UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 26-L/CTN
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 9 năm 1993
|
PHÁP
LỆNH
SỐ 26-L/CTN NGÀY 30/09/1993 CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ
HÀNH NGHỀ Y DƯỢC TƯ
NHÂN
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ vào Điều
103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội,
NAY CÔNG BỐ:
Pháp lệnh về Hành nghề y, dược
tư nhân đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (khoá IX) thông qua ngày 30 tháng 9 năm 1993.
PHÁP
LỆNH
VỀ HÀNH NGHỀ Y DƯỢC TƯ NHÂN
Để bảo đảm an toàn sức khoẻ
và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân; để thống
nhất quản lý và đưa việc hành nghề y, dược tư nhân vào hoạt động theo pháp luật;
Căn cứ vào điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
Pháp lệnh này quy định về hành nghề y, dược tư nhân.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
Công dân
Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của Pháp lệnh này được
hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 2:
1- Người
hành nghề y, dược tư nhân phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và các quy
định khác của pháp luật.
2- Quyền và lợi
ích hợp pháp của người hành nghề y, dược tư nhân được Nhà nước bảo hộ.
Điều 3:
Nhà nước
thống nhất quản lý hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 4:
Tổ chức và
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hành nghề y, dược tư
nhân trên lãnh thổ Việt Nam phải được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận đủ
tiêu chuẩn, điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y, dược tư nhân và phải tuân
theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Chương 2:
HÌNH THỨC TỔ CHỨC, TIÊU
CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 5:
1- Các hình thức
tổ chức hành nghề y tư nhân bao gồm:
- Bệnh viện;
- Nhà hộ sinh;
- Phòng khám đa khoa hoặc chuyên
khoa;
- Phòng răng, làm răng giả;
- Phòng xét nghiệm, phòng thăm
dò chức năng;
- Phóng chiếu chụp X-quang;
- Cơ sở giải phẵu thẩm mỹ;
- Cơ sở dịch vụ điều dưỡng phục
hồi chức năng;
- Cơ sở dịch vụ y tế tiêm,
chích, thay băng;
- Cơ sở dịch vụ
kế hoạch hoá gia đình.
2- Các hình
thức tổ chức hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân bao gồm:
- Bệnh viện y học cổ truyền dân
tộc;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền
dân tộc;
- Cơ sở dịch vụ điều dưỡng và phục
hồi chức năng bằng y học cổ truyền dân tộc;
- Cơ sở dịch vụ y học cổ truyền
dân tộc châm cứu, xoa bóp, day bấm huyệt, xông hơi thuốc.
3- Các hình
thức tổ chức hành nghề dược tư nhân bao gồm:
- Nhà thuốc tư nhân;
- Đại lý thuốc cho doanh nghiệp
dược;
- Doanh nghiệp tư nhân, công ty
cổ phẩn, công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược;
- Cơ sở kinh
doanh thuốc y học cổ truyền dân tộc.
Điều 6:
Tiêu chuẩn
của người đăng ký hành nghề y tư nhân:
- Có bằng tốt nghiệp đại học y,
trung học y, sơ học y, tuỳ theo yêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành
nghề;
- Đã qua thực hành từ 2 năm đến
5 năm ở các cơ sở y tuỳ theo yêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành nghề;
- Có đạo đức nghề nghiệp.
Điều 7:
Tiêu chuẩn
của người đăng ký hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân:
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc
trung học y về chuyên khoa y học cổ truyền dân tộc và đã qua thực hành từ 2 năm
đến 5 năm ở các cơ sở y học cổ truyền dân tộc tuỳ theo yêu cầu của từng loại
hình thức tổ chức hành nghề. Đối với lương y thì phải có giấy chứng chỉ về y học
cổ truyền dân tộc do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
cấp;
- Có đạo đức nghề nghiệp.
Điều 8:
Tiêu chuẩn
của người đăng ký hành nghề dược tư nhân:
- Có bằng tốt nghiệp đại học dược,
trung học dược, sơ học dược và đã qua thực hành từ 2 năm đến 5 năm ở các cơ sở
dược tuỳ theoyêu cầu của từng loại hình thức tổ chức hành nghề. Đối với lươngy
thì phải có chứng chỉ về y học cổ truyền dân tộc do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương cấp;
- Có đạo đức nghề nghiệp.
