BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
22-TC/CN
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 3 năm 1987
|
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 22-TC/CN NGÀY 19-3-1987 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ
CHI NGOÀI GIÁ THÀNH VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ KHOẢN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ THÀNH CỦA CÁC XÍ
NGHIỆP QUỐC DOANH
Thực hiện Quyết định
số 76-HĐBT ngày 26-6-1986 của Hội đồng Bộ trưởng quy định tạm thời quyền tự chủ
tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở, Bộ tài chính hướng dẫn chế độ chi ngoài
giá thành và phí lưu thông (dưới đây gọi chung là giá thành), và xử lý một số
khoản liên quan đến giá thành của các xí nghiệp quốc doanh, bao gồm cả đơn vị sự
nghiệp hạch toán kinh tế (dưới đây gọi tắt là xí nghiệp) như sau:
1. Chi đào tạo:
a) Đối với các xí nghiệp xây dựng
mới, xây dựng mở rộng, hiện đại hoá bằng cách trang bị thiết bị mới, thì toàn bộ
khoản chi đào tạo công nhân sản xuất, cán bộ quản lý, nghiệp vụ v.v... đi theo
công trình được chi bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
b) Đối với các xí nghiệp đang sản
xuất, chi phí cho các trường lớp bên cạnh Liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công
ty, Công ty, xí nghiệp để đào tạo công nhân mới, kèm cặp, bồi dưỡng tay nghề,
nâng cao cấp bậc kỹ thuật, trình độ nghề nghiệp, hoặc bồi dưỡng kiến thức cho
cán bộ, công nhân viên dưới hình thức vừa học vừa làm... theo kế hoạch được duyệt,
đều phải hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Riêng đối với các trường trực
thuộc Liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty, Công ty không hạch toán kinh tế tập
trung, thì chi phí đào tạo được huy động từ các xí nghiệp trực thuộc, trích nộp
bằng nguồn tính vào giá thành sản phẩm theo nhu cầu bổ sung chỉ tiêu lao động của
các xí nghiệp đó, hoặc theo tỷ lệ phần trăm quỹ lương năm của cán bộ, công nhân
viên từng xí nghiệp trực thuộc. Mức huy động cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên
của xí nghiệp đó quyết định.
Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu về
lao động và khả năng nguồn vốn, xí nghiệp có thể sử dụng quỹ khuyến khích phát
triển sản xuất để mở lớp bên cạnh xí nghiệp đào tạo mới, hoặc kèm cặp công nhân
ngoài chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.
c) Ngân sách chỉ cấp phát kinh
phí cho các trường đào tạo chính quy trực thuộc Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch
đào tạo.
Trường hợp một số Liên hiệp các
xí nghiệp, Tổng công ty, đơn vị kinh tế cơ sở ở xa các trung tâm văn hoá xã hội,
cần mở các trường đào tạo và được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch đào tạo,
nhưng chưa có khả năng tự bảo đảm được kinh phí bằng nguồn trích vào giá thành
(có nghĩa là giá thành cao hơn giá bán), thì ngân sách sẽ cấp phát kinh phí bằng
nguồn vốn sự nghiệp đào tạo.
Mức chi cho các trường, lớp đào
tạo bên cạnh xí nghiệp, hoặc trực thuộc Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
thành phố, đặc khu đều phải theo các định mức chi do liên Bộ (Bộ Tài chính, Bộ
Lao động và Thương binh xã hội, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp) quyết định.
2. Chi y tế:
Các khoản chi phí cho bệnh xá,
trạm xá của xí nghiệp bao gồm tiền lương của cán bộ, công nhân viên y tế, tiền
thuốc chữa bệnh thông thường của cán bộ, công nhân viên xí nghiệp, được hạch
toán vào giá thành sản phẩm.
Các bệnh viện, viện điều dưỡng,
phòng khám đa khoa do Liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty, Công ty, xí nghiệp quản
lý, thì mọi nhu cầu chi tiêu thường xuyên bao gồm chi cho bộ máy, nghiệp vụ chữa
bệnh, quản lý hành chính, v.v... được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Riêng đối với các bệnh viện, viện
điều dưỡng trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty, Công ty không hạch
toán kinh tế tập trung thì chi phí cho các bệnh viện, viện điều dướng đó được
huy động từ các xí nghiệp trực thuộc trích nộp bằng nguồn tính vào giá thành sản
phẩm theo tỷ lệ phần trăm quỹ lương năm của cán bộ, công nhân viên từng xí nghiệp
trực thuộc. Mức cụ thể do cơ quan quản lý cấp trên của xí nghiệp quyết định.
