|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 96-BT cải cách thủ tục hành chính giải quyết công việc dân tổ chức
Số hiệu:
|
96-BT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Văn phòng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Lê Xuân Trinh
|
Ngày ban hành:
|
31/05/1994
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 96-BT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 5 năm 1994
|
THÔNG
TƯ
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 96-BT NGÀY 31-5-1994
HƯỚNG
DẪN THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 38-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CẢI CÁCH MỘT BƯỚC THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG DÂN VÀ TỔ CHỨC
Ngày 4 tháng 5 năm 1994 Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 38-CP về cải cách một
bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
Thông tư này hướng dẫn một số việc về tổ chức triển khai thi hành Nghị quyết
trên.
I. SỰ CẦN THIẾT
VÀ MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA NGHỊ QUYẾT
Thủ tục hành chính là cơ sở và
là điều kiện cần thiết để cơ quan Nhà nước giải quyết công việc của công dân và
các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người và cơ
quan có công việc cần giải quyết. Hiện nay thủ tục hành chính do nhiều cơ quan
Nhà nước các cấp ban hành rất rườm rà, không rõ ràng, thiếu thống nhất, không
công khai và tuỳ tiện thay đổi luôn. Thủ tục hành chính như vậy gây phiền hà và
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cơ quan Nhà nước, gây trở ngại cho giao
lưu và hợp tác giữa ta và người nước ngoài, gây ra tệ cửa quyền, sách nhiễu và
tham nhũng. Nghị quyết số 38-CP của Chính
phủ coi cải cách một bước các thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của Nhà nước
và nhân dân, là một trong những công tác trọng tâm của các Bộ, ngành, địa
phương từ nay đến cuối năm 1994; là khâu đột phá của công cuộc cải cách nền
hành chính quốc gia.
Mục tiêu và yêu cầu của cải cách
một bước thủ tục hành chính là phải đạt được chuyển biến căn bản trong quan hệ
về thủ tục giải quyết công việc của công dân và tổ chức, cụ thể là phải phát hiện
và xoá bỏ những thủ tục hành chính thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp,
đã và đang gây trở ngại trong việc tiếp nhận và xử lý công việc giữa cơ quan
Nhà nước với nhau, giữa cơ quan Nhà nước với công dân và tổ chức, xây dựng và
thực hiện được các thủ tục giải quyết công việc đơn giản, rõ ràng, thống nhất
đúng pháp luật và công khai, vừa tạo thuận tiện cho công dân và tổ chức có yêu
cầu giải quyết công việc, vừa có tác dụng ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu và
tham nhũng trong công chức Nhà nước, đồng thời vẫn bảo đảm được trách nhiệm quản
lý Nhà nước, giữ vững kỷ cương pháp luật.
II. NHỮNG
CÔNG VIỆC CẦN LÀM ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
1. Tuyên truyền và phổ biến Nghị
quyết:
Các Bộ, ngành ở Trung ương, các
Uỷ ban nhân dân địa phương có nhiệm vụ bằng mọi hình thức thích hợp, tổ chức
tuyên truyền phổ biến Nghị quyết của Chính phủ, làm cho mọi cơ quan, tổ chức,
công dân thấy được sự cần thiết, mục tiêu yêu cầu nội dung của Nghị quyết để mọi
người hành động theo Nghị quyết.
Việc tuyên truyền phổ biến Nghị
quyết phải làm thường xuyên, liên tục bằng các hình thức và biện pháp thiết thực,
có tác dụng cổ vũ động viên mỗi cơ quan, tổ chức công dân tích cực tham gia việc
cải cách thủ tục hành chính, tránh việc làm phô trương hình thức, quá tốn kém
hoặc chỉ lo tuyên truyền phổ biến chung không có hiệu quả cụ thể.
Tại trụ sở cơ quan Văn phòng
Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân
dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan khác từ Trung ương đến các cơ sở cần có
hòm thư để các tổ chức và công dân góp ý kiến xung quanh việc thi hành Nghị quyết
số 38-CP của Chính phủ.
