|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
99-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Võ Văn Kiệt
|
Ngày ban hành:
|
09/02/1996
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 99-TTg
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 2 năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM 1996-2000 ĐỐI VỚI
VIỆC PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI, GIAO THÔNG VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn
cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao
thông vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Định hướng dài
hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 về phát triển thuỷ lợi, giao thông, xây dựng
nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm ổn định đời sồng nhân dân, phát
triển sản xuất toàn diện, xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long theo
hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, góp phần bảo đảm an toàn lương thực quốc
gia, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
I. THUỶ LỢI:
Công
tác thuỷ lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long phải nhằm sử dụng và khai thác triệt
để và hợp lý nhất nguồn nước sông Mê Kông là tài nguyên thiên nhiên to lớn và
rất quý giá, đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa tác hại do lũ lụt gây
ra.
Từng
bước hình thành hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh bao gồm các công trình tưới, tiêu,
thau chua, xổ phèn, ngăn mặn, và kiểm soát lũ đồng bộ từ công trình đầu mối,
kênh trục các cấp đến hệ thống nội đồng để bảo đảm nước tưới cho diện tích canh
tác khoảng 2,0 triệu ha, trong đó, mở rộng diện tích gieo trồng lúa do tăng vụ
và khai hoang thêm khoảng 600.000-700.000 ha, bảo đảm cuộc sống ổn định cho 10
triệu dân trong vùng ngập lụt và cải thiện môi trường sinh thái.
1-
Hoàn thành 3 chương trình trọng điểm Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây
sông Hậu để gieo trồng 2 vụ - 3 vụ/năm.
2-
Hoàn thành chương trình ngọt hoá bán đảo Cà Mau, Gò Công, Nam Măng Thít để khai hoang, tăng vụ và phát triển sản xuất ổn định.
3- Đối
với cây trồng ngắn ngày vùng ngập lụt:
Để bảo
đảm ăn chắc 2 vụ đông xuân và hè thu trong vùng ngập sâu, (có mức ngập trên
1m), tuỳ theo yêu cầu về thời gian thu hoạch vụ hè thu ở các vùng khác nhau cần
áp dụng biện pháp thích nghi với lũ, phòng tránh lũ, chuyển dịch mùa vụ để bảo
đảm thu hoạch vụ hè thu trước thượng tuần hoặc hạ tuần tháng 8 hàng năm.
- Từng
bước tiến tới kiểm soát lũ cả năm ở vùng ngập nông (có mức ngập dưới 1m), ở
những nơi có điều kiện có thể đắp bờ bao nhưng phải bảo đảm không cản trở việc
thoát lũ và phải theo đúng quy định cụ thể trong quy hoạch.
4- Đối
với cây trồng lâu năm vùng ngập lụt:
Có
biện pháp chủ động kiểm soát lũ cả năm. Riêng vùng ngập sâu cần nghiên cứu
giống cây trồng thích hợp để có thể chịu ngập ngắn ngày.
II- GIAO THÔNG (THUỶ VÀ BỘ).
1- Hệ
thống giao thông (thuỷ và bộ) và hệ thống thuỷ lợi (cống, kênh, bờ kênh các cấp
và các bờ bao) phải bảo đảm đồng bộ để hình thành hệ thống giao thông hoàn
chỉnh, phù hợp với tập quán ở đồng bằng sông Cửu Long, nhưng không được tạo
thành vật cản dòng chảy làm tăng cao thêm mức nước lũ.
2-
Hình thành hệ thống giao thông đường bộ huyết mạch nối liền các đô thị và hệ
thống đường bộ dọc biên giới bảo đảm không bị ngập trong mùa lũ.
3-
Hình thành hệ thống giao thông thuỷ thuận lợi liên tỉnh và liên vùng.
III- CÁC KHU DÂN CƯ:
Phải
thực hiện đúng Chỉ thị 815/TTg ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính
phủ.
Riêng
đối với vùng ngập lụt, phải bảo đảm an toàn và ổn định đời sống cho nhân dân ở
nông thôn và các đô thị, các cơ sở sản xuất công nghiệp, dịch vụ và cơ sở hạ
tầng với mức lũ năm 1961, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi để từng bước
phát triển theo hướng văn minh, hiện đại.
1- Đối
với khu dân cư ở nông thôn: Hình thành các cụm dân cư hoặc các tuyến dân cư
được bảo đảm an toàn không bị ngập lụt bằng cách đào ao, hồ lất đất tôn nền
theo cụm, đào kênh lấy đất tồn nền dọc bờ kênh, đắp bờ bao khu dân cư hoặc làm
nhà trên cọc, kết hợp với việc bố trí hợp lý các công trình phúc lợi công cộng.
2- Đối
với các thị xã, thị trấn, thị tứ, khu trung tâm các cụm dân cư được bảo đảm an
toàn không bị ngập lụt bằng cách đào ao, hồ để lấy đất tôn nền hoặc đắp bờ bao,
tuỳ theo điều kiện cụ thể từng nơi. Việc đắp bờ bao các khu dân cư phải thực
hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để tránh làm dâng
cao mực nước được kiểm soát.
Điều 2. Tiếp tục
nghiên cứu các phương án thuỷ lợi cơ bản cho chiến lược phòng chống lũ lụt ở
đồng bằng sông Cửu Long theo hướng:
1-
Nghiên cứu các biện pháp thoát lũ tràn từ biên giới Cam-pu-chia theo hướng đưa
qua sông Vàm Cỏ và Vịnh Thái Lan.
2-
Theo dõi diễn biến môi trường sinh thái và trạng thái dòng chảy.
3-
Nghiên cứu hệ thống công trình đồng bộ để từng bước tiến tới chủ động kiểm soát
việc tưới, tiêu, phòng chống lũ.
Điều 3. Từ năm 1996
đến năm 2000. Mục tiêu phải đạt được của việc phát triển thuỷ lợi, giao thông
và xây dựng nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long là:
1- Quy
hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, các dịch vụ kinh tế - xã hội ở đồng bằng
sông Cửu Long bảo đảm cho dân cư trong vùng có cuộc sống ổn định và ngày càng
được cải thiện, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của do lũ lụt gây
ra.
2- Xây
dựng các công trình thuỷ lợi cần thiết nhằm mở rộng thêm 500.000 ha gieo trồng
lúa, đưa diện tích gieo trồng lúa đạt trên 3,5 triệu ha.
