TỔNG
CỤC HẢI QUAN
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
10-TCHQ/PC
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1993
|
THÔNG TƯ
SỐ 10-TCHQ/PC NGÀY 15-6-1993 CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN HƯỚNG DẪN
THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH 18-CP NGÀY 16-4-1993 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC
THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan
ngày 20-2-1990;
Thực hiện Điều 104 Nghị định 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ;
Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành các Điều 63, 76, 84, 91, 92,
93 của Nghị định 18-CP nói trên như sau:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
1. Người nước ngoài đầu tư vào
Việt Nam nói trong Thông tư này gồm:
a. Các tổ chức kinh tế, cá nhân
nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhằm thực hiện hợp đồng hợp tác kinh
doanh, thành lập và tham gia thực hiện các dự án đầu tư tại các xí nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (kể cả thành viên trong gia đình và người nước ngoài giúp việc
cho các dự án đó).
b. Các tổ chức kinh tế và cá
nhân nước ngoài vào Việt Nam để tìm hiểu và chuẩn bị đầu tư theo Luật đầu tư.
2. Hàng hoá nói trong Thông tư
này gồm:
a. Thiết bị, máy móc, phụ tùng,
các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện và vận tải), các vật tư
nhập khẩu vào Việt Nam để xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp, bằng sáng chế,
bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật do bên nước ngoài dùng
để góp vốn pháp định của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc để tạo tài sản
cố định, dùng làm vốn ban đầu thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh;
b. Nguyên, nhiên liệu, bộ phận rời,
phụ tùng và các vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, các sản phẩm (bao
gồm các thành phẩm và bán thành phẩm) xuất khẩu;
c. Đồ dùng cá nhân của người nước
ngoài đầu tư nhập khẩu vào Việt Nam hoặc mua tại Việt Nam xuất ra nước ngoài gồm
hành lý, ngoại hối mang vào và chuyển ra.
3. Tất cả hàng hoá của xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và của
cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khi xuất khẩu, nhập khẩu, kể cả hàng hoá
chưa hoàn hành thủ tục hải quan còn lưu tại các kho bãi của cơ quan vận chuyển
của chủ hàng hoá xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất đều
phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan của hải quan Việt Nam theo quy định của
Pháp lệnh Hải quan và quy định của Thông tư này.
II. THỦ TỤC HẢI
QUAN
A. Đối với hàng hoá của xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài và các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh:
1. Hàng xuất - nhập khẩu.
a. Các ưu đãi về thuế: Ngoài các
trường hợp được miễn giảm thuế theo quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, các trường hợp quy định tại Điều 35 Luật Đầu tư nước ngoài, hàng hoá của
xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các bên hợp doanh còn hưởng ưu đãi về thuế
trong những trường hợp quy định tại Điều 76 Nghị định 18-CP ngày 16-4-1993 của
Chính phủ, cụ thể như sau:
- Được miễn thuế nhập khẩu đối với
hàng hoá nêu tại Điểm 2a phần I Thông tư này.
- Phải nộp thuế nhập khẩu đối với
hàng nêu tại điểm 2b phần I Thông tư này theo đúng quy định của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Số tiền thuế
tạm nộp này sẽ được cơ quan hải quan hoàn lại tương ứng với số nguyên liệu để
làm hàng thực xuất khẩu căn cứ quyết định hoàn thuế của Bộ Tài chính và thủ tục
quy định tại Thông tư 08-CT-TCT ngày 31-3-1992 của Bộ Tài chính.
b. Thủ tục hải quan: được tiến
hành như đối với hàng kinh doanh xuất nhập khẩu thông thường theo quy định tại
Điều 8 chương II Nghị định số 171-HĐBT ngày 27-5-1991 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan và Thông
tư số 01/TCHQ-GQ ngày 1-4-1992 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Nghị định
số 110/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
2. Hàng nhượng bán tại thị trường
Việt Nam:
Chỉ được phép nhượng bán khi có
giấy phép của Bộ Thương mại (đối với hàng hoá nêu tại điểm 2a, 2b phần I Thông
tư này) phải nộp các loại thuế theo đúng quy định của Điều 76 Nghị định 18-CP của
Chính phủ và phải tuân theo các quy định hiện hành về kiểm tra, giám sát hải
quan.
Đối với hàng hoá khi nhập khẩu
đã được miễn thuế nhập khẩu nay được phép nhượng bán, xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài hoặc các bên hợp doanh phải khai báo với cơ quan hải quan nơi đặt trụ
sở của xí nghiệp hoặc hải quan nơi nhượng bán hàng hoá, hoặc hải quan nơi gần
nhất được Tổng cục Hải quan chỉ định (nếu ở đó không có tổ chức hải quan) để cơ
quan Hải quan tiến hành truy thu số thuế nhập khẩu đã được miễn.