Đơn vị, xí nghiệp được dùng quỹ
phúc lợi để hỗ trợ thêm các khoản chi không thường xuyên của các cơ sở y tế do
đơn vị quản lý như mua sắm thêm những dụng cụ, thiết bị y tế, sửa chữa phương
tiện, dụng cụ y tế... và bổ sung thêm một phần tiền ăn, bồi dưỡng cho bệnh nhân
nằm điều trị, điều dưỡng tại các cơ sở đó.
Chi phí cho cán bộ, công nhân
viên đi nghỉ mát tại các nhà nghỉ của Liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty,
Công ty, xí nghiệp thì chi từ quỹ phúc lợi của đơn vị.
Ngân sách chỉ cấp kinh phí cho
các bệnh viện, viện điều dưỡng trực thuộc Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân tỉnh,
thành phố, đặc khu, quận, huyện.. . được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch giường
điều trị, điều dưỡng. Trường hợp một số Liên hiệp các xí nghiệp, Tổng công ty,
xí nghiệp ở xa các trung tâm văn hoá xã hội, xa trục đường giao thông có tổ chức
các bệnh viện, viện điều dưỡng và được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch giường
điều trị, điều dưỡng hàng năm mà đơn vị chưa tự bảo đảm được kinh phí bằng nguồn
trích vào giá thành hoặc phí lưu thông (có nghĩa là giá thành sản phẩm cao hơn
giá bán), thì ngân sách sẽ cấp bằng nguồn vốn sự nghiệp y tế.
Mức chi cho các giường của bệnh
viện, viện điều dưỡng, giường lưu của phòng khám đa khoa bất kể là từ nguồn vốn
nào, đều phải theo các định mức quy định chung trong các thông tư hướng dẫn của
liên Bộ Y tế - Tài chính.
3. Chi phí
cho luyện tập quân sự:
Công nhân viên chức nghỉ làm việc
để luyện tập quân sự theo định kỳ hàng năm vẫn được hưởng lương, tiền lương này
xí nghiệp được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Chi phí bồi dưỡng thêm (nếu
có) xí nghiệp chi bằng quỹ phúc lợi.
Chi phí cho quân nhân dự bị là
cán bộ, công nhân viên khi tập trung huấn luyện, hoặc kiểm tra sẵn sàng chiến đấu
theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng như chi phí quân trang, chi về ăn, ở và các chi
phí khác v.v... kể từ ngày đơn vị huấn luyện nhận quân dự bị, thì do kinh phí
huấn luyện thuộc ngân sách quốc phòng đài thọ. Tiền lương và các khoản phụ cấp
thường xuyên theo lương, tiền tàu xe, phụ cấp đi đường (kể cả lượt đi và về)...,
cho quân nhân dự bị là cán bộ công nhân viên của xí nghiệp, thì hạch toán vào
giá thành sản phẩm.
Trường hợp đặc biệt cần huy động
lực lượng tự vệ của xí nghiệp, do yêu cầu chiến tranh thì kinh phí chi tiêu được
xử lý theo quy định riêng của liên Bộ Quốc phòng - Tài chính.
4. Chi phí
phục vụ nhà ăn tập thể:
Chi phí phục vụ nhà ăn tập thể,
nhà ăn bồi dưỡng ca 3, độc hại, ăn giữa ca bao gồm các khoản lương, phụ cấp
lương của cán bộ, công nhân viên phục vụ và quản lý nhà ăn, chi phí về điện nước
được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Xí nghiệp được thu của cán bộ,
công nhân viên ăn hàng ngày ở các nhà ăn tập thể khoản tiền bằng 5% mức ăn
(không kể mức ăn ca 3, độc hại, giữa ca), để giảm bớt khoản chi phí phục vụ nhà
ăn tính trong giá thành sản phẩm.
Các xí nghiệp được dùng quỹ phúc
lợi để chi cho nhu cầu mua sắm các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho nhà ăn.
5. Chi về
chuyên gia:
Đối với chi phí chuyên gia thuộc
các công trình đầu tư xây dựng cơ bản thì chi bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ
bản.
Chi phí chuyên gia của các đơn vị
sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp hạch toán kinh tế bao gồm lương và các khoản
chi phí khác thì hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông.