(Danh
mục các công trình xem phụ lục kèm theo)
3-
Khai thác tốt tiềm năng đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, trước hết
là tăng nhanh sản lượng lương thực bảo đảm đạt trên 15 - 16 triệu tấn/năm.
Điều 4. Việc phát
triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng các khu dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long
do nhân dân và chính quyền các địa phương làm là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực
của Nhà nước.
1- Đối
với thuỷ lợi:
- Vốn
ngân sách Nhà nước đầu tư cho việc xây dựng mới, nạo vét và tu bổ các kênh trục
chính, kênh cấp I, xây dựng các công trình lớn, phức tạp và công trình chống
sạt lở nguy hiểm. Trước hết tập trung đầu tư vào các công trình thuỷ lợi kết
hợp giao thông tại địa bàn xây dựng các khu dân cư và các các công trình thuỷ
lợi trọng điểm phục vụ yêu cầu khai hoang tăng vụ, phát triển sản xuất lúa.
- Vốn
ngân sách địa phương cần đầu tư cho việc xây dựng mới, mở rộng, nạo vét và tu
bổ các kênh cấp II, các công trình trên kênh cấp II, các cống dưới bờ bao.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh phải dành 45% nguồn thu từ thuế sử dụng đất
nông nghiệp để lại, để ưu tiên đầu tư cho các công trình thuỷ lợi và một phần
nguồn thu từ xổ số kiến thiết để xây dựng trường học, bệnh xá.
- Nhân
dân đóng góp công sức để xây dựng bờ bao, hệ thống thuỷ lợi nội đồng và xây
dựng đồng ruộng.
2- Đối
với vùng khai hoang, kinh tế mới: thực hiện Quyết định số 773/TTg ngày 21 tháng
12 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
3- Đối
với khu dân cư: Nhân dân góp công sức và tự bỏ vốn ra để tôn nền, làm bờ bao và
các cơ sở phúc lợi công cộng tại chỗ. Ngoài việc huy động lao động nghĩa
vụ theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân các cấp có thể huy động lao
động và tiền vốn của nhân dân để thực hiện.
Nhà
nước có chính sách cho vay vốn trung hạn và dài hạn theo chế độ ưu đãi đối với
các hộ thuộc diện chính sách và các hộ nghèo để các hộ này tôn nền hoặc làm nhà
trên cọc. Giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với các
Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân sách
Nhà nước Việt Nam, Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia xây dựng các tiêu chuẩn và chế độ
cho vay cụ thể cho từng loại hộ. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh xét duyệt
các đối tượng cụ thể để làm cơ sở cho vay.
Uỷ ban
nhân dân các tỉnh lập quy hoạch sử dụng đất làm thuỷ lợi, giao thông và xây dựng
các điểm dân cư trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh do lấy đất để
xây dựng thuỷ lợi, giao thông và các khu dân cư, bảo đảm công bằng hợp lý; quy
định cụ thể chế độ giao đất để làm nhà ở theo quy định của pháp luật.
4- Đối
với giao thông:
- Vốn
ngân sách Nhà nước đầu tư cho việc nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các tuyến
giao thông (thuỷ và bộ) trọng yếu, các công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
Việc phân định nguồn vốn giữa trung ương và địa phương để đầu tư cho chương
trình này thực hiện theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
- Các
tỉnh có cơ chế, chính sách huy động sự đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn
khác để đầu tư phát triển hệ thống giao thông nông thôn ở địa phương.
- Việc
nâng cấp, cải tạo xây dựng mới các công trình thuộc hệ thống giao thông nông
thôn (tỉnh, huyện, xã) nhất thiết phải tuân thủ quy hoạch chung mạng lưới giao
thông khu vực về hướng tuyến, quy mô, yêu cầu thoát lũ và bảo vệ công trình.
Điều 5. Về thực hiện
kế hoạch năm 1996:
- Giao
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối và huy động các nguồn vốn ngân
sách, vốn hoàn trả của các dự án thuỷ lợi do ADB và WB tài trợ trong những năm
vừa qua và các nguồn vốn ODA khác để thi công ngay những công trình thuỷ lợi
cấp bách theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong
điều kiện các nguồn vốn trên chưa đủ cân đối, giao cho Bộ Tài chính và Ngân
hàng Nhà nước phát hành tín phiếu kho bạc.
- Bộ
Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực
hiện theo kế hoạch 1996 của ngành.
- Uỷ
ban nhân dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long căn cứ vào Điều 4 của Quyết định
này bố trí kế hoạch để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 1996.
(Kèm
theo bản tổng hợp xây dựng cơ bản thuỷ lợi năm 1996 vùng đồng bằng sông Cửu
Long).
Điều 6. Các chương
trình Quốc gia do các Bộ quản lý phải phối hợp đồng bộ với nội dung của quyết
định này, bao gồm các chương trình: 327, 773; sắp xếp lao động và giải quyết
việc làm; giáo dục; y tế; văn hoá; dân số và kế hoạch hoá gia đình; nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn; phát triển công nghệ thông tin; phủ sóng phát
thanh vùng núi, vùng cao, biên giới, hải đảo và vùng sâu; phủ sóng truyền hình,
đưa truyền hình về vùng núi, vùng cao, biên giới và hải đảo; chăm sóc và bảo vệ
trẻ em; hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn...
Điều 7. Tổ chức thực
hiện:
1- Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng các Bộ, ngành và địa phương có
liên quan tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn chỉnh quy hoạch phòng chống lũ ở
đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì việc tổ chức thực hiện Quyết định
này. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài chính,
Lao động - Thương binh và Xã hội, Xây dựng, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào
tạo, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mỗi Bộ cử một cơ quan đầu mối và có cán
bộ chuyên trách để phối hợp.
2- Mỗi
tỉnh thành lập một Ban chỉ đạo thực hiện quyết định này có sự tham gia của các
ngành có liên quan, do một đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm
Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Uỷ viên thường
trực.
3- Bộ
Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lập quy hoạch hệ thống giao
thông (thuỷ và bộ) để trình Thủ tướng Chính phủ.
4- Bộ
Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban
nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long lập quy hoạch các vùng dân cư, thiết
kế mẫu các loại khu dân cư và nhà ở cho nhân dân.
5- Bộ
Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch các hệ thống trường học.
6- Bộ
Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long quy hoạch và thiết kế các bệnh viện, bệnh xá, trạm xã cho các
điểm dân cư.
7- Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ
quốc gia tham gia quy hoạch phòng chống lũ và chỉ đạo các Viện Nghiên cứu khoa
học nghiên cứu các vấn đề có liên quan về môi trường sinh thái, trạng thái dòng
chảy.