Cơ quan thông tin đại chúng cần
có các chuyên mục thường xuyên, liên tục đưa tin về công việc cải cách thủ tục
hành chính, tạo điều kiện để tổ chức và công dân thực hiện và giám sát việc thực
hiện Nghị quyết thông qua các hình thức thích hợp như nêu kiến nghị để cơ quan
có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ xung hoặc bãi bỏ thủ tục và các khoản phí, lệ
phí không phù hợp; biểu dương những cơ quan, tổ chức và cá nhân làm tốt việc cải
cách thủ tục hành chính, giải quyết tốt các việc của công dân và tổ chức, phản
ánh, phê phán những cơ quan, công chức Nhà nước trì trệ, bảo thủ không chịu cải
cách những thủ tục hành chính đang gây phiền hà cho dân hoặc có thái độ cửa quyền,
đòi và nhận hối lộ, sách nhiễu dân, phê phán hành động lợi dụng việc chống các
thủ tục phiền hà để làm điều sai trái.
2. Tổ chức việc soát xét các thủ
tục hành chính:
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước khác từ Trung ương đến
các cơ sở, trong phạm vi thẩm quyền của mình chịu trách nhiệm soát, xét tất cả
các thủ tục hành chính và các khoản phí, lệ phí đang áp dụng.
A. Soát xét các thủ tục giải quyết
công việc giữa các cơ quan Nhà nước.
Căn cứ chế độ làm việc theo quy
định của Luật tổ chức Chính phủ, Luật Tổ Chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban nhân dân
và các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành để tiến hành việc soát, xét,
phát hiện những quy định trái pháp luật, rườm rà cần bãi bỏ; những vấn đề cần
có quy định mới hoặc những thủ tục hành chính tuy vẫn phù hợp nhưng tản mạn ở
nhiều văn bản nay cần thống nhất vào một văn bản dễ thực hiện. Trọng điểm soát
xét, ngoài các nội dung nói ở Điều 1 Nghị quyết số 38-CP, cần
chú ý thủ tục trong các việc:
1. Chuẩn bị và ra các quyết định:
Phải khắc phục cho được tình trạng chậm trễ, thiếu chính xác, thiếu phối hợp,
thiếu toàn diện, không đồng bộ, mâu thuẫn, chồng chéo, không đúng thẩm quyền hoặc
không phù hợp thực tế.
2. Quyết định công việc theo
đúng thẩm quyền và trách nhiệm: Không tuỳ tiện quyết định việc vượt quá thẩm
quyền đã quy định, cũng không buông trách nhiệm và thẩm quyền, đưa lên xin ý kiến
cấp trên những việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình. Cấp trên không quyết
định công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của cấp dưới.
3. Quy trình xử lý công việc thuộc
phạm vi, trách nhiệm quyền hạn của cơ quan phải giải quyết: Phải khắc phục tình
trạng để cơ quan, tổ chức hoặc công dân có yêu cầu giải quyết công việc phải gõ
nhiều cửa, qua nhiều bộ phận trong cơ quan mới được giải quyết, hoặc do cách
làm việc phân tán, không qua một đầu mối quản lý để cấp dưới "tranh thủ"
xin giải quyết sai chế độ.
4. Hội họp để bàn và xử lý công
việc: Phải khắc phục tình trạng chỉ xử lý công việc bằng cách hội họp, họp nhiều
mà không quyết định được công việc, hoặc quyết định không rõ ràng, dứt khoát,
có mâu thuẫn.
B. Soát xét các thủ tục hành
chính trong việc giải quyết công việc của công dân và các tổ chức
1. Các cơ quan hành chính Nhà nước
từ Trung ương đến các cơ sở (xã, phường, v.v..) theo thẩm quyền của mình phải tổ
chức soát, xét toàn bộ những thủ tục hành chính đang áp dụng để giải quyết công
việc của công dân và các tổ chức. Trước mắt, tập trung soát xét thủ tục về các
vấn đề có quan hệ đến đời sống và công việc thường ngày của công dân và tổ chức
như:
- Thủ tục về cấp giấy phép xuất
nhập khẩu và quá cảnh hàng hoá, cấp thị thực xuất nhập cảnh và các thủ tục hải
quan, kiểm tra ở sân bay, bến cảng, các cửa khẩu, về đầu tư và cấp giấy phép đầu
tư, thẩm định các dự án đầu tư, về liên doanh với nước ngoài, cho người nước
ngoài thuê nhà, thuê đất, thuê chỗ ở.
