BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
138/1999/TT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 03 năm 1999
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN BỔ SUNG THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 39/CP NGÀY 5-7-1996 CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH
NGHỊ ĐỊNH SỐ 76/1998/NĐ-CP NGÀY 26-9-1998 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ SỬA ĐỔI BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH 39/CP NGÀY 5/7/1996
I- Căn cứ
Điều 65 của Nghị định 39/CP ngày 5 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ, Bộ Giao
thông vận tải đã có Thông tư hướng dẫn thi hành số 50TT/PC ngày 01 tháng 3 năm
1997, nay Bộ GTVT hướng dẫn bổ sung thi hành thêm một số điều khoản cụ thể sau
đây:
1- Hệ thống thông tin tín hiệu
nói tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 39/CP bao gồm: đường dây điện thoại, điện báo,
tín hiệu đường sắt cả đường dây trần và đường dây cáp, các cột vô tuyến, vi ba
( dưới đây gọi chung là đường dây thông tin đường sắt viết tắt là ĐDTTĐS ) cùng
với các đài , trạm máy hợp thành hệ thống thiết bị thông tin liên lạc phục vụ
chỉ huy, bảo đảm an toàn chạy tàu và nhu cầu điều hành sản xuất của Ngành đường
sắt.
2- Phạm vi giới hạn bảo đảm an
toàn ĐDTTĐS quy định tại Điều 21 NĐ39/CP hiểu như sau:
a- Dây ngoài cùng theo chiều
ngang là dây ở vị trí đầu ngoài xà đỡ dây; dây ngoài cùng theo chiều đứng là
dây ở vị trí thứ nhất và cuối cùng mắc trên xà đỡ dây, tính từ đỉnh cột xuống.
b- Khoảng cách quy định ở Khoản
1, Khoản 2 Điều 21 NĐ39/CP quy định đối với trường hợp ĐDTTĐS ở địa hình bình
thường nơi không vượt qua đường giao thông, sông ngòi có tàu thuyền qua lại hoặc
giao cắt với đường dây thông tin khác hoặc đi gần và giao cắt với các đường dây
điện lực.
c- Việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ
thuật Nhà nước hiện hành nêu tại Khoản 3 Điều 21, Điều 64 NĐ39/CP để xác định
khoảng cách an toàn ĐDTTĐS với các đường dây điện lực và đường dây thông tin
khác, với đường bộ, sông ngòi có tàu thuyền qua lại; với công trình kiến trúc,
cây cối quy định tại các văn bản sau:
c-1- Quy phạm khai thác kỹ thuật
Đường sắt Việt nam hiện hành;
c-2- Quy phạm xây dựng đường dây
trần thông tin đường dài QP 01-76 ban hành kèm theo quyết định số 831/QĐ ngày
1/6/1976 của Tổng Cục bưu điện;
c-3- Điều lệ bảo vệ đường dây
thông tin liên lạc, ban hành kèm theo Quyết định số 87/HĐBT ngày 27/3/1985 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng;
c-4- Quy định tạm thời về phòng
chống ảnh hưởng của đường dây điện lực đối với đường dây thôn tin, truyền thanh
và tín hiệu đường sắt QPVN 12-78 ngày 30/5/1978 do Uỷ Ban Khoa học kỹ thuật Nhà
nước duyệt, ban hành ngày 1/1/1979;
c-5- Quy phạm trang bị điện - Hệ
thống đường dây điện 11 TCN 19 84, ban hành kèm theo Quyết định số 507 ĐL/KT,
ngày 22/12/1984 của Bộ trưởng Bộ Điện lực (nay là Bộ Công nghiệp);
c-6- Tiêu chuẩn mức cho phép cường
độ điện trường tần số công nghiệp và quy định kiểm tra ở chỗ làm việc, ban hành
kèm theo Quyết định số 183 NL/KHKT ngày 13/4/1994 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng
(nay là Bộ Công nghiệp );
c-7- Quy phạm trang bị điện
500KV, đường dây dẫn điện trên không số 18 TCN-03-92 ban hành kèm theo Quyết định
số 450 NL/KHKT ngày 23/9/1992 của Bộ trưởng Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công nghiệp
).