Điều 8. Các Bộ trưởng,
Thủ trửơng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này.
PHỤC LỤC 1
CÁC DỰ ÁN THUỶ LỢI PHỤC VỤ
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNG ĐBSCL 5 NĂM 1996 - 2000
(Kèm theo quyết định số 99/TTg ngày
9/2/1996 của Thủ tướng Chính Phủ)
TT
|
|
|
Nhiệm vụ công trình (ha)
|
Thời gian xây
|
Vốn
|
|
Danh mục
|
Địa điểm
|
Tạo nguồn
|
Ngăn mặn
|
dựng
|
(tỷ đồng)
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
2.600,00
|
I
|
Dự án lũ (diện tích 1,83 triệu
ha, 10 triệu dân
|
|
|
|
|
1.500,00
|
|
A - Vùng ngập sâu
|
|
|
|
|
|
1
|
K.
Tân thành - Lò gạch
|
ĐT - LA
|
22.870
|
36.980
|
1996
|
31,60
|
2
|
Kênh
Hưng điền
|
Lang an
|
671
|
8.456
|
1996
|
5,60
|
3
|
Đê
bao T/ trấn Tân hồng
|
Đ/ tháp
|
|
|
1996
|
5,80
|
4
|
Kè
Sa đéc
|
Đ/ tháp
|
|
|
96 - 97
|
15,80
|
5
|
Vùng
T1 - T3 Bo Bo
|
L/An
|
26.000
|
|
96 - 98
|
30,00
|
6
|
HT
Đồng tiến - Lag răng
|
LA - ĐT
|
20.000
|
|
97 - 99
|
30,00
|
7
|
HT
Bắc Vàm nao
|
An giang
|
21.000
|
|
96-2000
|
100,00
|
8
|
Kênh
Tám ngàn
|
AG - KG
|
15.000
|
38.000
|
96 - 97
|
18,20
|
9
|
Dự
án kênh cấp 2
|
LA - TG
|
|
|
97-2000
|
300,00
|
10
|
Đê
bao ngăn lũ bảo vệ dân cư
|
|
|
|
|
300,00
|
11
|
Kênh
Rạch gốc
|
L/ An
|
6.000
|
|
|
8,00
|
12
|
Kênh
Ninh phước
|
A/ Giang
|
18.000
|
|
|
20,00
|
13
|
Các
CT khác
|
-
|
|
|
97-2000
|
135,00
|
14
|
Kênh
Sa Rài
|
Đ/ Tháp
|
4.578
|
|
1996
|
5,00
|
|
B - Vùng ngập nông
|
|
|
|
|
500,00
|
1
|
Kênh
KH6
|
CT - KT
|
19.100
|
23.100
|
96 - 97
|
24,50
|
2
|
K.Xã
tàu - Sóc tro
|
Vĩnh long
|
12.500
|
|
95 - 96
|
10,00
|
3
|
K.Xẻo
mát - Cái vồn
|
ĐT - VL
|
11.400
|
|
97 - 98
|
30,00
|
4
|
K.Nha
mân - Tứ tải
|
Vĩnh long
|
6.000
|
|
97 - 98
|
15,00
|
5
|
K.Cần
thơ Huyện hàm
|
ĐT - VL
|
11.400
|
|
97 - 98
|
15,00
|
6
|
K.Nàng
mau
|
Cần thơ
|
14.000
|
|
98 - 99
|
20,00
|
7
|
Kênh
KH 7
|
CT - TG
|
22.000
|
|
97 - 99
|
30,00
|
8
|
K.Số
1 (Nam Cao lãnh)
|
Đ/ Tháp
|
4.000
|
|
98-2000
|
10,00
|
9
|
Các
CT khác
|
|
|
|
|
145,50
|
10
|
Dự
án cấp 2
|
|
|
|
|
2000,00
|
II
|
Dự án ngọt hoá QLPH
(DA trung tâm bán đảo Cà mau)
|
|
|
|
|
260,00
|
1
|
Cống
Mỹ tú
|
Sóc trăng
|
2.978
|
2.978
|
96 - 97
|
8,20
|
2
|
Cống
Cầu sập
|
M.hải
|
|
24.700
|
95 - 96
|
10,00
|
3
|
Cống
Chủ chí
|
''
|
|
35.000
|
96 - 98
|
19,10
|
4
|
Cống
Phó sinh
|
''
|
|
28.000
|
97 - 98
|
15,00
|
5
|
Cống
Vĩnh mỹ
|
''
|
|
22.000
|
97 - 98
|
10,00
|
6
|
Cống
Cà mau
|
''
|
|
34.000
|
97 - 99
|
35,00
|
7
|
Cống
Láng trâm
|
''
|
|
22.000
|
97 - 98
|
10,00
|
8
|
Cống
Chắc băng
|
''
|
|
20.000
|
97 - 98
|
15,00
|
9
|
Cống
Bạch ngưu
|
''
|
|
22.785
|
95 - 98
|
28,70
|
10
|
Các
cống nhỏ khác
|
''
|
|
|
96 - 99
|
32,00
|
11
|
HT
Nàng rền
|
ST - MH
|
21.328
|
25.785
|
95 - 98
|
28,70
|
12
|
K.Ngàn
dừa - Bạc liêu
|
MH
|
19.760
|
|
96 - 97
|
10,00
|
13
|
K.Cái
trầu - Phú lộc
|
ST - MH
|
22.000
|
|
97 - 98
|
12,00
|
14
|
K.Phước
long - V.mỹ
|
MH
|
22.000
|
|
97 - 98
|
15,00
|
15
|
K.Cạnh
đền - Phó sinh
|
MH
|
|
|
97 - 98
|
9,00
|
16
|
K.Huyện
sử - Chợ hội
|
MH
|
35.000
|
|
97 - 98
|
8,00
|
17
|
K.Chắc
băng
|
MH - KG
|
22.000
|
|
97 - 98
|
8,00
|
III
|
DA Ngọt hoá N / M / Thít
|
|
|
|
|
224,00
|
1
|
HT
Cống Nhà thờ
|
Trà vinh
|
6.285
|
7.500
|
96 - 97
|
18,70
|
2
|
Cống
Vàm buôn
|
Trà vinh
|
8.511
|
9.839
|
96 - 97
|
18,80
|
3
|
Cống
Bắc trang
|
''
|
2.200
|