- Thủ tục cấp đăng ký kinh doanh
hành nghề, xin phép xây dựng, cải tạo, sửa chữa, thuê, mua, bán, chuyển nhượng
nhà cửa; về sử dụng đất, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất.
- Thủ tục về công chứng, hộ tịch,
hộ khẩu, xin nhập học, khám chữa bệnh tại bệnh viện; đăng ký chủ quyền và cấp
giấy phép sử dụng các loại xe có động cơ; trước bạ mua bán tài sản; cho vay vốn,
thanh tra doanh nghiệp, kiểm lâm kiểm soát thị trường, trật tự giao thông và
các phương tiện vận tải hàng hoá.
- Ngoài các thủ tục được quy định
thành văn bản, cần đặc biệt chú ý xem xét những thủ tục tuy không thành văn bản
nhưng đang được áp dụng trong thực tế.
2. Cùng với việc soát xét các thủ
tục về giải quyết công việc của công dân và các tổ chức, phải soát xét lại các
việc sau đây:
- Việc chấp hành nghiêm pháp luật
của Nhà nước. Xoá bỏ ngay các khoản phí và lệ phí do cấp không có thẩm quyền
(ghi trong Quyết định số 276-CT ngày
28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) đặt ra.
- Việc tổ chức tiếp dân và tổ chức
nhận và giải quyết các công việc của dân: tại địa điểm tiếp dân, phải có bảng
niêm yết công khai các thủ tục giải quyết từng việc, những giấy tờ cần thiết phải
có đủ và thời hạn giải quyết nếu việc nào cần có phí hoặc lệ phí thì phải niêm
yết công khai. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì phải
tổ chức lại dây truyền giải quyết công việc cho hợp lý, tránh để dân phải đi lại
nhiều cửa, nhiều bộ phận trong một cơ quan mới giải quyết được một việc. Những
nơi có đông người đến yêu cầu giải quyết công việc thì cơ quan phải tăng số người
để giải quyết, không để dân phải chờ đợi lâu. Người được giao nhiệm vụ tiếp dân
phải ăn mặc chỉnh tề, đeo thẻ có ảnh và phải ghi rõ họ tên và chức danh. Tại
bàn làm việc phải có bảng ghi rõ họ tên và chức vụ người được phân công giải
quyết công việc của dân. Người tiếp và giải quết công việc của dân có trách nhiệm
nhận các giấy tờ của dân để giải quyết đúng thẩm quyền và đúng thời hạn quy định,
nếu cần có thời gian xem xét thì phải ghi vào phiếu và hẹn ngày giải quyết. Nếu
người tiếp dân không đủ tư cách và trình độ thì phải thay ngay người khác.
3. Các thủ tục hành chính, phí
và lệ phí khi soát xét phải căn cứ vào luật pháp của Nhà nước và các quy định về
thẩm quyền ban hành thủ tục hành chính ghi trong Điều 3 Nghị quyết
số 38-CP và thẩm quyền quy định phí và lệ phí ghi ở Quyết định số 276-CT để phân tích đánh giá phân loại :
- Loại phải bãi bỏ: gồm những thủ
tục hành chính, phí và lệ phí do các cấp không có thẩm quyền quy định, hoặc do
các cấp có thẩm quyền quy định nhưng nội dung trái pháp luật hoặc không còn phù
hợp thực tế, đã và đang gây phiền hà cho tổ chức và công dân.
- Loại phải sửa đổi: gồm những
thủ tục ban hành đúng thẩm quyền và phù hợp với yêu cầu quản lý, nhưng nội dung
rườm rà phức tạp hoặc những khoản phí và lệ phí cao quá mức cần thiết cần phải
sửa đổi để bớt phiền hà cho đối tượng chấp hành (như bớt một số "cửa"
phải qua, bớt một số giấy tờ phải có, giảm mức phí, lệ phí ...).
