Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 95TC/ĐT hướng dẫn quản lý nguồn vốn vay Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật bản (OECF) dự án XDCB

Số hiệu: 95TC/ĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký:
Ngày ban hành: 14/11/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 95TC/ĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 1994

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 95 TC/ĐT NGÀY 14/11/1994 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN VAY CỦA QUỸ HỢP TÁC KINH TẾ HẢI NGOẠI NHẬT BẢN (OECF) CHO CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN

Căn cứ Nghị định số 177-CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 58-CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài và Nghị định số 20-CP ngày 15-3-1994 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ vào các Hiệp định tín dụng đã kỹ giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật Bản (OECF);
Sau khi thống nhất với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Ngân hàng nước Việt Nam;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý nguồn vốn vay của OECF cho các dự án xây dựng cơ bản như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Nguồn vốn ODA là khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vì vậy toàn bộ tiền vay phải được cân đối vào ngân sách Nhà nước. Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn vay vào ngân sách Nhà nước và để trả nợ cho nước ngoài khi đến hạn trả nợ (bao gồm cả gốc và lãi).

2- Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn này được phân thành 2 loại:

- Các dự án thuộc đối tượng được cấp phát vốn theo chế độ cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước hiện hành bao gồm các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội và các dự án khác không có khả năng thu hồi vốn theo quy định tại Nghị định số 177-CP ngày 20-10-1994 của Chính phủ.

- Các dự án không thuộc đối tượng trên, Chủ đầu tư phải vay lại nguồn vốn này.

3- Bộ Tài chính trực tiếp quản lý, cấp phát vốn cho các dự án thuộc đối tượng cấp phát vốn ngân sách và cho vay đối với các dự án thuộc đối tượng tín dụng ưu đãi.

4- Cơ quan chủ quản đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm cấp và trình duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn này và nguồn vốn đối ứng trong nước cần thiết hàng năm theo chế độ quy định.

5- Các Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích và phù hợp với các điều kiện đã cam kết trong Hiệp định tín dụng. Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư có trách nhiệm trả nợ (cả gốc và lãi vay) đúng quy định.

II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được Bộ Tài chính uỷ quyền thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và quản lý khoản vay đối với OECF và được hưởng phí dịch vụ 0,07%/năm trên số dư nợ OECF.

2- Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) thực hiện việc cấp phát thanh toán vốn cho các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát và cho vay đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại.

Đối với các dự án phải vay lại, Tổng cục Đầu tư phát triển được hưởng phí phục vụ 0,20%/năm trên số dư nợ vay.

3- Ngay sau khi rút vốn vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) bản kê rút vốn kèm thông báo trả tiền của Ngân hàng Nhật Bản. Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu ngân sách Nhà nước và ghi chi cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư.

Tỷ giá hối đoái giữa đồng Yên với đồng Việt Nam để hoạch toán ngân sách là tỷ giá bán ra do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm thanh toán qua ngân sách Nhà nước.

4- Kế hoạch đầu xây dựng cơ bản hàng năm của dự án phải thể hiện đầy đủ các nguồn vốn và tiến độ rút vốn bao gồm:

a) Vốn vay của OECF, trong đó:

- Phân chi trả bằng tiền Yên.

- Phần chi trả bằng tiền đồng Việt Nam .

b) Vốn trong nước đối ứng cần thiết.

5. Phần vốn đối ứng trong nước cần thiết hàng năm được xử lý như sau:

- Các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát được cân đối trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản nguồn ngân sách hàng năm.

- Các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư lập kế hoạch để được bố trí vốn tín dụng Nhà nước, các nguồn vốn vay khác và các nguồn vốn tự huy động hợp pháp.

6- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải ký hợp đồng với Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) về việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và nghiệp vụ quản lý vốn vay với OECF được Bộ Tài chính uỷ quyền.

Chủ đầu tư (đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại) phải ký hợp đồng vay vốn với Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển), hoàn trả lãi và gốc vay cho Tổng cục Đầu tư phát triển từng kỳ sớm hơn 01 tháng so với quy định trong Hiệp định tín dụng.