2.600
|
96 - 07
|
10,00
|
4
|
Cống
Trẹm
|
''
|
1.500
|
2.000
|
97 - 98
|
6,00
|
5
|
HT
Cống Chà và
|
''
|
|
6.800
|
97 - 99
|
21,60
|
6
|
HT
Cống Thầu râu
|
''
|
|
14.200
|
97 - 99
|
42,30
|
7
|
HT
Cống Láng thé
|
''
|
30.000
|
40.000
|
98-2000
|
80,00
|
8
|
Kênh
3/2
|
''
|
12.000
|
|
97 - 98
|
16,00
|
9
|
Kênh
Trà ngoa
|
''
|
12.000
|
|
97 - 98
|
9,00
|
10
|
K.Th
/ nhất - Lương hoà
|
''
|
16.000
|
|
97 - 98
|
17,00
|
IV
|
Các công trình khác
|
|
|
|
|
516,00
|
1
|
Cấp
nước T/Tôn - T/Biên
|
An giang
|
3.000
|
3.785
|
97-2000
|
51,00
|
2
|
Cống
Tam sóc
|
Sóc trăng
|
|
6.000
|
96 - 97
|
11,76
|
3
|
Cống
Rạch rê
|
''
|
|
|
96 - 97
|
15,00
|
4
|
K.Tam
sóc - Bố thảo
|
''
|
1.000
|
3.600
|
97 - 98
|
12,00
|
5
|
Cống
Tân hương
|
Bến tre
|
|
4.337
|
95 - 96
|
8,90
|
6
|
HT
Quối điền
|
''
|
3.381
|
11.000
|
96 - 97
|
22,83
|
7
|
HT
Cầu sập
|
''
|
6.000
|
26.000
|
97-2000
|
92,00
|
8
|
HT
Ba lai
|
''
|
|
3.500
|
98-2000
|
20,00
|
9
|
Cống
Châu bình
|
''
|
2.000
|
2.490
|
98 - 99
|
10,00
|
10
|
Cống
Đôi ma
|
L/An
|
|
16.000
|
95 - 96
|
8,70
|
11
|
HT
N/tảo - Tân trụ
|
L/An
|
7.000
|
3.500
|
97-2000
|
40,00
|
12
|
Cống
Xóm bồ
|
L/An
|
|
3.000
|
97 - 98
|
10,00
|
13
|
Cống
sông Cui
|
L/An
|
2.200
|
46.000
|
98 - 99
|
10,00
|
14
|
HT
Kênh làng thứ 7
|
K/Giang
|
|
28.000
|
98-2000
|
50,00
|
15
|
HTTL
ven biển A.M - An Biên
|
K/Giang
|
|
5.500
|
97-2000
|
30,00
|
16
|
Cống
bao biển
|
S.trăng
|
|
15.000
|
|
|
17
|
HT
Chín sáu
|
''
|
10.000
|
|
97-2000
|
20,00
|
18
|
Kênh
Hưng long
|
''
|
10.000
|
15.000
|
97 - 98
|
20,00
|
19
|
Cống
Bà xẩm
|
''
|
10.000
|
|
99-2000
|
20,00
|
20
|
Các
công trình
|
''
|
|
|
|
18,81
|
PHỤ LỤC SỐ 2
BẢNG THỐNG KÊ SƠ ĐỒ KHẢ
NĂNG BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP LỤT SÂU ĐBSCL - KẾ HOẠCH 5 NĂM 1996 - 2000
(Kèm theo quyết định số 99/TTg ngày
9/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Danh mục
|
Địa điểm
|
Quy mô
|
Bố trí
|
Dân số (1000 người)
|
|
|
xây dựng
|
c.trình
|
dân cư
|
Năm 1994
|
Năm 2000
|
|
Tổng
số:
|
|
|
|
3.647
|
4.359
|
A
|
Các cụm dân cư
|
|
|
|
1.220
|
1.385
|
|
I. Thị xã
|
|
|
|
380
|
441
|
1
|
-
Long Xuyên
|
AG
|
|
|
140
|
162
|
2
|
-
Châu Đốc
|
AG
|
|
|
56
|
65
|
3
|
-
Rạch Giá
|
KG
|
|
|
168
|
195
|
4
|
- Hà
Tiên
|
KG
|
|
|
16
|
19
|
|
II. Thị trấn
|
|
|
|
268
|
310
|
|
Tỉnh Đồng Tháp
|
|
|
|
55
|
64
|
5
|
-
Tân Hồng
|
|
|
|
8
|
9
|
6
|
-
Hồng Ngự
|
|
|
|
16
|
19
|
7
|
-
Tam Nông
|
|
|
|
7
|
8
|
8
|
-
Thanh Bình
|
|
|
|
12
|
14
|
9
|
-
Tháp Mười
|
|
|
|
12.15
|
14
|
|
Tỉnh
Long An:
|
|
|
|
54.37
|
63
|
10
|
-
Vĩnh Hưng
|
|
|
|
5.811
|
7
|
11
|
-
Mộc Hoá
|
|
|
|
13.603
|
16
|
12
|
-
Tân Thành
|
|
|
|
5.741
|
7
|
13
|
-
Thanh Hoà
|
|
|
|
3.944
|
4
|
14
|
-
Đức Huệ
|
|
|
|
10.182
|
12
|
15
|
-
Thủ Thừa
|
|
|
|
15.089
|
17
|
|
Tỉnh
An Giang
|
|
|
|
145.328
|
168
|
16
|
- An
Phú
|
|
|
|
10.500
|
12
|
17
|
-
Tân Châu
|
|
|
|
29.5
|
34
|
18
|
-
Phú Tân
|
|
|
|
15.0
|
17
|
19
|
-
Tịnh Biên
|
|
|
|
10.79
|
13
|
20
|
-
Trí Tôn
|
|
|
|
12.10
|
14
|
21
|
-
Châu Phú
|
|
|
|
19.893
|
23
|
22
|
-
Chợ Mới
|
|
|
|
10.76
|
12
|
23
|
-
Châu Thành
|
|
|
|
19.335
|
22
|
24
|
-
Thoại Sơn
|
|
|
|
17.450
|
20
|
|
Tỉnh
Kiên Giang
|
|
|
|
13.23
|
15
|
25
|
-
Hòn Đất
|
|
|
|
8.72
|
10
|
26
|
-
Tân Hiệp
|
|
|
|
4.51
|
5
|
|
Tỉnh
Tiên giang
|
|
|
|
0
|
0
|
|
III.