- Loại cần được hợp pháp hoá: gồm
những thủ tục trước đây do cấp không có thẩm quyền (đối chiếu với quy định ở Điều 3 Nghị quyết số 38-CP) đặt ra, nhưng nay xét thấy cần thiết
thì trình cấp có thẩm quyền quy định để hợp pháp hoá.
- Loại cần hợp nhất thành một
văn bản: gồm những thủ tục cần thiết ban hành đúng thẩm quyền, nhưng do quy định
phân tán ở nhiều văn bản nay cần thống nhất vào một văn bản để dễ hiểu và dễ
thi hành thống nhất.
- Loại cần giữ nguyên: gồm những
thủ tục ban hành đúng thẩm quyền, nội dung phù hợp thực tế, cách thể hiện trong
văn bản đơn giản, rõ ràng, mọi người dễ hiểu và dễ thi hành thống nhất.
Việc xem xét để xác định những
thủ tục giấy tờ, cách làm việc, những khoản phí và lệ phí nào cần bãi bỏ, sửa đổi
hoặc giữ nguyên phải được cân nhắc thận trọng, lấy ý kiến dân chủ, bao gồm ý kiến
của cơ quan, cán bộ có trách nhiệm giải quyết công việc và ý kiến của tổ chức
hoặc công dân bị tác động bởi thủ tục giấy tờ đó. Việc trao đổi lấy ý kiến có
thể thông qua một trong các hình thức như trao đổi trực tiếp; góp ý qua thư ; mở
hội nghị hoặc qua phương tiện thông tin đại chúng; công bố trên báo chí về một
số thủ tục dự kiến bãi bỏ, sửa đổi hoặc sẽ ban hành mới để trao đổi góp ý kiến
v. v... do cơ quan tổ chức việc soát xét hoặc cấp có thẩm quyền quy định thủ tục
hành chính quyết định cách làm phù hợp.
4. Thẩm quyền xử lý các thủ tục
hành chính đã phân loại được thực hiện như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước về các ngành,
lĩnh vực nào thì chịu trách nhiệm xử lý thủ tục hành chính về các vấn đề thuộc
ngành, lĩnh vực ấy. Những thủ tục hành chính liên quan đến nhiều Bộ, ngành thì
Bộ, ngành có chức năng chính phải thảo luận thống nhất với các Bộ, ngành liên
quan để ban hành thành quy định Liên Bộ. Trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan quản lý ngành ở Trung ương uỷ nhiệm cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương quy định một số thủ tục thì Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết
định việc xử lý các thủ tục hành chính do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành; xem xét để đề nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xử lý các thủ tục hành chính
do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành.
Trong đợt soát xét này, việc các
Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xử lý các thủ tục hành chính
theo phân loại trên hoặc uỷ nhiệm cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương quy định một số thủ tục đều phải gửi về Văn phòng Chính
phủ, đồng gửi Bộ Tư pháp để các cơ quan này xem xét góp ý trước khi thực hiện.
Các cơ quan không có thẩm quyền
quy định thủ tục hành chính (theo quy định của Điều 3 Nghị quyết
số 38-CP) thì kiến nghị cấp trên xử lý những thủ tục hành chính cơ quan
mình đang thực hiện nhưng xét thấy không hợp lý, cần bổ xung sửa đổi hoặc bãi bỏ.
Nếu thủ tục đó do cơ quan mình ban hành trước đây nay thuộc loại phải bãi bỏ
thì có thể tự bãi bỏ và báo cáo lên trên, không nhất thiết phải chờ cấp trên
bãi bỏ.
5. Sau khi được cấp có thẩm quyền
quyết định hoặc phê duyệt việc xử lý, phải công bố công khai các thủ tục hành
chính, các khoản phí và lệ phí đã được điều chỉnh để mọi người biết và thực hiện.
Trong khi đang tiến hành việc soát xét để xử lý các thủ tục hành chính, các cơ
quan và cán bộ có trách nhiệm xử lý công việc của tổ chức và công dân vẫn phải
đảm bảo công việc được tiến hành bình thường, không một ai được tự ý làm trái
các thủ tục trong khi chưa có quy định mới do cơ quan có thẩm quyền công bố.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
A. Các bước tiến hành:
1. Sau 30 ngày, kể từ ngày nhận
được Thông tư này, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải làm xong và báo cáo
cho Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Trưởng ban
Ban tổ chức - Cán Bộ Chính phủ, Tổng Thanh tra Nhà nước và Bộ Trưởng Bộ Tài
chính phương án triển khai thực hiện Nghị quyết số 38-CP với những nội dung chính như sau:
- Cách tổ chức phổ biến tuyên
truyền và kết quả việc tuyên truyền phổ biến Nghị quyết số 38-CP của Chính phủ.