Điều 9:
1- Người đang
làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước chỉ được hành nghề y, dược tư
nhân ngoài giờ quản lý của cơ quan, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại một trong
các điều 6, 7, 8 của Pháp lệnh này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ
quan.
2- Công chức
đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp
Nhà nước về dược không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dược,
tham gia thành lập hoặc quản lý bệnh viện tư nhân, công ty kinh doanh dược.
Điều 10:
Người đủ
tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại Pháp lệnh này chỉ được đăng ký hành nghề tại
một cơ sở y, dược tư nhân trong phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo.
Điều 11:
Người
đang bị kỷ luật, bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật
y, dược hoặc do thiếu tinh thần trách nhiệm với người bệnh và người đang bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, bị kết án tù nhưng chưa được xoá án hoặc bị toà
án kết án vì vi phạm nghiêm trọng quy định về chuyên môn kỹ thuật y, dược thì
không được phép hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 12:
Người
hành nghề y tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân phải có đủ điều
kiện về địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ y tế và các điều kiện cần thiết khác
để bảo đảm yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Điều 13:
Người
hành nghề dược tư nhân phải có địa điểm, trang thiết bị và các điều kiện cần
thiết khác phù hợp với yêu cầu kinh doanh dược theo quy định của pháp luật.
Điều 14:
Bộ Y tế
quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện và phạm vi hoạt động đối với từng loại
hình thức tổ chức hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 15:
Nghiêm cấm
việc lợi dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà nước để hành nghề y, dược tư
nhân.
Điều 16:
Nghiêm cấm
việc thuê, mượn bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận để hành nghề y, dược
tư nhân.
Chương 3:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA
NGƯỜI HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 17:
1- Người
hành nghề y tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân có quyền:
- Ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn
kỹ thuật với các cơ sở y tế Nhà nước;
- Ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm
y tế về việc khám bệnh, chữa bệnh cho các đối tượng được bảo hiểm y tế;
- Tham gia sinh hoạt trong một tổ
chức nghề nghiệp y học được thành lập theo quy định của pháp luật;
- Được nhận sự tài trợ của tổ chức,
cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2- Người hành nghề y tư nhân,
hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân có nghĩa vụ:
- Thực hiện
các quy định về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế và chịu sự quản lý
Nhà nước của cơ quan y tế địa phương;
- Phục vụ bệnh nhân chu đáo, tận
tình;
- Tham gia các
hoạt động y tế theo hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tuyên truyền hướng dẫn
nhân dân bảo vệ sức khoẻ phòng bệnh và chữa bệnh, hướng dẫn nhân dân sử dụng
thuốc an toàn và hợp lý;
- Chấp hành quyết định huy động
của cơ quan có thẩm quyền khi có thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
- Báo cáo kịp thời với cơ quan y
tế địa phương khi phát hiện bệnh dịch, nhiễm độc hàng loạt và phối hợp với các
cơ sở y tế khác để nhanh chóng giải quyết hậu quả;
- Thực hiện các quy định về sinh
hoạt, bồi dưỡng chuyên môn của ngành y tế;
- Lập hồ sơ, sổ sách, báo cáo thống
kê đầy đủ cho cơ quan y tế địa phương về hoạt động chuyên môn kỹ thuật theo quy
định của Bộ Y tế;
- Treo bảng hiệu và niêm yết phạm
vi hành nghề được quy định trong giấy phép;
- Niêm yết giá
khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở hành nghề theo khung giá của Bộ Y tế quy định;
- Nộp thuế theo quy định của
pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm
của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 18:
Người
hành nghề y tư nhân không được vừa kê đơn, vừa bán thuốc. Bộ Y tế quy định cơ số
thuốc cấp cứu được phép có đối với từng loại hình thức tổ chức hành nghề y tư
nhân.
Điều 19:
Nghiêm cấm
người hành nghề y tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân:
- Hành nghề không đúng quy định
trong giấy phép;
- Áp dụng các kỹ thuật chuyên
môn mới, sử dụng thuốc mới để điều trị cho bệnh nhân khi chưa được phép của Bộ
Y tế;
- Sử dụng các hình thức mê tín
trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Quảng cáo
quá khả năng trình độ chuyên môn và phạm vi hành nghề được quy định trong giấy
phép.