3- Việc xây dựng, sửa chữa lớn
ĐDTTĐS kể cả xây dựng cột vô tuyến, vi ba phải thực hiện theo quy định tại Điều
26 NĐ39/CP.
4- Việc giải toả công trình, nhà
cửa, cây cối nằm trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn đường dây thông tin tín
hiệu đường sắt thực hiện theo Điều 14 NĐ39/CP cụ thể như sau:
a- Các công trình kiến trúc, nhà
cửa, cây lâu năm, đường dây dẫn điện và đường dây khác ở miền Bắc có trường
ngày ban hành NĐ120/CP ngày 18/3/1963 của Chính phủ; ở miền Nam có trước ngày
ban hành Nghị quyết 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ về vấn đề hướng
dẫn thi hành và xây dựng pháp luật thống nhất trong cả nước thì chủ sở hữu xuất
trình giấy tờ với chính quyền địa phương giải quyết theo quy định
b- Các công trình kiến trúc, nhà
cửa, cây lâu năm, đường dây dẫn điện và đường dây khác ở miền Bắc và miền Nam
có sau ngày ban hành các văn bản nói tại điểm a mục 4 này phải tuân theo các
quy định của Nghị định 39/CP.
II- Căn cứ
Điều 3 của NĐ76/1998/NĐ-CP ngày 26/9/1998 của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn thi hành như sau:
1- Khoản 1 Điều
1 Nghị định 76/1998/NĐ-CP sửa đổi Khoản 4 Điều 29 NĐ39/CP:
"4- Các cột điện, cột điện
thoại thi công sau ngày ban hành Nghị định này phải đặt cách mép vai đường sắt
một khoangr cách lớn chiều cao của cột".
Để bảo đảm an toàn giao thông đường
sắt, các cột điện, cột điện thoại thi công trước khi ban hành Nghị định 39/CP
mà vi phạm quy định tại các Điều 17, Điều 18 NĐ39/CP về bảo đảm an toàn công
trình giao thông đường sắt thì phải tiến hành giải toả, di chuyển theo quy định.
Đường dây điện lực đi qua phía
trên không của đường sắt phải thực hiện đúng quy định về phạm vi giới hạn bảo đảm
an toàn trên không của đường sắt theo Điều 18 NĐ39/CP.
2- Khoản 2 Điều
1 Nghị định 76/1998/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung Khoản 6 Điều 42 NĐ39/CP như
sau:
Nghiêm cấm " chở khách hoặc
chở hàng không có vé cước, vé người", được hiểu như sau:
- Việc xác định hành khách đi
tàu có vé người, vé cước căn cứ quy định tại Thể lệ chuyên chở hành khách hành
lý bao gửi bằng đường sắt Việt Nam hiện hành;
- Việc xác định hàng hoá vận
chuyển có vé cước căn cứ quy định Thể lệ chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt Việt
nam hiện hành.
- Điều này nghiêm cấm nhân viên
đường sắt chở người, chở hàng không có người, vé cước vì mục đích tư lợi ( bao
người, bao hàng ).
3- Khoản 3 Điều
1 NĐ76/1998/NĐ-CP sửa khoản 2 Điều 44 NĐ39/CP:
"2. Trường hợp phải dồn hoặc
đỗ tàu chiếm dụng đường ngang thì thời gian tạm ngừng giao thông đường bộ phải
thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải ". Thời gian tác nghiệp
dồn tàu chiếm dụng đường ngang ở hai đầu ga và trường hợp tàu bị tai nạn phải đỗ
trên đường ngang, phải thực hiện theo quy định của Điều lệ đường ngang hiện
hành.
Những đường ngang ở hai đầu ga,
khi dồn tàu cần có thời gian chiếm dụng đường ngang lâu hơn quy định, Bộ GTVT uỷ
quyền cho thủ trưởng của ĐSVN quy định cụ thể nhưng không được ngừng giao thông
đường bộ quá 8 phút.
4- Khoản 4 Điều
1 NĐ76/1998/NĐ-CP bổ sung khoản 3 Điều 45 NĐ39/CP:
"3. Bộ GTVT quy định thời
gian đóng chắn cầu chung đường sắt, đường bộ." Thời gian đóng chắn cầu
chung đường sắt, đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều lệ cầu chung, ban
hành kèm theo Quyết định số 336/PC ngày 22/3/1982 của Bộ GTVT, cụ thể như sau:
Chắn đường bộ phải đóng ở thời
điểm bảo đảm cầu thanh thoát trước khi tàu tới cầu ít nhất 2 phút và nhiều nhất
không quá 5 phút. Tín hiệu đường sắt phải mở cho tàu vào cầu trước khi tàu tới
ít nhất 1 phút 30 giây.
