hành ở Trung ương;

Xét cấp giấy phép làm phim nhất thời theo quy định tại điều 9 nghị định này;

Xét cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu phim theo quy định tại các Điều 14 và 15 Nghị định này;

Quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu huỷ những phim có nội dung xấu được quy định tại Điều 2 của Nghị định này;

Đình chỉ hoạt động của các cơ sở điện ảnh có vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 2 của Nghị định này;

5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ hoạt động điện ảnh và các quy định của pháp luật về hoạt động điện ảnh; thi hành các biện pháp để ngăn chặn những hoạt động điện ảnh trái pháp luật; Khen thưởng và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 25.- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước hoạt động điện ảnh ở địa phương, có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp điện ảnh ở địa phương;

2. Cấp, thu hồi giấy phép thành lập các cơ sở phát hành phim và chiếu phim của địa phương;

3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các hoạt động điện ảnh trên địa bàn lãnh thổ; tạm đình chỉ việc thực hiện giấy phép do Bộ văn hoá - Thông tin cấp, nếu phát hiện thấy có vi phạm và báo cáo ngay để Bộ văn hoá - Thông tin xử lý; tịch thu, thu hồi, cấm lưu hành hoặc quyết định tiêu huỷ phim nói tại Điều 2 của Nghị định này.

Điều 26.- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ xin thành lập cơ sở điện ảnh, cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh có thẩm quyền phải trả lời; Nếu không cho phép thành lập phải nói rõ lý do. Tổ chức, cá nhân bị từ chối không cho phép thành lập cơ sở điện ảnh, có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Điều 27.- Bộ Văn hoá - Thông tin xây dựng hệ thống tổ chức thanh tra chuyên ngành về hoạt động điện ảnh trong cả nước.

Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra chuyên ngành về điện ảnh được quy định theo pháp luật về thanh tra.

Nội dung thanh tra bao gồm:

1. Thanh tra việc quản lý Nhà nước về hoạt động điện ảnh;

2. thanh tra hoạt động sản xuất phim, xuất, nhập khẩu phim, phát hành phim và chiếu phim của các cơ sở điện ảnh trong cả nước;

3. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh.

Điều 28.- Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên khi thanh tra cơ sở mình; có quyền khiếu nại với cơ quan thanh tra chuyên ngành về điện ảnh, hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh cấp trên, đối với những kết luận và xử lý của đoàn thanh tra, hoặc thanh tra viên.

Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh, hoặc cơ quan thanh tra chuyên ngành về điện ảnh những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong hoạt động điện ảnh.

Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.

Chương 5:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 29.- Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động điện ảnh được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước cho các tác giả và tác phẩm điện ảnh có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với Hội điện ảnh Việt Nam quy định các tiêu chuẩn, chế độ khen thưởng đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong các hoạt động sản xuất phim, xuất khẩu phim, phát hành và phổ biến phim.

Điều 30.- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong hoạt động sản xuất phim, phổ biến phim và xuất, nhập khẩu phim phải bị đình chỉ ngay các hành vi vi phạm và tuỳ theo mức độ bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 31.- Thẩm quyền và thủ tục xử lý các vi phạm phải thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, về bồi thường thiệt hại, về trách nhiệm hình sự.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32.-

1. Căn cứ vào Nghị định này, Bộ Văn hoá - Thông tin quy hoạch lại toàn bộ các cơ sở điện ảnh, trong đó có các đại lý, cửa hàng bán và cho thuê băng hình trong cả nước.

Bộ Văn hoá - Thông tin, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức đăng ký và thành lập lại các cơ sở điện ảnh thuộc thẩm quyền;

2. Bộ văn hoá - Thông tin quy định trách nhiệm của Công ty xuất, nhập khẩu và phát hành phim Việt Nam đối với hoạt động chiếu phim trong cả nước và đối với các cơ sở sản xuất phim.

Điều 33.- Bộ Văn hoá - Thông tin phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan ra thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định này.

Điều 34.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

 

Võ Văn kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------

No: 48-CP

Hanoi, July 17, 1995

 

DECREE

ON THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE CINEMATOGRAPHIC SERVICE

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
In order to strengthen and build up a national, modern and humane Vietnam cinematography, broaden international exchange in cinematography and meet the needs of cultural and spiritual life of the people;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Cinematography is a genre of comprehensive art associated with the industrial mode of production. Cinematographic activities aim to effect political, ideological and sentimental education, raise the cultural and aesthetic standard of the people, and contribute to meeting the legitimate demands of the cultural and spiritual life of the people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The films stipulated in this Decree are cinematographic works recorded on different materials, and are disseminated through film production studios, television stations and the video network.