Điều 20:
1- Người
hành nghề dược tư nhân có quyền:
- Tham gia hoạt động về chuyên
môn kỹ thuật có liên quan;
- Từ chối bán thuốc theo đơn nếu
thấy ảnh hưởng tới sức khoẻ người sử dụng;
- Tham gia sinh hoạt trong một tổ
chức nghề nghiệp dược học được thành lập theo quy định của pháp luật.
2- Người hành nghề dược tư nhân
có nghĩa vụ:
- Chấp hành
quy chế dược, các quy định về kinh doanh thuốc và trang thiết bị y tế, thực hiện
chính sách về thuốc của Bộ Y tế. Chỉ được kinh doanh các loại thuốc trong danh
mục thuốc mà Bộ Y tế cho phép lưu hành;
- Chịu sự quản lý Nhà nước của
cơ quan y tế địa phương và chấp hành quyết định huy động của cơ quan có thẩm
quyền khi có thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh;
- Thực hiện các quy định về sinh
hoạt, bồi dưỡng chuyên môn của ngành y tế;
- Niêm yết giá
thuốc tại cơ sở hành nghề;
- Nộp thuế theo quy định của
pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm
của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Điều 21:
Nghiêm cấm
người hành nghề dược tư nhân:
- Kinh doanh thuốc giả, thuốc
không có số đăng ký, thuốc quá hạn dùng, thuốc không bảo đảm chất lượng, thuốc
không còn nguyên vẹn bao bì;
- Hành nghề không đúng quy định
trong giấy phép;
- Quảng cáo
không đúng theo quy định về thông tin, quảng cáo thuốc của Bộ Y tế.
Chương 4:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HÀNH
NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 22:
Chính phủ
thống nhất quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
Bộ Y tế thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về
hành nghề y, dược tư nhân tại địa phương. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thực hiện chức năng này.
Điều 23:
Nội dung
quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân bao gồm:
- Xây dựng và
trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về hành nghề
y, dược tư nhân;
- Xây dựng và ban hành quy định
về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược tư nhân;
- Cấp và thu hồi
giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y, dược tư
nhân;
- Cấp và thu hồi giấy phép kinh
doanh, giấy phép thành lập các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức
việc đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn của người hành nghề y,
dược tư nhân;
- Kiểm tra, thanh tra việc chấp
hành các quy định về hành nghề y, dược tư nhân
- Giải quyết các khiếu nại, tố
cáo của tổ chức và cá nhân về hành nghề y, dược tư nhân;
- Xử lý các vi phạm pháp luật về
hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 24:
1- Thủ tục
xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y
tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân:
a) Người xin đăng ký hành nghề y
tư nhân, hành nghề y học cổ truyền dân tộc tư nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Y tế tỉnh,
thành phố trực trung ương.
b) Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y tư nhân, y học cổ dân tộc
tư nhân bao gồm:
- Đơn xin đăng ký hành nghề
trong đơn phải ghi rõ phạm vi chuyên môn xin đăng ký hành nghề;
- Văn bằng, chứng chỉ chuyên
môn;
- Sơ yếu lý lịch;
- Phiếu khám sức khoẻ;
- Bản diễn giải về địa điểm có
xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bản kê khai trang thiết bị chuyên
môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
Nếu xin thành lập bệnh viện tư
nhân, ngoài những yêu cầu trên phải có đề án hoạt động ban đầu.
2- Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề y tư nhân, hành nghề y học
cổ truyền dân tộc tư nhân:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập bệnh viện tư nhân trên cơ sở thẩm định và
văn bản đề nghị của Sở Y tế.
b) Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành
lập các cơ sở hành nghề y tư nhân, y học cổ truyền dân tộc tư nhân trừ trường hợp
quy định tại điểm a, khoản 2 của Điều này.
