Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 23-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/04/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 23-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 1996

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 23-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 1996 QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH RIÊNG ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng Nghị định này được quy định như sau:

1- Đối với người lao động nữ:

a) Người lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu;

b) Người lao động nữ làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước mà không phải là công chức, viên chức Nhà nước; nếu là công chức, viên chức Nhà nước thì phải là những người được làm những việc mà quy chế công chức không cấm;

c) Người lao động nữ làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ;

d) Người lao động nữ làm việc trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác mà không phải là cán bộ chuyên trách của đoàn thể, tổ chức đó;

e) Người lao động nữ là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;

g) Người lao động nữ làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam mà không phải là công chức, viên chức Nhà nước.

2- Đối với người sử dụng lao động nữ:

a) Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nữ thuộc các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, tổ hợp tác có thuê lao động; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; cá nhân, tổ chức cơ quan nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam.

b) Các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị, xã hội khác có thuê lao động nữ.

Điều 2. Về quyền làm việc bình đẳng của phụ nữ trong quan hệ lao động theo khoản 1, Điều 109 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

Quyền làm việc bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động thuộc mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế trên các lĩnh vực; tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nâng bậc lương, đề bạt, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, điều kiện lao động và an toàn lao động, các chế độ phúc lợi về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khoẻ.

Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng về các lĩnh vực nêu trên trong quan hệ lao động, chính sách ưu đãi, xét giảm thuế để tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội, chức năng làm mẹ và bù đắp một phần các khoản chi thêm do sử dụng lao động nữ.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Về chế độ làm việc của lao động nữ theo khoản 1, Điều 109 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện làm việc, tính chất công việc của doanh nghiệp, người sử dụng lao động nữ chủ động bàn với công đoàn lập kế hoạch bố trí lao động nữ theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc làm tại nhà, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm thường xuyên, phù hợp với nguyên vọng chính đáng của lao động nữ.

Điều 4. Doanh nghiệp sử dụng lao động nữ phải chủ động nghiên cứu những nghề mà người lao động nữ không thể làm việc liên tục cho đến tuổi về hưu, lập kế hoạch đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 90/CP, ngày 15 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về học nghề.

Điều 5. Doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ:

1/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

2/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.

Điều 6. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao động được hưởng các chính sách ưu đãi dưới đây:

1- Trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm quy định tại mục d, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của bộ Luật lao động về việc làm;

2- Trường hợp có khó khăn về tài chính, không tự giải quyết việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp thì doanh nghiệp được lập dự án xin kinh phí hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm theo mục b, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ;

3- Doanh nghiệp được ưu tiên sử dụng, một phần trong tổng số vốn dầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ.

Bộ Tài chính hướng dẫn khoản 3, Điều 6 của Nghị định này.

Điều 7. Việc xét giảm thuế theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này được xét giảm thuế;

2- Được giảm thuế lợi tức; mức giảm không thấp hợp các khoản chi phí thêm do sử dụng nhiều lao động nữ mà doanh nghiệp tính được;

3- Khoản tiền được giảm thuế do doanh nghiệp quản lý và sử dụng để chi thêm cho lao động nữ;

4- Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ nhưng sản xuất không có lãi thì các khoản chi phí tăng thêm do sử dụng nhiều lao động nữ được coi là một khoản chi hợp lệ.

Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thực hiện khoản 2, 3, 4 quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

Điều 8.

Doanh nghiệp không đủ điều kiện là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình phải nghiên cứu các chính sách của nhà nước đã ban hành đối với lao động nữ để bàn với công đoàn tìm biện pháp thực hiện. Những điểm thoả thuận được phải ghi vào thoả ước lao động tập thể.

Điều 9.

Các qui định cấm đối với người sử dụng lao động theo Điều 111 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

1. Cấm ban hành quy định không có lợi hơn những quy định của pháp luật cho người lao động nữ;

2. Cấm những hành vi làm hạn chế khả năng được tiếp nhận lao động nữ vào làm việc;

3. Cấm mạt sát, đánh đập... xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người lao động nữ trong khi làm việc.

Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm các điều cấm quy định trên, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị sử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 10.

Người lao động nữ có thai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 112 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động phải chuyển ngay người lao động nữ có thai đang làm công việc có nguy cơ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi sang làm công việc khác phù hợp, khi có giấy chứng nhận của bác sĩ phòng khám đa khoa trong các bệnh viện hoặc các phòng khám từ cấp huyện trở lên;

2. Trường hợp người sử dụng lao động không bố trí được công việc phù hợp với người lao động nữ có thai thì người lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải bồi thường phí đào tạo (nếu có).