- Dự kiến kế hoạch thi hành Nghị
quyết số 38-CP trong Bộ ngành và địa
phương.
- Danh mục các vấn đề đã có thủ
tục, trong đó nêu rõ những thủ tục được tập trung soát xét xử lý ngay, những thủ
tục sẽ xem xét vào những tháng cuối năm 1994.
Các báo cáo và kế hoạch thực hiện
của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải gửi cho Văn
phòng Chính phủ và Bộ quản lý ngành có liên quan sớm hơn thời hạn trên 5 ngày để
các cơ quan này tổng hợp chung.
2. Đến trước ngày 30 tháng 9 năm
1994, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương gửi cho Thủ tướng Chính phủ báo cáo sơ kết thực
hiện Nghị quyết số 38-CP và dự kiến các việc
sẽ làm hết năm 1994.
Đến trước ngày 20 tháng 12 năm
1994 các cơ quan trên gửi cho Thủ tướng Chính phủ báo cáo tổng kết việc thực hiện
Nghị quyết số 38-CP trong năm 1994 và dự kiến
công việc phải làm tiếp trong năm 1995.
Các báo cáo này, ngoài việc nêu
kết quả soát xét và xử lý các thủ tục hành chính, phải đề xuất được kiến nghị về
chấn chỉnh tổ chức và phong cách làm việc do đợt soát xét thủ tục đặt ra.
B. Tổ chức chỉ đạo thực hiện:
1. Trách nhiệm tổ chức chỉ đạo
thực hiện Nghị quyết số 38-CP thuộc Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp, Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán Bộ
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng Thanh tra Nhà nước, ngoài trách nhiệm
tổ chức chỉ đạo thực hiện Nghị quyết về các vấn đề thuộc Bộ quản lý Nhà nước
như các Bộ khác, còn có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đôn đốc kiểm
tra các Bộ, ngành, các Uỷ ban nhân dân địa phương thực hiện Nghị quyết số 38-CP.
2. Lập hai tổ công tác Liên Bộ
do Văn phòng Chính phủ chủ trì để giúp Chính phủ đôn đốc kiểm tra việc thực hiện
Nghị quyết này, và cùng các cơ quan trực tiếp xem xét, chấn chỉnh một số thủ tục
hành chính quan trọng, cấp bách ở một số Bộ và ở 2 thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh.
Thành viên của các tổ chức này gồm
các cán bộ cấp Vụ hoặc tương đương cấp Vụ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng
thanh tra Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ lựa chọn
và giao trách nhiệm.
ở các Bộ, các cơ quan ngang Bộ,
Cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
Uỷ ban nhân dân các cấp, ngoài việc cử một Phó Thủ trưởng phụ trách vấn đề này,
cần tổ chức một bộ phận (với thành phần tương đương như trên) để giúp Thủ trưởng
cơ quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thi hành Nghị quyết này.
Trên đây là hướng dẫn những việc
cần làm để thực hiện Nghị quyết số 38-CP của
Chính phủ. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vấn đề cần hướng dẫn thêm,
các cơ quan phản ánh về Văn phòng Chính phủ để xem xét xử lý tiếp.