Điều 25:
1- Thủ tục
xin cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược
tư nhân:
a) Người xin đăng ký hành nghề
dược tư nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
b) Hồ sơ xin
cấp giấy chứng nhân đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược
tư nhân bao gồm:
- Đơn xin đăng ký hành nghề,
trong đơn phải ghi rõ phạm vi chuyên môn xin đăng ký hành nghề:
- Văn bằng, chứng chỉ chuyên
môn;
- Sơ yếu lý lịch;
- Phiếu khám sức khoẻ;
- Bản diễn giải về địa điểm có
xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bản kê khai trang thiết bị chuyên
môn, cơ sở vật chất kỹ thuật;
Nếu xin thành lập công ty kinh
doanh dược, trong hồ sơ phải có điều lệ tổ chức, hoạt động và phương án kinh
doanh ban đầu của công ty.
2- Thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và
công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh dược trên cơ sở thẩm định và văn bản đề
nghị của Sở Y tế.
b) Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành
lập các cơ sở hành nghề dược tư nhân trường hợp quy định tại điểm a, khoản 2 của
Điều này.
Điều 26:
1- Trong
thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin thành lập bệnh viện tư nhân,
doanh nghiệp tư nhân, công ty kinh doanh dược, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương phải thẩm định xong và có văn bản đề nghị lên Bộ Y tế. Trong thời hạn
30 ngàkểy từ ngày nhận được kết quả thẩm định và văn bản đề nghị của Sở Y tế, Bộ
trưởng Bộ Y tế phải cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều
kiện thành lập; nếu từ chối cấp giấy chứng nhận phải nói rõ lý do.
2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ xin thành lập cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trừ bệnh viện
tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, công ty kinh doanh dược, Giám đốc Sở Y tế phải cấp
hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập; nếu từ
chối cấp giấy chứng nhận phải nói rõ lý do.
3- Quá thời hạn 6 tháng, kể từ
ngày được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân mà người được cấp không làm tiếp các thủ tục xin cấp giấy
phép thành lập, giấy phép kinh doanh thì giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều
kiện thành lập cơ sở hành nghề y, dược tư nhân không còn giá trị.
Điều 27:
Thủ tục cấp
giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề ydư, ợc tư
nhân đối với tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
do Chính phủ quy định.
Điều 28:
1- Sau
khi được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành
nghề y, dược tư nhân, người đăng ký hành nghề gửi toàn bộ hồ sơ đến cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép thành lập hoặc giấy phép kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
2- Chỉ sau khi có giấy phép
thành lập, giấy phép kinh doanh, các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân mới được
tiến hành các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh dược.
Chương 5:
KIỂM TRA, THANH TRA
Điều 29:
Cơ sở
hành nghề y, dược tư nhân phải chịu sự kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất
của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Điều 30:
Thanh tra
Nhà nước về y tế có quyền thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
hành nghề y, dược tư nhân, các quy định về nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật y, dược
đối với các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 31:
Trong quá
trình thanh tra, thanh tra viên y tế có quyền:
- Yêu cầu cơ sở hành nghề y, dược
tư nhân được thanh tra cung cấp tài liệu cần thiết có liên quan đến nội dung
thanh tra và tạo điều kiện để thanh tra viên y tế thi hành nhiệm vụ;
- Quyết định tạm đình chỉ hoạt động
của cơ sở hành nghề y, dược tư nhân theo thẩm quyền và báo cáo ngay với cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm về hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 32:
1- Các cơ
sở hành nghề y, dược tư nhân phải chấp hành quyết định của thanh tra viên y tế
và tạo điều kiện thuận lợi để thanh tra viên thi hành nhiệm vụ. Thanh tra viên
y tế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.
2- Trường hợp không nhất trí với
quyết định của thanh tra viên y tế, cơ sở hành nghề y, dược tư nhân được thanh
tra có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Y tế là quyết định cuối cùng về việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong lĩnh vực hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 33:
Bộ Y tế
và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra định kỳ
hay đột xuất các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân.
Chương 6:
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 34:
Người
hành nghề y, dược tư nhân không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện
thành lập cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, hành nghề quá phạm vi chuyên môn quy
định trong giấy phép hoặc vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ
theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của
pháp luật.
Điều 35:
Người lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành
lập cơ sở hành nghề y, dược tư nhân trái với quy định của pháp luật hoặc bao
che hành vi vi phạm pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân thì tuỳ theo mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
Chương 7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36:
Những quy
định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 37:
Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Pháp
lệnh này đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 30 tháng 9 năm 1993.