Điều 11.

Doanh nghiệp được sử dụng lao động nữ làm công việc thuộc danh mục các công việc cấm sử dụng lao động nữ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, phải lập phương án điều chuyển lao động nữ sang làm công việc khác theo quy định tại Điều 113 của Bộ Luật lao động và khoản 4, Điều 6 của Nghị định này. Trong thời gian nghiên cứu lập phương án nói trên, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp sau:

1. Đối với các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại phải rút ngắn thời gian làm việc trong ngày theo đúng quy định của pháp luật lao động;

2. Tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc;

3. Bố trí thời gian làm việc thích hợp để lao động nữ có điều kiện học thêm hoặc bồi dưỡng nghề mới.

Điều 12.

Tổ chức thực hiện chính sách đối với lao động nữ theo Điều 118 của Bộ Luật Lao động:

1. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ phải phân công người trong Ban quản lý điều hành doanh nghiệp làm nhiệm vụ theo dõi thực hiện chính sách, chế độ đối với lao động nữ; tổng hợp và đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nước để sửa đổi hoặc bổ sung các chế độ, chính sách đối với lao động nữ;

2. Doanh nghiệp sử dụng lao động nữ phải thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

3. Doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn hoặc tổ chức công đoàn lâm thời thì người đại diện cho lao động nữ là ban nữ công.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 14.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 15.

Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom–Happiness
---------

No. 23-CP

Hanoi ,April 18,1996

 

DECREE

PROVIDING DETAILS, AND GUIDANCE FOR THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LABOR CODE ON WOMEN LABORERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Labor Code of June 23, 1994;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- The subjects and scope of regulation of this Decree are defined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The women laborers working in the enterprises of all economic sectors and all forms of ownership;

b) The women laborers in State administrative and public service agencies who are not State officials and employees; if they are State officials and employees, they must be assigned jobs which are not banned by the regulation on State employees;

c) The women laborers who work in the peoples armed forces who are not officers, non-commissioned officers and soldiers;

d) The women laborers who work in the peoples organizations and other socio-political organizations who are not full-time employees of those organizations;

e) The women laborers who are foreigners working for Vietnamese enterprises, organizations and individuals on Vietnamese territory, except otherwise provided for by International Conventions which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to;

f) The women laborers who work in foreign-invested enterprises licensed under the Law on Foreign Investment in Vietnam, and in enterprises in the export-processing zones, the industrial areas, the foreign agencies, organizations and individuals or international organizations based in Vietnam but who are not State officials and employees.

2. With regard to the employers of women laborers:

a) All organizations and individuals of all economic sectors and all forms of ownership that employ women laborers, including: State enterprises, private enterprises, joint-stock companies, limited liability companies, cooperatives, production groups employing hired labor; enterprises with foreign investment under the Law on Foreign Investment in Vietnam; enterprises in the export-processing zones and industrial areas; individuals and organizations of foreign countries or international organizations based in Vietnam;

b) The State administrative and public service agencies, the people's armed forces, the peoples organizations and other socio-political organizations which employ women laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Women have the right to equality with men in the labor relations between the employers and laborers in all organizations, between all individuals and in all economic sectors, in the following areas: recruitment, employment, training, pay raise, promotion, reward, social insurance, health insurance, labor conditions and safety, and material and spiritual welfare and health care.

- The State shall ensure the equality of sex in the above areas in the labor relations, preferential treatment policies and reduction of taxes so as to create conditions for women laborers to effectively take part in social activities, well perform their maternal functions. The State shall cover part of the extra costs incurred by the employment of women laborers.

Chapter II

DETAILED PROVISIONS

Article 3.- The work regime for women laborers as provided for in Item 1, Article 109, of the Labor Code, is defined as follows:

Proceeding from the character, working conditions and nature of work of the enterprises, the employers of women laborers shall take initiative to discuss with the trade union organizations the plan to assign women laborers to flexible time tables, shorter work day, and shorter work week, and to assign them jobs that can be done at home so as to create conditions for women laborers to be employed on a regular basis, according to their legitimate aspirations.

Article 4.- The enterprises which employ women laborers have to study and determine the occupations which are not suitable for women to work till their retirement, and to plan the training of reserve skills for women laborers as provided for in Article 11, Decree No 90-CP of December 15, 1995 of the Government which details stipulations and guidance for implementation of a number of Articles of the Labor Code on vocational training.