Thông tư số 96-BT năm 1994 hướng dẫn Nghị quyết 38-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Văn phòng Chính phủ ban hành
THE
OFFICE OF GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No:
96/BT
|
Hanoi, May 31, 1994
|
CIRCULAR FOR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT RESOLUTION No. 38/CP ON INITIAL
REFORM OF ADMINISTRATIVE PROCEDURES IN THE SOLUTION OF CITIZEN AND ORGANIZATION
AFFAIRS On the 4th of May 1994, the
Government issued Resolution No. 38/CP on initial reform of administrative
procedures in the solution of citizen and organization affairs. This Circular
provides guidance in some organizational matters for the deployment and
implementation of the above Resolution. I. NECESSITY, OBJECTIVE AND
REQUIREMENT OF THE RESOLUTION Administrative procedures are
the basis and necessary conditions for the State agency to solve matters of
citizens and organizations according to the law, assuring the legitimate rights
and interests of people and agency having affairs to be settled. At present,
administrative procedures issued by State agencies at different echelons are
very discursive, unclear, lack uniformity and publicity and can change at will
at any moment. Such administrative procedures bother the people and reduce
their confidence in the Stage agency, create obstacles to relations and
cooperation between our people and foreigners, generate arrogance, harassment,
corruption and other negative acts. The Government Resolution No 38/CP sees the
initial reform of administrative procedures as a pressing demand of the State
and people, as one of the central tasks of ministries, branches and localities
from now to the end of 1994, as the beginning of the national administrative
reform. The objective and requirement of
the initial reform of administrative procedures is to effect a basic change in
the relationship of procedures in the settlement of citizen and organization
affairs. More concretely, there should be discovery and elimination of those
uneven, overlapping, rambling and complicated administrative measures which
have caused hindrances to the reception and settlement of affairs among State
agencies themselves, between the State agencies and citizens and organizations.
There must be procedures which help solve matters in a simple, clear, uniform,
law-abiding and open way, both providing convenience to citizens and
organizations who need settlement of their affairs and having the effect to
curb bureaucracy, harassment and corruption of the State officials, the same
time assuring the responsibility of State management, maintenance of discipline
and law. II. THINGS TO BE DONE FOR
IMPLEMENTATION OF THE RESOLUTION 1. To publicize and popularize
the Resolution: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The publication and
popularization of the Resolution should be done permanently and continuously,
in all practical forms and measures, with a view to encouraging and stimulating
each agency, organization and citizen to actively participate in the reform of
administrative procedures, avoiding both costly ostentation and formalistic
rituals without caring for effect. At the Office of the Government
Cabinet, ministries, ministerial level agencies, Government agencies, province
and city people's committees and other agencies from the central echelon to the
grass-roots, letter boxes must be made available for organizations and citizens
to express their opinions concerning the implementation of the Government
Resolution No 38/CP. The mass media should have
special sections to permanently and continuously report on the reforms of
administrative procedures, create conditions for organizations and citizens to
carry out and supervise the implementation of the Resolution through
appropriate forms like: putting forward recommendations for the competent
agency to consider, amend, complete or abolish inappropriate procedures and
fees; praising those agencies, organizations and individuals that performs well
the reform of administrative procedures, resolve well matters of citizens and
organizations; report on and criticize those State agencies and officials who
are sluggish or conservative, who are sluggish or conservative, who are
reluctant to reform the administrative procedures which cause harassment to the
people, who behave arrogantly, who demand and receive bribes, hassle people,
and criticizing those acts of misusing the fight against intricated procedures
to commit wrongdoings. 2. Organizing the revision of
administrative procedures: The ministers, head of ministerial
level agencies, Government agencies, Chairmen of the People Committee of
provinces and cities directly under the Central Government and heads of other
State agencies from the central level to the grassroots, within the scope of
their competence, are responsible to revise all administrative procedures and
fees in force. A- REVISION OF PROCEDURES IN THE
SETTLEMENT OF MATTERS AMONG STATE AGENCIES: The revision and the discovery
of regulations which are unlawful or too intricated and need to be abolished
must be based on the working regime provided by the Law on Organization of
People's Council and People's Committee and other juridical documents issued by
the Government. Those problems which require new regulations or those
administrative procedures which though still appropriate are scattered in too
many documents should now be integrated into one documents for an easier
implementation. The key points for revision, apart from what has been mentioned
in Article 1 of Resolution No. 38/CP, should also focus on the following
procedures: 1. To prepare and issue
decisions: it is essential to avoid delays or lack of precision, lack of