Article 2.- The State exercises unified management of cinematographic activities throughout the country by means of laws and on the following principles:

1. Distinction between the State managerial function of the Ministries and the People's Committees at all levels, and the function of production, business and public service of the cinematographic establishments.

2. Assurance of the right to equality, initiative in creation and authorship right of the organizations and individuals, and the right of all citizens to enjoy cinematographic works.

3. Films of all styles, kinds and genres produced in the country or imported must get the scanning approval and permit of the Ministry of Culture and Information before they can be disseminated in the country or abroad.

It is strictly forbidden to produce, import and disseminate films with the following contents:

- To oppose the State of the Socialist Republic of Vietnam; to sabotage the bloc of national unity;

- To make propaganda for violence and aggressive wars, to incite hatred among nations and the peoples in different countries; to propagate the reactionary cultural ideas, the pornographic and depraved lifestyle, criminal acts, social evils, superstition, damaging to the fine customs and habits and the environment.

- To disclose secrets of the Party and the State, military, security, economic and external relations secrets, secrets of private lives and other secrets stipulated by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The State effects the following policies toward cinematographic activities:

1. The State shall place orders, grant preferential tax treatment, give loans at low interest, and provide subsidies for the writing of screenplays, the production and dissemination of these kinds of film: documentary and scientific films, animated cartoons, children's films, educational films, films to educate about the policies of the Party and the State, a number of feature films, the cinematographic activities in the mountainous areas and on the offshore islands..., and experimental films. The State shall partly subsidize the import of films for children and a number of foreign films with ideological and artistic value.

The State shall allocate part of the movable capital to the film production establishments and the film export and import enterprises, as well as the film distribution and film projection enterprises which are State owned.

The Ministry of Culture and Information and the Ministry of Finance shall issue a regulation on placing orders, preferential taxation, credit subsidies and allocation of movable fund for the above establishments.

2. To invest in well-defined and key targets in theoretical research, training of personnel and building of material and technical establishments, in the application of modern science and technology at the State-owned cinematographic establishments in the domains of production, dissemination and preservation of cinematographic works.

3. To consolidate and strengthen the cinematographic establishments which are State-owned enterprises into an inter-connected system of production and consumption, on which basis to affirm their orientation-setting role in cinematographic activities and also to socialize these activities.

4. To encourage the export and dissemination of cinematographic works of value of Vietnam abroad, and to broaden international exchange in cinematography.

5. To continue amending and modifying the policy toward professional cinematographic artists: to set their basic wages according to their standard and the quality of their performances, not to their seniority; to make concrete regulations on the regime of bonuses and allowances for the artists according to the results of their participation in the cinematographic works. The Government Commission on Organization and Personnel and the Ministry of Culture and Information shall submit the above regulations to the Prime Minister for promulgation.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.- The organization of the cinematographic service comprises:

a/ The non-business cinematographic establishments, or enterprises belonging to State agencies at the center and in the provinces and cities directly under the Central Government.

b/ The non-business cinematographic establishments, or enterprises belonging to social organizations at the center and in the provinces and cities directly under the Central Government;

c/ The cinematographic establishments which are enterprises belonging to other economic sectors, operating in the domain of film production, distribution and projection.

Article 5.- The cinematographic establishments under the Ministries and central branches and services comprise:

a/ The Film Production Studios;

b/ The Cinematographic Technical Centers;

c/ The Vietnam Film Import-Export and Distribution Company;

d/ The Cinematographic Import-Export and Material Supply Companies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- The Vietnam Film Import-Export and Distribution Company under the Ministry of Culture and Information has a number of cinemas in the localities. In the provinces and cities directly under the Central Government, there are Film Distribution and Projection Companies (enterprises) or Film Distribution and Projection Centers (non-business). These Companies or Centers have cinemas, business and non-business film projection teams and shops selling or leasing videos.

No districts, towns or provincial cities can set up Companies (or Centers) for Film Distribution and Projection.

Article 7.- A State agency, or economic or social organization, or individual that wants to set up a cinematographic establishment, must fill all the conditions and criteria set by the Ministry of Culture and Information.