Khuyến khích các Chủ đầu tư trả nợ trước hạn cho ngân sách Nhà nước.

Trường hợp Chủ đầu tư không trả được nợ đúng hạn cho Bộ Tài chính với bất kỳ lý do nào, Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ xem xét xử lý. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước.

7- Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư phải trả lãi suất vốn vay gồm:

- Lãi suất vốn vay của OECF và các khoản phí dịch vụ do OECF thu theo quy định của Hiệp định tín dụng.

- Phí do Ngân hàng Tokyo thu.

- Phí dịch vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 0.07%/năm.

- Phí phục vụ của Tổng cụ Đầu tư phát triển 0,20%/năm.

Tuỳ theo tình hình thực tế, mức phí của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và của Tổng cục Đầu tư phát triển có thể được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp.

8- Các phương thức rút vốn thanh toán:

a) Phương thức cam kết:

Phương thức này được áp dụng rút vốn vay để mua hàng hoá và dịch vụ của các nước ngoài đối với phần hợp đồng ghi bằng ngoại tệ. Việc thanh toán được thực hiện dưới hình thức một tín dụng thương mại (L/C), OECF cấp một thư cam kết bảo đảm hoàn trả cho những khoản thanh toán tiến hành đối với L/C đó.

(Sơ đồ của phương thức này được nêu ở phụ lục 1 kèm theo).

- Chủ đầu tư gửi Bộ Tài chính bản Hợp đồng đã kỹ kết với người cung cấp. Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được bản hợp đồng, Bộ Tài chính thông báo cho Chủ đầu tư về kết quả xem xét hợp đồng, trong đó có phần vốn sẽ thanh toán theo L/C.

- Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính, Chủ đầu tư đề nghị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mở L/C. Trong vòng 7 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam yêu cầu Ngân hàng Tokyo mở L/C để thanh toán các khoản trong Hợp đồng đã quy định.

- Sau khi nhận được thông báo của OECF về việc đã cấp thư cam kết, L/C đã có hiệu lực.

Quá trình thanh toán theo L/C được tiến hành như sau:

- Sau khi nhận được đề nghị thanh toán kèm theo báo cáo về các công việc đã hoàn thành và các chứng từ cần thiết của người cung cấp, Chủ đầu tư kiểm tra xem xét và xác nhận, gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển). Trong vòng 7 ngày làm việc, nếu không có ý kiến của Bộ Tài chính khác với xác nhận của Chủ đầu tư, người cung cấp gửi đề nghị thanh toán cho Ngân hàng phục vụ mình. Việc thanh toán theo L/C được thực hiện.

- Sau khi nhận được thông báo của OECF về việc rút vốn vay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo ngay cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển). Bộ Tài chính tiến hành việc ghi thu ngân sách Nhà nước và ghi chi cấp phát hoặc cho vay các dự án.

b) Phương thức hoàn trả:

Phương thức này được áp dụng trong trường hợp Chủ đầu tư thanh toán trước cho người cung cấp hàng và dịch vụ bằng vốn của mình, sau đó mới đề nghị OECF hoàn lại các khoản đã cho bằng vốn vay.

(Sơ đồ của phương thức này được nêu ở phụ lục 2 và phụ lục 3 kèm theo).

- Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tài chính về việc xem xét hợp đồng giữa Chủ đầu tư và người cung cấp (như quy định của phương thức cam kết), người cung cấp thực hiện nghĩa vụ theo Hợp đồng với Chủ đầu tư.

- Sau khi nhận được đề nghị thanh toán của người cung cấp (gồm phần vốn ứng trước, vốn thanh toán theo tiến độ quy định trong hợp đồng):

+ Đối với các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát, Chủ đầu tư đề nghị Bộ Tài chính (Tổng cục Đầu tư phát triển) cấp ứng vốn ngân sách để thanh toán cho người cung cấp.

+ Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư huy động nguồn vốn của mình hoặc vay ngân hàng để thanh toán cho người cung cấp.