Thị Tứ
|
|
|
|
572
|
634
|
|
Tỉnh
Đồng Tháp
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh
Long An
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh
An Giang
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh
Kiên Giang
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh
Tiền Giang
|
|
|
|
|
|
B
|
Tuyến dân cư
|
|
3,774 km
|
4,683 km
|
|
2.248
|
1
|
-
Kênh Vĩnh tế
|
AG - KG
|
65
|
65
|
|
|
2
|
-
Kênh Trà Sư
|
AG
|
25
|
25
|
|
|
3
|
-
Kênh Tám Ngàn
|
AG-KG
|
35
|
35
|
|
|
4
|
-
Kênh Tri Tôn
|
AG-KG
|
50
|
50
|
|
|
5
|
-
Kênh Đào
|
AG
|
17
|
34
|
|
|
6
|
-
Kênh Mỹ Thái-10 Châu Phú
|
AG-KG
|
50
|
100
|
|
|
7
|
-
Kênh Ba Thê
|
AG-KG
|
50
|
100
|
|
|
8
|
-
K.Kiên Hảo-Núi Chóc-Năng gù
|
AG-KG
|
50
|
100
|
|
|
9
|
-
Kênh Rạch Giá - Long Xuyên
|
AG-KG
|
50
|
100
|
|
|
10
|
-
Kênh Tròn
|
AG-KG
|
50
|
100
|
|
|
11
|
-
Kênh Cái Sắn
|
AG-CT-KG
|
50
|
100
|
|
|
12
|
-
Kênh Can Thảo
|
AG
|
21
|
42
|
|
|
13
|
-
Kênh Mặc Can Dung
|
AG
|
40
|
40
|
|
|
14
|
-
Kênh Mới (Tri Tôn)
|
AG
|
20
|
20
|
|
|
15
|
-
Kênh H7
|
AG-KG
|
24
|
48
|
|
|
16
|
-
Kênh Bốn Tổng
|
AG
|
24
|
48
|
|
|
17
|
-
Kênh Ngã Cạy-Kênh Tròn
|
AG
|
18
|
36
|
|
|
18
|
-
Kênh Xáng
|
AG
|
9
|
18
|
|
|
19
|
-
Kênh Cà Mau
|
AG
|
15
|
30
|
|
|
20
|
-
Kênh Mới (Chợ Mới)
|
AG
|
10
|
20
|
|
|
21
|
-
Kênh Than Nông
|
AG
|
20
|
40
|
|
|
22
|
-
Kênh Năm Xã
|
AG
|
12
|
24
|
|
|
23
|
-
Kênh Cấp II
|
AG-KG
|
1000
|
1000
|
|
|
24
|
-
Kênh Tân Hội - Long Khất
|
ĐT-LA
|
60
|
60
|
|
|
25
|
-
Kênh Tân Thành - Lò Gạch
|
ĐT-LA
|
50
|
50
|
|
|
26
|
-
Kênh Hồng Ngự
|
ĐT-LA
|
43
|
43
|
|
|
27
|
-
Kênh An Bình
|
ĐT
|
35
|
35
|
|
|
28
|
- K.
Đông Tiến -DVD-Lagrang
|
ĐT-LA
|
80
|
80
|
|
|
29
|
-
K.An Phong-Mỹ Hoà-Bắc Đồng
|
ĐT-TG-LA
|
85
|
85
|
|
|
30
|
-
Kênh Nguyễn Văn Tiếp
|
ĐT-TG
|
93
|
186
|
|
|
31
|
-
Kênh Bình Thành
|
ĐT
|
37
|
74
|
|
|
32
|
-
Kênh Tân Cây Chí
|
ĐT
|
35
|
70
|
|
|
33
|
-
Kênh Sa Rài
|
ĐT
|
32
|
64
|
|
|
34
|
-
Kênh Tân Thành
|
ĐT
|
42
|
84
|
|
|
35
|
-
Kênh Cái Cái - Phước Xuyên
|
ĐT
|
45
|
90
|
|
|
36
|
-
Kênh Cái Bát - 79
|
LA
|
57
|
114
|
|
|
37
|
-
Kênh Sông Trăng - Cả Gừa
|
LA
|
25
|
50
|
|
|
38
|
-
Kênh 28
|
LA
|
47
|
94
|
|
|
39
|
-
Kênh Hưng Điền
|
LA
|
26
|
52
|
|
|
40
|
-
Kênh 61
|
LA
|
45
|
45
|
|
|
41
|
-
Kênh Rạch Tràm - Mỹ Bình
|
LA
|
32
|
32
|
|
|
42
|
-
Các kênh khác
|
LA -ĐT
|
1200
|
1200
|
|
|
C
|
Dân
cư phân tán
|
|
|
|
|
|
Ghi
chú:
1.
Các thị xã, thị trấn: Có thể bao chống lũ triệt để hoặc tôn cao
2.
Các Thị Tứ: Bố trí tại ngã tư 2 kênh trục và cấp 2 cắt nhau, thường tôn cao
nền, là trung tâm giáo dục, văn hoá, y tế, dịch vụ hành chính xã.
3.
Tuyến dân cư: Chỉ bố trí dọc kênh trục, cấp 2, bố trí 2 tuyến dân cư 2 bờ đối
với các kênh thuận theo hướng thoát lũ.
4.
Thị Tứ tính bình quân khoảng 2000 người. Mối tuyến dân cư chỉ bố trí 80% chiều
dài, bình quân 10m dài cho 1 hộ, mỗi hộ 06 người.
5.
Dân cư ở phân tán: là do thực tế lịch sử để lại, họ sống dọc các sông, rạch, gò
cao... khoảng 20% tổng số dân.