Article 5.- An enterprise which meets one of the following two conditions is regarded as having a high proportion of women in its work force:

1. The enterprise which regularly employs from 10 to 100 women laborers and has women laborers accounting for 50% or more of its total regular workforce;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 6.- An enterprise with a high proportion of women in its workforce as provided for in Item 2, Article 110, of the Labor Code, is entitled to the following preferential treatment policies:

1. In case of special difficulty and with a decision of the Prime Minister, it is allowed to take low-interest loans from the National Fund for Employment as provided for in Point (d), Item 2, Article 6, of Decree No.72-CP of October 31, 1995 of the Government providing detailed stipulations and guidance for the implementation of a number of Articles of the Labor Code on employment;

2. In case of financial difficulty which makes it impossible for the enterprise to move its women laborers from jobs which are banned from women laborers to suitable jobs, the enterprise is allowed to set up a project to request a single budget assistance from the National Fund for Employment as provided for in Point (b), Item 2, Article 6, of Decree No.72-CP of October 31, 1995 of the Government;

3. The enterprise is given priority in using part of its total annual investment to cover the improvement of the working conditions for women laborers.

The Ministry of Finance shall provide guidance for the implementation of Item 3, Article 6, of this Decree.

Article 7.- The consideration for reduction of taxes in accordance with Item 2, Article 110, of the Labor Code is provided for as follows:

1. The enterprises which meet the conditions as stipulated in Article 5 of this Decree are eligible for consideration for tax reduction;

2. The profit taxes are to be reduced; but the reduction shall not be lower than the extra expenses incurred by the high employment of women, which the enterprise is able to calculate;

3. The money yielded by the reduction of tax shall be managed and used by the enterprise to cater to women laborers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Ministry of Finance shall provide detailed guidance for the implementation of Items 2, 3 and 4 stipulated in Article 7 of this Decree.

Article 8.- The enterprises which are not qualified as having a high proportion of women laborers shall, on the basis of their actual conditions and circumstances, study the State policies on women laborers so as, together with the trade union organizations, to find measures for their implementation. The agreements between them shall be included in the collective bargains.

Article 9.- The bans imposed on the employers as specified in Article 111 of the Labor Code are provided for as follows:

1. To ban the issue of regulations which are not any useful for women laborers than the provisions of law;

2. To ban behaviors which are restraining the capabilities to absorb women laborers into employment.

3. To ban cursing, beating, etc., which encroach upon the honor and dignity of women laborers during work.

In case the employers violate the above-described bans, they shall be dealt with in accordance with law, depending on the seriousness of their violations.

Article 10.- The right of the expectant woman laborer to unilaterally terminate the labor contract in accordance with Article 112 of the Labor Code is provided for as follows:

1. The employer has to immediately move the expectant woman laborer who is working on an assignment which carries a risk to the fetus to another job which is more suitable, when there is a written certificate by a doctor of a polyclinical ward of a hospital or a consulting room of district or higher level;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 11.- The enterprise which is employing women laborers in jobs banned to women laborers as prescribed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Health, shall have to design a plan to move the women laborers to other jobs as provided for in Article 113 of the Labor Code, and Item 2, Article 6, of this Decree. In the course of designing this plan, the enterprise has to take the following measures:

1. With regard to especially heavy or noxious jobs, the work hours must be reduced in accordance with the provisions of law;

2. Measures to improve the working conditions must be applied;

3. The working time must be arranged appropriately so as to allow women laborers conditions to learn new trades or improve their professional skills.

Article 12.- With regard to the implementation of the policies for women laborers in accordance with Article 118 of the Labor Code:

1. The enterprises with a high proportion of women in the workforce must assign members of their Managing Commisions to monitor the implementation of policies and regimes for women laborers; and to review and recommend to the State management agencies to amend or supplement those policies and regimes;

2. The enterprises which employ women laborers must observe the regime of reporting on the implementation of regimes and policies for women laborers as required by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;

3. At the enterprises where there are trade union organizations or provisional trade union organizations, the representative of the women laborers is the Committee for Womens Affairs.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- This Decree takes effect on the date of its signing.

Article 14.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance shall, within the sphere of their functions and tasks, be responsible for guiding the implementation of this Decree.

Article 15.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government are responsible for implementing this Decree.

On behalf of the Government

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 23-CP ngày 18/04/1996 hướng dẫn Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.208

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.76.193
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!