- Sau khi nhận được toàn bộ hoá đơn, chứng từ, tài liệu thanh toán của người cung cấp, Chủ đầu tư kiểm tra và gửi Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại và Tổng cục Đầu tư phát triển) đề nghị hoàn trả tiền (bằng vốn vay OECF) kèm theo chứng từ thanh toán và xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền.

- Trong vòng 7 ngày làm việc, Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại) gửi cho OECF đề nghị hoàn trả tiền gồm yêu cầu hoàn trả, 1 bản tóm tắt công việc, yêu cầu của Chủ đầu tư, chứng từ đã thanh toán của Chủ đầu tư, xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền.

Số tiền đề nghị hoàn trả bằng tiền Yên được quy đổi theo tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với đồng Yên của ngày trước ngày đề nghị.

- Khi nhận được thông báo vốn vay OECF đã được rút, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo cho Bộ Tài chính, Bộ Tài chính tiến hành ghi thu ngân sách Nhà nước và:

+ Ghi chi cấp phát vốn đầu tư cho dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp, đồng thời thu hồi vốn đã ứng.

+ Ghi chi cho Chủ đầu tư vay đối với các dự án thuộc đối tượng vay lại để Chủ đầu tư trả nợ vốn đã ứng hoặc đã vay Ngân hàng.

c) Phương thức thanh toán trực tiếp:

Phương thực này được áp dụng trong trường hợp thanh toán theo L/C là không thích hợp hoặc khó khăn cho người vay để thanh toán cho người cung cấp.

Sau khi ngân được yêu cầu thanh toán của người cung cấp, người vay gửi yêu cầu trả tiền cùng các tài liệu quy định cho OECF.

Khi khẳng định các chứng từ hợp lệ và nhận được phí dịch vụ, OECF sẽ chuyển tiền vào tài khoản đồng Yên do người vay mở tại Ngân hàng Nhật Bản. Ngân hàng Nhật Bản chuyển tiền cho người cung cấp theo các điều khoản của Hợp đồng giữa người vay và Ngân hàng Nhật Bản.

d) Phương thức tài khoản đặc biệt:

OECF ứng trước cho bên vay một khoản tiền và có thể được bổ sung từ khoản vay vào một tài khoản đặc biệt do người vay mở để người vay thanh toán cho các chi phí của người cung cấp có số tiền nhỏ, hoặc các chi phí liên quan đến dự án như đào tạo, vé máy bay, chi phí khác...

Sau đó, phương thức hoàn trả sẽ được áp dụng.

9- Số tiền trong nước để các chủ đầu tư thanh toán trước cho người cung cấp, sau đó mới được hoàn trả bằng vốn vay OECF (đối với phương thức hoàn trả) được xử lý như sau:

- Các dự án thuộc đối tượng ngấn ách cấp phát, số vốn này được ngân sách đảm bảo. Chủ đầu tư đề nghị Bộ Tài chính cấp ứng khoản vốn này. Bộ Tài chính thu hồi khoản vốn đã ứng ngay sau khi vay được vốn của OECF.

+ Điều kiện để Chủ đầu tư ứng vốn trước cho người cung cấp thực hiện theo điều khoản về thanh toán trong hợp đồng.

+ Điều kiện, chứng từ để được cấp vốn thanh toán với OECF theo quy định của Hiệp định tín dụng.

- Các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Chủ đầu tư huy động mọi nguồn vốn hợp pháp để đảm bảo, nếu thiếu có thể vay ngân hàng. Lãi vay ngân hàng của khoản vay này được hạch toán vào giá thành công trình.

10- Thực hiện việc kiểm toán theo quy định tại Thông tư Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Tài chính số 09 TC-NH ngày 20-6-1994.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Tổng cục Đầu tư phát triển (Bộ Tài chính) hướng dẫn cụ thể cho các chủ đầu tư về thể thức thanh toán quốc tế, cấp phát và cho vay vốn.

2- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam báo cáo hàng quý cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tình hình rút vốn vay, hoàn trả lãi và gốc cho OECF.

3- Chủ đầu tư báo cáo hàng quý, năm cho Bộ Tài chính, cơ quan chủ quản đầu tư, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về tình hình nhận, sử dụng và hoàn trả vốn vay.

4- Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra định kỳ và đột xuất tình hình quản lý, sử dụng vốn vay của Chủ đầu tư, của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Nếu phát hiện trường hợp sử dụng vốn vay không đúng với quy định thì có thể thu hồi số vốn đã chuyển hoặc tạm ngừng chuyển vốn để xử lý.

5- Trong thời gian từ ngày ban hành Thông tư này đến ngày 01-01-1995 (khi Tổng cục Đầu tư phát triển bắt đầu hoạt động), việc quản lý cấp phát và cho vay thực hiện như sau:

- Đối với các dự án thuộc đối tượng ngân sách cấp phát, Bộ Tài chính chuyển vốn sang Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để cấp phát cho Chủ đầu tư.

- Đối với các dự án thuộc đối tượng phải vay lại, Bộ Tài chính chuyển vốn sang Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam để cho các chủ đầu tư vay lại. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam được hưởng phí phục vụ 0,2%/năm trên số dư nợ vay.

IV- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực từ ngày ban hành.

Trong quá trình thực hiện, căn cứ vào tình hình thực tế (các dự án sẽ được ký giữa Việt Nam với OECF trong các tài khoá tới), có những vấn đề đặc thù, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn riêng. Nếu có vướng mắc các đơn vị cần phản ảnh kịp thời để Bộ Tài chính cùng các cơ quan có liên quan nghiên cứ giải quyết.

PHỤ LỤC 1

THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC CAM KẾT

PHẦN I. MỞ L/C VÀ CẤP THƯ CAM KẾT:

OECF

(9)

Ngân hàng

TOKYO

(7)

(8)

(1) (5) (6) (10)

Viet Com

Bank

Bộ Tài chính

(4) (10)

(3) (4)

Người cung cấp

Chủ đầu tư

1. Hiệp định tín dụng

2. Ký kết hợp đồng.

3. Chủ đầu tư gửi Bộ Tài chính hợp đồng để kiểm tra, xem xét.

4. Thông báo về kết quả xem xét hợp đồng .Trong đó có phần vốn sẽ thanh toán theo L/C.

5. Yêu cầu mở L/C để thanh toán các khoản trong hợp đồng đã quy định.

6. Yêu cầu mở L/C

7. Ngân hàng TOKYO mở L/C (L/C chưa có hiệu lực)

8. Yêu cầu cấp thư cam kết

9. Cấp thư cam kết (L/C có hiệu lực)

10. Thông báo về việc cấp thư cam kết.

PHẦN 2: THANH TOÁN:

OECF


Ngân hàng

người cung cấp

(6) (7)

Ngân hàng

TOKYO

(5)

(8) (9)

(9)

Bộ Tài chính

Tổng cục

ĐT - PT

Viet com

bank

(9)

(3) (4)

Chủ đầu tư

(1) (2) (10)

(1)

(2)

Người cung cấp

1. Đề nghị thanh toán.

2. Xác nhận các công việc hoàn thành được thanh toán

3. Đề nghị thanh toán

4. Đề nghị hoàn trả vốn.

6. Đề nghị rút vốn

7. Rút vốn vay sau khi đã kiểm tra.

8. Hoàn trả vốn.

9. Thông báo sau khi rút vốn

10. Làm thủ tục ghi thu - ghi chi cấp phát hoặc cho vay.

PHỤ LỤC 2

THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC HOÀN TRẢ
(Đối với các dự án NS cấp phát)

(11)

(13) (12)

OECF

Ngân hàng

TOKYO

Viet com

bank

Bộ Tài chính

Tổng cục

ĐT - PT

Chủ đầu tư

Người cung cấp

(1)

(13)

(10)

(14)

(15)

(9)

(6)

(5)

(8)

(7)

(4)

(3)

(2)

1. Hiệp định tín dụng

2. Ký kết hợp đồng

3. Sau khi hợp đồng có hiệu lực, thực hiện hợp đồng

4. Đề nghị thanh toán (gồm phần ứng trước, sau đó là thanh toán từng kỳ theo hợp đồng), số tiền đề nghị bằng đồng Việt Nam