PHỤ LỤC 3
CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT HỆ
THỐNG ĐƯỜNG BỘ (KH96 - 2000)
(Kèm theo quyết định số 99/TTg ngày
9/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
Thứ tự
|
Các thông số
Tên đường
|
Chiều dài (km)
|
Làn xe
|
Mặt rộng (m)
|
Nền rộng (m)
|
1
|
Quốc
lộ 1 (TP.HCM đi Cà Mau)
|
347
|
4 - 6
|
15
|
22
|
2
|
Quốc
lộ N1 (Châu Thành, Trảng Bàng - Đức huệ - T.T - Lò gạch)
|
235
|
4 - 6
|
15
|
22
|
3
|
Quốc
lộ 30 An Hữu - Hồng Ngự
|
119
|
4
|
10.5
|
15
|
4
|
Quốc
lộ 50 (Chợ gạo - Mỹ Tho)
|
12
|
4
|
10.5
|
15
|
5
|
Quốc
lộ 53 (Trà Vinh - Măng thít)
|
24
|
4
|
10.5
|
15
|
6
|
Quốc
lộ 54 (Vàm Cống - Trà Ôn)
|
52
|
4
|
10.5
|
15
|
7
|
Quốc
lộ 60 (Trung Lương - Mỏ Cày)
|
41
|
4
|
10.5
|
15
|
8
|
Quốc
lộ 61 (Cái Tắc - QL 80)
|
16
|
4
|
10.5
|
15
|
9
|
Quốc
lộ 80 (Mỹ Thuận Hà Tiên)
|
210
|
4
|
10.5
|
15
|
10
|
Quốc
lộ 90 (Cần Thơ - Châu Đốc)
|
126
|
4
|
10.5
|
15
|
11
|
Quốc
lộ N2 (Hỗ trợ cho tuyến N1)
|
228
|
4
|
10.5
|
15
|
12
|
Tỉnh
lộ 29 (Cai Lậy - Bình châu)
|
76
|
4
|
10.5
|
15
|
13
|
Tuyến
Phước Xuyên
|
80
|
4
|
10.5
|
15
|
14
|
Nam Nguyễn Văn Tiếp
|
158
|
4
|
10.5
|
15
|
15
|
Tràm
Chim (Tân Hồng - Sa Rài)
|
46
|
4
|
10.5
|
15
|
16
|
Dọc
(Thủ Thừa - Đức Huệ)
|
38
|
4
|
10.5
|
15
|
17
|
Tuyến
Đồng tháp - Tiền Giang
|
54
|
4
|
10.5
|
15
|
18
|
Sa
Đéc Chợ Mới - Tân châu
|
120
|
4
|
10.5
|
15
|
19
|
Cần
Thơ Tân Hiệp - Tân Châu
|
142
|
4
|
10.5
|
15
|
20
|
Tỉnh
lộ 43 (Long xuyên Núi Sập)
|
26
|
4
|
10.5
|
15
|
21
|
Tri
Tôn - Bảy Núi
|
53
|
4
|
10.5
|
15
|
22
|
Dọc
ba Thê (Phú Châu - Hòn Dất)
|
55
|
4
|
10.5
|
15
|
23
|
Ô
Môn Giồng Riềng - Bến Nhất
|
55
|
4
|
10.5
|
15
|
24
|
Dọc
xà No (Vị Thanh Thái Lai)
|
75
|
4
|
10.5
|
15
|
PHỤ LỤC 4
TỔNG HỢP KẾ HOẠCH XDCB
THUỶ LỢI NĂM 1996 VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Kèm theo quyết định số 99-TTg ngày
9/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ)
Số TT
|
Tên công trình
|
Địa điểm xây dựng
|
Năng lực thiết kế
|
T.gian KC-HT
|
Vốn đầu tư từ 1996
|
|
A
|
1
|
2
|
3
|
4
|
|
Tổng
vốn đầu tư (a + b)
|
|
|
|
1.190.000
|
a
|
Vốn
ngân sách
|
|
|
|
550.000
|
|
Trong
đó
|
|
|
|
|
|
- Bộ
Nhà nước & PTNN qlý
|
|
|
|
300.000
|
|
-
Các tỉnh quản lý
|
|
|
|
250.000
|
b
|
Vốn
vay và dân đóng góp
|
|
|
|
640.000
|
|
Trong
đó:
|
|
|
|
|
|
-
Vay lãi xuất ưu đãi
|
|
|
|
240.000
|
|
-
Huy động sức dân
|
|
|
|
400.000
|
A
|
CT
vốn bộ quản lý
|
|
|
|
300.000
|
I
|
Dự
án vùng ngập lụt
|
|
|
|
130.000
|
1
|
Kênh
Tân thành - Lò gạch
|
LA - ĐT
|
TN 22.000
|
1996
|
27.000
|
2
|
Kênh
Hưng điền
|
Long an
|
TN 6.712
|
1996
|
14.500
|
|
(Clũ
3600 ha lúa, 3162 ha CCNN)
|
|
Ti 8.452
|
|
|
3
|
Kênh
Sa rài
|
Đ.Tháp
|
TN 6.712
|
1996
|
5.000
|
|
|
|
Ti 5.678
|
|
|
4
|
Kênh
Tám ngàn
|
An giang
|
TN 15.000
|
95 - 96
|
18.800
|
|
|
|
Ti 24.000
|
|
|
5
|
Đê
bao thị trấn Sa rài
|
Đ.Tháp
|
C.Lũ 325
|
1996
|
4.000
|
6
|
Kênh
KH 6
|
CT - KG
|
TN 19.075
|
1996
|
24.000
|
|
|
|
Ti 23.100
|
|
|
7
|
Kênh
Xả tàu - Sóc tróc
|
Vĩnh long
|
Ti 9.422
|
1996
|
10.000
|
|
|
|
TN 6595
|
|
|
8
|
Dự
án T.Lợi T1 - T3 Bo bo
|
Long an
|
Ti 26.000
|
96 - 97
|
17.000
|
9
|
CT
bảo vệ bờ sông Sa đéc
|
Đ.Tháp
|
990 mét
|
96 - 97
|
9.700
|
II
|
DA
Quản lộ - Phụng hiệp
|
|
|
|
84.000
|
1
|
Kênh
Nàng rền
|
Sóc trăng
|
TN 13.328
|
95 - 96
|
15.000
|
|
|
|
Ti 15.780
|
|
|
2
|
Cống
Cầu Sập
|
Minh Hải
|
MN 19.760
|
95 - 96
|
8.500
|
|
|
|
Ti 24.708
|
|
|
3
|
Cống
Mỹ tú
|
Sóc trăng
|
MN 2.978
|
95 - 96
|
6.200
|
4
|
Kênh
Ngàn dừa Bạc liêu
|
Minh hải
|
TN 19.234
|
1996
|
6.700
|
|
|
Ti 24.776
|
|
|
|
5
|
Cống
Chủ chí
|
Minh hải
|
|
96 - 97
|
15.000
|
6
|
Cống
Phó sinh
|
nt
|
|
96 - 97
|
5.000
|
7
|
Cống
Tam sóc
|
nt
|
|
96 - 97
|
8.000
|
8
|
Kênh
Phước long - Vĩnh mỹ
|
nt
|
|
96 - 97
|
10.000
|
9
|
Cống
Rạch Rê
|
Sóc trăng
|
|
96 - 97
|
7.000
|
10
|
Cống
Vĩnh mỹ
|
Minh hải
|
|
96 - 97
|
2.500
|
III
|
Dự
án Nam Măng thít
|
|
|
|
46.000
|
1
|
HT
Thuỷ lợi Nhà thờ
|
Trà vinh
|
NM,Ti 7500
|
95 - 96
|
18.000
|
2
|
Cống
Vàm Buôm
|
nt
|
MN 8.511
|
95 - 96
|
18.000
|
|
|
|
Ti 9.869
|
|
|
3
|
Cống
Trà Và
|
nt
|
|
96 - 97
|
7.000
|
4
|
Cống
Trẹm
|
nt
|
|
|
1.000
|
5
|
Cống
Thâu Râu
|
nt
|
|
|
1.000
|
6
|
Cống
Bắc trang
|
nt
|
|
|
1.000
|
IV
|
Các
vùng khác
|
|
|
|
40.000
|
1
|
Cống
Đôi Ma
|
Long an
|
NM,TN 2.490
|
95 - 96
|
4.000
|
2
|
Vùng
1 khu 3 Gò công
|
T.Giang
|
NM 2.032
|
95 - 96
|
8.600
|
3
|
Cống
Tân hương
|
Bến tre
|
TN 3.400
|
95 - 96
|
5.900
|
|
|
|
Ti 20.000
|
|
|
4
|
Hệ
thống Quới điền
|
|
NM 3.381
|
95 - 97
|
10.000
|
5
|
Vùng
2 khu 3 Gò công
|
T.Giang
|
|
96 - 97
|
4.000
|
6
|
Dự
án Bắc Vàm nao
|
Long an
|
|
96 - 98
|
4.000
|
7
|
Hệ
thống Nhật tảo
|
nt
|
|
|
1.000
|
8
|
Kênh
T 6
|
KG - AG
|
|
|
1.500
|
9
|
Cống
Kim quy
|
K.Giang
|
|
|
1.000
|
B
|
CT
vốn n/s tỉnh quản lý
|
|
|
|
250.000
|
I
|
Đầu
tư vùng ngập lụt
|
(Kênh cấp II và đê bao)
|
|
180.000
|
II
|
Các
vùng khác
|
|
|
|
70.000
|
C
|
Vốn
vay và dân đóng góp
|
|
|
|
640.000
|
I
|
Vốn
vay lãi xuất ưu đãi
|
|
|
|
|
|
(Dành
cho vùng ngập lụt)
|
|
|
|
240.000
|
II
|
Huy
động sức dân
|
|
|
|
400.000
|
|
Trong
đó: - Vùng ngập lụt
|
|
|
|
300.000
|
|
- Các vùng khác
|
|
|
|
100.000
|
Quyết định 99-TTg năm 1996 về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------ --
|
No.
99-TTg
|
Hanoi
,February 09, 1996
|
DECISION ON LONG-TERM ORIENTATION AND THE FIVE-YEAR
PLAN OF 1996-2000 FOR DEVELOPMENT OF IRRIGATION, TRANSPORT AND CONSTRUCTION IN
RURAL AREAS OF THE MEKONG RIVER DELT THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law on Organization of the
Government on September 30, 1992;
At the proposals of the Minister of Agriculture and Rural Development, the
Minister of Communications and Transport, the Minister of Construction, the
Minister of Planning and Investment, and the Minister of Finance, DECIDES: Article 1.- To set a long-term orientation and the
five-year plan of 1996-2000 for the development of irrigation, transport and
construction in the rural areas of the Mekong River delta with the aim of
stabilizing the people�s
life, developing production comprehensively, and building the rural areas of
the Mekong River delta along the line of industrialization and modernization,
thus contributing to ensuring the national food security and accelerating the
economic growth rate of agricultural economy and rural development. I. IRRIGATION: Irrigation work in the Mekong River delta must