3. Hàng hoá của xí nghiệp khu chế
xuất, kho ngoại quan, hàng để thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao:
Theo các quy chế riêng về quy chế
khu chế xuất tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 322-HĐBT ngày
18-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Quy chế tạm thời hải
quan khu chế xuất ban hành kèm theo Quyết định số 17-TCHQ-GQ ngày 15-5-1993 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Quy chế tạm thời về thành lập và quản lý kho
ngoại quan ban hành kèm theo Quyết định số 13-TCHQ-GQ ngày 24-5-1992 của Tổng cục
Hải quan; Quy chế về hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao.
B. Đối với hàng hoá là đồ dùng
cá nhân của người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (nêu tại điểm 2c phần I Thông
tư này):
1. Các ưu đãi: Được hưởng theo
quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.
2. Thủ tục hải quan: Chỉ được
phép xuất khẩu, nhập khẩu hay chuyển nhượng khi đã có giấy phép của Tổng cục Hải
quan cấp theo đúng quy định tại Điều 92 Nghị định 18-CP của Chính phủ và Quyết
định số 02-TCHQ-GQ ngày 15-1-1992 của Tổng cục Hải quan ban hành bản Quy định về
cấp và quản lý giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc thẩm quyền của Tổng
cục Hải quan cấp giấy phép.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép, cấp hải quan được uỷ nhiệm cấp giấy phép phải
thông báo Quyết định cho chủ hàng. Trường hợp còn nghi vấn đề nội dung, tính chất
việc xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển nhượng; mặt hàng, khối lượng, trị giá không
phù hợp với tính chất đó, hoặc hoạt động của chủ hàng, hoặc việc xác định hàng
hoá chưa đủ đảm bảo chính xác thì thời hạn trên có thể dài hơn nhưng không quá
15 ngày. Việc làm thủ tục giống như đối với các đối tượng khác theo quy định tại
Điều 19, 20 chương II Nghị định 171/HĐBT ngày 27-5-1991 kể cả tiêu chuẩn hành
lý miễn thuế của người nứoc ngoài đầu tư vào Việt Nam khi xuất, nhập cảnh (danh
mục và định lượng theo quy định tại Nghị định 09-CP ngày 14-11-1992 của Chính
phủ) ngoài ra nếu là hàng thuộc diện chịu sự quản lý của cơ quan chức năng như
y tế, văn hoá, kiểm dịch, nội vụ... phải có giấy phép của các cơ quan này.
Riêng ngoại tệ xuất nhập khẩu theo quy định về quản lý ngoại hối hiện hành.
Thủ tục hải quan được tiến hành
tại cửa khẩu. Trường hợp cần thiết có thể được cơ quan hải quan chấp thuận làm
thủ tục tại địa điểm kiểm tra hải quan khác thuận lợi cho chủ hàng.
3. Lệ phí hải quan: Hàng hoá nêu
tại các điểm 2a, 2b, 2c, phần I Thông tư này đều phải chịu lệ phí hải quan khi
xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chuyển nhượng theo đúng quy định tại Thông tư Liên Bộ
Tài chính - Tổng cục Hải quan số 31/TTLB ngày 7-4-1993 về chế độ thu nộp và quản
lý sử dụng lệ phí hải quan.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Việc làm thủ tục hải quan cho
nhập khẩu các loại hàng hoá nêu tại điểm 2a phần I Thông tư này của xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, các bên hợp doanh, cơ quan hải quan căn cứ giấy phép
Bộ Thương mại tiến hành làm một lần hay nhiều lần đối với từng trường hợp cụ thể.
Hàng nhập khẩu để kinh doanh nêu tại điểm 2b Thông tư này, cơ quan Hải quan chỉ
tiến hành làm thủ tục 1 lần trong 1 năm theo đúng quy định tại Điều 63 Nghị định
18-CP.
2. Mọi hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu, chuyển nhượng hàng hoá và ngoại hối của người đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam trái với các quy định trong Thông tư này và các quy định pháp luật liên
quan khác; tuỳ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Các cấp hải quan có nghĩa vụ tạo
điều kiện thuận lợi khi tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hoá, ngoại hối
xuất khẩu, nhập khẩu của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các bên hợp
doanh và cá nhân người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
3. Thông tư này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 486/TCHQ-PC ngày 17-6-1991 của Tổng
cục Hải quan.
4. Cục trưởng Cục giám quản Tổng
cục Hải quan, Giám đốc hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.