coordination, lack of comprehensiveness, lack of unity, contradictions,
overlapping or not conforming to the competence or reality. 2. To decide on matters
according to competence and responsibility: not to arbitrarily decide on
matters which lie beyond one's competence, nor shirk one's responsibility and
competence by referring to the upper echelon for opinion concerning matters
belonging to one's own responsibility and competence. The upper echelon shall
not decide on matters pertaining to the responsibility and competence of the
lower echelon. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Meeting for discussion and
solution of matters: We must avoid too many meetings to handle an affair which
finally is decided in an unclear, undefinitive and even contradictory way. B. REVISION OF ADMINISTRATIVE
PROCEDURES IN THE SETTLEMENT OF CITIZEN AND ORGANIZATION AFFAIRS: 1. State administrative agencies
from the central level to grassroot level (communes, wards etc.) within their
own competence should organize the complete revision of administrative
procedures being applied for the settlement of citizen and organization
matters. In the immediate future, the revision of procedures should focus on
problems related to the life and daily affairs of citizens and organizations
such as: - Procedures on issuance of
licenses on export, import and transit of goods, of exit-entry permits and
various procedures on customs and control at airports, seaports, border-posts,
on investment and issuance of investment licenses, on appraisal of investment
projects, joint ventures with foreign countries, renting houses, land and
residing places for foreigners. - Procedures on issuance of
business licenses, applications for building, transformation, repair, renting,
sale and purchase, transfer of houses, for land use, transfer and inheritance
of land use right. - Procedures on notary public
attestations, issuance of residence permits, school application, medical
consultation and treatment at hospitals, registration of ownership and issuance
of permits for utilization of motor vehicles; registration of property
dealings, capital loan, business inspection, forest control, market control,
traffic order and means of goods transportation. - Besides procedures defined in
written documents, special attention should be paid to those procedures which
though not recorded into written documents are applied in practice. 2. Together with the revision of
procedures on settlement of citizen and organization matters, there should be
revision of the following matters: - The correct execution of the
laws of the State. Immediate abolition of fees levied by the non-competent
echelons (mentioned in Decision No. 276/QD on 28th of July 1992). ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. All administrative and fee
procedures during the revision must be based on the laws of the State and regulations
to this effect mentioned in Article 3 of Resolution No. 38/CP and Decision No.
276/QD for analysis, assessment and classification: - Kind of procedure to be
abolished: administrative and fee procedures issued by non competent echelons,
or issued by competent echelons but inconsistent with the law or no longer
appropriate to reality, for causing inconvenience to organizations and
citizens. - Kind of procedures to be
amended: procedures issued according to competence and conforming to managerial
function but with confused and complicate contents or the fees are too high
(such as abolishing a number of "doors" or a number of papers,
reducing the fee level...). - Kind of procedures to be
legalized: procedures previously issued by the non-competent echelons (compared
with the stipulations in Article 3 of Resolution No. 39/CP) but now considered
necessary. They should be reported to the competent echelon for their
legalization. - Kind of procedures to be
unified into one document: necessary procedures issued by the right authority
but are scattered in several documents. They now need to be unified into one
document for easier comprehension and uniform implementation. - Kind of procedures to be kept
intact: Procedures issued by competent authorities, their contents still
conform to reality, their wording is simple and clear, easily understood by
everybody and easily executed in a unified way. The examination to decide with
paper procedures and which fees are to be abolished, amended or kept intact,
should be done carefully and democratically, combining the opinions of the
agency, the responsible cadre and the organization or citizen affected by those
procedures. The exchange of opinions can be made in one of these forms: direct
exchange, contribution by mail, meeting or publication on the press of some
procedures expected to be abolished, amended or replaced for discussion by the
agency which organizes the revision or by a competent echelon which sets
administrative procedures so that an appropriate way can be found. 4. Competence in settlement of
classified administrative procedures: The ministers, heads of ministerial-level
agencies, Government agencies with State management function are responsible of
settling administrative procedures on problems pertaining to their branches and
domains. Those administrative procedures related to several ministries and
branches should be discussed and agreed upon between the directly responsible
ministry and branch and related ministries and branches for their issuance by inter-ministerial
decision. If the minister, head of branch management agency at the central
level accredit it to the Chairman of the People's Committee in the province or
city directly under the Central Government to define some procedures, the
latter shall consider and decide. The Prime Minister examines and