be aimed at using and exploiting most thoroughly and reasonably the water
source of the Mekong River, a major and very valuable natural resource, while
at the same time taking measures to minimize the damage caused by flooding. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. To complete 3 key projects at the Plain of
Reeds, the Long Xuyen Quadrangle and the western part of Hau River to cultivate
2-3 rice crops a year. 2. To complete the desalination program on the
Ca Mau, Go Cong and Nam Mang Thit peninsula to reclaim waste land, increase
croppings, and stably develop production. 3. With regard to short-term crops in submerged
areas: To ensure the good harvest of the winter-spring
and summer-autumn rice crops in deeply submerged areas (more than 1 metre
deep), depending on the timing required for harvesting the summer-autumn rice
crop in different areas, measures should be taken to adapt to and prevent
flooding, to restructure the cropping in order to harvest the summer-autumn
rice crop before the first week or the last week of August each year. To control step by step flooding all the year
round in shallowly submerged areas (less than 1 metre deep), surrounding
embankments may be made where possible, but it is necessary not to obstruct the
drainage of floods and to comply with the specific stipulations in planning. 4. With regard to perennial trees in submerged
areas: Measures should be taken to ensure the
initiative in controlling floods all the year round. In deeply submerged areas,
study should be made to decide what kind of trees is suitable for short-term
submersion. II. TRANSPORT (BY WATERWAY AND BY ROAD): 1. The transport system (waterway and road) and
the irrigation system (sluices, canals, canal embankments at various levels,
and field embankments) must be uniform to form a perfect system of transport
which is suitable to the practices in the Mekong River delta, but which should
not obstruct the flow of floods and raise the flood tide. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. To form a system of favorable
inter-provincial and inter-zonal waterways. III. RESIDENTIAL QUARTERS: Directive No.815-TTg of December 12, 1995 of the
Prime Minister must be correctly implemented. With regard to submerged areas, it is necessary
to ensure safety and stable living conditions for the people in rural and the
urban areas, for industrial production and service establishments, and
infrastructure facilities in case of a flood tide equal to that in 1961, and at
the same time, to create favorable conditions for gradual development to
civilized and modern life. 1. With regard to residential quarters in rural
areas: To form populated conglomerations or lines protected from flooding by
digging lakes and ponds to get earth to raise the ground of these
conglomerations, digging canals to get earth to raise the ground along both
sides of the canals, to make embankments around the populated conglomerations,
or to build houses on stilts in combination with the reasonable building of
public utility works. 2. With regard to towns, townships, and urban
centers: The populated areas are protected from flooding by digging lakes and
ponds to get earth to raise the ground or to make embankments, depending on the
specific conditions in each area. In making embankments around populated areas,
it is necessary to comply with the stipulations of the Ministry of Agriculture
and Rural Development in order not to raise the water level under control. Article 2.- To continue studying the plans of irrigation
essential to the strategy of preventing and fighting flooding in the Mekong
River delta in the following direction: 1. To study measures to discharge floods coming
from the border with Cambodia by releasing them into the Vam Co River and the
Gulf of Thailand. 2. To monitor any changes in the ecological
environment and in the flow. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 3.- The targets to be achieved in developing
irrigation, transport and construction in the rural areas of the Mekong River
delta from 1996 to 2000 are: 1. To plan and develop infrastructure
facilities, economic and social services in the Mekong River delta in order to
ensure a stable and constantly improving life for the local population and to
minimize the losses in lives and property caused by floods. 2. To build necessary irrigation projects with
the aim of reclaiming 500,000 hectares for rice cultivation and bringing the
total area under rice cultivation in the region to 3.5 million hectares. 3. To turn into full account the land potential
for the development of agricultural production in order to rapidly increase
food output to 15-16 million tons a year. Article 4.- The development of irrigation and
transport and the building of populated areas in the Mekong River delta shall
be undertaken mainly by the local people and administration with the active
support of the State. 1. Concerning irrigation: - The State shall invest budgetary capital in
building anew, dredging and upgrading the main canals and canals of grade I,
building major, complex projects and anti-erosion projects. Investment must,
first of all, be focused on irrigation-cum-transport projects in areas where
residential quarters are built, and on key irrigation projects in service of
land reclamation, multiple croppings for development of rice production. The localities shall invest budgetary capital in
building anew, broadening, dredging and upgrading canals of grade II and
projects along canals of grade II and sluices under embankments. The Presidents
of the Provincial People�s
Committees must reserve 45% of the revenue from tax payment for the use of farm
land as priority investment in building irrigation works, and part of the
revenue from the construction lottery to build schools and medical stations. - The people shall contribute workdays to
building embankments, the system of inter-field irrigation canals, and rice
fields. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. With regard to populated areas: The
people shall contribute workdays and capital to raising the ground, making
embankments and building public utility works. In addition to mobilizing