Đối với cầu dài, cầu có lưu lượng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ lớn, cần phải có thời gian nhiều hơn
quy định để giải phóng phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Bộ GTVT uỷ quyền
cho Thủ trưởng của ĐSVN quy định cụ thể cho từng cầu nhưng thời gian ngừng giao
thông đường bộ không quá 8 phút.
5- Điểm d Khoản
6 Điều 1 Nghị định 76/1998/NĐ-CP sửa Khoản 1 Điều 56 NĐ39/CP:
Về việc "Bán vé người, vé
cước quá phương án quy định", được áp dụng như sau:
- Điều này chỉ áp dụng đối với
tàu có quy định bán vé theo số ghế, số giường; không áp dụng đối với tàu bị tai
nạn, toa xe bị hư hỏng bất thường và trong quá trình chuyên chở.
- Phương án bán vé quy định do
Thủ trưởng của ĐSVN duyệt hoặc người được Thủ trưởng của ĐSVN uỷ quyền duyệt
trong trường hợp bình thường và trong các trường hợp hành khách tăng đột xuất.
6- Điểm đ Khoản
6 Điều 1 NĐ76/1998/NĐ-CP sửa Khoản 1 Điều 56 NĐ39/CP:
"đ. Sau khi sảy ra tai nạn
không bảo vệ hiện trường; không cấp cứu người bị nạn".
Việc giải quyết tai nạn giao thông
đường sắt phải tuân theo quy định tại Điều 6 NĐ39/CP và Thông tư số 69/TT-LB
ngày 22/2/1993 Liên Bộ Giao thông vận tải - Nội vụ hướng dẫn việc phòng ngừa và
giải quyết tai nạn về người trong giao thông đường sắt.
7- Điểm e Khoản
6 Điều 1 NĐ76/1998/NĐ-CP sửa khoản 1 Điều 56 NĐ39/CP:
"e- Xếp dỡ hàng hoá; hành
lý không đúng quy định gây lệch tải, quá tải, vi phạm các quy định về khổ giới
hạn và gia cố".
Việc xếp, dỡ và gia cố hàng hoá
thực hiện theo Quyết định số 180 ĐS/PC ngày 3/2/1975 của Tổng Cục Đường sắt (
nay là Liên hiệp ĐSVN ) về Quy tắc xếp, gia cố hàng hoá và điều kiện kỹ thuật vận
dụng trọng tải toa xe.
Trọng tải toa xe được ghi ở
thành toa xe
Trường hợp trên các tuyến đường
sắt có hạn chế tải trọng thì phải xếp đúng theo quy định của ĐSVN.
Khi xếp hàng hoá phải bảo đảm
đúng trọng tâm toa xe, trường hợp đặc biệt được sử dụng độ lệch tâm cho phép
như sau:
a- Độ lệch ngang của trọng tâm
hàng hoá so với mặt phẳng thẳng đứng qua tim dọc toa xe không quá 100mm;
b- Độ lệch dọc của trọng tâm
hàng hoá so với mặt phẳng thẳng đứng qua tim ngang toa xe không quá 1/8 khoảng
cách giữa hai giá chuyển hưởng;
c- Trường hợp xếp hàng quá khổ
giới hạn, quá nặng phải được phép của Thủ trưởng của ĐSVN hoặc người được uỷ
quyền.
III- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình
phổ biến tới nhân dân và kiểm tra việc thi hành Thông tư này.
Các ông Chánh Văn phòng Bộ; Tổng
Giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt nam; Cục trưởng Cục Đương bộ Việt nam, Cục Đường
sông Việt nam, Cục Hàng hải Việt nam và Giám đốc các Sở GTVT, GTCC chỉ đạo và
kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vấn đề gì vướng mắc và kiến nghị, đề nghị kịp thời báo cáo về Bộ để có hướng dẫn
giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực sau 15
ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- Văn phòng CP để b/c
- Các Bộ: Tư pháp, Công an, Công nghiệp
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Công báo
- Lưu HC
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT
THỨ TRƯỞNG
Đào Đình Bình
|