Chapter III

CINEMATOGRAPHIC ACTIVITIES

Section 1. ON THE FILM PRODUCTION

Article 8.-

1. A film production establishment can operate only after the Ministry of Culture and Information allows its establishment, and after it has filled other procedures prescribed by law;

2. The film production establishments are entitled to raise funds from agencies, mass organizations, economic organizations, social organizations, and individuals to make films. The mobilization of capital must abide by the regulations of the current law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. It has the screenplay of the film applying for production;

2. It has a film-making team with the main titles, such as director, cameraman, designer, sound operator with operation certificates;

3. It has a plan for production and dissemination of the film.

Article 10.- The agency or organization which applies for the setting up of a film production establishment, or permission for temporary film production, is the controlling agency of the film production establishment.

The Head of the controlling agency and the Director of the film production establishment shall take responsibility for the contents and quality of the film produced by them.

Article 11.- A cinematographic establishment which wants to cooperate in film production with or to supply film services to an international organization or a foreign individual, must have permission from the Ministry of Culture and Information.

Article 12.- A director, film cameraman, designer or sound operator who takes part in film production, must get an operational license from the Ministry of Culture and Information.

Article 13.-

1. An establishment which has received a permit for dissemination of a film must submit a copy of the film to the archive department of the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Cinematographic Art and Archive Institute shall have to preserve the archives and create conditions for their utilization.

Section 2. ON THE IMPORTATION AND EXPORTATION OF FILMS

Article 14.- The film production establishment is entitled to export, or empower another to export, films produced by it which has got an export permit from the Ministry of Culture and Infomation.

Article 15.- The importation of films for business purposes in any form shall be assumed by the Vietnam FAFIM under the Ministry of Culture and Information.

The importation of films for redistribution on the waves of the Vietnam Television shall be assumed by the Vietnam Television, in collaboration with the Ministry of Culture and Information.

The importation of films for archives and research shall be conducted according to the law on the exportation and importation of cultural products.

Section 3. ON THE DISSEMINATION OF FILMS

(film distribution and projection)

Article 16.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The film production establishment, which wants to distribute its films on its own, must register the distribution business as prescribed by law.

2. The film production and distribution establishment, which has registered for distribution business, is authorized to open its branches, agents and sale shops to distribute its products under its ownership in the localities.

The agents and video tape sale and rent shops shall operate as prescribed by the Ministry of Culture and Information.

Article 17.- The change of a cinematographic work made in one material to another, and its multiplication by printing for business purposes must be done according to the law on authorship right.

Article 18.- The State will grant 100% of the expenditures for film projection activities in the mountainous regions, the areas of ethnic minorities, remote rural areas and offshore islands, and grant 50% of the expenditures on film projection activities in other rural areas.

Article 19.- The film production and distribution establishments are authoritzed to build cinemas to disseminate films.

The State encourages all economic sectors (including of foreign countries) to enter into joint venture and cooperation with cinematographic establishments in transforming, building and managing cinemas, or to spend their own capital on building and managing cinemas.

Article 20.-

1. The film projection establishment can operate only after getting a license from the authorized State agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- The film projection establishments must give priority to the projection of films ordered or subsidized by the State.

Section 4. DISSEMINATING FILMS ON THE TELEVISION NETWORK

Article 22.-

1. The television network is one of the main channels to consume and disseminate widely the films of the cinematographic service.

The television stations throughout the country must give priority to the dissemination on the television wave the films ordered or subsidized by the State.

The film production and distribution establishments have the responsibility to accept orders for supply to the television stations the films ordered or subsidized by the State.

2. The Ministry of Finance shall provide for the payment of copyright royalties to the films distributed on the television wave.

The dissemination of films on the television shall be conducted 9 months after the films are first projected on the film production network, except otherwise agreed upon by the parties.

The television stations must abide by the provisions of law on authorship with regard to cinematographic works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The television stations throughout the country shall have to raise gradually the rate of Vietnamese feature films on the television screen, so that by 1998 Vietnamese feature films shall account for at least 50% of the television time reserved for feature films.

2. The Ministry of Culture and Information and the Vietnam Television shall make concrete provisions on the coordinative relations between the Cinematographic Service and the Television Service in the supply, cooperation, ordering, utilization, and ensuring the authorship right of the films disseminated on the television.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OF CINEMATOGRAPHIC SERVICE

Article 24.- The Government exercizes unified management of cinematographic organization and activities throughout the country.