obligatory labor as prescribed by law, the People�s Councils at different levels can mobilize labor
and capital of the people to do so. The State shall apply the policy of giving
priority to the granting of mid-term and long-term loans to those households
covered by the preferential treatment policy and poor households so that these
households can raise the ground to build their houses or build their houses on
stilts. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall work with the
Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of
Labor, War Invalids and Social Affairs, the Vietnam State Bank, and the
National Investment Support Fund in elaborating the concrete conditions and
regime of granting loans to each group of households. The Presidents of the
People’s Committees of the
provinces shall consider and approve the specific cases for the granting of
loans. The People’s
Committees of the provinces shall make a plan on the use of land for building
irrigation and transport projects and populated areas, and submit it to the Prime
Minister for decision. The Presidents of the People’s Committees of the provinces shall settle concrete
problems arising from the use of land in building irrigation and transport
projects and populated areas to ensure fairness and reasonableness, and issue
concrete stipulations on the regime of allotting land for building dwelling
houses as prescribed by law. 4. With regard to transport: - The State shall grant investment capital to
upgrading, improving and building anew the key transport lines (waterways and
roads) and those projects which require high technology. The division of
capital sources between the central and local levels for investment in this
program shall comply with the current regime of division of budgetary
management. - The provinces shall work out their own
mechanism and policies to mobilize the people’s
contributions and other capital sources for investment in developing the rural
transport system in their localities. - The upgrading, improving and building anew of
projects in the rural transport system (provinces, districts and communes) must
comply with the common planning for the transport network in each area
concerning the direction of transport lines, scale, the requirements for
drainage of floods, and the protection of projects. Article 5.- On the implementation of the 1996 plan: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. If the above-mentioned capital sources are not
enough, the Ministry of Finance and the State Bank shall issue treasury bonds. - The Ministry of Communications and Transport,
the Ministry of Construction and the other Ministries and branches concerned
shall deploy their work according to the 1996 plan of the branches. - The People�s Committees of the provinces in the Mekong River
delta basing themselves on Article 4 of this Decision shall plan the
implementation of their work right from the early months of 1996. Article 6.- The National Programs managed by the
Ministries must comply with the contents of this Decision, including Programs
327 and 773; arrangement of labor and generation of employment; education;
medical care; culture; population and family planning; clean water and rural
environmental hygiene; development of information industry; coverage of
mountain areas, highlands, border areas, islands and remote areas with radio
broadcasting; coverage of mountain areas, highlands, border areas and islands
with television broadcasting; child care and protection; giving support to
those ethnic minorities in special difficulty... Article 7.- Organization of implementation: 1. The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall work with the other Ministries, branches and localities
concerned to continue studying, supplementing and perfecting the plan for flood
prevention and fighting in the Mekong River delta. The Ministry of Agriculture and Rural
Development shall preside over the organization of the implementation of this
Decision. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Science,
Technology and Environment, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs, the Ministry of Construction, Communications and
Transport, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Public
Health, and the Vietnam State Bank shall each appoint a contact agency with
full-time staff for coordination of actions. 2. Each province shall establish a Steering
Committee to implement this Decision with the participation of the branches
concerned, which shall be headed by a Vice-President of the Provincial People’s Committee, and include the Director of the
Agriculture and Rural Development Service as Standing Member. 3. The Ministry of Communications and Transport
shall work with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the
People’s Committees of the
provinces in the Mekong River delta to make planning for the transport system
(waterways and roads) and submit it to the Prime Minister for approval. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. The Ministry of Education and Training shall
work with the Ministry of Construction and the People�s Committees of the provinces in the Mekong River
delta to make planning for systems of schools. 6. The Ministry of Public Health shall work with
the Ministry of Construction and the People�s Committees of the provinces in the Mekong River
delta to make planning and designing for hospitals, dispensaries and medical
stations in populated areas. 7. The Ministry of Science, Technology and
Environment and the National Centre of Natural Sciences and Technology shall
take part in making planning for flood prevention and fighting and direct the
Scientific Research Institutes in studying problems concerning the environment,
ecology and the flow of floods. Article 8.- The Ministers, the Heads of
ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the
Government and the Presidents of the People’s
Committees of the provinces in the Mekong River delta shall have to implement
this Decision. THE PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
Quyết định 99-TTg ngày 09/02/1996 về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.986
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|