decides on the settlement of administrative procedures issued by the Government
and the Prime Minister; examines and proposes to the National Assembly Standing
Committee the settlement of administrative procedures issued by the National
Assembly and the National Assembly Standing Committee. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Agencies having no competence of
issuing administrative procedures (according to regulations in Article 3 of
Resolution No. 38/CP) may propose the upper echelon to settle those
administrative procedures which though being implemented by themselves but have
been seen as irrational and need to be complemented, amended or abolished. If
such procedures now need to be abolished, these agencies can do it themselves
and report to the upper echelon without having to wait for the upper echelon to
abolish them. 5. After the competent echelons
have decided or approved the method of settlement, the readjusted procedures
and fees must be publicized. During the revision of the administrative
procedures, agencies and cadres having the responsibility of settling affairs
of organizations and citizens should continue to assure normal conditions of
their work and no one is allowed to act contrary to the procedure pending the
publication of new regulations by the competent agency. III. ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION A - STEPS TO BE TAKEN: 1. Thirty days of receiving this
Circular, the ministries, ministerial level agencies, Government agencies, the
Chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly under the
Central Government should complete and send their reports to the Minister of
Justice, the Minister - Chairman of the Government Commission on Organization
and Personnel, the State General Inspector and the Minister of Finance on their
plan for implementation of Resolution No. 38/CP with the following main
contents: - The way of organizing the
publication and popularization of Government Resolution No. 38/CP and their
result. - Plan for the implementation of
Resolution No. 39/CP in the ministry, branch and locality. - List of questions where
procedures have been instituted with priority given to those to be examined and
revised in the last months of 1994. Reports and implementation plans
by the People's Committees of provinces and cities directly under the Central
Government should be sent to the Government cabinet and related branch managing
ministry five days earlier than schedule for these agencies to synthetize them. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Until before the 20th of
December 1994, these agencies shall have sent to the Prime Minister summarized
reports on the implementation of Resolution No. 38/CP in 1994 and projected
questions to be carried on in 1995. These reports, apart from
mentioning the result of revision and settlement of administrative procedures,
should put forward recommendations on organization reshuffle and working method
resulting from the procedures revision. B. ORGANIZATION OF DIRECTION AND
IMPLEMENTATION: 1. The responsibility of
organizing the direction and implementation of Resolution No. 38/CP belongs to
the ministers, heads of ministerial level agencies, Government agencies,
Chairmen of the People's Committees of provinces and cities directly under the
Central Government. The Minister-Director of the
Office of the Government, the Minister of Justice, the Minister-Chairman of the
Government Commission on Organization and Personnel, the Minister of Finance
and the State General Inspector, besides their responsibility of organizing the
direction and implementation of the Resolution on problems under their own
jurisdiction like the other ministries, have the task of helping the Prime
Minister to monitor and stipulate the ministers, branches and local people's
committees in the implementation of Resolution No. 38/CP. 2. Setting up two
inter-ministerial working teams presided over by the Office of the Government
to help the Government step up and supervise the implementation of this
Resolution, and together with other agencies to directly take in charge of
examinating and improving some important and pressing administrative procedures
in some ministries and in two cities, Hanoi and Ho Chi Minh city. The members of these teams shall
include cadres of department or equivalent level, appointed and assigned by the
Minister-Director of the Office of the Government, the Minister of Interior,
the Minister of Justice, the Minister of Finance, the State General Inspector
and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and
Personnel. In ministries, ministerial level
agencies, Government agencies and the People's Committees of provinces and
cities directly under the Central Government, the People's Committee of
different echelons, apart from appointing a deputy head to take charge of this
work should organize a section (with a composition similar to that mentioned
above) to help the agency head to permanently monitor, stipulate and supervise
the implementation of this Resolution. The above are instructions on
things to be done for the implementation of the Government Resolution No 38/CP.
In the process of implementation, if any problem arises and needs further
instruction, let the agencies report them to the Office of the Government for
additional examination and settlement. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. THE
MINISTER-DIRECTOR OF THE OFFICE OF THE GOVERNMENT
Le Xuan Trinh
Thông tư số 96-BT ngày 31/05/1994 hướng dẫn Nghị quyết 38-CP về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức do Văn phòng Chính phủ ban hành
5.911
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|