The Ministry of Culture and Information is the agency of the Government conducting unified State management over cinematographic organization and activities in the whole country. It has the following tasks and powers:

1. To work out the planning and long-term and annual plans for the development of cinematography; to manage the implementation of the plan of operation of cinematographic activities and the national program of strengthening and developing the Vietnamese cinematography; to elaborate the plan for training and fostering cinematographic personnel and artists;

2. To draft laws and ordinances and other documents of the Government in the domain of cinematographic activities; to issue decisions, circulars and directives on cinematographic organization and activities;

3. Together with the concerned branches, to allow organizations and individuals in the country to enter into joint ventures, linkage cooperation and services with foreign countries in the domain of cinematographic activities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To consider and grant temporary permits for film making as provided for in Article 9 of this Decree;

To consider for the issue of permits for the exportation and importation of films, as provided for in Articles 14 and 15 of this Decree;

To withdraw, confiscate and ban the circulation, and to destroy films with noxious contents as provided for in Article 2 of this Decree;

To suspend the activities of the cinematographic establishments which violate the law, as provided for in Article 2 of this Decree;

5. To inspect and control the implementation of the orientations and tasks of cinematographic activities and the prescriptions of law on cinematographic activities; to take measures to prevent law-contraventing cinematographic activities; to decide on awards and penalties as prescribed by law.

Article 25.- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall excercise State management over cinematographic activities in the localities. They have the following tasks and powers:

1. To work out planning and plans for the development of cinematography in the localities;

2. To issue and withdraw permits for the setting up of film distribution and projection establishments in the localities;

3. To guide, inspect and control cinematographic activities, in their territories, provisionally suspend the carrying out of the permit issued by the Ministry of Culture and Information if they detect violations, and they must immediately report to the Ministry of Culture and Information for settlement; to confiscate, withdraw and ban the circulation or decide to destroy the films mentioned in Article 2 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- The Ministry of Culture and Information shall build a system of specialized inspection on cinematographic activities in the whole country.

The tasks and powers of this specialized inspection system shall be defined in accordance with the law on inspection.

The inspectoral work consists of the following:

1. To inspect the State management over cinematographic activities;

2. To inspect the activities in the production, exportation, importation, distribution and projection of films by cinematographic establishments in the whole country;

3. To inspect the implementation of the prescriptions of law, the policies and regimes of the State concerning cinematographic activities.

Article 28.- The organizations and individuals operating in the cinematographic domain have the responsibility to meet the demand of the inspection teams and inspectors during the inspection of their establishments. They can protest to the specialized inspection agencies of cinematography or the State management on cinematography of the higher level, concerning the conclusions and decisions on settlement by the inspection team or individual inspectors.

An organization or individual may protest and denounce to the State management agency on cinematography or the specialized inspection agency on cinematography the violations of law committed by an organization or an individual in cinematographic activities.

The agency which receives the protests and denunciations has the responsibility to consider and settle these protests and denunciations according to the prescriptions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



REWARDS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 29.- The organizations and individuals with meritorious records in cinematographic activities shall be commended and rewarded according to the common regulations of the State.

The State shall confer the Ho Chi Minh Award and the State Awards to those authors and works of cinematography of high ideological and artistic value.

The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the Vietnam Cinematography Association in working out the criteria and regime of award for the organizations and individuals with meritorious contributions in the activities of production, import and export, distribution and dissemination of films.

Article 30.- The organizations and individuals that commit acts of violation of the regulations for the activities in the production, dissemination and import and export of films, shall be suspended immediately from these acts of violation and, depending on the extent of the violation, be subject to administrative sanctions or examined for penal liability.

Article 31.- The competence and procedure for the handling of the violations shall have to be conducted according to the regulations of law on the handling of administrative offenses and compensations for damages and penal liabilitiy.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Culture and Information, the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall organize the re-registration and the re-establishment of the cinematographic establishments under their jurisdiction.

2. The Ministry of Culture and Information shall define the responsibilities of the companies for the Vietnam Film Import-Export and Distribution Company with regard to the film projection activities in the whole country as well as with regard to the film production establishments.

Article 33.- The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the concerned Ministries and branches in issuing circulars to provide detailed guidance in the implementation of this Decree.

Article 34.- This Decree takes effect on the date of its issue. The earlier regulations which are contrary to this Decree are now annulled.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 48-CP ngày 17/07/1995 về tổ chức và hoạt động Điện ảnh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.146

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.185.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!