Chuyên gia chung của Bộ hoặc
ngành, chuyên gia thuộc đơn vị sự nghiệp không hạch toán kinh tế thì chi bằng vốn
sự nghiệp.
Lương và các khoản chi khác cho
cán bộ, công nhân viên phục vụ chuyên gia kể cả phiên dịch cũng chi bằng các
nguồn vốn như đối với chuyên gia.
6. Lãi trả
ngân hàng về tiền vay vốn lưu động và vay thanh toán:
Khoản lãi trả Ngân hàng về tiền
vay vốn lưu động và vay thanh toán sau khi trừ đi số thu lãi về tiền gửi Ngân
hàng phải hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Các khoản tiền phạt, tiền được bồi
thường về tín dụng xí nghiệp được hạch toán vào lãi lỗ của xí nghiệp (phần lợi
nhuận để lại xí nghiệp).
Trường hợp xí nghiệp có vay Ngân
hàng về đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, thì nguồn trả nợ về vốn
vay là tiền trích khấu hao cơ bản của tài sản cố định đi vay.
Ngoài ra, nếu xí nghiệp có nhu cầu
trả nợ vốn nhanh mà nguồn trích khấu hao cơ bản không đủ, thì dùng thêm nguồn vốn
tự có về đầu tư xây dựng cơ bản để trả nợ.
Nguồn trả nợ lãi tiền vay Ngân
hàng về đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, xí nghiệp được lấy từ
lợi nhuận chung của xí nghiệp (trước khi phân phối giữa Nhà nước và xí nghiệp)
để trả.
7. Chi trợ cấp
lao động dư thừa chờ công tác, trợ cấp thôi việc:
Xí nghiệp có trách nhiệm bố trí
sắp xếp sản xuất, tận dụng khả năng lao động dôi thừa để sản xuất thêm sản phẩm
cho xã hội. Trường hợp cán bộ công nhân viên chức thuộc lao động dư thừa của xí
nghiệp không thể bố trí được vào việc khác, không điều động được cho nơi khác
thì xí nghiệp có thể giải quyết cho tạm nghỉ việc để tự liên hệ công tác, hoặc
chờ làm thủ tục cho thôi việc. Trong thời gian tạm nghỉ việc trên công nhân
viên chức được hưởng chế độ trợ cấp chờ việc, xí nghiệp được hạch toán khoản
chi này vào giá thành sản phẩm.
Cán bộ công nhân viên chức được
giải quyết thôi việc do tinh giản biên chế, thôi việc vì không đủ sức khoẻ để
làm việc, tự xin thôi việc, thôi việc do bị thi hành kỷ luật, không được hưởng
các chế độ mất sức lao động, chế độ hưu trí thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi
việc. Tiền chi trả trợ cấp thôi việc xí nghiệp được hạch toán vào giá thành sản
phẩm.
Thời gian và mức chi trả trợ cấp
tạm nghỉ chờ việc, thôi việc, theo quy định trong Thông tư hướng dẫn hiện hành
của Bộ Lao động.
8. Trợ cấp
khó khăn thường xuyên và trợ cấp khó khăn đột xuất:
Chi trợ cấp khó khăn thường
xuyên và trợ cấp khó khăn đột xuất cho cán bộ công nhân viên chức của xí nghiệp
được ngân sách cấp phát bằng nguồn quỹ trợ cấp xã hội theo Chỉ thị số 331-CT
ngày 8-11-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 21-TT/LB ngày 16
tháng 11 năm 1985 của liên Bộ Lao động - Tài chính - Tổng công đoàn Việt Nam đã
quy định.
9. Trợ cấp
chuyển vùng:
Khoản chi trợ cấp chuyển vùng
cho cán bộ, công nhân viên chức được điều động và những người lao động mới được
tuyển dụng vào làm lâu dài tại các xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường
quốc doanh đóng ở miền núi, hải đảo, các vùng kinh tế mới được thực hiện theo
Quyết định số 150-CT ngày 26-4-1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư
số 9-LĐ/TT ngày 5-8-1985 của Bộ Lao động. Đơn vị sử dụng cán bộ công nhân viên
chức được hạch toán khoản khi trợ cấp chuyển vùng vào giá thành sản phẩm hoặc
vào dự toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (nếu thuộc công trình đầu tư xây dựng cơ
bản).
Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 1-1-1987, những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp
vướng mắc gì, đề nghị các ngành, các cấp phản ánh kịp thời về Bộ tài chính để
nghiên cứu giải quyết.