5. Chủ dự án đề nghị cấp (ứng) vốn.

6. Cấp vốn (ứng)

7. Thanh toán (ĐVN)

8. Hoá đơn, chứng từ, tài liệu thanh toán.

9. Gửi yêu cầu hoàn trả, kèm theo toàn bộ chứng từ thanh toán bằng đồng Việt Nam

10. Quy đổi từ ĐVN sang tiền Yên theo tỷ giá hối đoái của ngày trước ngày đề nghị gửi đề nghị hoàn trả bằng tiền Yên gồm 1 yêu cầu, 1 bản tóm tắt công việc, kèm theo yêu cầu của chủ dự án, chứng từ đã thanh toán của chủ dự án, xác nhận của người cung cấp đã nhận tiền.

11. Trả tiền (Yên) Bắt đầu tính nợ vay.

12. Chuyển tiền.

13. Thông báo chuyển tiền

14. Chuyển tiền

15. Cấp phát cho dự án, thu hồi khoản ứng.

PHỤ LỤC 3

THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC HOÀN TRẢ.

(Đối với các dự án phải vay lại)

OECF

Ngân hàng

Tokyo

(11)

(13)

(10)

(1)

(13) (12)

Bộ Tài chính

Tổng cục

ĐT - PT

Viet com bank

(14)

(9) (15)

Ngân hàng Ngoại thương

vốn huy động

Chủ đầu tư

(5)

(6)

(16)

(2) (3) (4) (7) (8)

Người cung cấp

1. Hiệp định tín dụng

2. Ký kết hợp đồng

3. Thực hiện hợp đồng

4. Đề nghị thanh toán theo hợp đồng

5. Huy động vốn hoặc xin vay vốn

6. Vốn huy động hoặc ngân hàng cho vay

7. Thanh toán

8. Hóa đơn, chứng từ thanh toán

9. Yêu cầu hoàn trả

10. Đề nghị hoàn trả tiền

11. Trả tiền

12. Chuyển tiền

13. Thông báo chuyển tiền

14. Chuyển tiền

15. Cho vay

16. Hoàn trả vốn huy động hoặc trả nợ ngân hàng.

Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư

Chủ đầu tư

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ NĂM 199....

Dự án:........................................

Tổng

Chia ra

số

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Tổng số:

ư Trong đó:

+Vốn vay OECF

Chi bằng ngoại tệ

Chi bằng tiền Việt Nam (Trả trước)

+ Vốn trong nước

Nơi nhận:

- Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư.

- U.B.K.H.N.N

- Bộ Tài chính (Vụ TCĐN)

- Tổng cục Đầu tư phát triển

- Ngân hàng Ngoại thương VN

Bộ địa phương

Chủ dự án

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH NHẬN, SỬ DỤNG, HOÀN TRẢ VỐN VAY OECF

Quý... Năm...

Dự án

Thực hiện quý...............

Luỹ kế từ đầu đến cuối quý..............

1. Tiền vay OECF:

- Bằng tiền Yên

- Bằng ĐVN

2. Sử dụng:

- Bằng tiền Yên

- Bằng ĐVN

3. Trả nợ:

- Trả gốc vay

- Trả lãi vay

Nơi nhân:

- Bộ Tài chính (Vụ TCĐN)

- U.B.K.H.N.N

- Ngân hàng ngoại thương

- Ngân hàng Nhà nước VN

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH RÚT VỐN VÀ TRẢ NỢ VỐN VAY OECF

Quý....... Năm.....

Rút vốn vay

Trả nợ vốn vay

Luỹ kế từ đầu đến cuối quý ....

Riêng quý .............

Luỹ kế từ đầu đến cuối quý ....

Riêng quý .............

Gốc

Lãi

Gốc

Lãi

1. Dự án

2. Dự án

3. .........................

Nơi nhận:

- Bộ Tài chính (Vụ TCĐN)

- Tổng cục Đầu tư phát triển

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 95TC/ĐT ngày 14/11/1994 hướng dẫn chế độ quản lý nguồn vốn vay của Quỹ hợp tác kinh tế hải ngoại Nhật bản (OECF) cho các dự án XDCB do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.188

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.214.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!